ĐẶT VẤN ĐỀ :
“Đổi mới phương pháp dạy học” là yêu cầu trước mắt, cần thiết đối với mỗi thầy cô giáo. Chính sự đổi mới này sẽ giúp cho ta đạt được nhiệm vụ chính trị năm học.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, của nhiều lĩnh vực khác trong xã hội, nhu cầu học tập của con người nâng dần số lượng và chất lượng, do đó người giáo viên cần phải cải tiến phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”, kích thích sự say mê, phát triển tư duy của học sinh, hình thành thói quen tự giác học tập để đạt kết quả cao nhất. Đây cũng là mục tiêu đào tạo của trường, Sở, ngành đặt ra. Thế thì để đạt được yêu cầu đó, việc đổi mới phương pháp dạy và học như thế nào? Thực hiện ra sao? Đó là vấn đề cần quan tâm trong các giờ lên lớp, và cũng là nguyên nhân thúc đẩy tôi viết SKKN này.
Với bài SKKN, theo tôi sẽ giúp cho chúng ta khắc phục được lối “dạy chay”, không gây hứng thú trong học sinh, không phát huy hết vai trò của các em trong việc tự giành lấy kiến thức mới. Qua SKKN này, cũng như qua phương pháp dạy học tích cực sẽ dần dần giúp giáo viên tự hoàn thiện mình về trình độ chuyên môn, một yếu tố không thể thiếu của thầy cô giáo.
Phòng GD- Đào Tạo Phú Tân Trường TH “B” Phú Hiệp ---***--- Sáng Kiến Kinh Nghiệm “DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC” I- ĐẶT VẤN ĐỀ : “Đổi mới phương pháp dạy học” là yêu cầu trước mắt, cần thiết đối với mỗi thầy cô giáo. Chính sự đổi mới này sẽ giúp cho ta đạt được nhiệm vụ chính trị năm học. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, của nhiều lĩnh vực khác trong xã hội, nhu cầu học tập của con người nâng dần số lượng và chất lượng, do đó người giáo viên cần phải cải tiến phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”, kích thích sự say mê, phát triển tư duy của học sinh, hình thành thói quen tự giác học tập để đạt kết quả cao nhất. Đây cũng là mục tiêu đào tạo của trường, Sở, ngành đặt ra. Thế thì để đạt được yêu cầu đó, việc đổi mới phương pháp dạy và học như thế nào? Thực hiện ra sao? Đó là vấn đề cần quan tâm trong các giờ lên lớp, và cũng là nguyên nhân thúc đẩy tôi viết SKKN này. Với bài SKKN, theo tôi sẽ giúp cho chúng ta khắc phục được lối “dạy chay”, không gây hứng thú trong học sinh, không phát huy hết vai trò của các em trong việc tự giành lấy kiến thức mới. Qua SKKN này, cũng như qua phương pháp dạy học tích cực sẽ dần dần giúp giáo viên tự hoàn thiện mình về trình độ chuyên môn, một yếu tố không thể thiếu của thầy cô giáo. II- NỘI DUNG – BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT : A. Quá trình phát triển kinh nghiệm : Trong những năm giảng dạy khối lớp 4 , qua nhiều đợt tự học bồi dưỡng thường xuyên, kết hợp với thực tế ở trường và điều kiện thuận lợi được phân công dạy khối 4 , tôi nghĩ rằng phương pháp mới nếu áp dụng ở khối lớp này thì dễ dàng hơn. 1/ Các biện pháp cụ thể : Thực hiện nhiều tiết dạy khác nhau , có những đối tượng học sinh khác nhau, cụ thể năm học qua (2006 – 2007) tôi thí điểm ở lớp . Tôi chọn bài “NƯỚC CÓ TÍNH CHẤT GÌ ” trong chương trình lớp 4 môn khoa học . + Trước khi dạy Thầy, trò cần có sự chuẩn bị chu đáo ví dụ như : a) Phía giáo viên : Đã đầu tư soạn giáo án mới có phần hoạt động của Thầy riêng, của trò riêng, có sự phân bố thời gian hợp lí. Ở phần hoạt động của Thầy có câu hỏi làm xuất hiện các tình huống có vấn đề, có mâu thuẫn giữa các hiện tượng từ đó hướng cho HS suy nghĩ, giải quyết. Ở phần hoạt động của trò : ghi các khả năng HS có thể trả lời, hướng điều chỉnh, đi đến kết luận đúng. Bước chuẩn bị nữa là : phóng to tranh sách giáo khoa trang 42,43 Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm . b) Phía học sinh :Phân công theo nhóm - 2 cốc thủy tinh giống nhau . - Nước lọc , sữa -Chai , cốc , hộp ,lọ thuỷ tinh có hình dáng khác nhau . - Một tấm kính , khay đựng nước - Một miếng vải mỏng . - Đường , muối , cát . - Thìa 3 cái . TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Kiểm tra bài cũ : * Hoạt động dạy : * Hoạt động học Hoạt động khởi động - Nhận xét về bài kiểm tra Học sinh lắng nghe - Hỏi Trả lời 2. GV chuyển ý vào chương : - Chủ đề của phần 2 chương khoa học có tên là gì ? - Chủ đề này giúp các em tìm hiểu về một số sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và vai trò của nó đối với sự sống của con người và các sinh vật khác . Bài học đầu tiên các em tìm hiểu xem nước có tính chất gì ? Vật chất và năng lượng Học sinh lắng nghe * Hoạt động 1 : Màu , mùi vị của nước * Mục tiêu : - Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không mà , không mùi , không vị của nước . - Phân biệt nước và các chất lỏng khác - Giáo viên tiến hành hoạt động theo nhóm , theo định hướng Tiến hành hoạt động nhóm - Yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh và giáo viên vừa đổ nước lọc sữa và 2 cái thìa vào .Trao đổi và trả lời các câu hỏi - Quan sát và thảo luận về tính chất của nước . Sau đó một nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ lên trình bày trước lớp , với 2 chiếc cốc trên bàn giáo viên - Câu trả lời đúng 1) Cốc nào đựng nước , cốc nào đựng sữa ? 1) Chỉ trực tiếp 2) Làm thế nào bạn biết điều đó ? 2) Vì khi nhìn vào cốc nước em nhận thấy trong suốt , nhìn thấy rất rõ cái thìa , còn cốc sữa có màu trắng đục , nên nhìn không rõ cái thìa trong cốc . Khi nếm từng cốc : cốc không có mùi là cốc nước , cốc có mùi thơm béo là cốc sữa. 3) Em có nhận xét gì về màu , mùi của nước ? 3) Nước không có màu , không có mùi , không có vị Gọi các nhóm bổ sung , nhận xét . - Chốt lại những điều HS nhận xét đúng . Các nhóm bổ sung * Tuyên dương những nhóm độc lập suy nghĩ và kết luận đúng : nước trong suốt , không màu , không mùi , không vị . Lắng nghe * Hoạt động 2 : * Mục tiêu : Phát hiện các hình dạng của nước . - Học sinh hiểu khái niệm “ Hình dạng nhất định” - Biết dự đón , nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước . - Yêu cầu học sinh chuẩn bị chai , lọ , hộp bằng thuỷ tinh - Tiến hành làm thí nghiệm quan sát thảo luận - Yêu cầu các nhóm cử 1 học sinh đọc phần thí nghiệm , một học sinh thực hiện các bạn quan sát trả lời câu hỏi Nhóm làm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm thí nghiệm , trả lời câu hỏi , giải thích hiện tượng . 1) Nước có hình gì ? 1) Nước có hình dạng của chai , lọ , hộp ,vật chứa nó . - Nhận xét bổt sung ý kiến của nhóm Vậy qua thí nghiệm vừa làm các em có kết luận gì về tính chất của nước ? Nước không có hình dạng nhất định -Giáo viên chuyển ý : Các em đã biết một số tính chất của nước : nước không màu , không mùi , không vị , không hình dạng nhất định . - HS lắng nghe Vậy nước có tính chất nào nữa cùng làm thí nghiệm để biết nhé ? * Hoạt động 3 : - Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ? - Mục tiêu : Biết làm thí nghiêm để rút ra tính chất nước chảy từ trên cao xuống thấp , và lau ra khắp mọi phía thấp hơn - Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này . - GV kiểm tra vật liệu làm thí nghiệm Học sinh lấy dụng cụ chuẩn bị - Các nhóm làm thí nghiệm nêu kết quả Học sinh thực hành thí nghiệm - Giáo viên ghi nhanh lên bảng báo cáo các nhóm Nhóm 1 Cách tiến hành Nhận xét và kết luận - Đổ một ít nước lên một tấm kính được đặt nghiên trên một cái khay nằm ngang Nước chảy trên tấm kính nghiên từ nơi cao xuống nơi thấp . Khi nước đến khay hứng , thì nước lan ra mọi phía . Nhóm 2 Đổ một ít nước trên một tấm kính nằm ngang . Tiếp tục đổ nước trên tấm kính nằm ngang . Phía dưới hứng khay Nước chảy lan ra mọi phía . Nước chảy lan ra khắp mặt kính và lan tràn ra ngoài rơi xuống khay , chứng tỏ nước lan chảy từ trên cao xuống thấp . - Các em biết tính chất gì của nước ? - Nước chảy từ trên cao xuống thấp lan ra mọi phía - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước . - Lợp mái nhà , lót gạch sân , đặt máng nước tất cả đều làm dốc để nước chảy dễ và nhanh . Hoạt động 4 :Phát hiện tính chất thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật Mục tiêu : Làm thí nghiệm nước thấm qua một số vật . Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này - Giáo viên nêu nhiệm vụ :để biết vật nào cho nước thấm qua , vật nào không cho nước thấm qua các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm Học sinh lắng nghe Học sinh lấy dụng cụ chuẩn bị - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm Trả lời : - Đổ nước vào túi ni lông xem nước có chảy ra không ? (kết luận) . - Đổ nước vào túi ni lông nước không thấm qua - Nhúng các vật như : vải , giấy báo vào các nước hoặc đổ nước vào chúng .Nhận xét và kết luận . - Các vật vải ,giấy báo chúng đều thấm . Kết luận : Nước thấm qua một số vật . -Ứng dụng : - Dùng vật liệu không cho thấm qua để làm đồ dùng chứa nước ,lợp nhà ,làm áo mưa - Dùng vật cho nước thấm qua để lộc nước đục . Hoạt động 5 : Phát hiện nước có thể hoặc không có thể hòa tan một số chất . - Giáo viên giao nhiệm vụ : - Để biết được một số chất có hòa tan hay không hòa tan trong nước làm thí nghiệm theo nhóm . - Học sinh làm thí nghiệm . - Các nhóm báo cáo kết quả . - Cho một ít đường, muối ,cát vào ba cốc khác nhau : khuấy đều lên .Nhận xét rút ra kết luận . - Đường ,muối hòa tan với nước . -Cát không hòa tan với nước . - Yêu cầu 2 học sinh đọc mục bạn cần biết 2 học sinh đọc + Hoạt động kết thúc : - Kiểm tra học sinh học thuộc tính chất của nước ngay tại lớp . - Nhận xét giờ học ,tuyên dương những học sinh ,nhóm tích cực tham gia xây dựng bài . - Bài tập cho học sinh làm thêm ở nhà . - Đánh dấu x vào ô trước câu trả lời đúng . a) Vật cho nước thấm qua : Chai thủy tinh Vải bông Aùo mưa Lon sữa bò b) Chất tan trong nước : Cát Bột gạo Đường Bột mì 2/. Sự chuyển biến : kết quả thực hiện kiểm chứng . * Định hướng : - 100% học sinh theo dõi bài . - 100% học sinh thảo luận nhóm sôi nổi tích cực phát triển . - 100% học sinh thực hiện tốt các yêu cầu thảo luận nhóm ,và bài tập . * Chất lượng : - Trên100% đạt yêu cầu . - Học sinh hiểu bài thuộc tại lớp . B-Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm : * Tình trạng ban đầu : Hiện có - Gây sự hứng thú học tập của HS - Học sinh chăm chú tập trung . - Kết quả làm bài củ cao 75% b) Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm : - Sáng kiến kinh nghiệm áp dụng cho học sinh lớp 4 bởi vì kiến thức không mới lắm so với học sinh . - Ngoài ra còn có thể áp dụng đại trà cho cả học sinh tiểu học . c) Nguyên nhân thành công : - Phương pháp được hình thành từ lâu giúp cho học sinh có thói quen học tập . - Giáo viên đầu tư vào giáo án nhiều hơn . - Biết cách động viên các em yếu ,cá biệt tạo điều kiện thuận lợi để các em trả lời (khuyến khích ,cộng điểm ). - Sự phân bố thời gian hợp lí câu đối . - Chuẩn bị câu hỏi nâng cao học học giỏi . - Ra phiếu học tập ,câu hỏi trắc nghiệm vừa sức học sinh . - Có khâu dặn dò thật kĩ ở tiết trước ( chuẩn bị bài ,mẫu vật .) - Học sinh tự giác học tập ,chịu khó đọc trước nội dung ,tóm tắt bài ở nhà . - Học sinh mạnh dạn phát biểu ( không rụy rè ). d) Những bài học kinh nghiệm : + Cho bản thân : Nâng dần trình độ chuyên môn ,thực hiện tốt biện pháp quản lý lớp ( chống lười biến trong học sinh ). - Quen dần phương pháp dạy học tích cực . III- KẾT LUẬN : Với xu hướng phát triển của xã hội ,nhu cầu học sinh ngày càng cao ,trong đó đòi hỏi thầy cô giáo phải thực hiện cho được phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm “nhằm gây hứng thú ,say mê trong học sinh góp phần chống lười biến ,chống lưu ban bỏ học ,nếu chúng ta ai cũng thực hiện tốt phương pháp này một cách đồng bộ ,có hệ thống thì không bao lâu nữa phương pháp học mới trở nên quen thuộc ,hình thành ý thức tự giác học tập ,tạo uy tính của người thầy đối với học sinh ,có như thế chúng ta mới đạt được kế hoạch năm học ,cũng như những yêu cầu ,mục tiêu mà ngành ,trường đặt ra cho thầy cô giáo . Tóm lại ,phương pháp dạy học tích cực có thành công hay không là tùy thuộc vào sự nỗ lực rất lớn của giáo viên và học sinh . Người viết HUỲNH Y NHỎ
Tài liệu đính kèm: