Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt khối 4

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt khối 4

PHÂN 1 HƯỚNG DẪN HS CẢM THU VĂN

Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thu văn học cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 4,5.

. Biện pháp 1.

Cảm thu văn học qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.

Một trong những biên pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp cho học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học.

Các biện pháp nghệ thuật thương gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc Tiểu

 học là: ( So sanh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ.)

Để Cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Học sinh cần thực hiện tốt các yêu câu sau đây.

- Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật :So sanh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ., ( thông qua phân môn Luyện từ và câu.)

- Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ.

- Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh( ngữ liệu) thể hiện biện pháp nghệ thuật.

- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ.

1. Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp trong các bài tập đọc ở chương trình bậc tiểu học.

a . Biện pháp nghệ thuật so sánh.

So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ : “ Quê hương là chum khế ngọt

 Cho con trèo hái mỗi ngày ”

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 3894Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN 1 HƯỚNG DẪN HS CẢM THU VĂN
Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thu văn học cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 4,5.
. Biện pháp 1.
Cảm thu văn học qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
Một trong những biên pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp cho học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học.
Các biện pháp nghệ thuật thương gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc Tiểu
 học là: ( So sanh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ.)
Để Cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Học sinh cần thực hiện tốt các yêu câu sau đây.
- Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật :So sanh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ..., ( thông qua phân môn Luyện từ và câu.)
- Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ.
- Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh( ngữ liệu) thể hiện biện pháp nghệ thuật.
- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ.
1. Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp trong các bài tập đọc ở chương trình bậc tiểu học.
a . Biện pháp nghệ thuật so sánh.
So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ : “ Quê hương là chum khế ngọt
 Cho con trèo hái mỗi ngày”
+ Học sinh xác định được :
 Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là : Nghệ thuật so sánh
Hình ảnh so sánh : Quê hương (là) chum khế ngọt
+ Học sinh cảm nhận được: 
Chùm khế ngọt, là hình ảnh quen thuộc, gần gủi với làng quê, gắn bó với con người Việt Nam. Đặc biệt là gắn liền với những kĩ niệm của thời thơ ấu mỗi người. Qua đó cho ta thấy hình ảnh quê hương trong tâm trí của người Việt nam luôn gần gủi, thanh bình và không bao giờ quên được. 
* Vì vậy khi so sánh, cần biết lựa chọn những sự vật, hình ảnh quen thuộc, gần gủi, sẽ có tác dụng gợi hình ảnh để cho lời nói hay câu văn thêm sinh động hơn.
b. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
- Nhân hóa là sự diễn đạt bằng cách biến các sự vật không phải là người thành những nhân vật mang tính chất như con người.
Ví dụ : Cho đoạn thơ :
“ Rừng mơ ôm lấy núi
Sương trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa.”
 ( Rừng mơ- Trần Lê Văn.)
Hãy nêu những cảm nhận của em về vẽ đẹp của rừng mơ Hương Sơn được gợi tả trong đoạn thơ trên.
+ Học sinh xác định được :
 Nghệ thuật được sử dụng : Nghệ thuật nhân hóa
 Hình ảnh nhân hóa : ôm lấy núi.
+ Cảm nhận được : 
Rừng mơ bao quanh núi được nhân hóa (ôm lấy núi) cho thấy sự gắn bó gần gũi, thân mật và thắm đượm tình cảm của cảnh thiên nhiên.
Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại.
Gió chiều đông nhè nhẹ (gờn gợn) đưa hương hoa mơ lan tỏa đi khắp nơi.
Có thể nói, đoạn thơ trên đã vẽ ra bức tranh mang vẽ đẹp của đất trời hòa quyện trong rừng mơ Hương Sơn.
* Vì vậy, khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa hợp lý sẽ tạo cho sự vật trở nên sinh động, gợi hình ảnh biểu cảm.
c. Nghệ thuật điệp ngữ.
- Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe.
Ví dụ : “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
 Thành công, thành công, đại thành công.”
 ( Hồ Chí Minh)
+ Học sinh xác định được: 
 Nghệ thuật được sử dung : Điệp ngữ
 Từ ngữ được nhắc lại trong hai câu thơ (đoàn kết, thành công.)
+ Học sinh cảm nhận được sự mạnh mẽ trong lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết sẻ đem đến sự thành công to lớn.
* Vì vậy, sử dụng điệp ngữ có chọn lọc, hợp lý sẻ có tác dụng làm nổi bậc ý, giúp câu văn, câu thơ mạnh mẽ, nhịp nhàn và tạo nên âm điệu, tính nhạc cho đoạn thơ, câu văn.
Ghi chú: Khi sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong viết văn, tránh nhầm lẫm với trường hợp lặp từ.
d. Nghệ thuật đảo ngữ.
- Nghệ thuật đảo ngữ là hình thức đảo trật tự thông thường của cụm chủ - vị trong câu. Nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, tính chất, trạng thái...của đối tượng trình bày.
Ví dụ : Câu đảo ngữ : Đẹp biết bao // tổ quốc chúng ta!
 VN CN
+ Học sinh xác định đúng bộ phận chủ - vị của câu đảo ngữ. Thông qua đó để hiểu được giá trị về nội dung, ý nghĩa của câu.
Khẳng định vẽ đẹp bất tận của tổ quốc Việt Nam ta.
Vì vậy, đảo ngữ có tác dụng làm nổi bậc ý và giúp cho việc diễn đạt có giá trị biểu cảm.
2. Một số bài tập phát triển cảm thụ văn học.
Ví dụ 1: Trong bài thơ Cô giáo lớp em (TV2/1)nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết:
“Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài.
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.”
Em hãy cho biết: khổ thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bậc? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh.
Học sinh nêu được. 
+ Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đọan thơ trên là gì?
+ Các từ ngữ nào thể hiện nghệ thuật ?
+ Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong khổ thơ trên ?
+ Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa. 
+ Được thể hiên qua các từ ngữ ( ghé, xem)
+ Cho ta thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh ( làm cho nắng như đứa trẻ nhỏ đang tung tăng chạy nhãy cũng muốn dừng lại ghé vào cửa lớp để xem các bạn học bài.)
Ví dụ 2: Trong bài thơ Tre Việt nam ( SGK -TV5/1) nhà thơ Nguyễn Duy có viết
 Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh. 
Em hãy cho biết: tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Cách sử dụng nghệ thuật đó đã nói lên điều gì? Nhằm khẳng định điều gì? 
Học sinh nêu được .
+ Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đọan thơ trên là gì?
+ Các từ ngữ nào thể hiện biện pháp nghệ thuật ?
+ Biện pháp nghệ thuật : Điệp ngữ.
+ Từ ngữ được lặp lại là :Mai sau, xanh 
+ Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ.
(Gợi ý1 : nhận xét về cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điện ngữ Mai sau )
 (Gợi ý2 : Xem xét việc lặp lại từ từ xanh trong dòng thơ cuối)
+ Với sự thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và hình thức điệp ngữ (Mai sau,/ Mai sau,/ Mai sau./) đã góp phần gợi cảm xúc về thời gian như mỡ ra vô tận, tạo cho ý thơ âm vang bay bỏng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú.
+ Với cách nhắc lai từ xanh, nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt nam. Qua đó nói lên sức sống bất diệt của con người Việt Nam, đề cao truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Ví dụ 3: Trong bài thơ Cây dừa ( SGK-TV2/1) nhà thơ Trần Đăng Khoa có đoạn.
« Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
 Dang tay gọi gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
 Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
 Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. »
Theo em, phép nhân hóa và phép so sanh được thể hiện qua những từ ngữ nào trong khổ thư trên.
Hãy cảm nhận cái hay, cái đẹp của nghệ thuật nhân hóa, so sanh được sử dung trong đoạn thơ trên.
Học sinh nêu được:
+ Những từ ngữ nào thể hiện nhệ thuật nhân hóa.
+ Nêu tác dụng của các từ ngữ Dang tay ; gật đầu ?
+ Những từ ngữ nào thể hiện nghệ thuật so sánh.
+ Nêu tác dụng của các từ ngữ thể hiện nghệ thuật so sánh.
+Phép nhân hóa được thể hiện qua các từ ngữ : Dang tay đón gió ; gật đầu gọi trăng.
+ Các từ ngữ đó có tác dụng làm cho các vật vô tri vô giác (là cây dừa) trở nên có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cùng biết mở rộng vòng tay để đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên.
+Phép so sánh được thể hiện qua các từ ngữ : Quả dừa(gióng như)đàn lợn con ; tàu dừa (giống như) chiếc lược.
+ Cách so sánh ở đây được chon những sự vật thật là gần gủi, thể hiện sự liên tưởng rất phong phú của tác giả.
* Qua cách so sánh này làm cho cảnh vật trong thơ trở nên sinh động, có đường nét, hình khối và có sức gợi tả, gợi cảm cao.
Ví dụ 4. Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt( SGK-TV5/1) nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
 “Gió nâng tiếng hát chói chang
 Long lang lưỡi hái liếm ngang chân trời.”
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nỗi bậc trong hai câu thơ trên? 
Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Yêu cầu học sinh nêu được.
+ Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đọan thơ trên là gì?
+ Các từ ngữ nào thể hiện nghệ thuật ?
+Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật
( Gợi ý : Gợi tả cảnh gì ? Cảnh vật đó như thế nào ?)
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên là: phép nhân hóa.
Được thể hiện qua các từ thường chỉ đặc điểm của người như: nâng, liếm.
+ Gợi tả cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật tươi vui và náo nức(Gió nâng tiếng hát chói chang); cánh đồng rộng mênh mong, đang hứa hẹn một cuộc sống ấm no và hạnh phúc(Long lang lưỡi hái liếm ngang chân trời). 
Cảm nhận được : Với biên pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã cho ta thấy được không khí vui tươi, nhôn nhịp, thanh bình và ấm no nơi làng quê Việt Nam vào những ngày mùa .
3.Kết luận:
Trong quá trình bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4,5, theo hướng khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.Giáo viên cần phải:
 + Trang bị đầy đủ kiến thức về luyện từ và câu cho học sinh( đặc biệt là kiến thức về ngữ pháp như: từ vựng và các kiến thức về các biện pháp tu từ)
+ Giúp học sinh phát hiện ra được các biện pháp nghệ thuật được tác giả được sử dụng trong tác phẩm và các ngữ liệu thể hiện biện pháp nghệ thuật . Qua đó giúp các em cảm nhận nội dung, ý nghĩa của nghệ thuật làm tô đẹp giá trị của tác phẩm.
+ Trong giảng dạy phân môn tập đọc, giáo viên cần thực hiện tốt việc đọc diễn cảm và luyện đọc diễn cảm cho học sinh.
Biện pháp 2.
 Cảm thụ văn học thông qua việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa.
Mỗi bài văn, bài thơ hay đoạn, câu văn, thơ đều mang một nội dung, ý nghĩa. Việc khai thác nội dung của nó giúp học sinh cảm nhận được nét tinh tế, và giá trị nghệ thuật mà tác giả đã nhắn gửi vào.
1. Một số ví dụ minh họa
Ví dụ 1:Trong bài thơ Dừa ơi(SGK- TV5/2) nhà thơ Lê Anh Xuân có viết:
“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút 
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng.
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.”
En hãy cho biết : hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
-Học sinh phải trả lời được các câu hỏi.
- Từ ngữ hình ảnh nào miêu tả cây dừa
( dáng, lá, rể) ?
- Hìn ...  cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như mít chín, lời cây chanh chua, Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất. Đất nuôi dưỡng cây bằng sữa của mình. Đất truyền cho cây sắc đẹp, mùa màng. Chính đất là mẹ của các loài cây.
b)Vườn nhà tôi khá rộng với đủ các loại hoa quả, nhưng tôi thích nhất một góc vườn nhỏ phía đông, trồng toàn trái cây. Nó được tôi rào lại như một khu vườn riêng biệt. Ngay sát chiếc cổng nhỏ, một bụi chuối đã trổ buồng. Những trái chuối còn non xanh. Những chiếc lá phe phẩy như đang reo vui khi thấy chị gió tới. Cạnh đó là một cây dừa được trồng từ hồi ba tôi còn nhỏ xíu. Thân dừa thật cao lớn. Còn chị bưởi thì ôm riết mấyđứa con đầu trọc lóc như sợ nó rớt xuống đất mất
Mỗi lần nhìn mảnh vườn này, tôi lại nhớ đến nội tôi, người đã dày công vun xới cho khu vườn thêm xanh tốt.
========================
ĐỀ 27
Em được biết nhiều loài cây hữu ích (cây lương thực, cẩyau,cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công nghệp, cây bóng mát). Hãy miêu tả một laòi cây đã từng gắn bó với cuộc sống của người dân quê em.
GỢI Ý
VD về đoạn văn tả rừng cọ đất trung du:
Chẳng có nơi đâu như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.
Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng núp trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa cũng chẳng ướt đầu.
Cuộc sống quê tôi gắn với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo trên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ, làn cọ để xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo, vừa bùi.
Quê tôi có câu hát:
	Dù ai đi ngược về xuôi
	Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Người sông Thao đi đâu, rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
==============================
ĐỀ 28
Tuổi thơ của em thường có những kỉ niệm gắn với một loài cây. Hãy tả một loài cây đã từng để lại ấn tượng đẹp đẽ trong em.
GỢI Ý
VD về đoạn văn tả cây phượng vĩ ở sân trường gắn với kỉ niệm tuổi học trò.
Xuân qua, hè tới, cây phượng bắt đầu trổ bông. Hoa phượng mọc thành từng chùm lớn. Bông phượng có nưam cánh mỏng, bốn cánh màu đỏ tươi và một cánh màu đỏ xen lẫn màu trắng. Nhụy hoa dài và cong, đầu nhụy có một túi phấn hình bầu dục. Chúng em thường chơi chọi gà bằng những nhụy hoa đó. Kẻ thua, người được đều thích thú cười vang.
Khi ve ra rả trên cây cũng là lúc phượng nở nhiều nhất. Cả một màu đỏ nồng nàn như lửa bao phủ khắp thân cây, làm rực sáng cả một khoảng trời. Lúc ấy, trông cây phượng vĩ trẻ hẳn lại, bừng bừng sức sống. Nhìn phượng nở, những tấm lòng thơ dại của chúng em lại náo nức nghĩ tới một mùa hè đầy niềm vui
===============================
ĐỀ 29
Hãy miêu tả hình dáng và một vài hoạt động của một con vật nuôi trong nhà được gọi là “gia cầm” (gà, vịt, ngan-vịt xiêm, ngỗng,) mà em biết.
GỢI Ý
VD về đoạn văn tả hình dáng và hoạt động của con gà trống:
Đúng với cái tên, chú gà trống có bộ lông vàng mượt như nhung và lấp lánh dưới ánh mặt trời buổi sáng. Đầu chú hình hột xoài, đôi mắt nhỏ như hai cái nút áo. Cái mỏ màu vàng trông thật cứng cáp. Cái mào đỏ thắm đội trên đỉnh đầu càng làm cho chú thêm phần đỏm dáng và oai vệ. Bộ lông đuôi vừa dài vừa lượn cong, lại sặc sỡ tựa bảy sắc cầu vồng sau cơn mưa. Chân gà trống nổi bật bộ móng sắc và đôi cựa to khỏe. Đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mỗi khi chú hăng máu đá nhau với những chú gà trong xóm.
Hằng ngày, chú gà trống của em đánh thức cả xóm dậy với tiếng gáy quen thuộc “ò ó o! o o  o!”. Lúc chú gáy, cái cổ phình lên, ngực ưỡn ra phía trước và cánh vỗ phành phạch, trông thật hiêng ngang như một chàng võ sĩ. Tiếng gáy của chú vừa cất lên, mọi người đều thức dậy để chuẩn bị vào một ngày mới. Chị công nhân sửa soạn tới xưởng máy, bác nông dân rảo bước ra đồng. Còn chúng em thì sẵn sàng khăn áo và cặp sách để tới trường
=========================
ĐỀ 30
Hãy miêu tả hình dáng và một vài hoạt động của một con vật nuôi trong nhà được gọi là “gia súc”(trâu, bò, lợn, ngựa, chó, mèo,) mà em biết.
GỢI Ý
VD về đoạn văn tả hình dáng và hoạt động của con lợn.
Con lợn có nước da trắng hồng. Khi mới mang về, nó chỉ nhỏ như cái phích. Thấm thoắt vài ba tuần, trông nó đã to bằng hai cái xô úp vào nhau. Chú lợn này có cái mõm dài trông thật ngộ nghĩnh. Trên mũi có hai lỗ mũi lúc nào cúng ướt. Mõm lợn không ngớt cử động, lúc thì ủi phá, lúc táp thức ăn, lúc thì kêu eng éc. Hai tai lợn to bằng hai tay em cụp xuống. Đôi mắt lúc nào cũng như ti hí, chẳng mấy khi mở to. Thân lợn thon dài. Em thường cho nó ăn no nên bụng lúc nào cũng căng tròn. Mỗi lần cho lợn ăn, bao giờ nó cũng uống cạn hết nước rồi mới ăn cái. Khi ăn, chiếc đuôi cứ ngoe nguẩy tỏ vẻ mừng rỡ. Thích nhất là lúc lợn ăn no, em chỉ cần gãi gãi vào cái lưng là chú lại lăn kềnh ra đất, phơi cái bụng trắng hếu ra trông thật ngộ
===========================
ĐỀ 31
Hãy miêu tả hình dáng và hoạt động của một chú chim nhỏ mà em từng có dịp tiếp xúc hoặc quan sát. 
GỢI Ý
VD về đoạn văn tả con bói cá:
Trên một cành tre mảnh dẻ, lướt xuống mặt ao, một con chim bói cá đậu coi rất cheo leo.
Lông cánh nó xanh biếc như tơ, mình nó nhỏ, mỏ nó dài, lông ức nó màu hung hung nâu, coi xinh lạ. Nó thu mình trên cành tre, cổ rụt lại, đầu cúi xuống như kiểu soi gương. Nó lẳng lặng như vậy khá lâu, ai cung tưởng nó nghỉ.
Vụt một cái, nó lao đầu xuống nước rồi lại bay vụt lên, nhanh như cắt. Trong cái mỏ dài và nhọn, người ta thấy một con cá nhỏ mình trắng như bạc, mắc nằm ngang.
Bay lên cành cao, lấy mỏ dập dập mấy cái, nó nuốt xong mồi, rồi lại đậu xuống trên cành tre như trước.
===============================
ĐỀ 32
Tả một con gà mái dẫn đàn con đi kiếm mồi với dáng vẻ một người mẹ chăm làm, luôn bận bịu vì con (có thể dùng phép nhân hóa cho mẹ con nhà gà trò chuyện với nhau trong khi kiếm mồi).
GỢI Ý
VD về đoạn văn tả gà mái dẫn đàn con đi kiếm mồi:
Chị gà mái oai vệ đi giữa đàn con bé nhỏ. Đến một mô đất xốp, chị đưa đôi chân nứt nẻ bám đầy bụi đất ra bới bới, mồm “cục, cục” gọi con. Dưới chân chị, một con giun múp míp đang quằn quại. Lũ gà con tranh nhau xô tới, có con va vào nhau ngã lăn quay ra đất rồi lại đứng dậy giũ giũ đôi cánh bé xíu, hối hả lao theo đàn. Lũ “quỷ con” quây quanh chân mẹ, tranh giành con giun béo. Gà mẹ bèn lấy mỏ và chân xé mồi ra từng mảnh nhỏ để phân phát cho các con. Ăn xong, gà mẹ dẫn đàn con đến bên một bát sành đựng đầy nước, uống một cách ngon lành. Có chú gà con uống xong, ngước đôi mắt đen láy lên nhìn bầu trời xanh và reo lên thích thú: “Ôi, hôm nay trời đẹp quá!”. Gà mẹ mỉm cười nói với các con: “Bây giờ, mẹ con ta lại đi tìm mồi nữa nhé!”
==========================
ĐỀ 33
Nhìn mẹ con loài vật quấn quýt bên nhau, ta nghĩ chúng cũng có tình cảm như người. Em hãy tả lại cảnh mẹ con một loài vật trong cảnh như vậy.
GỢI Ý
VD về đoạn văn tả hai mẹ con mèo mướp quấn quýt bên nhau:
Ánh nắng vàng rực rỡ bao phủ cả cái sân rộng trước mặt nhà. Mẹ con chị Mướp hết nhảy chỗ này lại phốc sang chỗ nọ. Nắng xuyên qua các cành lá, chiếu xuống tấm lưng thon dài của hai mẹ con, khiến chúng như được phủ một tấm vải hoa tuyệt đẹp. Chị Mướp lim dim đôi mắt vờ ngủ gật, rồi bất ngờ phóng đến ôm lấy con, làm chú Mun đang say sưa chạy nhảy giật bắn mình. Hai mẹ con vừa vật nhau vừa sưởi nắng. Nô giỡn chán chê, chúng lại kéo nhau ra gốc cây giữa sân chơi trò đuổi bắt. Chú Mun vừa đi vừa nghịch ngợm đưa bàn chân bé xíu lênvồ đuôi mẹ. Cứ mỗi lần như vậy, chị Mướp lạiquay lại nhìn con rồi bất ngờ hất chiếc đuôi lên cao, khiến Mun ngã lăn ra đất. Chú vừa đi vằ kêu meo meo giận dỗ, như bắt đền chị Mướp. Chị đành phải quay đầu lại, âu yếm đưa chiếc lưỡi đỏ liếm khắp mình con như vỗ về, xin lỗi
=============================
ĐỀ 34
Hãy tả một con vật sống dưới nước (cá, tôm, cua, ba ba) mà em có dịp quan sát hoặc nhìn thấy qua tranh, ti vi
GỢI Ý
VD về đoạn văn tả cá cháy:
Trên cao nhìn xuống có thể trông thấy cả bầy cá cháy lội thung thăng dưới nước, da chúng trông xanh hơn, những đường vằn và những chấm đỏ trên mình trông rất rõ. Không hiểu vì sao trong dòng nước đen thẫm, những con cá thuộc loại bơi nhanh trông con nào lưng cũng đỏ rực và cũng có vằn hoặc chấm đỏ tía. Nhưng hễ lúc nào chúng đi kiếm ăn hoặc thật đói thì hai bên lườn lại phơi ra những đường vằn trông giống như cá mạch. Không biết cái gì đã làm nổi lên những đường vằn ấy? Sự bực tức hay là tốc độ bơi của chúng?...
=================
ĐỀ 35
Lần đầu tiên em được thấy một con vật lạ trong vườn thú hoặc qua tranh ảnh, ti vi, Hãy tả lại con vật đó.
GỢI Ý
VD về đoạn văn tả con tê tê:
Tê tê là loài thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Tê tê còn có tên là gọi là con xuyên sơn, vì người ta bảo nó có thể đào thủng núi.
Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vảy như một bộ áo giáp sắt che kín từ đầu xuống sát các ngón chân và tận mút chỏm đuôi.
Tê tê săn mồi trông thật lạ mắt. Thức ăn của nó là sâu bọ, nhưng chủ yếu là các loài kiến. Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi không có răng. Nhưng bù lại, nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rối thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mồm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số. Cứ như thế, tê tê ăn tổ kiến nào thi ăn kì hết mới thôi.
Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khỏe. Khi đào đất, nó dúi đầu xuống đào nhanh như một cái máy. Chỉ cần chừng nửa phút đã đào được ngập nửa thân mình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.
Tuy vậy, tê tê cũng có nhược điểm rất bí hiểm. Bao nhiêu người túm đuôi kéo không ra, nhưng chỉ cần một cái que lùa theo phía dưới đuôi khẽ chọc một nhát là te tê lập tức cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ.
====================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docBỒI DƯỠNG HSG T VIET.doc