Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Trần Thanh Sơn (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Trần Thanh Sơn (Bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU:

-Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

-Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

-Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.

II. CHUẨN BỊ:

-Tranh minh hoạ bài đọc.

 -Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.

 -Băng giấy viết câu, đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 36 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Trần Thanh Sơn (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3:
ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết3)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:
 -Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và vượt qua khó khăn.
 -Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
 -Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
 -Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”.
 +Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó.
 -GV giới thiệu: Trong cuộc sống thường xảy ra những rủi ro, chúng ta cũng có thể rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có thể làm gì để vượt lên số phận?
 Truyện “Một học sinh nghèo vượt khó” trong SGK kể về trường hợp bạn Thảo. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
 -GV kể chuyện.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2- SGK trang 6)
 -GV chia lớp thành 2 nhóm.
 òNhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?
 òNhóm 2 : Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
 -GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.
 -GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Câu 3- SGK trang 6)
 -GV nêu yêu cầu câu 3:
 +Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
 -GV ghi tóm tắt lên bảng 
 -GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 7).
 -GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/. Chép luôn bài của bạn.
d/. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/. Bỏ không làm.
 -GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
 -GV hỏi:
 Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
-HS đọc ghi nhớ.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp nghe.1-2 HS tóm tắt lại câu chuyện.
-Các nhóm thảo luận.Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
-Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết.
-HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết.
-HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do.
-HS phát biểu
-HS lắng nghe.
-1-2HS đọc ghi nhớ trong SGK/6
3. Củng cố dặn dò:
-Thế nào là vượt khó trong học tập?
-CHUẨN BỊ bài tập 2- 3 trong SGK trang 7.
-Thực hiện các hoạt động:
 +Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.
 +Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập.
-HS trả lời.
-Cả lớp CHUẨN BỊ.
-HS cả lớp thực hành
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP ĐỌC
THƯ THĂM BẠN (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
-Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
-Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
-Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh hoạ bài đọc.
 -Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
 -Băng giấy viết câu, đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: : Truyện cổ nước mình
- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ – Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài ntn ?. Gv nhận xét ghi điểm
 - 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ – Nêu ý nghĩa bài thơ ? 
-2HS lên bảng.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Gv treo tranh. Bức tranh thể hiện tình yêu thương của mọi người đ/với đồng bào bị lũ lụt. Bạn nhỏ thể hiện tấm lòng yêu thương, chia sẻ của mình ntn chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc :Thư thăm bạn. – Gv ghi tựa.
a. luyện đọc bài mới
 Gv bức thư chia thành 3 đoạn
 - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (3 lượt).Gv khen HS đọc đúng. Sửa chữa HS phát âm sai và đọc giọng quá to. Chú ý ngắt nghỉ hơi ở câu dài.Giải nghĩa từ khó.
-HS đọc theo cặp
-Gọi 1 HS đọc.
-Gv đọc diễn cảm bức thư- giọng trầm buồn, chân thành
b. Tìm hiểu bài mới
* Đ1 – HS đọc thầm gv kết hợp hỏi:
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? 
-Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? 
* Đ2-3 – HS đọc thầm, trả lời
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? nhận xét bổ sung. Gv hỏi tiếp:
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? (3 câu)
 HS làm việc nhóm 4 – đọc thầm những dòng mở đầu và kết thúc bức thư, trả lời câu hỏi:
-Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư? 
-Nêu ý chính của bài?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
 -Gọi HS đọc đọan nối tiếp. Hướng dẫn tìm giọng đọc hay.
 Gv đính Đ1 lên bảng hướng dẫn HS cách đọc.
-GV đọc mẫu. 
- 1 HS đọc lại. HS đọc nhóm đôi.
-HS thi đọc diễn cảm Đ1
-HS lắng nghe.
-3HS đọc nối tiếp.
-HS đọc nhóm đôi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS đọc thầm. Trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS đọc thầm. Trả lời
-HS trả lời, nhận xét. 
-Thảo luận nhóm.
-HS trả lời.
-1số HS nêu.
-3 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS đọc
-3HS thi đọc diễn cảm. NX.
3. Củng cố dặn dò:
-Bức thư thể hiện tình cảm gì ? ( tình thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.)
-Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa? Giáo dục tư tưởng.
-Về nhà các em đọc lại bức thư, xem trước bài Người ăn xin
-HS trả lời.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (TT) (Tiết 11)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 -Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 -Củng cố về các hàng, lớp đã học.
 -Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu) như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 10.
-Kiểm tra VBT ở nhà của một số HS.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 a.Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu : 
 -GV treo bảng các hàng, lớp như SGK lên bảng.
 -GV vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: Cô có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
 -Bạn nào có thể lên bảng viết số trên.
 -Bạn nào có thể đọc số trên.
 -GV hướng dẫn lại cách đọc.
 +Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. GV vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số 342 157 413
 -GV yêu cầu HS đọc lại số trên.
 -GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc.
 b.Luyện tập.
 Bài 1:MT: Viết số vào bảng có sẵn.
 -GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số GV kẻ thêm một cột viết số.
 -GV yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu.
 -GV yêu cầu HS kiểm tra các số bạn đã viết trên bảng.
 -GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số.
 -GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số.
 Bài 2: MT: Đọc số.
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết các số trong bài lên bảng, có thể thêm một vài số khác, sau đó chỉ định HS bất kì đọc số.
 Bài 3:MT: Viết số.
 -GV lần lượt đọc các số trong bài và một số số khác, yêu cầu HS viết số theo đúng thứ tự đọc.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4: MT: Đọc số dựa vào bảng thống kê.
 -GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng thống kê số liệu của bài tập và yêu cầu HS đọc.
 -GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 HS hỏi, HS kia trả lời, sau mỗi câu hỏi thì đổi vai.
 -GV lần lượt đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
 -GV có thể yêu cầu HS tìm bậc học có số trường ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số HS ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số GV ít nhất (hoặc nhiều nhất). 
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-1 HS lên bảng cả lớp viết vào giấy nháp.-Một số HS đọc .
-HS thực hiện tách số thành các lớp theo thao tác của GV.
-Một số HS đọc cá nhân, 
-HS đọc đề bài.
-1 HS lên bảng ,cả lớp viết vào vở
-HS kiểm tra và nhận xét 
- 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai.
-Mỗi HS được đọc từ 2 đến 3 số.
-Đọc số.
-Đọc số theo yêu cầu của GV.
-3 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở.
-HS đọc bảng số liệu.
-HS làm bài.
-3 HS lần lượt trả lời từng câu hỏi trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS cả lớp.
3. Củng cố dặn dò:
-GV viết các số:1235460; 54120756; 8745621; 124564397.Đại diện 2 dãy HS thi đua đọc.
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và CHUẨN BỊ bài sau.
-Mỗi dãy 2 HS đọc. NX.
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
KHOA HỌC
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
 -Kể được tên có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
 -Nêu được vai trò của các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
 -Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất đạm và chất béo
II. CHUẨN BỊ:
-Các hình minh hoạ ở trang 12, 13 / SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo mà em biết?
-Nêu vai trò cũa chất đạm và chất béo đối với cơ thể? 
-2HS trả lời.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo ?
MỤC TIÊU: Phân loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
Cách tiến hành: Thảo luận nhóm đôi.
 -Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ?
 -Gọi HS trả lời câu hỏi: GV nhận xét, bổ sung.
* GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm ?
 -Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo?
Hoạt động 2: Vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
MỤC TIÊU: 
 -Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và
 thức ă ... ét, tuyên dương những HS có sự hiểu biết về từ vựng 
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu .
_ Yêu cầu HS viết vào vở nháp .1 HS làm trên bảng .
_ Gọi HS nhận xét bài của bạn .
_ Chốt lại lời giải đúng .
_ Hỏi : Em thích câu thành ngữ nào nhất ? Vì sao ?
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
_ Gợi ý : Muốn hiểu được các tục ngữ , thành ngữ , em phải hiểu được cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng . Nghĩa bóng có thể suy ra từ nghĩa đen .
_ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi .
_ Gọi HS phát biểu ( GV có thể gọi tiếp nối HS cho đến khi có câu trả lời gần đúng thì chốt lại ) 
_ Hỏi : Câu thành ngữ ( tục ngữ ) em vừa giải thích có thể dùng trong tình huống nào ?
-HS nghe.
_ 1 HS yêu cầu trong SGK 
_ Sử dụng từ điển .
_ Hoạt động trong nhóm .
_ Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
_ 1 HS đọc yêu cầu trongSGK 
_ Trao đổi và làm bài .
_ Dán bài , nhận xét , bổ sung .
-HS nghe.
_ 1 HS đọc yêu cầu trongSGK 
_ Tự làm bài .
_ Nhận xét .
_ HS nghe.
_ 2 HS đọc yêu cầu .
_ Lắng nghe .
_ Thảo luận cặp đôi .
_ Tự do phát biểu tiếp nối .
3. Củng cố dặn dò:
_ Nhận xét tiết học .
_ Dặn dò HS về nhà học thuộc các từ , thành ngữ , tục ngữ có trong bài và viết vào vở 1 tình huống có sử dụng 1 tục ngữ hay thành ngữ trên .
_ HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
ĐỊA LÝ
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
 -Học xong bài này HS biết :trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
 -Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức .
 -Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở HLS .
 -Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở HLS .
II. CHUẨN BỊ:
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 -Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 -Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn?
 -Nơi cao nhất của đỉnh núi Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào ? Đọc ghi nhớ.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
-3HS lên bảng.
2. Bài mới: 
*.Giới thiệu bài: Ở Hoàng Liên Sơn có những dân tộc nào sinh sống ,cô trò ta sẽ được biết trong bài học hôm nay :”Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn “
 * Phát triển bài :
 1/.Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của một số dân tộc ít người :
MT: HS biết :trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt của người dân ở HLS. 
TH: Hoạt động cá nhân :
 -GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 +Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt hơn ở đồng bằng ?
 +Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS .
 +Xếp thứ tự các dân tộc (dân tộc Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao .
 +Giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người ?
 +Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao?
 -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 2/.Bản làng với nhà sàn :
MT: Biết người dân ở đây sống thành từng bản làng và ở bằng nhà sàn.
TH: Hoạt động nhóm4:
 -GV phát PHT cho HS và HS dựa vào SGK, tranh, ảnh về bản làng , nhà sàn cùng vốn kiến thức của mình để trả lời các câu hỏi :
 +Bản làng thường nằm ở đâu ?
 +Bản có nhiều hay ít nhà ?
 +Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn ?
 +Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ?
 +Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây?
 -GV nhận xét và sửa chữa .
 3/.Chợ phiên, lễ hội, trang phục :
MT: HS biết :trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về chợ phiên, lễ hội, trang phục :
TH: Hoạt động nhóm (5 nhóm)
 -GV cho HS dựa vào mục 3 ,các hình trong SGK và tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội , trang phục ( nếu có) trả lời các câu hỏi sau :
 +Chợ phiên là gì ?Nêu những hoạt động trong chợ phiên .
 +Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ .Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này ?(dựa vào hình 2) .
 +Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
 +Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ?
 +Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3,4 và 5 .
 -GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời .
-HS nghe.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét , bổ sung .
-HS xếp thứ tự.
-HS giải thích.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS chia nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS kác nhận xét, bổ sung .
-HS nghe.
-HS thảo luận mỗi nhóm 1 câu.
-Đại diên nhóm trình bày kết quả .
 -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
3. Củng cố dặn dò:
-GV cho HS đọc bài trong khung bài học .
-GV cho HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư , sinh hoạt ,trang phục ,lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn .
-Cho các nhóm trao đổi tranh ảnh cho nhau xem ( nếu có) .
-Về nhà xem lại bài và CHUẨN BỊ bài : “Hoạt 
động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn”.
-Nhận xét tiết học .
-2-3 HS đọc .
-HS trình bày.
-HS cả lớp .
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ (Tiết 6)
I. MỤC TIÊU:
-Hiểu được mục đích của việc viết thư .
-Biết được nội dung và kết cấu thông thường của một bức thư .
-Biết viết những bức thư thăm hỏi , trao đổi thông tin đúng nội dung , kết cấu lời lẽ chân thành , tình cảm .
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ viết sẵn phần Ghi nhớ .
-Bảng lớp viết sẵn đề bài phần Luyện tập .
-Giấy khổ lớn ghi sẵn câu hỏi + bút dạ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Cần kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật để làm gì ?
_ Gọi 2 HS đọc bài làm bài 1, 2 .
_ Nhận xét và cho điểm từng HS . 
_ 1 HS trả lời câu hỏi .
_ 2 HS đọc .
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Viết một bức thư cần chú ý những điều gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này .
a. Tìm hiểu ví dụ 
_ Yêu cầu HS đọc lại bài Thư thăm bạn trang 25 , SGK .
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
+ Theo em , người ta viết thư để làm gì ?
+ Đầu thư bạn Lương viết gì ?
+ Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào ?
+ Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì ?
+ Theo em , nội dung bức thư cần có những gì ?
+ Qua bức thư , em nhận xét gì về phần Mở đầu và phần kết thúc ?
b. Ghi nhớ 
_ Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc .
c. Luyện tập 
* Tìm hiểu đề 
_ Yêu cầu HS đọc đề bài .
_ Gạch chân dưới những từ : trường khác để thăm hỏi , kể , tình hình lớp , trường em 
_ Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm .
_ Gọi các nhóm hoàn thành trước dán phiếu lên bảng , nhóm khác nhận xét , bổ sung .
_ Nhận xét để hoàn thành phiếu đúng :
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai ?
+ Mục đích viết thư là gì 
+Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào ? 
+ Cần thăm hỏi bạn những gì ? 
+Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình?
+ Em nên chúc , hứa hẹn với bạn điều gì ?
 * Viết thư 
_ Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư .
_ Yêu cầu HS viết . Nhắc HS dùng những từ ngữ thân mật , gần gũi , tình cảm bạn bè chân thành .
_ Nhận xét và cho điểm HS viết tốt 
_ Lắng nghe .
_ 1 HS đọc thành tiếng .
_HS trả lời.
 _Nhận xét, bổ sung.
-HS nêu.
_ 3 đến 5 HS đọc thành tiếng .
_ 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
_ Thảo luận, hoàn thành nội dung .
_ Dán phiếu , nhận xét , bổ sung .
-HS theo dõi.
_ HS tự viết bài vào vở.
_ Gọi HS đọc lá thư mình viết 
_ Nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
_Theo em người ta thường viết thư để làm gì?
_Nội dung 1 bức thư cần có những gì ?
_ Nhận xét tiết học .
_ Dặn dò HS về nhà viết lại bức thư vào vở và CHUẨN BỊ bài sau .
_ HS trả lời.
_HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TOÁN
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN (Tiết 15)
I. MỤC TIÊU:
-Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về
-Sử dụng 10 kí hiệu (10chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
-Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. 
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ hoặc băng giấy viết sẵn nội dung của bài tập 1, bài tập3 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-GV yêu cầu HS lên bảng viết dãy số tự nhiên và nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên
-Kiểm tra VBT của một số HS
-GV nhận xét, ghi điểm HS
-2 HS lên bảng.
2.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay các em sẽ được nhận biết một số đặc điểm đơn giản của hệ thập phân .
* Nội dung: Đặc điểm của hệ thập phân:
-GV viết lên bảng bài tập sau và yêu cầu HS làm bài .
 10 đơn vị =  chục
 10 chục =  trăm
 10 trăm =  nghìn
  nghìn =  Trăm nghìn
 10 chục nghìn =  trăm nghìn
-GV hỏi: qua bài tập trên bạn nào cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó ?
-GV khẳng định: chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân.
 * Cách viết số trong hệ thập phân:
-GV hỏi: hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào ?
-Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau:
 +Chín trăm chín mươi chín.
 +Hai nghìn không trăm linh năm.
 +Sáu trăm sáu mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
-GV giới thiệu :như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tư nhiên .
-Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999.
-GV: cũng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy có thể nói giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
 3/.Luyện tập thực hành:
 Bài 1:
-GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đó tự làm bài.
-GV HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, đồng thời gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để các bạn kiểm tra theo. 
Bài 2
-GV viết số 387 lên bảng và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó
-GV nêu cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS
Bài 3
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì?
-GV viết số 45 lên bảng và hỏi: Nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-HS nghe. 
-1HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp
-HS trả lời
-HS trả lời.
-1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
-HS nghe.
-HS nêu.
-HS nghe.
-HS đọc bài mẫu.
-HS tự làm bài vào vở.
- 1HS lên bảng, lớp làm vào vở.
-HS làm bài.
-HS trả lời.
-HS tự làm bài.
3. Củng cố dặn dò:
+ Vì sao gọi là hệ thập phân?
+ Hệ thập phân gồm có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào?
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học bài và CHUẨN BỊ bài sau
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_tran_thanh_son_ban_2_cot.doc