Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - 3 cột

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - 3 cột

Toán

Rút gọn phân số

 I./Mục tiêu:

 Giúp HS : bước đầu nhận biết về ruút gọn phân số và phân số tối giản.

 Biết cách rút gọn phân số .

 III./ Các hoạt động dạy – học:PP

1.Kiểm tra bài cũ:

Gv gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 .

Gv nhận xét ghi điểm.

2. Bài mới

* Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay chúng ta biết được cách rút gọn một phân số như thế nào .

2.1 Tổ chức HS hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số .

GV nêu vấn đề : Ta có phân số : , theo tính chất cơ bản của phân số có thể chuyển thành phân số có tử số và mẫu số bé hơn như sau:

 

doc 43 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - 3 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
 ( Từ ngày 21/01 - 25 / 01 / 2008)
Thứ
Môn học
Tên bài dạy
Ngày
dạy
2
HĐTT
Toán 
Tập đọc
Đạo đức 
Chính tả
Rút gọn phân số
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa 
Lịch sự với mọi người
Nhớ – viết : Chuyện cổ tích về loài người
3
Thể dục
Thể dục
Toán 
L.từ &câu
Kể chuyện
Nhảy dây kiểu chụm hai chân .TC “ Lăn bóng”
Nhảy dây kiểu chụm hai chân .TC “ Lăn bóng”
Luyện tập
Câu kể Ai thế nào?
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
4
Toán 
Khoa học
Tập đọc
Tập l. văn
Mĩ thuật 
Quy đồng mẫu số các phân số 
Âm thanh 
Bè xuôi sông La
Trả bài văn miêu tả đồ vật
Vẽ trang trí : Trang trí hình tròn
5
Toán 
Âm nhạc
L.từ& câu
Lịch sử
Khoa học
Quy đồng mẫu số các phân số (tt)
Học hát bài : Bàn tay mẹ
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? 
Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước
Sự lan truyền âm thanh
6
Toán 
Tập l. văn
Địa lí
Kĩ thuật 
HĐTT
Luyện tập 
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối 
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
Trồng rau, hoa trong chậu (tt)
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2008
Toán
Rút gọn phân số
	I./Mục tiêu:
	Giúp HS : bước đầu nhận biết về ruút gọn phân số và phân số tối giản.
	Biết cách rút gọn phân số .
	III./ Các hoạt động dạy – học:PP
Hoạt động của Thầy
TL
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
Gv gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 .
Gv nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay chúng ta biết được cách rút gọn một phân số như thế nào .
2.1 Tổ chức HS hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số .
GV nêu vấn đề : Ta có phân số : , theo tính chất cơ bản của phân số có thể chuyển thành phân số có tử số và mẫu số bé hơn như sau:
GV cho HS nhận xét về hai phân số và 
Gv nhắc lại nhận xét và giới thiệu : “ ta nói rằng phân số đã được rút gọn thành phân số 
. Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho”
GV hướng dẫn HS rút gọn phân số rồi giới thiệu phân số không thể rút gọn được nữa , vì 3 và 4 không cùng chia hết cho 1 số tự nhiên nào lớn hơn 1) nên ta gọi là phân số tối giản 
GV cho HS nối tiếp nhau nhắc lại các bước của quá trình rút gọn phân số .
2 Thực hành:
Tổ chức cho HS tự làm và chữa lần lượt các bài 1,2 ,3.
3./ Củng cố - dặn dò:
Gọi HS nhắc lại các bước rút gọn phân số .
5’
18’
12’
5’
2 HS lên bảng làm bài tập 3 .
HS nhận xét phân số và phân số . Ta chia tử số và mẫu số của phân số cho 2 , ta được phân số .
Hs rút gọn phân số 
HS nối tiếp nhau nhắc lại các bước của quá trình rút gọn phân số .
HS tự làm bài và chữa bài.
HS nhắc lại các bước rút gọn phân số
	4./ Rút kinh nghiệm bổ sung:	
Tập đọc 
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
	I./Mục tiêu:
	Đọc lưu loát , trôi chảy và diễn cảm bài văn . Đọc rõ ràng các chỉ số thời gian, từ phiên âm tiếng nước ngoài ; 1935,1946, 1948, 1952, súng ba-dô-ca.
	Hiểu các từ ngữ trong bài : anh hùng Lao động, tiện nghi, cương vị, Cục Quân giới, cống hiến,
	Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước .
	II./ Đồ dùng dạy – học
	Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa trong SGK 
	III./ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Thầy
TL
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS kiểm tra đọc bài Trống đồng Đông Sơn, trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài: Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều anh hùng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Tên tuổi của họ được nhớ mãi . Một trong những anh hùng ấy là giáo sư Trần Đại Nghĩa . Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về sự nghiệp của con người tài năng này.
GV cho HS xem ảnh chân dung nhà khoa học 
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc: HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn , đọc 2-3 lượt.
Cho HS luyện đọc theo cặp 
Gọi 2 HS đọc cả bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài .
 b) Tìm hiểu bài:
Gọi 1 HS đọc , yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 , nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước 
GV giới thiệu : Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ; quê ở Vĩnh Long ; học trung học ở Sài Gòn, năm 1935 sang Pháp học đại học , theo học đồng thời cả ba ngành : kĩ sư cầu cống – điện- hàng không; ngoài ra còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí , ngay từ khi đi học ông đã bộc lộ tài năng xuất sắc .
Gọi 1HSđọc, yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2,3 trả lời các câu hỏi :
+ Em hiểu “ Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc “ nghĩa là gì?
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến ?
+ Nêu đóng góp của ông Trần Đại nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc ?
Gọi HS đọc đoạn còn lại, trả lời câu hỏi:
 + Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần đại Nghĩa như thế nào ?
+ Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy?
c) Đọc diễn cảm:
Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn 
Gv hướng dẫn Hs cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn.
3./ Củng cố - dặn dò:
Gọi 1 HS đọc toàn bài và nói ý nghĩa của bài GV nhận xét tiết học.
5’
2’
18’
12’
5’
2 HS đọc bài Trống đồng Đông Sơn, trả lời các câu hỏi trong SGK.
HS chú ý nghe và xem ảnh .
HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn , đọc 2-3 lượt.
HS đọc theo cặp 
2 HS đọc cả bài.
1 HS đọc , cả lớp đọc thầm đoạn 1 , nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước 
1HSđọc, yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2,3 trả lời:
+ là nghe theo tình cảm yêu nước , trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
+Chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn .
+Có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà .
HS đọc đoạn còn lại, trả lời :+ Năm 1948, được phong thiếu tướng,năm 1952 ông được tuyên dương Anh hùng lao động, ông còn được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh 
+ nhờ ông yêu nước , tận tuỵ hết lòng vì nước, ham nghiên cứu học hỏi.
4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
Hs cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn.
1 HS đọc toàn bài và nói ý nghĩa của bài
	4./ Rút kinh nghiệm bổ sung:	
Đạo đức
Lịch sự với mọi người
	I./Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS có khả năng :
	Hiểu thế nào là lịch sự với mọi người.
	Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
	Biết cư xử với mọi người xung quanh .
	Có thái độ : tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
	II./ Đồ dùng dạy – học
	SGk đạo đức 4, mỗi Hs có 3 tấm bìa màu : xanh, đỏ, trắng.
	III./ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Thầy
TL
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
Gv gọi HS trả lời: Vì sao phải kính trọng, biết ơn người lao động.
Gv nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách cư xử lịch sự với mọi người.
Hoạt động 1: Thảo luận lớp Chuyện ở tiệm may 
GV nêu yêu cầu : các nhóm HS đọc truyện rồi thảo luận theo câu hỏi 1,2 trong SGK
Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp .
* GVKL : Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may,
Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi ngươì tôn trọng, quý mến.
Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 1 SGK) .
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm 
Gọi các nhóm trình bày 
* GV KL : Các hành vi, việc làm (b),(d) là đúng 
Các hành vi, việc làm (a),(c), (đ) là sai.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
GV cho mỗi HS tự ghi 2 biểu hiện của phép lịch sự ra giấy . Gọi 4 Hs dán bài lên bảng 
Cho HS đọc và phân loại các biểu hiện đó.
* GVKL: Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở:
+ Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn không nói tục, chửi bậy , biết chào hỏi, xin lỗi, cám ơn ,
3./ Củng cố - dặn dò:
 Gọi 2 HS đọc ghi nhớ 
5’
30’
5’
1 HS trả lời 
HS đọc truyện và thảo luận theo nhóm 
Các nhóm thảo luận và trình bày trước lớp
2 Hs ngồi cùng bàn thảo luận bài tập 1 và nêu:
+Các hành vi, việc làm (b),(d) là đúng.
+ Các hành vi, việc làm (a),(c), (đ) là sai.
mỗi HS tự ghi 2 biểu hiện của phép lịch sự ra giấy . 4 Hs dán bài lên bảng , cả lớp theo dõi, nhận xét
2 HS đọc ghi nhớ
	4./ Rút kinh nghiệm bổ sung:	
Chính tả
Chuyện cổ tích về loài người 
	I./Mục tiêu:
	Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài Chuyện cổ tích về loài người.
	Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lẫn (r/d/gi, dấu hỏi, dấu ngã )
	II./ Đồ dùng dạy – học
	Bốn tờ phiếu khổ to phôto nội dung bài tập 2
	III./ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Thầy
TL
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 3 HS lên bảng , 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ :trong trẻo,chín chắn, trăm chiều, cày cuốc , trong suốt, tuốt lúa,
Gv nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài: 
Nêu mục tiêu bài dạy 
2.1 Hướng dẫn HS nhớ- viết 
GV nêu yêu cầu của bài 
Gọi Hs đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cần viết trong bài Chuyện cổ tích về loài người 
Yêu cầu cả lớp nhìn SGK đọc thầm đêû ghi nhớ 4 khổ thơ 
Gv nhắc HS  ... ới : 
Tiết 4 – Kĩ thuật 
Trồng rau, hoa trong chậu ( tiết 2 )
Đã chuẩn bị ở tiết 1
	Tiết 2 – Kĩ thuật
Trồng rau, hoa trong chậu ( 2 tiết )
	I./Mục tiêu: 
	HS biết cách chuẩn bị chậu và đất để trồng cây trong chậu 
	Làm được công việc chuẩn bị chậu và trồng cây trong chậu.
	Ham thích trồng cây 
	II./ Đồ dùng dạy – học
	Một chậu trồng cây hoa hoặc rau làm mẫu 
	Đất cho vào chậu và một ít phân vi sinh
	Dầm xới, dụng cụ tưới cây
	Mọtt số cây hoa và rau trồng được trong chậu.
	III./ Các hoạt động dạy – học:
Tiết 1 
Hoạt động của Thầy
TL
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây trong chậu 
GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK để nêu quy trình trồng cây trong chậu và so sánh các bước trong quy trình trồng cây trong chậu với quy trình trồng cây rau hoa đã học
GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các công việc chuẩn bị để trồng cây trong chậu.
GV gợi ý cách thực hiện từng công việc
+ Chuẩn bị cây để trồng trong chậu: Cây trồng trong chậu cũng phải đảm bảo như cây trồng trên luống.
+ Chậu trồng cây phải phù hợp với cây trồng 
+ Đất trồng cây chọn đất tốt và trộn thêm phân chuồng hoặc phân vi sinh để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây 
+ Gv hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 kết hợp quan sát tranh để nêu cách trồng cây trong chậu 
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
Gv hướng dẫn từng thao tác trồng cây trong chậu theo quy trình trên.
Gọi HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kĩ thật trồng cây. GV và HS quan sát, nhận xét 
GV tổ chức cho HS tập trồng cây trong chậu. Mỗi nhóm trồng một chậu. Các nhóm khác nhận xét quy trình trồng cây trong chậu của các nhóm khác 
Tổng kết : 
GV nhắc lại quy trình trồng cây trong chậu 
2’
1’
17’
18’
3’
HS dựa vào nội dung SGK để nêu quy trình trồng cây trong chậu và so sánh các bước trong quy trình trồng cây trong chậu với quy trình trồng cây rau hoa đã học
HS nêu các công việc chuẩn bị để trồng cây trong chậu.
HS đọc nội dung mục 2 kết hợp quan sát tranh để nêu cách trồng cây trong chậu 
HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kĩ thật trồng cây.
HS tập trồng cây trong chậu. Mỗi nhóm trồng một chậu
HS ghi bài vào vở
Tiết 2
Hoạt động của Thầy
TL
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động 1: HS thực hành trồng rau hoa trong chậu
- GV gọi HS nhắc lại quy trình kỹ thuật trồng rau hoa trong chậu 
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của HS .
- Nêu yêu cầu thực hành: HS thực hiện các bước trồng cây vào chậu đã chuẩn bị.Mỗi HS trồng 1 cây. Chú ý trồng cây vào giữa chậu và trồng đúng kỹ thuật .
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành theo nhóm, tổ.
- Gợi ý cho HS tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
+ Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ.
+ Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật và quy trình trồng cây trong chậu.
+ Cây đứng thẳng, vững, tươi tốt.
+ Đảm bảo thời gian quy định.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3./ Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành.
- Hướng dẫn HS tưới cây trong chậu,đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu ,dụng cụ cho bài học “ Chăm sóc rau, hoa”.
2’
22’
10’
3’
HS nhắc lại quy trình kỹ thuật trồng rau hoa trong chậu 
HS thực hiện các bước trồng cây vào chậu đã chuẩn bị.Mỗi HS trồng 1
Cây.
HS trưng bày sản phẩm thực hành theo nhóm, tổ.
HS tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn GV nêu .
Thể dục 
Nhảy dây kiểu chụm hai chân-Trò chơi “Lăn bóng”
	I./Mục tiêu:
	Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân . Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác .
	Trò chơi “ Lăn bóng bằng tay” . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động .
	II./ Địa điểm -phương tiện :
	Trên sân trường chọn địa điểm thích hợp.
	Chuẩn bị còi, 4 quả bóng ,2 em một dây nhảy.
	III./ Các hoạt động dạy – học :
Phần 
Nội dung
ĐLVĐ
Yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật
Biện pháp thực hiện
TG
SL
1.Phầnmở đầu
Nhận lớp 
Khởi động 
2.Phần cơ bản
a) Bài tập RLTTCB
b) Trò chơi vận động 
3. Phần kết thúc 
6’
22’
4’
Nêu yêu cầu giờ học 
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát .
Khởi động các khớp , đi đều theo 1-4 hàng dọc 
Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
GV nhắc lại và làm mâu động tác so dây, chao dây, quay dây kết hợp giải thích từng cử động .
Yêu cầu HS đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy không có dây một vài lần, rồi mới nhảy có dây.
Gv cho từng nhóm tập , Gv theo dõi hướng dẫn, sửa động tác sai .
GV hướng dẫn trò chơi “ lăn bóng bằng tay” . Gv phổ biến quy tắc chơi.Cho từng tổ thực hiện trò chơi 1 lần . Sau đó GV uốn nắn sửa động tác , rồi cho HS chơi .
Cho HS đi thường theo một vòng tròn , thả lỏng chân tay tích cực 
GV nhận xét giờ học .
Lớp tập hợp đội hình :
*
+ + + + +
+ + + + +
+ + + + +
*
+
+
+
+
+
+
Lớp tập hợp đội hình 
Tiết 4 – Ââm nhạc
Học hát bài : Bàn tay mẹ 
	I./Mục tiêu:
	HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Bàn tay mẹ.
	Trình bày được bài hát kết hợp biễu diễn động tác .
	II./ Đồ dùng dạy – học
	Tranh ảnh minh hoạ bài Bàn tay mẹ
	Bản nhạc bài Bàn tay mẹ có kí hiệu phân chia các câu hát .
	III./ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Thầy
TL
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ: 
GV gọi 2 HS trình bày bài hát Chúc mừng 
Gv nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài: Gv treo tranh ảnh minh hoạ cho bài hát Bàn tay mẹvà bản nhạc bài Bàn tay mẹ có kí hiệu phân chia các câu hát .
GV giới thiệu : Bài hát Bàn tay mẹ ra đời cách đây đã lâu và được rất nhiều thiếu nhi Việt Nam yêu thích. Bài hát ca ngợi công ơn chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ . Mẹ đã trải qua bao gian nan vất vả nuôi nắng các con nên người . Từ bài thơ của Tạ Hữu Yên , nhạc sĩ Bùi đình Thảo đã thành công trong việc phổ thơ, để có bài hát rất hay viết về mẹ. Bài hát Bàn tay mẹ được bình chọn là một trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20.
2.1 NGhe hát mẫu :
Gv hát mẫu cho HS nghe .
Cho HS đọc lời ca , Gv giải thích từ khó .
GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu 
GV cho HS tập hát từng câu .
Tạp xong 2 câu , Gv cho hát nối 2 câu , Gv hướng dẫn các em hát rõ lời , diễn cảm ,GV sữa những chỗ HS hát chưa đúng .
GV cho HS hát cả bài .
3./ Củng cố - dặn dò: 
GV bắt nhịp cho HS hát cả bài 2 lần .
7’
30’
3’
2 HS trình bày bài hát
HS quan sát tranh và bài hát, nghe GV giới thiệu .
HS nghe hát mẫu.
HS đọc lời ca
HS đọc lời ca theo tiết tấu 
HS tập hát từng câu
HS hát nối 2 câu ,3 câu, 4 câu.
HS hát cả bài .
HS hát cả bài 2 lần .
4./ Rút kinh nghiệm bổ sung:	
Tiết 1 – Thể dục 
Nhảy dây kiểu chụm hai chân –
Trò chơi : “Lăn bóng”
	I./Mục tiêu:
	Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân . Yêu cầu thực hiện động tác ở mức đọ tương đối chính xác .
	Trò chơi “ Lăn báng bằng tay” .Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động .
	II./ Địa điểm – phương tiện :
	Trên sân trường 
	Chuẩn bị 1 còi, 2-4 quả bóng , 2 em một dây nhảy .
	III./ Các hoạt động dạy – học:
Phần
Nội dung
ĐLVĐ
Yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật
Biện pháp thực hiện 
TG
SL
1.Phần mở đầu 
Nhận lớp 
Khởi động 
2.Phần cơ bản
a) Bài tập RLTTCB :
b) Trò chơi vận động 
3. Phần kết thúc 
Thả lỏng
Nhận xét tiết học 
6’
22’
4’
GV nêu yêu cầu giờ học 
Xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối , cẳng tay, hông
Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân .Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định . Từng nhóm luân phiên nhau tập . 
GV theo dõi sửa sai 
GV cho các nhóm thi đua nhảy dây xem tổ nào nhảy được nhiều lần nhất thì thắng cuộc .
TRò chơi “ Lăn bóng bằng tay” 
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi rồi cho HS chơi 
GV cho HS đi thường theo nhịp , dậm chân tại chỗ theo nhịp đếm
GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét tiết học 
Lớp tập hợp đội hình 
*
+ + + + +
+ + + + +
+ + + + +
Lớp tập hợp đội hình 
*
+
+
+
+
	4./ Rút kinh nghiệm bổ sung:	
Tiết 2
TUẦN 21
 ( Từ ngày 11/02 - 15 / 02 / 2008)
Thứ
Môn học
Tên bài dạy
Ngày
dạy
2
HĐTT
Toán 
Tập đọc
Đạo đức 
Chính tả
Rút gọn phân số
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa 
Lịch sự với mọi người
Nhớ – viết : Chuyện cổ tích về loài người
3
Thể dục
Thể dục
Toán 
L.từ &câu
Kể chuyện
Nhảy dây kiểu chụm hai chân .TC “ Lăn bóng”
Nhảy dây kiểu chụm hai chân .TC “ Lăn bóng”
Luyện tập
Câu kể Ai thế nào?
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
4
Toán 
Khoa học
Tập đọc
Tập l. văn
Mĩ thuật 
Quy đồng mẫu số các phân số 
Âm thanh 
Bè xuôi sông La
Trả bài văn miêu tả đồ vật
Vẽ trang trí : Trang trí hình tròn
5
Toán 
Âm nhạc
L.từ& câu
Lịch sử
Khoa học
Quy đồng mẫu số các phân số (tt)
Học hát bài : Bàn tay mẹ
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? 
Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước
Sự lan truyền âm thanh
6
Toán 
Tập l. văn
Địa lí
Kĩ thuật 
HĐTT
Luyện tập 
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối 
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
Trồng rau, hoa trong chậu (tt)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 21(6).doc