Để thực hiện mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể cho học sinh trong giờ Tập đọc. Tôi chú ý đến các khâu sau
1. Luyện đọc đúng
- Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không đọc thiếu từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng còn bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Biện pháp:
Từ đầu năm, tôi đã phân loại học sinh, nắm được mức độ đọc của từng em. Từ đó có kế hoạch luyện đọc cho từng em. Trước khi dạy mỗi bài tập đọc, tôi dự tính các lỗi học sinh dễ mắc phải, những từ, câu khó học sinh chưa đọc tốt để luyện.
Trong quá trình rèn đọc tôi giúp học sinh hiểu rằng, các em không chỉ đọc cho thầy, cô và bản thân nghe mà phải đọc to, rõ cho cả lớp nghe. Có như vậy thì các bạn trong lớp mới nhận xét và cho chúng ta ý kiến như: đọc hay, chưa hay, sai từ, thừa, thiếu từ đó các em sẽ sữa chữa và phát huy tốt.
2. Luyện cách ngắt, nghỉ hơi
Bên cạnh việc hướng dẫn cho học sinh đọc đúng các tiếng, từ khó tôi hướng dẫn các em đọc đúng ngữ diệu câu ( ngắt,nghỉ hơi ) đúng chỗ. Tôi hướng dẫn cách đọc như sau:
+ Ngắt sau dấu phẩy: là dấu được đặt vào khi câu văn chưa hoàn chỉnh sẽ còn ý tiếp nối theo sau. Sau dấu phẩy ta nghỉ ngắn và lên giọng một chút.
+ Ngắt sau dấu chấm: là dấu báo hiệu ý trọn vẹn vì vậy nghỉ hơi dài hơn dấu phẩy, bằng một nữa so với dấu chấm xuống dòng và hạ thấp giọng.
+ Ngắt hơi sau dấu hai chấm: là dấu báo hiệu điều sẽ được trình bày, giải thích thuyết minh vấn đề vừa nêu, khi đọc ngừng lại một chút và hơi hạ giọng.
+ Đặt biệt với câu có dấu chấm lửng, khi đọc học sinh còn lúng túng kông biết đọc như thế nào, chúng tôi hướng dẫn các em đọc kéo dài chỗ có dấu chấm lửng.
- Hoặc với câu chỉ nói ngập ngừng, chưa nói hết thì khi đọc cần nghỉ hơi một quãng bằng thời gian phát âm một tiếng và đọc với ngữ điệu yếu.
Ngoài ra, đọc đúng còn bao gồm đọc đúng cả tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu.
- Với câu dài không có dấu phẩy ta cần dựa vào nghĩa của từ. Nhờ hiểu nghĩa và các mối quan hệ ngữ pháp mà học sinh đọc đúng chỗ ngắt giọng và ngược lại. chỗ ngắt giọmg cũng là căn cứ đễ người nghe hiểu chính xác được ý nghĩa, nội dung bài đọc.
Đối với những bài văn xuôi, khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt ( câu hỏi, câu cảm, câu khiến, ) để hướng dẫn học sinh đọc đúng, giáo viên còn phải chú trọng đến việc ngắt hơi ở những chỗ không có dấu câu nhưng là những chỗ tách ý, tôi đã dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định đúng cách ngắt nhịp đúng các câu.
Đối với những học sinh đọc quá nhanh nên dẫn đến đọc sai từ, thêm hoặc bớt từ, tôi tập cho các em tính cẩn thận hơn, bình tĩnh hơn khi đọc bài, nhìn kĩ từ ngữ khi đọc cho chính xác hơn.
Trong các tiết học Tập đọc, tôi luôn cố gắng tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được tham gia đọc thành tiếng với nhiều hình thức như: đọc tiếp nối đoạn, đọc trong nhóm 2, nhóm 4, đọc phân vai, đọc trước lớp,
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ BA ĐỒN TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG PHONG ----------------------o0o-------------------- CHUYÊN ĐỀ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn tập đọc Người thực hiện: Đinh Phi Hùng Tổ: 1, 2, 3 Quảng Phong, tháng 10 năm 2018 CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Từ thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến việc học chưa tốt môn tập đọc của học sinh, để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết tập đọc và khắc phục những nguyên nhân tối đa trên tôi đã tiến các biện pháp, giải pháp những nội dung cụ thể sau: Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Đối với giáo viên - Trước hết muốn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc hay ( đọc diễn càm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy đọc mà đọc chưa chuẩn. trước khi đọc bài thì giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của thầy trò ở từng đoạn của bài. Thầy phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm đầu mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng. - Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình. - Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh minh họa phục vụ cho bài dạy để học sinh hướng thú tiếp thu bài sâu hơn. - Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt. ` - Ngay từ đầu năm học, sau khi ổn định lớp, tôi liền liên hệ với giáo viên chủ nhiệm năm trước (lớp 2) đễ tìm hiểu về đặt điểm của từng học sinh trong lớp. - Khi đã có đầy đủ các thông tin cá nhân về học sinh, tôi tổng hợp và ghi lại vào “ sổ thông tin về học sinh”. b. Đối với các em học sinh - Yêu cầu học sinh đọc bài kĩ trước ở nhà, có đọc bài trước ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn sửa chữa. - Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng bất kì một văn bản nào nói chung hay các tiết tập đọc nói riêng. - Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm những loại sách, báo, truyện tranh để đọc. - Với cách làm trên sẽ giúp ít cho học sinh rất nhiều trong việc lựa chọn,sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Tổ chức lớp - Căn cứ vào đặc điểm của học sinh, tôi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo hướng một em khá, giỏi kèm một em yếu hoặc một em đọc tốt kèm một em đọc yếu, để các em có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ. - Ngoài cách sắp xếp trên tôi còn thường xuyên tổ chức phụ đạo thêm giờ như: 15 phút đầu giờ, ra chơi, cuối buổi. Chúng tôi thường xuyên sưu tầm cho các em đọc thêm các bài tập đọc, chuyện những em học sinh đọc yếu nhất đọc cho lớp nghe. 3. Gây sự hứng thú tích cực học tập cho học sinh trong các tiết học Để làm được điều này, giáo viên cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Đổi mới phương pháp dạy học: là dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh đóng vài trò chủ đạo, giáo viên làm người hướng dẫn, phát huy tối đa tính năng động sáng tạo của học sinh. - Sử dụng tối đa các thiết bị, đồ dùng dạy học trong các giờ dạy - Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học trong một giờ, một tiết dạy. - Luôn tạo sự thoải mái cho học sinh ngồi học và đảm bảo tính “ vừa học vừa chơi”. - Tạo điều kiện để học sinh được giao tiếp với nhau, thường xuyên nhằm khắc phục rào cản giữa học sinh yếu và học sinh trung bình, khá, giỏi. - Đổi mới phương pháp nhận xét đánh giá và đảm bảo sự công bằng. * Để thực hiện mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể cho học sinh trong giờ Tập đọc. Tôi chú ý đến các khâu sau 1. Luyện đọc đúng - Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không đọc thiếu từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng còn bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biện pháp: Từ đầu năm, tôi đã phân loại học sinh, nắm được mức độ đọc của từng em. Từ đó có kế hoạch luyện đọc cho từng em. Trước khi dạy mỗi bài tập đọc, tôi dự tính các lỗi học sinh dễ mắc phải, những từ, câu khó học sinh chưa đọc tốt để luyện. Trong quá trình rèn đọc tôi giúp học sinh hiểu rằng, các em không chỉ đọc cho thầy, cô và bản thân nghe mà phải đọc to, rõ cho cả lớp nghe. Có như vậy thì các bạn trong lớp mới nhận xét và cho chúng ta ý kiến như: đọc hay, chưa hay, sai từ, thừa, thiếu từ đó các em sẽ sữa chữa và phát huy tốt. 2. Luyện cách ngắt, nghỉ hơi Bên cạnh việc hướng dẫn cho học sinh đọc đúng các tiếng, từ khó tôi hướng dẫn các em đọc đúng ngữ diệu câu ( ngắt,nghỉ hơi ) đúng chỗ. Tôi hướng dẫn cách đọc như sau: + Ngắt sau dấu phẩy: là dấu được đặt vào khi câu văn chưa hoàn chỉnh sẽ còn ý tiếp nối theo sau. Sau dấu phẩy ta nghỉ ngắn và lên giọng một chút. + Ngắt sau dấu chấm: là dấu báo hiệu ý trọn vẹn vì vậy nghỉ hơi dài hơn dấu phẩy, bằng một nữa so với dấu chấm xuống dòng và hạ thấp giọng. + Ngắt hơi sau dấu hai chấm: là dấu báo hiệu điều sẽ được trình bày, giải thích thuyết minh vấn đề vừa nêu, khi đọc ngừng lại một chút và hơi hạ giọng. + Đặt biệt với câu có dấu chấm lửng, khi đọc học sinh còn lúng túng kông biết đọc như thế nào, chúng tôi hướng dẫn các em đọc kéo dài chỗ có dấu chấm lửng. - Hoặc với câu chỉ nói ngập ngừng, chưa nói hết thì khi đọc cần nghỉ hơi một quãng bằng thời gian phát âm một tiếng và đọc với ngữ điệu yếu. Ngoài ra, đọc đúng còn bao gồm đọc đúng cả tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. - Với câu dài không có dấu phẩy ta cần dựa vào nghĩa của từ. Nhờ hiểu nghĩa và các mối quan hệ ngữ pháp mà học sinh đọc đúng chỗ ngắt giọng và ngược lại. chỗ ngắt giọmg cũng là căn cứ đễ người nghe hiểu chính xác được ý nghĩa, nội dung bài đọc. Đối với những bài văn xuôi, khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt ( câu hỏi, câu cảm, câu khiến,) để hướng dẫn học sinh đọc đúng, giáo viên còn phải chú trọng đến việc ngắt hơi ở những chỗ không có dấu câu nhưng là những chỗ tách ý, tôi đã dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định đúng cách ngắt nhịp đúng các câu. Đối với những học sinh đọc quá nhanh nên dẫn đến đọc sai từ, thêm hoặc bớt từ, tôi tập cho các em tính cẩn thận hơn, bình tĩnh hơn khi đọc bài, nhìn kĩ từ ngữ khi đọc cho chính xác hơn. Trong các tiết học Tập đọc, tôi luôn cố gắng tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được tham gia đọc thành tiếng với nhiều hình thức như: đọc tiếp nối đoạn, đọc trong nhóm 2, nhóm 4, đọc phân vai, đọc trước lớp, 3. Luyện đọc lưu loát Đọc lưu loát là phẩm chất đọc về mặt tốc độ, đọc không ê a, ngắc ngứ. Tốc độ đọc nhanh chỉ thực hiện được khi đã đọc đúng. Khi đọc, phải chú ý xác định tốc độ để cho người nghe hiểu kịp được. Nhưng đọc nhanh không phải là đọc liên tục, không ngừng nghỉ. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tộc độ của lời nói ( ở lớp 3: 55tiếng/phút ). Khi đọc thầm ,tốc độ sẽ nhanh hơn nhiều. Biện pháp: Muốn cho học sinh đọc nhanh, đúng tốc độ cần có sự chuẩn bị bài tốt, học sinh phải đọc trước nhiều lần. Đối với những em đọc chậm tôi tổ chức cho các em luyện đọc thêm sau giờ học. Trên lớp, tôi hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu cho học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, tôi còn kết hợp các biện pháp như: đọc tiếp nối đoạn trên lớp, đọc thành tiếng trong nhóm, đọc thầm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ. 4. Luyện đọc có ý thức ( đọc hiểu ) Để giúp học sinh đọc cảm nhận văn bản thì trong dạy Tập đọc phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đây là vấn đề cần thiết quan trọng đối với học sinh lớp 5. Có hiểu được nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng , đọc hay và diễn cảm được. Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc thầm. Đọc thầm có ưu thế hơn đọc thành tiếng vì nhanh hơn 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung hiểu nội dung điều mình đọc. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản vừa đọc . Do đó , dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả dọc thầm giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài. Tức là toàn bộ những gì đọc được. Biện pháp: Trong dạy Tập đọc, tôi kết hợp chặt chẽ việc tìm hiểu bài với luyện đọc. Một giờ tập đọc tôi cho học sinh đọc thầm nhiều lần. Đồng thời tôi giao nhiệm vụ cho học sinh trong khi đọc thầm để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. Như vậy, học sinh đã được đọc thầm nhiều lần trước khi phân tích nội dung bài kết hợp với đọc cá nhân thành tiếng để học sinh nắm đươc nội dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng. Việc đọc thành tiếng và đọc thầm đã được kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau. Để giúp học sinh đọc hiểu tốt , tôi còn chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học sinh nêu nội dung, nghệ thuật, cách đọc bài, chú ý các câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, đặt câu để làm rõ nghĩa của từ, tìm các từ gần nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa, 5. Luyện đọc diễn cảm Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng đọc,để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở mức độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng, đọc lưu loát. * Tìm đúng và đọc đúng giọng - Trong bài thì đoạn nào thể hiện sự vui, buồn, giận, nghiêm trangphù hợp với nội dung bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao. Biện pháp: Nội dung của bài đọc qui định ngữ điệu của bài đọc nên tôi không bao giờ áp đặt sẵn giọng đọc bài mà để học sinh tự nêu cách đọc và đọc trên cơ sở đã hiểu từ, hiểu nghĩa. Tôi chỉ là người lắng nghe, sửa cách đọc cho từng học sinh. Tôi cũng luôn kích thích, động viên học sinh cố gắng đọc diễn cảm. * Với bài tập đọc thể loại miêu tả Tôi hướng dẫn các em biết nhấn giọng ở các từ ngữ biểu cảm, gợi cảm tính chất có tác dụng làm nổi bậc ý nghĩa của đoạn văn. * Với bài tập đọc thể loại truyện kể - Với thể loại này tôi hướng dẫn các em đọc đúng lời nhân vật, lời người dẫn truyện và chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng nhân vật để làm rõ tính cách của nhân vật đó. 6. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh ngoài giờ lên lớp. Ngoài biện pháp “ gây sự hứng thú,tích cực học tập” cho học sinh thì rèn kĩ năng “ đọc” cũng không kém phần quan trọng đối với học sinh lớp 3 nhất là đối với học sinh yếu. Theo quan điểm của chúng tôi thì muốn đọc tốt phải thường xuyên luyện đọc và đọc thật nhiều. - Vì vậy vào các giờ ra chơi, tôi thường xuyên động viên và khuyến khích học sinh dành thời gian khoảng 5 đến 10 phút đễ ngồi lại lớp đọc sách, báo (nhất là đối với học sinh yếu). Nhưng để đảm bảo mỗi học sinh đều đọc sách, không lười thì tôi cũng phải ngồi lại quan sát và nhắc nhỡ các em. Đến giờ vào học giáo viên dành lại 5 phút kiểm tra các em bằng hệ thống câu hỏi như: + Em đọc chuyện gì ? Nội dung như thế nào ? Trong câu chuyện em vừa đọc em thích nhất nhan vật nào ? Vì sao?.... - Còn ở nhà tôi sưu tầm chuyện cho các em về nhà đọc. riêng các bài tập đọc tôi dặn các em đọc trước ở nhà 2, 3 lần và dùng bút chì gạch dưới câu trả lời của các câu hỏi, 15 phút đầu giờ ban cán sự lớp đi kiểm tra. - Còn ở các giờ sinh hoạt tập thể, tôi thường biểu dương những học sinh đọc nhiều sách, báo nhất trong tuần hoặc tuyên dương những học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập (dù là tiến bộ nhỏ). Việc này tôi thực hiện thường xuyên ở lớp. 7. Đọc mẫu của giáo viên Việc đọc mẫu của giáo viên cũng góp phần không nhỏ trong việc luyện đọc cho học sinh. Vì vậy, trước mỗi giờ dạy, tôi phải nghiên cứu nội dung bài dạy, tìm cách đọc hay nhất và tập đọc nhiều lần. Trên lớp, tôi chú ý đọc mẫu thật tốt để học sinh cảm thụ được bài học hiệu quả nhất. Có nhiều cách đọc mẫu như: + Đọc mẫu ở đầu tiết, giữa tiết hay cuối tiết học. + Đọc mẫu toàn bài . + Đọc mẫu từ , cụm từ, câu, đoạn. Vì vậy, tùy theo từng bài, từng nội dung mà giáo viên lựa chọn cách đọc mẫu phù hợp. Quảng Phong, ngày 20 tháng 10 năm 2018 Người thực hiện Đinh Phi Hùng
Tài liệu đính kèm: