Giáo dục hiện nay đang thực hiện đổi mới toàn diện cả nội dung và phương pháp.Trong quá trình giảng dạy, mỗi môn học đều có một vị trí rất quan trọng. Nó góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ cũng như các môn học khác, môn toán có một vị trí quan trọng đặc biệt đối với đời sống của trẻ.Thông qua môn toán, học sinh sẽ được làm quen, được trang bị những hiểu biết ban đầu về toán học.
- Nhằm giúp giáo viên trong khối nắm lại nội dung dạy học môn Toán 4, thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từ đó lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng mà nhất là đối với đối tượng học sinh yếu.
- Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên, tập thể khối 4 thống nhất mở chuyên đề về Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán 4.
Phßng gi¸0 dôc vµ ®µo t¹o THÀNH PHỐ BẢO LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC CHÂU 2 ============= chuyªn ®Ò khèi 4 “DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN TOÁN LỚP 4” N¨m häc: 2012 - 2013 Lộc Châu, ngày 20 tháng 12 năm 2012 LÝ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ: Giáo dục hiện nay đang thực hiện đổi mới toàn diện cả nội dung và phương pháp.Trong quá trình giảng dạy, mỗi môn học đều có một vị trí rất quan trọng. Nó góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ cũng như các môn học khác, môn toán có một vị trí quan trọng đặc biệt đối với đời sống của trẻ.Thông qua môn toán, học sinh sẽ được làm quen, được trang bị những hiểu biết ban đầu về toán học. - Nhằm giúp giáo viên trong khối nắm lại nội dung dạy học môn Toán 4, thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từ đó lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng mà nhất là đối với đối tượng học sinh yếu. - Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên, tập thể khối 4 thống nhất mở chuyên đề về Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán 4. II. THỰC TRẠNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN 4: 1,Thuận lơi Giáo viên:đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy .Đặc biệt được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường . -Các loại sách giáo khoa và sách giáo viên củng như tài liệu tham khảo đầy đủ cho giáo viên. b,Học sinh:nhìn chung các em có hứng thú ,chăm chỉ khi học toán . 2,Khó khăn : Giáo viên: Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu. - Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, áp dụng tốt phương pháp cá biệt qua từng đối tượng học sinh. - Quan tâm đến học sinh, chăm sóc đặc biệt đến đối tượng yếu kém. Học sinh: - Trình độ học sinh không đều nhau. - Hụt hẫng kiến thức từ lớp dưới. - Một số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, một số gia đình do mải làm ăn kinh tế chạy theo cơ chế thị trường cho nên ít quan tâm đến việc học của con em mình. -Đa số các em học sinh về nhà chưa tự giác làm bài và học bài đầy đủ ở nhà trước khi đến lớp -Khả năng nhớ và vận dụng kiến thức đã học của học sinh còn yếu ,dẫn đến việc giải quyết các bài tập liên quan đến kiến thức còn khó khăn III/ CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN 4: 1. Cấu trúc chương trình: Thời lượng chương trình: 35 tuần với 375 tiết, mỗi tuần 5 tiết. Trong đó: + Lý thuyết: 82 tiết. + Thực hành, luyện tập, ôn tập: 89 tiết. + Kiểm tra định kỳ: 04 tiết. 2. Nội dung chương trình: Nội dung dạy học môn Toán được nêu trong chương trình Giáo dục phổ thông- cấp Tiểu học theo từng lớp, trong đó có mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng (Chuẩn kiến thức, kĩ năng) của từng chủ đề, theo các mạch kiến thức của từng lớp. Đối với từng bài học trong SGK môn Toán 4, cần quan tâm đến yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả học sinh phải đạt được sau khi học xong bài học đó. Quá trình tích lũy được qua yêu cầu đạt ở mỗi bài học đối với học sinh cũng chính là quá trình bảo đảm cho học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn toán theo từng chương Chương trình Toán 4 gồm 6 chương * Chương I: Số tự nhiên – Bảng đơn vị đo khối lượng. - Ở chương này, học sinh chủ yếu ôn lại và nâng cao các kiến thức đã học ở lớp 3 như: so sánh các số tự nhiên, học thêm lớp triệu, tìm số trung bình cộng. - Hoàn chỉnh bảng đơn vị đo khối lượng. - Tìm hiểu về biểu đồ. * Chương II: Bốn phép tính với các số tự nhiên. - Được xem như chương tiền đề, kiến thức ở chương này chủ yếu là ôn tập, củng cố về 4 phép tính cộng, trừ, nhân chia và các tính chất. - Ngoài ra học sinh còn được học về góc, đường thẳng, thực hành vẽ hình (chữ nhật, vuông, ) - Các em được cung cấp mới về đơn vị đo diện tích dm2, m2. - Học sinh được làm quen với giải toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. * Chương III: Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 – Giới thiệu hình bình hành. - Đây là chương mà học sinh được cung cấp các dấu hiệu chia hết, đơn vị đo diện tích km2. - Tìm hiểu các tính chất hình bình hành và công thức tính diện tích hình bình hành. * Chương IV: Phân số, các phép tính với phân số - Giới thiệu hình thoi. - Học sinh làm quen với khái niệm phân số và các phép tính trên phân số. - Giới thiệu hình thoi, công thức tính diện tích hình thoi. * Chương V: Tỉ số, một số bài toán liên quan đến tỉ số. Tỉ lệ bản đồ. - Ở đây học sinh được luyện tập giải toán, học mới về tỉ số. - Cung cấp các kiến thức về tỉ số, tỉ lệ, ứng dụng. - Cách giửi bài toán về tìm 2 số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của 2 số đó. * Chương VI: Ôn tập. - Đây là chương giúp học sinh ôn tập, củng cố toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình Toán 4 để từ đó có cơ sở học lên lớp 5. Để đảm bảo thực hiện được yêu cầu cần đạt của mỗi bài học, phải thực hiện các bài tập cần làm trong số các bài tập thực hành, luyện tập của bài học trong SGK. Đây là các bài tập cơ bản, thiết yếu phải hoàn thành đối với mỗi học sinh trong mỗi giờ học. Các bài tập này đã được lựa chọn theo những tiêu chí (Đảm bảo tính sư phạm, tính khả thi, tính đặc thù của môn học, ...) nhằm đáp ứng các yêu cầu sau: - Là các dạng bài tập cơ bản, cần thiết, tối thiểu giúp học sinh thực hành để từng bước nắm được kiến thức, rèn kĩ năng và yêu cầu về thái độ nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng qua một số bài cụ thể đối với môn Toán 4 được trình bày như sau: Ví dụ: Bài: Ôn tập các số đến 100000 (Toán 4 trang 3) * Yêu cầu cần đạt: - Đọc, viết được các số đến 100000. - Biết phân tích cấu tạo số. * Bài tập cần làm: - Bài 1,2,3 (Câu a viết được 2 số; Câu b dòng 1) Hoặc bài : Dấu hiệu cia hết cho 5 ( Toán 4 trang 95), bài thực hành minh họa chuyên đề hôm nay * Yêu cầu cần đạt: - Biết dấu hiệu chia hết cho 5. - Biết kết kợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5 * Bài tập cần làm: - Bài 1, 4 IV/ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 4: Dạy học Toán 4 cần lưu ý: - Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Kế thừa các kiến thức đã học ở lớp 1, 2 và 3. - Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng, quan tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu và bồi dường HS năng khiếu. - Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học. => Từ những vấn đề trên ta có một số phương pháp dạy học cơ bản sau: 1. Phương pháp dạy học bài mới: - Giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học. - Tạo điều kiện để học sinh củng cố và tập vận dụng các kiến thức mới học ngay sau khi học bài mới để học sinh bước đầu chiếm lĩnh kiến thức mới đó. 2. Phương pháp dạy học bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành: - Giúp học sinh nhận ra kiến thức đã học hoặc một số kiến thức mới trong nội dung các bài tập đa dạng, phong phú. - Giúp học sinh tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng em. - Tao ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh. - Tập cho học sinh thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập. - Hướng cho học sinh tìm và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với các kết quả đã đạt được. 3. Phương pháp dạy theo nhóm đối tượng: - Đối với đối tượng học sinh yếu, trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém. Ví dụ như do: + Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng. + Tiếp thu chậm. + Phương pháp học tập chưa tốt. + Năng lực tư duy yếu. + Do có thái độ thờ ơ với việc học, - Từ đó chúng ta lựa chọn phương pháp phù hợp theo các bước: + Tổ chức khảo sát, phân loại đối tượng. + Lập kế hoạch, nội dung phụ đạo. + Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ. + Phối hợp gia đình. Lưu ý, để phương pháp này có hiệu quả tối ưu, giáo viên chúng ta cần xây dựng môi trường học tập thoải mái, thân thiện, gần gũi với học sinh, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trẻ. V/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN - Động viên, khuyến khích HS; hướng dẫn HS tự học, chăm học, tự tin; rèn phẩm chất - Căn cứ vào chuẩn KTKN, phối hợp kiểm tra thường xuyên và định kì, đánh giá bằng điểm số và nhận xét, đánh giá của GV và tự đánh giá của HS Tiêu chí của kiểm tra, đánh giá: - Toàn diện, khách quan, công bằng, phân loại đối tượng HS. - Phối hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận; viết và vấn đáp, thực hành. - Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán: - Môn Toán được đánh giá bằng điểm số - Kiểm tra thường xuyên tối thiểu 2 lần/tháng - Kiểm tra định kì: giữa và cuối 2 học kì. VI/ LẬP KẾ HOẠCH BÀI HỌC A/Tham khảo , nghiên cứu tài liệu về môn Toán: 1/ Chuẩn kiến thức, kĩ năng liên quan trực tiếp đến bài học: - Đây là tài liệu mang tính chỉ đạo của Bộ về mức độ chuẩn kiến thức kỹ năng tối thiểu cho đại bộ phận học sinh trên lớp cần đạt tới, cũng như một số yêu cầu mở đối với đối tượng học sinh khá giỏi vươn tới nhằm thoả mãn yêu cầu khám phá thêm của đối tượng học sinh có năng khiếu Toán học. - Thực hiện công văn 972/SGDĐT-GDTH ngày 13.09.2011 của Sở GDĐT Lâm Đồng V/v: Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học ở tiểu học. Ngoài ra cần nghiên cứu thêm Công văn 896 của Bộ về giao quyền tự chủ cho từng giáo viên, từng lớp trong lập kế hoạch bài học phù hợp thực tế lớp. 2/ Bài học trong SGK: - Đây là phương tiện giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy - học nhằm giải quyết mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng bài học. Không nhất thiết phải dạy hết nội dung có trong SGK. 3/ Bài hướng dẫn dạy học trong sách GV , các sách bài soạn khác: - Giúp giáo viên tham khảo, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Không quá lệ thuộc vào bài hướng dẫn mà xa thực tế làm cho bài dạy thiếu tính khả thi. 4/ Vở bài tập: - Là tài liệu học tập của học sinh, đây là cầu nối giúp giáo viên có thể kiểm chứng thực tế tiếp thu bài học của học sinh và cũng là phương tiện giúp học sinh khá giỏi thể hiện kiến thức, kỹ năng nâng cao và tính sáng tạo trong thực hiện các dạng bài tập của mình. 5/ Các thiết bị dạy học: - Nhất thiết phải có đối với các bài học mới. Muốn tổ chức các hoạt động tư duy của học sinh trong việc phân tích, tổng hợp rút kiến thức mới cần phải có thiết bị trợ giúp vì học sinh tiểu học lĩnh hội kiến thức theo con đường đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Việc dùng thiết bị trong dạy học Toán cần khoa học, khéo léo để không phân tán tư duy của học sinh. B/Thực hiện lập kế hoach bài học: * Khi soạn một bài dạy cần đảm bảo 3 phần sau: Phần 1 : Nêu mục đích, yêu cầu của bài học ( gắn với yêu cầu cần đạt ghi trong tài liệu hướng dẫn). Chú ý đọc kĩ hướng dấn ở tuần 1 để ghi đầy đủ yêu cầu cần đạt ở các tuần sau, đối với một số loại bài học có yêu cầu giống nhau. Phần 2: Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh; dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng. Ví dụ: Bảng phụ ( ghi gợi ý kể chuyện), cách tổ chức học sinh kể chuyện theo cặp, kể trước lớp .... Phần 3: Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy đối với giáo viên, yêu cầu cần học đối với từng đối tượng học sinh, kể cả học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật ( nếu có) * Khi thực hiện lập kế hoạch dạy học cần chú ý: - Theo chuẩn Kiến thức, kĩ năng các yêu cầu qui định theo chuẩn (Bài tập cần làm) luôn có những bài tập dành cho HS khá, giỏi đó là những bài tập không yêu cầu HS trung bình thực hiện (BT được giảm theo số lượng hoặc giảm theo mức độ phát triển) ở chuẩn KT-KN. Ngoài ra còn có một số bài học theo chuẩn KT-KN hoàn toàn thoát ly cả SGK trong các trường hợp này đòi hỏi GV phải tự nghiên cứu bổ sung và thay vào đó những bài tập phù hợp để giải quyết được mục tiêu của tiết học (Bài: LUYỆN TẬP Trang 89-90 Toán 4). KẾT LUẬN Môn Toán ở tiểu học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nếu học sinh học tốt môn Toán thì sẽ có kinh nghiệm , kiến thức, kỹ năng để học vững vàng môn Toán ở các lớp trên. Muốn vậy mỗi giáo viên cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau: - Phải nắm chắc chuẩn kiến thức – kĩ năng cần đạt của từng bài dạy. - Xác định yêu cầu cơ bản, tối thiểu tất cả HS đạt được sau khi học xong bài học. - Xác định yêu cầu cần đạt ,bài tập cần làm trong số bài tập thực hành, luyện tập của mỗi bài học trong SGK. - Phải nắm chắc trình độ và năng lực hoạt động của từng em trong lớp. - Thường xuyên động viên , quan tâm đến những học sinh ít hoạt động, tạo nhiều cơ hội để các em được tham gia hoạt động. - Xây dựng các nhóm hoạt động học tập cần chú ý phân đều ở các đối tượng HS - Giáo viên phải thường xuyên suy nghĩ tìm ra nhiều hình thức tổ chức hoạt động (có sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan), làm sao cho học sinh bao giờ cũng thấy mới mẻ trong việc tổ chức các hoạt động, tránh sự nhàm chán, đơn điệu - Nghiên cứu để biến một số hoạt động học tập đựơc thể hiện dưới dạng trò chơi trí tuệ, vui nhộn tạo sự hứng thú cho học sinh. Trên đây là một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 nhằm góp một phần nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng của một bài học. Nay Tổ khối 4 xin trao đổi cùng đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp đạt hiệu quả hơn. Chắc không tránh những thiếu sót trong cách trình bày, nội dung rất mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để cùng nhau rút kinh nghiệm. Xin chân thành cảm ơn! Lộc châu, ngày 20 tháng 12 năm 2012 Khối trưởng Võ Thị Phương Yến
Tài liệu đính kèm: