Câu hỏi Luyện từ vàu câu Lớp 4 - Luyện tập về câu hỏi

Câu hỏi Luyện từ vàu câu Lớp 4 - Luyện tập về câu hỏi

Câu 1 trang 137 Tiếng Việt 4 tập 1

Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.

b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.

a. Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai? (hoặc Ai hăng hái nhất và khỏe nhất?)

b. Trước giờ học, các em thường làm gì? (hoặc Các em thường làm gì trước giờ học?)

c. Bến cảng như thế nào?

d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu? (hoặc Ở đâu là nơi bọn trẻ xóm em hay thả diều?)

 

docx 4 trang Người đăng thanhthao14 Ngày đăng 07/06/2024 Lượt xem 19Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi Luyện từ vàu câu Lớp 4 - Luyện tập về câu hỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu lớp 4: Luyện tập về câu hỏi
Câu 1 trang 137 Tiếng Việt 4 tập 1
Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.
b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
a. Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai? (hoặc Ai hăng hái nhất và khỏe nhất?)
b. Trước giờ học, các em thường làm gì? (hoặc Các em thường làm gì trước giờ học?)
c. Bến cảng như thế nào?
d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu? (hoặc Ở đâu là nơi bọn trẻ xóm em hay thả diều?)
Câu 2 trang 137 Tiếng Việt 4 tập 1
Đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.
Học sinh tham khảo các câu sau:
- Từ "ai":
Ai học giỏi nhất lớp?
Ai là người sáng chế ra chiếc đèn điện đầu tiên?
Ai là người đã dạy em tập viết?
Ai là diễn viên đóng chính trong bộ phim Hài Tết 2020?
- Từ "cái gì":
Cái gì khiến bạn chú ý?
Cái gì đã giúp cho ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn?
Cái gì đang nằm ở dưới hồ bơi?
Cái gì khiến cho mọi người trở nên khỏe mạnh hơn?
- Từ "làm gì":
Bạn cần làm gì để trở nên hiểu biết hơn?
Để giúp em trai dễ ngủ, em đã làm gì?
Thầy cô đã làm gì để các em học được nhiều điều bổ ích?
Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương của mình với bố mẹ?
- Từ "thế nào":
Kì nghỉ hè của em như thế nào?
Sau khi tập thể dục, em cảm thấy thế nào?
Em suy nghĩ thế nào về món ăn mới nhất của nhà hàng?
Cảm xúc của em như thế nào sau khi xem xong bộ phim?
- Từ "vì sao":
Vì sao sáng nay em đi học trễ?
Vì sao người nông dân lại có thể trồng được cánh đồng lúa tươi tốt?
Vì sao em lại chăm chỉ học tập mỗi ngày?
Vì sao em lại thích món đồ chơi đó?
- Từ "bao giờ":
Bao giờ thì em sẽ được nghỉ hè?
Em phải chờ đến bao giờ thì mới được xem phim?
Cây bàng trước sân nhà đã được trồng từ bao giờ?
Câu chuyện bà kể đã có từ bao giờ?
- Từ "ở đâu":
Mẹ đã dẫn em đi chơi ở đâu?
Ở đâu mới là nơi cất dấu kho báu?
Trường em sẽ tổ chức đi du xuân ở đâu?
Ngôi trường đã được xây mới ở đâu?
Câu 3 trang 137 Tiếng Việt 4 tập 1
Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây.
a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?
b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không?
c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?
Từ nghi vấn trong các câu là:
a. Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không? → Có phải ... không
b. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không? → Phải không
c. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à? → À
Câu 4 trang 137 Tiếng Việt 4 tập 1
Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.
Học sinh tham khảo các câu hỏi sau:
Có phải Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam không?
Chữ viết của Cao Bá Quát hồi nhỏ xấu lắm phải không?
Nguyễn Hiền rất thích thả diều à?
Câu 5 trang 137 Tiếng Việt 4 tập 1
Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi?
a) Bạn có thích chơi diều không?
b) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?
c) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất?
d) Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?
e) Thử xem ai khéo tay hơn nào?
Trong năm câu đã cho:
- Có 2 câu là hai câu hỏi:
a. Bạn có thích chơi diều không?
d. Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?
- Có 3 câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi:
b. Tôi không biết bạn có thích chơi diều không.
c. Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất.
e. Thử xem ai khéo tay hơn nào. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_luyen_tu_vau_cau_lop_4_luyen_tap_ve_cau_hoi.docx