- Nghe-kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giáu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1, 2; thuộc khoảng 8 dòng thơ).
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC LỚP 4 TUẦN: 4 Từ 08/9 đến 14/9 MÔN Tiết/TT bài Tên bài dạy Yêu cầu cần đạt Ghi chú, bài tập cần làm TOÁN 16 So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên (tr21) Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban dầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. Bài 1 (cột 1), bài 2 (a, c), bài 3 (a) 17 Luyện tập (tr22) - Viết và so sánh được các số tự nhiên. - Bước đầu làm quen dạng x < 5, 2 < x < 5 với x là số tự nhiên. Bài 1, bài 3, bài 4 18 Yến, tạ, tấn (tr23) - Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của tạ, tấn với ki-lô-gam. - Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam. - Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn. Bài 1, bài 2, bài 3 (chọn 2 trong 4 phép tính) 19 Bảng đơn vị đo khối lượng (tr24) - Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam; quan hệ giữa đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam. - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng. - Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng. Bài 1, bài 2 20 Giây, thế kỉ (tr25) - Biết đơn vị giây, thế kỉ. - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm. - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ. Bài 1, bài 2 (a, b) TIẾNG VIỆT 25 TĐ: Một người chính trực - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (trả lời được các câu hỏi trong SGK). Không. 26 CT Nhớ-viết: Truyện cổ nước mình - Nhớ-viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. Lớp có nhiều HS khá, giỏi: nhớ-viết được 14 dòng thơ đầu (SGK). 27 LT&C: Từ ghép và từ láy - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy). - Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2). Không. 28 KC: Một nhà thơ chân chính - Nghe-kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể). - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền. Không. 29 TĐ: Tre Việt Nam - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm. - Hiểu nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giáu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1, 2; thuộc khoảng 8 dòng thơ). Không. 30 TLV: Cốt truyện - Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND Ghi nhớ). - Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III). Không. 31 LT&C: Luyện tập về từ ghép và từ láy - Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại)-BT1, BT2. - Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)-BT3. Không. 32 TLV: Luyện tập xây dựng cốt truyện Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó. Không. Ghi chú: Mỗi tuần tối đa có 8 bài, được đánh số thứ tự bài liên tục. Mỗi bài bao gồm các phân môn tập đọc, tập viết, chính tả,kể cả kiểm tra. ĐẠO ĐỨC 4 Vượt khó trong học tập - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.- Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó. Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. KHOA HỌC 7 Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? - Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. - Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. - Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ các nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế ăn muối. Không. 8 Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể. - Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm. Không. LỊCH SỬ 4 Nước Âu Lạc Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại. HS khá giỏi: - Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và Âu Việt. - So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc. - Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa). ĐỊA LÍ 4 Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn: + Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang. + Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, + Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,... + Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,... - Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản. - Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa. HS khá, giỏi: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản. ÂM NHẠC 4 - Học hát: Bài Bạn ơi lắng nghe- Kể chuyện âm nhạc: Tiếng hát Đào Thị Huệ - Biết đây là bài dân ca.- Biết hát theo giai điệu và lời ca.- Biết nội dung câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ. - Biết đây là bài dân ca của dân tộc Ba-na ở Tây Nguyên.- Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. MĨ THUẬT 4 Vẽ trang trí. Chép hoạ tiết trang trí dân tộc - Tìm hiểu vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc. - Biết cách chép hoạ tiết dân tộc. - Chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc. HS khá giỏi: Chép được hoạ tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp. KĨ THUẬT 4 Khâu thường - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. THỂ DỤC 4 - Đi đều vòng phải, vòng trái-đứng lại. - Trò chơi "Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau" và "Bỏ khăn". - Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. Không.
Tài liệu đính kèm: