I.Mục tiêu:
- Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặcbằng sơ đồ đoạn thẳng hình vẽ.
- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, Trong đó có các bài toán : Tìm số trung bình cộng. Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ số của hai số đó. Tìm phân số của một số. Tính chu vi diện tích của một số hình đã học.
II. Phương pháp:
Có nhiều phương pháp giảng dạy môn toán nhưng người GV phải biết kết hợp đưa vào đúng lúc thì tiết dạy mới thành công.
Để dạy một tiết thành công: GV biết sử dụng kết hợp đồng bộ, linh hoạt các phương pháp như: trực quan, quan sát, hỏi đáp, thực hành.
III.Nội dung:
- Tìm số trung bình cộng.
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Tìm phân số của một số.
- Giải toán về tỉ số phần trăm.
- Tính chu vi diện tích của một số hình đã học.
CHUY£N §Ò: Gi¶I to¸n cã lêi v¨n I.Mục tiêu: Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặcbằng sơ đồ đoạn thẳng hình vẽ. Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, Trong đó có các bài toán : Tìm số trung bình cộng. Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ số của hai số đó. Tìm phân số của một số. Tính chu vi diện tích của một số hình đã học. II. Phương pháp: Có nhiều phương pháp giảng dạy môn toán nhưng người GV phải biết kết hợp đưa vào đúng lúc thì tiết dạy mới thành công. Để dạy một tiết thành công: GV biết sử dụng kết hợp đồng bộ, linh hoạt các phương pháp như: trực quan, quan sát, hỏi đáp, thực hành... III.Nội dung: Tìm số trung bình cộng. Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Tìm phân số của một số. Giải toán về tỉ số phần trăm. Tính chu vi diện tích của một số hình đã học. IV. Thực trạng vấn đề: Trong mạch kiến thức giải Toán có lời văn bao gồm nhiều dạng bài: dạng Toán đơn, dạng Toán hợp, dạng Toán điển hình, dạng Toán có nội dung liên quan đến hình học,...Đa số các dạng Toán đơn thì HS làm được, song các bài Toán từ 2 phép tính trở lên thì đa số học sinh yếu không làm được bởi một số nguyên nhân sau: + Kĩ năng đọc đề, phân tích đề của HS còn hạn chế +Kỹ năng nhận dạng Toán, Nắm chắc các bước giải từng dạng Toán còn lúng túng. + Chưa biết lập kế hoạch giải bài Toán. + Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá vấn đề còn nhiều hạn chế. + Kỹ năng đặt lời giải, kỹ năng tính toấn của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. + Học sinh chưa được luyện tập thường xuyên nên còn nhầm lẫn giữa các dạng toán. + Số đông HS chưa mạnh dạn trao đổi thảo luận với bạn về những vướng mắc mà mình không làm được.. + Đa số giải Toán có lời văn thường tập trung vào đối tượng học sinh khá giỏi, các đối tượng HS trung bình và yếu thường bỏ qua hoặc làm cho có. Phần lớn HS trung bình và yếu lười động não suy nghĩ . Từ thói quen đó dẫn đến hiệu quả thấp. V. Một số giải pháp trong giải toán: Đối với loại Toán đơn: Loại bài này giúp giáo viên hình thành kiến thức mới (Bài Toán được coi như một phương tiện trực quan để hình thành một phép tính về số học). Bài Toán được coi như một phương tiện trực quan để hình thành một phép tính liên quan đến bài học. Ví dụ: Bình chơi 3 ván cờ hết 3 phút 30 giây. Hỏi trung bình mỗi ván cờ Bình chơi hết bao nhiêu thời gian? - Bài Toán trên đây cũng là dạng Toán có lời văn song qua việc phân tích tìm hiểu bài Toán, gv hình thành cho HS phép chia số đo thời gian cho một số. Mục tiêu của bài Toán là giúp HS hình thành phép chia số đo thời gian. Thông thường những bài tập này là bài tập dạng đơn giản 2. Đối với loại toán hợp: Với bài toán hợp yêu cầu học sinh giải toán bằng các PP khác nhau, biết chọn lựa PP tốt nhất để giải. Giáo viên giúp học sinh hiểu sâu hơn về cấu trúc bài toán. * Yêu cầu HS đọc kĩ đề - xác định những từ quan trọng . + Nhận dạng Toán (Tìm được cách tính phù hợp với dạng Toán) + Tóm tắt bài Toán (Dựa vào các dạng Toán để có cách tóm tắt phù hợp) + Lập kế hoạch giải (Xác lập mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm). Đây là bước quan trọng giúp HS giải quyết vấn đề. GV đưa ra những câu hỏi nhằm gây hứng thú rèn luyệ khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Ví dụ1: Một ô tô trong 2 giờ đầu đi được quảng đường dài 80 km. Trong 3 giờ sau đi được quảng đường dài 100 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét? - Mục tiêu của bài Toán này là giúp HS biết cách tìm vận tốc khi biết quãng đường và thời gian đi, nhưng khi hướng dẫn HS giải GV lại dựa trên các dạng Toán đã học để giúp HS giải ( DạngToán liên quan đến rút về đơn vị dạng Toán về trung bình cộng). Ví dụ 2( Bài 3/37): Một cửa hàng ngày đầu bán được 120 mét vải, ngày thứ hai bán được bằng ½ số mét vải bán trong ngày đầu, ngày thứ 3 bán được gấp đôi ngày đầu. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải? - Khi dọc đề HS biết ngay đây là dạng toán tìm số trung bình cộng song các số hạng đều ẩn. Để tìm các số hạng ta phải tìm phân số của một số.Vì vậy giáo viên tạo ra tình huống gợi vấn đề điều khiển HS phát hiện vấn đề hoạt động tích cực để giải quyết vấn đề. - Khi dạy các bài luyện tập GV nên cho HS so sánh các bài toán loại khác nhau nhưng có cấu trúc giống nhau GV để HS vận dụng để giải Toán. ( VD Dạng bài tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó và Dạng bài tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ) 3. Đối với loại Toán điển hình: - Đối với các bài Toán thuộc dạng điển hình, GV phải giúp HS nắm được vấn đề để từ đó HS khái quát được vấn đề, hình thành cách tính hoặc các công thức tính Toán. - Gv giúp HS Nắm được các thuật ngữ, các khái niệm trong các dạng Toán điển hình: Quan hệ tổng hiệu, quan hệ tỉ lệ, Vận tốc, tỉ số phần trăm vv... Những dạng Toán dựa trên những kiến thức đã học để phát triển bài mới . Ví dụ 1: Một lớp có 28 học sinh. Số học sinh trai hơn số học sinh gái 4 em. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái? Bước 1: GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài (cho HS trao đổi yêu cầu bài Toán: bài Toán cho biết gì? Hỏi gì?) Y/C HS tóm tắt bài Toán (Bằng sơ đồ) H: Đoạn thẳng biểu diễn số bé như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn?( thống nhất hoàn thành sơ đồ) Tóm tắt: ? Số bé Số lớn 28 em 70 10 ? Bước 2: Lập kế hoạch giải: GV hướng dẫn HS lập kế hoạch giải bằng cách đưa ra các câu hỏi đàm thoại : H: Số bé biết chưa? (Chưa) H: Quan sát sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm 2 lần của số bé? ( GV dùng bìa che phần hơn của số lớn so với số bé) H: Nếu bớt phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé? ( Nếu bớt phần hơn thì số lớn = số bé) H: Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số? ( hiệu) H: Khi bớt phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào? ( Tổng giảm đi đúng = phần hơn của số lớn so với số bé) H: Tổng mới bằng bao nhiêu? ( 70 – 10 = 60) H:Tổng mới chính là hai lần của số bé,Vậy hai lần số bé là bao nhêu? - Hãy tìm số - Hãy tìm số lớn? *Yêu cầu hS nhắc lại cách tìm số bé ? * Gv cần dựa vào tình hình của lớp để có phương pháp cụ thể kết hợp với sự nhận thức của học sinh. Gv cần thực hiện lược đồ 4 bước giải Toán: + Tìm hiểu bài toán (đọc nhiều lần, nghiên cứu kỹ đề) + Tóm tắt đề toán. + Lập kế hoạch, giải toán. + Kiểm tra kết quả. - Định hướng cho học sinh thói quen phân tích - tổng hợp để hình thành khả năng khái quát hoá vấn đề. Đồng thời gv có thể liên hệ vào thực tế để học sinh cảm thấy giải Toán gần gũi với cuộc sống. Bước 3: Thực hiện giải toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn lời giải và phép tính thích hợp. GV yêu cầu HS giải bài tập: Hai lần số bé là: 70 – 10 = 60: Số bé là: 60 : 2 = 30 Số lớn là: 30 + 10 = 40. Đáp số: số bé: 30; Số lớn 40. Lưu ý: Sau mỗi bước giải, cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa, viết câu lời giải đã hợp lý chưa? Bước 4 : Kiểm tra lại bài giải và kết quả: Giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? Thử lại: 30 + 40 = 70 (trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không? Hướng dẫn giải bài toán (cách 2) H: Ngoài cách giải trên em nào có cách giải khác? - HS tóm tắt bằng sơ đồ: Đoạn thẳng biểu diễn số lớn như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số bé? Y/C hs quan sát kỹ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần số lớn? ( GV dùng phấn màu vẽ thêm đoạn thẳng biểu diễn số bé để số bé “bằng” số lớn) H: Nếu thêm vào số bé một phần bằng đúng phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé như thế nào so với số lớn? (số bé = số lớn) H: Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số? ( hiệu của 2 số) H: Khi thêm vào số bé phần hơn của số lớn so với số bé thì tồng của chúng thay đổi như thế nào? ( Tổng tăng thêm đúng = phần hơn của số lớn so với số bé) H: Tổng mới bằng bao nhiêu? ( 70 + 10 = 80) H:Tổng mới chính là hai lần của số lớn,Vậy hai lần số lớn là bao nhêu? - Hãy tìm số lớn ;- Hãy tìm số bé? *Yêu cầu hS nhắc lại cách tìm số lớn ? Thực hiện giải toán ( Cánh 2): Thiết lập trình tự giải, lựa chọn lời giải và phép tính thích hợp. GV yêu cầu HS giải bài tập: Hai lần số lớn là: 70 + 10 = 80: Số lớn là: 80 : 2 = 40 Số bé là: 30 + 10 = 40. ĐS:Số lớn 40; số bé: 30 . Lưu ý: Sau mỗi bước giải, cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa, viết câu lời giải đã hợp lý chưa? Kiểm tra lại bài giải và kết quả: Giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? Thử lại: 40 + 30 = 70 GV kết luận: Đây là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. H: Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm thế nào? - Nhiều HS nhắc lại cách tìm số bé; số lớn. Lưu ý: - Đối với bài tập cùng dạng gv giúp học sinh tập trung làm bài sau đó các bài còn lại hs tự phân tích và tự làm. - Đối với dạng bài phức tạp gv cần giúp HS nắm vững được yêu cầu bài Toán. Ví dụ các bài Toán cắt ghép hình lớp 4. GV cần giúp HS lập kế hoạch giải bằng cách đặt câu hỏi để giúp HS giải quyết vấn đề. Trong các bước giải Toán thuộc dạng bài này GV coi trọng bước lập kế hoạch giải VI. Để thành công trong giải toán có lời văn cần: Giải Toán có lời văn là một dạng Toán giúp HS vừa trau dồi kĩ năng tính Toán vừa bồi dưỡng vốn ngôn ngữ, tư duy cho học sinh. Vì vậy khi hướng dẫn HS giải Toán GV cần chuẩn bị: Đối với giáo viên: Về kiến thức: Nắm chắc nội dung kiến thức của tiết dạy,xem kỹ bài trước lúc lên lớp (các thuật ngữ, các khái niệm sử dụng trong bài) dự kiến trước các tình huống xảy ra. - Cần có các điểm nhấn để học sinh khắc sâu các dạng bài. - Ngôn ngữ sử dụng phải ngắn gọn, dễ hiểu (phần giải thích các thuật ngữ; hệ thống câu hỏi,...)Phân hoá các đối tượng HS trong lớp (G,K,TB,Y) để dễ dàng giúp đỡ HS chư tự làm bài được. -Trong quá trình hướng dẫn HS giải Toán, GV cần vận dụng lược đồ 4 bước để hình thành thói quen phân tích tổng hợp khi giải Toán. - Tổ chức học nhó 2, nhóm 4 ..nhằm phát huy tính sáng tạo, khơi dậy lòng ham mê học toán ở mỗi HS. - GV cần chú ý cách trình bày bảng khoa học, dễ hiểu. Về phương tiện: - GV cần chuẩn bị các phương tiện giảng dạy phù hợp với tiết học để nâng cao hiệu quả tiết dạy (bài Toán, các công thức, quy tắc, mô hình, bảng nhóm, phấn màu...) . -Cần sắp xếp thời gian sử dụng các phương tiện để phát huy hết hiệu quả của đồ dùng. -Về hình thức tổ chức: GV tổ chức các hình thức phù hợp với tình hình của lớp (hình thức cả lớp, nhóm 2, nhóm tổ, nhóm các đối tượng HS,...). Để phát huy hết hiệu quả tiết dạy. Về phương pháp: Coi trọng các phương pháp vấn đáp, luyện tập thực hành. Cần phối hợp linh hoạt các phương pháp để nâng cao chất lượng tiết dạy. Đối với HS: Yêu cầu HS tính Toán chính xác. Học thuộc các quy tắc, nắm chắc các dạng bài đã học. Rèn thói quen phân tích tổng hợp đối với các bài Toán có lời văn. Trình bày vở viết khoa học, chữ viết đẹp. VI: KẾT LUẬN CHUYÊN ĐỀ. Để có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy tốt. Để có một phương pháp giảng dạy tốt là một quá trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người. Trên đây là ý kiến của tôi đưa ra có thể còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp
Tài liệu đính kèm: