Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4

Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4

Câu 1: Từ nào có tiếng “chí” không cùng nhóm với các từ còn lại ?

A. Ý chí B. Chí lí

C. Chí hướng D. Quyết chí

Câu 2:Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?

A. Leo - chạy B. Chịu đựng - rèn luyện

C. Luyện tập - rèn luyện D. Đứng - ngồi

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng?

A. Tin vào bản thân mình

B. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

C. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác

D. Coi trọng mình và xem thường người khác

Câu 4: Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng ?

A. Mùa thu, tiết trời mát mẻ.

B. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát.

C. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường.

D. Nam thích đá cầu, cờ vua.

 

doc 4 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA – Lớp 4
MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian: 120 phút
I. Trắc nghiệm (10 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Từ nào có tiếng “chí” không cùng nhóm với các từ còn lại ?
A. Ý chí	B. Chí lí
C. Chí hướng	D. Quyết chí
Câu 2:Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
A. Leo - chạy	B. Chịu đựng - rèn luyện
C. Luyện tập - rèn luyện	D. Đứng - ngồi
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng?
A. Tin vào bản thân mình
B. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
C. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác
D. Coi trọng mình và xem thường người khác
Câu 4: Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng ?
A. Mùa thu, tiết trời mát mẻ.
B. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát.
C. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường.
D. Nam thích đá cầu, cờ vua.
Câu 5: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây ca ngợi đạo lý thủy chung, luôn biết ơn những người có công với nước với dân?
A. Uống nước nhớ nguồn
B. Chịu thương, chịu khó
C. Dám nghĩ dám làm
D. Muôn người như một 
Câu 6: Dòng nào dưới đây gồm toàn từ ghép?
A. mây mưa, râm ran, lanh lảnh, chầm chậm
B. lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng, vùng vẫy
C. máu mủ, mềm mỏng, vùng vẫy, mơ mộng
D. bập bùng, thoang thoảng, lập lòe, lung linh
Câu 7: Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái? 
A. Vạm vỡ - gầy gò
B. Thật thà - gian xảo
C. Hèn nhát - dũng cảm
D. Sung sướng - đau khổ
Câu 8: Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh	B. Nhân hóa
C. Điệp từ 	D. So sánh và nhân hóa
Câu 9: “Thơm thoang thoảng” có nghĩa là: 
A. Mùi thơm ngào ngạt lan xa
B. Mùi thơm bốc lên mạnh mẽ
C. Mùi thơm lan tỏa đậm đà
D. Mùi thơm phảng phất, nhẹ nhàng
Câu 10: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng chính tả ?
A. Lép Tôn - xtôi
B. Lép tôn xtôi
C. Lép tôn - xtôi
D. Lép Tôn - Xtôi
Câu 11: Câu “Giêng hai rét cứa như dao:
Nghe tiếng....ào mào....ống gậy ra....ông.”
Thứ tự cần điền vào chỗ chấm là:
A. 2 âm tr, 1 âm ch
B. 2 âm ch, 1 âm tr
C. 1 âm th, 2 âm tr
D. 2 âm th, 1 âm tr
Câu 12: Dòng nào dưới đây chỉ chứa các từ thể hiện nét đẹp tâm hồn, tính cách của con người?
A.thùy mị, nết na, đằm thắm, xinh đẹp, phúc hậu
B. thùy mị, nết na, đằm thắm, hồn nhiên, phúc hậu
C. thùy mị, nết na, đằm thắm, thon thả, phúc hậu
D. thùy mị, nết na, đằm thắm, hồn nhiên, cường tráng
Câu 13: Từ nào dưới đây có tiếng “lạc” không có nghĩa là “rớt lại, sai”?
A. mạch lạc 	B. lạc hậu
C. lạc điệu	D. lạc đề
Câu 14 : Câu “ Lan cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu.” có mấy động từ?
A. 4 động từ	B. 3 động từ
C. 2 động từ	D. 1động từ
Câu 15: Từ nào không cùng nghĩa với từ “bát ngát”?
A. Mênh mông	B. bao la
C. Rộng lớn	D. đồ sộ
Câu 16: Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
A. xán lạn	B. xán lạng	C. sáng lạng	 D. xáng lạng
Câu 17: Với 5 tiếng cho sẵn: kính, yêu, qúy, thương, mến em có thể tạo ra được bao nhiêu từ ghép có 2 tiếng?
A. 7 từ	B. 8 từ
C. 9 từ	 D. 10 từ
Câu 18: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng?
A. Cây ngay không sợ chết đứng	B. Giấy rách phải giữ lấy lề
C. Thẳng như ruột ngựa	D. Thuốc đắng dã tật
Câu 19: 
Bác Mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Có vẻ vui tươi
Nhìn chúng em nhăn nhó.
 (Trần Đăng Khoa)
Những câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
A. So sánh B. Nhân hóa
C. Điệp từ D. Từ ngữ biểu cảm
Câu 20: Từ nào không đồng nghĩa với chăm sóc?
A. săn sóc	B. ân cần	C. chăm chút	 D. chăm non
II. Tự luận (10 điểm)
Đề bài: Dựa vào bài thơ dưới đây, em hãy kể lại câu chuyện bằng văn xuôi về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
Gọi bạn
Tự xa xưa thuở nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê Vàng và Dê Trắng
Một năm trời hạn hán
Suối cạn, cỏ khô héo
Lấy gì nuôi đôi bạn
Chờ mưa đến bao giờ?
Bê Vàng đi tìm cỏ 
Lang thang quên đường về
Dê Trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm Bê
Đến bây giờ Dê Trắng
Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!” 
 (Định Hải)
Bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Thi hoc sinh gioi trac nghiem tv 4.doc