Đề kiểm tra định kì giữa học kì I năm học 2008 - 2009 môn thi: Đọc tiếng - lớp 2

Đề kiểm tra định kì giữa học kì I năm học 2008 - 2009 môn thi: Đọc tiếng - lớp 2

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN ĐỌC THÀNH TIẾNG

Tổng số điểm = 6 điểm, chia ra :

1- Đọc đoạn văn . 5 điểm

 * Đọc đúng tiếng, đúng từ . 3 điểm.

 Đọc sai : - Dưới 3 tiếng = 2,5 điểm. - Từ 3 đến 4 tiếng = 2,0 điểm.

 - Từ 5 đến 6 tiếng = 1,5 điểm. - Từ 7 đến 8 tiếng = 1,0 điểm.

 - Từ 9 đến 10 tiếng = 0,5 điểm. - Trên 10 tiếng = 0,0 điểm.

 * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu . 1 điểm.

 - Có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu.

 - Nếu không ngắt nghỉ hơi đúng : + 3 đến 5 dấu câu = 0,5 điểm.

 + từ 6 dấu câu trở lên = 0 điểm.

 * Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) . 1 điểm.

 Đọc : - Trên 1 phút đến 2 phút = 0,5 điểm.

 - Quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm = 0 điểm.

2- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu . 1 điểm

 - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng = 0,5 điểm.

 - Trả lời sai hoặc không trả lời được = 0 điểm.

 

doc 6 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì I năm học 2008 - 2009 môn thi: Đọc tiếng - lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 2
*****************************************************************************************************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN ĐỌC THÀNH TIẾNG
Tổng số điểm = 6 điểm, chia ra :
1- Đọc đoạn văn ...................................................................................................... 5 điểm
 * Đọc đúng tiếng, đúng từ ........................................................................ 3 điểm.
 Đọc sai : - Dưới 3 tiếng = 2,5 điểm. - Từ 3 đến 4 tiếng = 2,0 điểm.
 - Từ 5 đến 6 tiếng = 1,5 điểm. - Từ 7 đến 8 tiếng = 1,0 điểm.
 - Từ 9 đến 10 tiếng = 0,5 điểm. - Trên 10 tiếng = 0,0 điểm.
 * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu ........................................................ 1 điểm.
 - Có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu.
 - Nếu không ngắt nghỉ hơi đúng : + 3 đến 5 dấu câu = 0,5 điểm.
 + từ 6 dấu câu trở lên = 0 điểm.
 * Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) ....................................... 1 điểm.
 Đọc : - Trên 1 phút đến 2 phút = 0,5 điểm.
 - Quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm = 0 điểm.
2- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu ...................................................... 1 điểm
 - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng = 0,5 điểm.
 - Trả lời sai hoặc không trả lời được = 0 điểm.
Giáo viên gọi từng học sinh lên chuẩn bị, sau đó đọc bài và trả lời câu hỏi.
u Phần thưởng
 Na là một cô bé tốt bụng. Ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt... Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.
 Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.
Giáo viên chọn 1 trong 4 câu hỏi cho học sinh trả lời :
1- Câu chuyện này nói về ai ? (... nói về một học sinh tên là Na)
2- Bạn Na có đức tính gì ? (... tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè)
3- Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na ? (... Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, sẵn sàng san sẻ những gì mình có cho bạn)
4- Em học được điều gì ở bạn Na ? (... tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người)
v Phần thưởng
 Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì có vẻ bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.
 Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.
 Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp.
Giáo viên chọn 1 trong 2 câu hỏi cho học sinh trả lời :
1- Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì ? (... các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người)
2- Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được phần thưởng không ? Vì sao ? ( Na xứng đáng được thưởng, vì người tốt cần được thưởng. [Hay: - Na xứng đáng được thưởng, vì cần khuyến khích lòng tốt./ Hoặc: - Na xứng đáng được thưởng, vì có tấm lòng tốt)
w Phần thưởng
 Bất ngờ, cô giáo nói :
- Bây giờ, cô sẽ trao một phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.
Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.
Giáo viên chọn 1 trong 5 câu hỏi cho học sinh trả lời :
1- Khi Na được phần thưởng, những ai vui mừng ? ( Na, cô giáo và các bạn, mẹ bạn Na)
2- Khi Na được phần thưởng, Na vui mừng như thế nào ? ( đến mức tưởng là mình nghe nhầm, đỏ bừng mặt)
3- Khi Na được phần thưởng, cô giáo và các bạn vui mừng như thế nào ? ( vỗ tay vang dậy)
4- Khi Na được phần thưởng, mẹ Na vui mừng như thế nào ? ( khóc đỏ hoe cả mắt)
5- Em thấy việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì ? ( Biểu dương người tốt, khuyến khích học sinh làm việc tốt)
x Người mẹ hiền
 Giờ ra chơi, Minh thầm thì với Nam : “Ngoài phố có gánh xiếc. Bọn mình ra xem đi !”
 Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khoá, trốn ra sao được. Minh bảo :
 - Tớ biết có một chỗ tường thủng.
 Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài.
Giáo viên chọn 1 trong 2 câu hỏi cho học sinh trả lời :
1- Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu ? ( Minh rủ Nam trốn học, ra phố xem xiếc)
2- Hai bạn định ra phố bằng cách nào ? ( chui qua chỗ tường thủng)
y Người mẹ hiền
 Đến lượt Nam đang cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em : “Cậu nào đây ? Trốn học hả ?” Nam vùng vẫy. Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên.
 Bỗng có tiếng cô giáo :
 - Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi.
 Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
Giáo viên chọn 1 trong 2 câu hỏi cho học sinh trả lời :
1- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì ? ( Cô nói với bác bảo vệ : “Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi”; cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát dính bẩn trên người em, đưa em về lớp)
2- Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ thế nào ? ( Cô rất dịu dàng yêu thương học trò. [Hay : Cô bình tĩnh và nhẹ nhàng khi thấy học trò phạm khuyết điểm)
z Người mẹ hiền
 Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi :
 - Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ?
 Hai em cùng đáp :
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ, rồi tiếp tục giảng bài.
Giáo viên chọn 1 trong 4 câu hỏi cho học sinh trả lời :
1- Cô giáo làm gì khi Nam khóc ? ( Cô xoa đầu Nam an ủi)
2- Lần trước, bị bác bảo vệ giữ lại, Nam khóc vì sợ. Lần này, vì sao Nam bật khóc ? ( vì đau và xấu hổ)
3- Người mẹ hiền trong bài là ai ? ( là cô giáo)
4- Vì sao cô giáo trong bài được gọi là “Người mẹ hiền” ? ( cô vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh giống như một người mẹ đối với các con trong gia đình)
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 2 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
****************************************************************************************************
u Phần thưởng
 Na là một cô bé tốt bụng. Ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt... Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.
 Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 2 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
****************************************************************************************************
v Phần thưởng
 Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì có vẻ bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.
 Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.
 Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 2 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
****************************************************************************************************
w Phần thưởng
 Bất ngờ, cô giáo nói :
 - Bây giờ, cô sẽ trao một phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.
 Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 2 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
****************************************************************************************************
x Người mẹ hiền
 Giờ ra chơi, Minh thầm thì với Nam : “Ngoài phố có gánh xiếc. Bọn mình ra xem đi !”
 Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khoá, trốn ra sao được. Minh bảo :
 - Tớ biết có một chỗ tường thủng.
 Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 2 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
****************************************************************************************************
y Người mẹ hiền
 Đến lượt Nam đang cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em : “Cậu nào đây ? Trốn học hả ?” Nam vùng vẫy. Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên.
 Bỗng có tiếng cô giáo :
 - Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi.
 Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn thi : ĐỌC TIẾNG - Lớp 2 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
****************************************************************************************************
z Người mẹ hiền
 Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi :
 - Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ?
 Hai em cùng đáp :
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ, rồi tiếp tục giảng bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDOC TIENG lop 2.doc