Giáo án Lớp 4 - Tuần 6, Thứ 6 - Năm học 2010-2011

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6, Thứ 6 - Năm học 2010-2011

TẬP LÀM VĂN:(T12)

Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện.

1. Mục tiêu:- HS kể được câu chuyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện, hiểu ý nghĩa, nội dung câu chuyện.

- Rèn kĩ năng thực hành xây dựng đoạn văn kể chuyện.

- Giáo dục ý thức học tập, sống trung thực .

2 . Chuẩn bị : Tranh minh hoạ truyện kể.

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 26/01/2022 Lượt xem 178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6, Thứ 6 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Luyện từ và câu:(T5)
 Ôn luyện: Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng
1.Mục tiêu: - Tiếp tục hệ thống, mở rộng vốn từ theo chủ điểm Măng mọc thẳng.
- Rèn kĩ năng thực hành, sử dụng từ, đặt câu, viết đoạn văn theo chủ đề.
- Giáo dục lối sống trung thực, biết tôn trọng mình và mọi người.
2.Chuẩn bị: Nội dung ôn luyện.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học
HĐ2 : GV nêu định hướng ôn tập.
Hệ thống hoá các từ thuộc chủ đề : Trung thực-Tự trọng
Thực hành làm các bài tập tìm từ, hiểu nghĩa từ, đặt câu, viết đoạn văn.
HĐ3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài:
Bài1 : Nhớ và ghi lại các từ đã học thuộc chủ đề Trung thực-Tự trọng.
Phân nhóm các từ theo yêu cầu sau: 
+ Đồng nghĩa với trung thực, tự trọng: + Trái nghĩa với trung thực, tự trọng:
- Hiểu thế nào là tự trọng (HSKG).
Bài 2 : Đặt câu với ít nhất hai từ thuộc mỗi nhóm nêu trên.
GV cho HS viết vào vở, 1 HS nêu từ – 1 HS đặt câu.
Bài3 : Viết một đoạn văn theo chủ đề Măng mọc thẳng trong đó có sử dụng một số từ ngữ ở bài tập 2.
GV chấm, chữa một số bài, tuyên dương HS có bài viết tốt, đúng chủ đề.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. 
HS định hướng nội dung nhớ lại kiến thức đã học, vận dụng thực hành.
VD : thẳng thắn ; chính trực....
Tô Hiến Thành là một người chính trực.
Từ đồng nghĩa với trung thực, tự trọng.
Từ trái nghĩa với trung thực, tự trọng.
thật thà, thật tâm, trung thành, thành thật, trung nghĩa....
dối trá, lừa đảo, bịp bợm, gian lận, gian ngoan, lừa bịp....
VD : dối trá : Những lời nói dối trá của nó đã làm nố mất đi lòng tự trọng của mình.
HS viết bài, đọc bài, chữa bài.
HSTB-yếu có thể chỉ viết theo từng câu.
HSKG viết cả bài, đọc bài minh hoạ.
4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học.
**********************************
TOÁN :(T5)
 Ôn luyện: Phép cộng, phép trừ.
1. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về phép cộng, phép trừ.
- Rèn kĩ năng thực hành đặt tính, tính, tính nhanh, so sánh biểu thức số, giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: bài ôn tập.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học	 HS nghe , xác định yêu cầu giờ học
HĐ2 : Định hướng nội dung luyện tập.
Vận dụng kiến thức đã học, thực hiện các bài tập có liên quan về phép cộng, phép trừ.
HĐ3 :Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
 Bài1 : Tính : a,125.678 + 23.546 
 b, 80.987 + 657.894
 c, 45.765 – 23.998
 d, 456.908 – 123.765
Bài 2 : Tính nhanh : 
123 + 567 + 877 + 433
34.879 – 12.234 – 879 + 22.234
HSTB yếu có thể tính theo cách thông thường, nêu thứ tự thực hiện phép tính.
Bài 3 : Không tính, điền dấu thích hợp vào chỗ chấm ( , =). Nêu rõ cơ sở của việc điền dấu (HSKG).
123.456+123.456....123.456 + 123.466
348.908– 123.435....348.908– 123.400
123 + 154 – 123.... 154
Bài 4 : Một xí nghiệp sản xuất đồ chơi, tuần thứ nhất sản xuất được 23.456 con thú nhồi bông, tuần sau sản xuất giảm so với tuần đầu 456 con. Trung bình mỗi tuần xưởng đó sản xuất được bao nhiêu con thú nhồi bông?
HS nghe, xác định yêu cầu cần thực hiện, các kiến thức cần vận dụng về phép cộng, phép trừ.
- Tính chất giao hoán của phép cộng, thêm bớt thành phần phép tính...
HS đọc, xác định yêu cầu đề bài, thực hành.
HS làm trên bảng con, chữa bài trên bảng lớp.
* Kết quả: a, 149.224 ; b,738.881 
 c, 321.767 ; d, 333.143
HS nêu cách đặt tính, cách tính.
HS thi giải toán nhanh:
VD : ( 123 + 877) + ( 567 + 433)
 = 1.000 + 1.000
 = 2.000
VD : 123.456 + 123.456..<..123.456 + 123.466 ( Hai số hạng đầu bằng nhau ; ta so sánh hai số hạng 123.456 và 123.466....)
348.908–123.435..<.348.908– 123.400
123 + 154 – 123..=.. 154
HS đọc. Phân tích đề toán, nêu lại cách tìm số TBC.
* Kết quả:
Tuần sau : 23.000 con
TB mỗi tuần : 23.228 con.
 4. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài. - Chuẩn bị bài sau.
******************************
TẬP LÀM VĂN:(T12)
Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện. 
1. Mục tiêu:- HS kể được câu chuyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện, hiểu ý nghĩa, nội dung câu chuyện.
- Rèn kĩ năng thực hành xây dựng đoạn văn kể chuyện.
- Giáo dục ý thức học tập, sống trung thực .
2 . Chuẩn bị : Tranh minh hoạ truyện kể.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra:- Đọc lại thư chúc mừng sinh nhật.
B. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu của bài tập.
Bài 1 : Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh , kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
GV cho HS ghi các ý truyện vào VBT, trao đổi theo cặp, trình bày trước lớp.
- Hiểu thế nào là tiều phu?
GV đặt câu hỏi giúp đỡ HS yếu hoàn thành cốt truyện.
VD : - Khi rìu bị văng xuống sông, thái độ của chàng trai thế nào, chàng đã nói gì?
Bài 2 : Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
GV cho HS đọc phần gợi ý.
GV cho HS khá giỏi nói miệng một, hai đoạn- HS TB yếu học tập cách phát triển đoạn văn.
- Khi trình bày đoạn văn cần chú ý điều gì? 
HS yếu có thể chỉ cần viết một đoạn truyện hoàn chỉnh. HSKG có thể viết cả bài.
GV cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh- Nêu ý nghĩa câu chuyện?
HS đọc bài, nhận xét cấu trúc bức thư, nội dung.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, phân tích đề bài thực hiện yêu cầu của giờ học.
HS kể từng sự việc làm nòng cốt cho diễn biến câu chuyện.
- Một chàng tiều phu đang đốn củi thì lưới rìu bị văng xuống sông.
- ...ngưòi đàn ông làm nghề đốn củi trong rừng.
- Chàng buồn bã ngồi khóc : “ Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay rìu mất rồi, ta biết lấy gì để kiếm sống đây?”
HS thực hành tập kể chuyện theo từng đoạn, viết lại đoạn văn kể chuyện trong vở, đổi vở giúp nhau chữa bài.
- Mỗi đoạn văn trong bài kể một sự việc trong một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến câu chuyện.
- Hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
HS chỉ tranh, kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - ...khuyên con ngưòi phải biết sống trung thực, không tham lam...
C.Củng cố, dặn dò : - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
 - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau : Lời ước dưới trăng.
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_thu_6_nam_hoc_2010_2011.doc