Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Sông Mây

Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Sông Mây

Câu 1: Vì sao rừng cỏ may vang động tiếng nói cười?

a) Vì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm.

b) Vì những sinh vật đang chuẩn bị cho đêm hội.

c) Vì mùa thu đến mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh

Câu 2: Khi tiếng đàn của chàng Dế Mèn cất lên, các sự vật thay đổi như thế nào?

a) Mặt ai cũng tươi vui, rạng rỡ như được thắp đèn.

b) Tất cả reo vui, vỗ tay tán thưởng.

c) Đất trời như nín thở, bầy cá thôi giỡn trăng, nhịp nhàng nép bên tán lá sen mát rượi.

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Sông Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH SÔNG MÂY
Họ và tên : .............. 
Học sinh lớp :..
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 1
Năm học 2011 – 2012
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
PHẦN ĐỌC
Chữ ký Giám thị
GV 1: 
GV 2:
Điểm (bằng chữ và số)
Đọc tiếng: ...
Đọc thầm:...
Cộng:
Nhận xét
Chữ ký Giáo viên chấm
GV 1:
GV 2:
I/ ĐỌC THẦM: (30 phút) 	Hội mùa thu ../5đ 
 Cái sông ấy nhỏ như một đầm lầy, nhưng cũng quy tụ biết bao nhiêu sinh vật. Mùa thu đến, mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh thì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm. Rừng cỏ may vang động tiếng nói, tiếng cười. Họ đang chuẩn bị cho đêm hội đấy!
 	 Màn đêm buông xuống, ông trăng hiện ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng. Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ, trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất trời. Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe nhẹ nhàng quanh sân khấu. Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng. Mặt ai cũng vui tươi, rạng rỡ như được thắp đèn.
 	Chợt tiếng đàn của chàng Dế Mèn vút lên, cao bát ngát. Tất cả im lặng. Chỉ có tiếng đàn như được tiếp sức sống, khi dịu dàng, rủ rỉ như dòng suối bạc trong suốt luồn lách trong rừng thu, khi âm u huyền bí, khi lanh lảnh tiếng chim. Đất trời như nín thở. Những bầy cá thôi giỡn trăng, nhịp nhàng nép bên tán lá sen mát rượi.
 Học sinh đọc thầm bài Tập đọc trên để trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập sau :
Câu 1: Vì sao rừng cỏ may vang động tiếng nói cười?
a) Vì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm. 
b) Vì những sinh vật đang chuẩn bị cho đêm hội.
c) Vì mùa thu đến mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh
Câu 2: Khi tiếng đàn của chàng Dế Mèn cất lên, các sự vật thay đổi như thế nào?
a) Mặt ai cũng tươi vui, rạng rỡ như được thắp đèn.
b) Tất cả reo vui, vỗ tay tán thưởng.
c) Đất trời như nín thở, bầy cá thôi giỡn trăng, nhịp nhàng nép bên tán lá sen mát rượi.
 Câu 3: Trong câu nào dưới đây, từ“rừng” được dùng với nghĩa gốc?
Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.
Ngày 2 – 9, đường phố tràn ngập một rừng cờ và hoa.
Một rừng người về đây dự ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Câu 4: Dòng nào dưới đây là nhóm từ đồng nghĩa ?
Lung linh , long lanh , lóng lánh, lấp loáng , lấp lánh.
Vắng vẻ , hiu quạnh, hiu hắt, vắng ngắt , lung linh.
Bao la, mênh mông, thênh thang , bát ngát,lấp lánh.
Câu 5: Thành ngữ “Bốn biển một nhà” có nghĩa là:
Đoàn kết mọi người trong một gia đình.
Mọi người đoàn kết lại với nhau, cùng thống nhất về một ý.
Người ở khắp mọi nơi đoàn kết như người trong một gia đình cùng thống nhất về một mối .
 Câu 6: Đoạn 3 trong bài tập đọc trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
So sánh.
Nhân hóa.
So sánh và nhân hóa.
 Câu 7: Gạch chân cặp từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.
Chân cứng đá mềm
Câu 8: Nối từ ngữ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải:
Thiên nhiên
Bạn cùng chiến đấu.
Hữu nghị
Tất cả những gì không do con người tạo ra
Chiến hữu
Trạng thái không có chiến tranh
Hòa bình
Tình cảm thân thiện giữa các nước
 Câu 9: Đặt câu có từ đi với mỗi nghĩa:
a) Tự di chuyển bằng chân: 
b) Mang (xỏ) vào chân, tay để che giữ:
..
TRƯỜNG TH SÔNG MÂY KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 1 Năm học 2011 – 2012
Lớp 5	 MÔN TIẾNG VIỆT – KIỂM TRA ĐỌC
Phần đọc tiếng ( 5 đ)
	GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 110 tiếng/phút của một trong những bài sau đây và trả lời 1 câu hỏi do GV nêu về nội dung đã đọc. Lưu ý ghi nhận lỗi sai của HS vào ô nhận xét , nhận xét và công bố điểm sau khi mỗi HS đọc xong cho cả lớp nghe. 
1/Bài: “Một chuyên gia máy xúc” (trang 45)
Đoạn: 2 “Chiếc máy xúc của tôi.giản dị, thân mật”
CH: Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?
(Một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác.)
2/ Bài: “Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai” (trang 54)
Đoạn: 1+2 “ Từ đầu.dân chủ nào ?
CH: Dưới chế độ A-pác- thai , người da đen bị đối xử như thế nào?
 ( Họ bị đối xử bất công, phải làm việc nặng nhọc,bẩn thỉu, hưởng mức lương thấp, sống, chữa bệnh, đi học ở khu riêng, không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào)
3 / Bài: “ Những người bạn tốt” (trang 64)
Đoạn 1 “ Từ đầu.. đất liền”
CH: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? 
(Vì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết ông.)
Đoạn: 2 +3 “ Nhưng những tên cướp trả lại tự do cho A-ri-ôn)
CH: Điều gì đã xảy ra khi nghệ sĩ A-ri-ôn cất tiếng hát giã biệt cuộc đời.
( Đàn cá heo đã vây quanh tàu nghe ông hát và đã cứu ông thoát nạn)
4/ Bài “ Cái gì quý nhất”
 Đoạn : Từ đầu thầy giáo phân giải”
CH:Theo Hùng, Quý , Nam , cái gì quý nhất trên đời?
( - Theo Hùng: Lúa gạo quý nhất vì nó nuôi sống con người- Theo Quý: Vàng là quý nhất vì nó có thể mua được gạo - Theo Nam: thì giờ quý nhất vì có thì giớ mới là ra lúa gạo, vàng bạc)
5/ Đất Cà Mau
Đoạn 2: “Cà Mau đất xốp. bằng thân cây đước”
CH: Người dân Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
( Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước, nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cấu bằng thân cây đước)
Hướng dẫn kiểm tra đọc tiếng
1/ Đọc đúng tiếng, từ : 1 điểm
Đọc sai từ 1 – 3 tiếng: 0,5đ
Đọc sai từ 4 tiếng trở lên: 0 đ
2/ Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 đ
 Không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 2-3 dấu câu: 0,5đ
 Không ngắt, nghỉ hơi đúng trên 3 dấu câu: 0đ	: 
3/ Giọng đọc có biểu cảm: 1 đ
Chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 đ
Không thể hiện tính biểu cảm : 0 đ 
4/ Tốc độ đọc: 1 phút : 1 đ
- Đọc vượt 1 - 2 phút : 0,5 đ 
- Đọc vượt 2 phút : 0 đ
5/ Trả lời đúng câu hỏi : 1 đ
Trả lời chưa đầy đủ, trả lời không tròn câu : 0,5 đ
 Trả lời sai : : 0 đ
Hướng dẫn chấm Đọc hiểu : 5đ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
b (0,5 đ)
c (0,5 đ)
a (0,5 đ)
a (0,5 đ)
c (0,5 đ)
Câu 6
Câu 7
Câu 8 (0,5 đ) sai 1 ý 0 đ
c (0,5 đ)
0,5 đ
đói – no; nắng – mưa;
cứng – mềm
sai 1 cặp 0 đ
Thiên nhiên
Bạn cùng chiến đấu.
Hữu nghị
Tất cả những gì không do con người tạo ra
Chiến hữu
Trạng thái không có chiến tranh
Hòa bình
Tình cảm thân thiện giữa các nước
Câu 9: 1 đ
Đặt câu đúng yêu cầu, đúng ngữ pháp, rõ nghĩa, dùng từ chính xác , mỗi câu 0,5 đ
TRƯỜNG T SÔNG MÂY	KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 1 Năm học 2011 – 2012
LỚP 5	 	 MÔN TIẾNG VIỆT – KIỂM TRA VIẾT LỚP 5
Chính tả (15 phút): Những cánh buồm
Tôi yêu con sông vì những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy chúng tôi.
2. Tập làm văn (35 phút)
 Tả ngôi trường em đang học
 HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT VIẾT
I. Chính tả: 5 điểm.
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm.
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.
 * Lưu ý: Nếu viết hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: 5 điểm
 1/ Yêu cầu :
 a, Thể loại: Văn miêu tả ( tả cảnh)
 b, Nội dung: tả ngôi trường em đang học
 c. Hình thức: Viết bài văn khoảng 20 – 25 dòng trở lên theo trình tự bài văn tả cảnh , đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài theo đúng yêu cầu
 2/ Biểu điểm:
Điểm 5: Bài viết đạt cả ba yêu cầu của đề. Mắc không quá 3 lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, đặt câu). Biết sử dụng các từ ngữ, hình ảnh, nêu bật được vẻ đẹp, những hoạt động của ngôi trường .. Mạch văn chân thực, giàu hình ảnh, biết dùng một số hình ảnh so sánh.
Điểm 4 - 4,5: Bài viết đạt cả 3 yêu cầu của đề nhưng chữ viết chưa đẹp, mắc không quá 5 lỗi diễn đạt.
Điểm 3 - 3,5: Bài viết đạt yêu cầu a,b, còn có chỗ chưa hợp lí ở yêu cầu c. Mắc không quá 6 lỗi diễn đạt.
Điểm 2 - 2,5: Bài viết đạt yêu cầu a, chưa đảm bảo yêu cầu b,c. Diễn đạt ý còn vụng, có ý chưa chân thực. Chữ viết cẩu thả. Mắc không quá 10 lỗi diễn đạt.
Điểm dưới 2 : Bài làm chưa đạt yêu cầu b,c . Diễn đạt lủng củng, viết lan man, không trọng tâm. mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. 

Tài liệu đính kèm:

  • dockim tr lop 2.doc