Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật

Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là mầm non của đất nước do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Đặc biệt là trẻ khuyết tật. Vì vậy giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của toàn xã hội nói chung ngành giáo dục nói riêng .

 Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em năm 1991 và sửa đổi đã ghi cụ thể điều 34, 35, 39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện để trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

 Đất nước ta đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh khốc liệt, chịu biết bao bom đạn của Đế quốc Mĩ. Mĩ đã gieo rắc trên đất nước ta rất nhiều chất độc hại. Hậu quả nặng nề nhất là bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Nhiều trẻ sinh ra đã không còn thấy ánh sáng, có những trẻ còn bị dị tật suốt đời.

 Đã có rất nhiều trẻ khuyết tật ở Việt Nam nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng . Chỉ tính riêng trường Tiểu học Hải Ninh nơi mà tôi công tác có khoảng 17 em từ lớp 1 đến lớp 5 bị khuyết tật. Các em có nhiều dạng tật khác nhau như:

 + Dạng tật chậm phát triển trí tuệ.

 + Dạng tật về nhôn ngữ.

 + Dạng tật về nghe, nhìn

 

doc 30 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 5958Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là mầm non của đất nước do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Đặc biệt là trẻ khuyết tật. Vì vậy giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của toàn xã hội nói chung ngành giáo dục nói riêng .
 Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em năm 1991 và sửa đổi đã ghi cụ thể điều 34, 35, 39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện để trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
 Đất nước ta đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh khốc liệt, chịu biết bao bom đạn của Đế quốc Mĩ. Mĩ đã gieo rắc trên đất nước ta rất nhiều chất độc hại. Hậu quả nặng nề nhất là bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Nhiều trẻ sinh ra đã không còn thấy ánh sáng, có những trẻ còn bị dị tật suốt đời.
 Đã có rất nhiều trẻ khuyết tật ở Việt Nam nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng . Chỉ tính riêng trường Tiểu học Hải Ninh nơi mà tôi công tác có khoảng 17 em từ lớp 1 đến lớp 5 bị khuyết tật. Các em có nhiều dạng tật khác nhau như: 
 + Dạng tật chậm phát triển trí tuệ.
 + Dạng tật về nhôn ngữ.
 + Dạng tật về nghe, nhìn
 + Dạng tật về khả năng vận động.
 Nhưng chủ yếu là dạng tật “ Chậm phát triển trí tuệ” và dạng tật “ Ngôn ngữ”. Dạng khuyết tật về trí tuệ là bị suy giảm nhiều hay ít năng lực hoạt động nhận thức dẫn đến không thích ứng được với xã hội, có trí thông minh thấp hơn ở mức bình thường, không có khả năng phát triển cao hơn nữa, chỉ đạt ở mức độ nhất định, mức độ phát triển tuỳ thuộc vào phát triển thể chất, không có khả năng chữa trị. Những trẻ thuộc loại này thường gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và nhận thức thế giới xung quanh. Còn trẻ khuyết tật về ngôn ngữ biểu hiện trẻ nói ngọng, nói lắp dẫn đến hậu quả trẻ có khó khăn về giao tiếp cũng như khó khăn trong học tập.Ở huyện ta vẫn chưa có trường lớp nào dành riêng cho trẻ khuyết tật. Chính vì thế, giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục cho trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống. 
II. MỤC ĐÍNH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích: 
 Nghiên cứu một số vấn đề về lý thuyết trong vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật từ đó có định hưóng và thực hiện bằng các hoạt động với phương tiện và điều kiện vật chất phù hợp, cần thiết.và giúp các nhà giáo dục đánh giá chính xác sự phát triển của trẻ.
2. Nhiệm vụ:
 - Hệ tống những vấn đề có liên quan đến đề tài này đồng thời mô tả thực trạng quá trình giáo giục trẻ.
 - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng giảm sút các chức năng do tật, phát huy tối đa những năng lực còn lại. Rèn luyện thói quen kỹ năng tự phục vụ. 
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi: Nghiên cứu những biểu hiện về kiến thức văn hoá, những kỹ năng xã hội, mục tiêu sức khoẻ của trẻ khuyết tật tại trường học.
2. Đối tượng: Gồm 17 em từ khối 1 đến khối 5.
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 - Phương pháp quan sát, điều tra.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu sách, các văn bản có liên quan đến nội dung đề tài.
 - Phương pháp thực nghiệm.
V. KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
 - Từ ngày 01/8 /2010 đến 05 /9 /2010: Tiến hành điều tra số trẻ em khuyết tật.
 - Từ ngày 10/ 9/2010 đến 10/10 /2010: Nghiên cứu tài liệu, các văn bản có liên quan đến nội dung đề tài.
 - Từ ngày 15/ 10/ 2010 đến 31/ 12/2010: Trực tiếp giảng dạy, dự giờ thu tập số liệu tai trường. Hoàn thành đề cương sơ lược.
 - Từ ngày 01/01/ 2011 đến ngày 30/01/2011: Hoàn thành đề cương chi tiết.
 - Từ ngày 02/02/2011 đến hết ngày 25/ 4/2011: Hoàn chỉnh đề tài.
B. PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN:
I. Cơ sở lí luận:
 - Nhận thức về giáo dục trẻ khuyết tật được nâng cao rõ rệt trong cộng đồng. Trước đây, việc cho trẻ khuyết tật đi học chỉ mang tính nhân đạo thuần tuý. Hiện nay giáo dục trẻ khuyết tật đã troẻ thành một ngành khoa học đích thực. Những tiềm năng của trẻ khuyết tật đã được xã hội công nhận. Việc đi học của chúng nhiều nơi đã trở thành bình thường.
 - Hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành đi vào hoạt động có nề nếp. Tháng 11 năm 2002, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giáo dục của Bộ và Ban chỉ đạo này đã chỉ đạo sâu sát việc thực hiện công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở địa phương thông qua ban điều hành của Tỉnh. Đây là một ciệc làm cụ thể đánh dấu một bước tiến mới trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.
 II. Cơ sở thực tiễn:
 - Thực tiễn đã chứng minh rằng, trẻ khuyết tật hoàn toàn có thể tham gia học cùng nội dung giáo dục với trẻ bình thường, các em sẽ dễ dàng học được không những kiến thức về văn hoá mà còn học được những kiến thức, kỹ năng xã hội, khả năng thích ứng và hoà nhập trẻ khuyết tật đã đáp ứng được yêu cầu về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ cần hình thành cho mọi học sinh ( trong đó có học sinh khuyết tật) phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
CHƯƠNG II: NHỮNG THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT HIỆN NAY.
1. thuận lợi:
* Nhà trường: Lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm tạo điều kiện mọi nguồn lực, vật lực đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ khuyết tật.
* Giáo viên thực sự thay đổi quan điểm về cách nghĩ, cách đánh giá đối với trẻ khuyết tật và vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật. 
* Một số phụ huynh ít nhiều đã có sự quan tâm đúng mức đối với con em mình.
* Một số học sinh khuyết tật tự vượt lên hoàn cảnh khó khăn đến trường cùng các bạn đồng trang lứa.
2. Khó khăn:
 - Là cả một đội ngũ giáo viên mới ra trường chưa tiếp xúc với thực tế nên kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế, việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn. 
 - Do là trẻ khuyết tật nên trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động học tập cũng như các hoạt động tập thể và khó có thể hòa nhập với các bạn cùng lứa với mình. 
 - Phần lớn các trẻ khuyết tật thường rơi vào những gia đình khó khăn về kinh tế nên ba mẹ chỉ biết lo công việc làm ăn ít có thời gian tiếp xúc với cháu.
 - Trường Hải Ninh là một ngôi trường nằm ở vùng bãi ngang của Huyện nên ngay cả việc quan tâm giáo dục trẻ lành lạnh đã gặp rất nhiều khó khăn rồi thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật lại còn gặp nhiều khó khăn hơn.
 - Đó chính là những khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi mới bước vào nghề và lần đầu tiên đội ngũ giáo viên trẻ đứng lớp có trẻ khuyết tật. Nó đặt ra cho chúng tôi nhiều suy nghĩ, phải dùng những phương pháp nào để giúp trẻ khuyết tật có thể hoà nhập được với các bạn trong lớp và trẻ có hứng thú tham gia vào các hoạt động của cô giáo cũng như tham gia các hoạt động của nhà trường.
CHƯƠNG II: GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
I. GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHÓ KHĂN VỀ HỌC (TRÍ TUỆ):
 Theo số liệu điều tra cơ bản thì số trẻ khó khăn về học chiếm số lượng rất lớn ( khoảng bằng 1/3) tổng số trẻ khuyết tật. Từ năm 1990 đến nay thực hiện chương trình giáo dục hoà nhập trẻ khuết tật đã đưa được hơn 26 nghìn trẻ tới lớp học bình thường, trong đó trẻ khó khăn về học là hơn 7 000 em. Con số này gấp 20 lần so với số trẻ theo học lớp chuyên biệt. Như vậy, ngày càng có nhiều trẻ khó khăn về học tới lớp học với trẻ bình thường ở khắp các địa phương. Để giúp trẻ học có kết quả chúng ta phải có nội dung phương pháp và các hình thức tổ chức phù hợp. 
 1. Vấn đề đánh giá trẻ khó khăn về học:
 Để đánh giá đúng những khó khăn và khả năng của trẻ khó khăn về học có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, song chủ yếu là dùng phương pháp quan sát. Quá trình quan sát cần tiến hành một cách thận trọng, tỉ mỉ và ghi nhận xét hàng ngày ở các môi trường khác nhau và trong các hoạt động khác nhau mà trẻ tham gia như học tập, vui chơi, lao động trong khi trẻ thực hiện nhiệm vụ một mình cũng như cùng tham gia với bạn bè. Những gì ta quan sát được cần ghi vào phiếu quan sát và đánh giá.
 1.1. Quan sát quá trình trẻ tiếp nhận thông tin từ môi trường qua các giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác, cơ quan vận động và sự phối hợp giữa các giác quan. 
 1.2. Quan sát khả năng thu lượm thông tin của trẻ thông qua ghi nhớ, liên tưởng, hiểu nguyên nhân và kết quả.
 - Trẻ có nhớ được không khi nhìn thấy, nghe thấy những gì xảy đã xảy ra?
 - Trẻ có phân biệt được màu sắc, hình dáng các vật không?
 - Trẻ có phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các vật không? Trẻ có hiểu âm thanh thông dụng của môi trường không? Trẻ có nhớ những việc làm hàng ngày không? 
 - Trẻ nói như thế nào? bạn có hiểu trẻ nói gì không? Trẻ giao tiếp như thế nào? Trẻ di chuyển ra sao? 
 - Trẻ có lắp ghép được hình không? Trẻ có tự mặc được áo quần không? Trẻ có nhận biết được hình không?...
 1.3. Quan sát hành vi của trẻ trong lớp: 
 - Trẻ chống cự hay nổi khùng hoặc từ chối không tham gia hoạt động?
 - Trẻ tham gia vào hoạt động như thế nào? Trẻ quấy phá lớp học hay ngồi lỳ. 
 Trong quá trình quan sát trẻ đang làm gì cần phải ghi chép một cách chi tiết, tỉ mỉ đặc biệt những hành vi của trẻ. Qua đó có thể rút ra điểm yếu, điểm mạnh của trẻ.
 2. Nội dung giáo dục:
 Những gì quan sát được chính là cơ sở để thiết kế chương trình giáo dục theo ngững nội dung khác nhau. Trước hết cần xây dựng những mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn.
 2.1. Mục tiêu ngắn hạn: Mục tiêu ngắn hạn đặt ra cho những vấn đề nhỏ và thực hiện trong một thời gian ngắn. Nội dung của mục tiêu này có thể là để giáo dục hành vi hoặc để hình thành kỹ năng nào đó trong học tập hay trong lao động.
 2.2. Mục tiêu dài hạn: Mục têu dài hạn là những mục tiêu lớn được thực hiện trong thời gian dài. Ví dụ như trong thời gian một học kỳ trẻ cần phải đọc và viết đúng các âm vị Tiếng việt.
 2.3. Nội dung cụ thể:
 a) Giáo dục hành vi: Khi mới vào lớp, một số trẻ có mặc cảm tự ti, một số thì sợ sệt, bẽn lẽn, lảng tránh không tham gia vào các hoạt động của nhóm hoặc của lớp. Đối với loại trẻ này cần huấn luyện theo nội dung sau:
 * Rèn luyện trẻ xoá bỏ mặc cảm của mình, dần hoà nhập vào tập thể nhóm hoặc lớp.
 * Huấn luyện trẻ có thái độ tốt với bạn bè, biết kính trọnh giáo viên, cha mẹ và người lớn.
 * Rèn luyện trẻ biết kiềm chế bản thân trong hành động sai lệch. Tích cực tham gia vào hoạt động của tập thể và biết giúp đỡ bạn.
 * Biết đánh giá những hành vi sai đúng.
 Để thực hiện được các nội dung trên cần phải:
 - Làm tốt công tác tư ... ớ lâu nên khi dạy trẻ vẽ trẻ không chịu vẽ hoặc không vẽ theo yêu cầu của cô, cầm bút chì bằng tay trái và vẽ bậy vào sách. 
s Ví dụ: tôi yêu cầu trẻ tôi màu đỏ cho quả dài, màu vàng cho quả tròn nhưng trẻ tô màu xanh cho quả dài và màu đỏ cho quả tròn
Vì vậy thường hay quan tâm chú ý đến trẻ nhiều hơn theo sát trẻ ở mọi hoạt động, cầm tay trẻ cho trẻ tập vẽ, chỉ dẫn trẻ cách tô màu. Khuyến khích trẻ tô màu đều, đẹp không lem ra ngoài, cầm viết bằng tay phải, không vẽ bậy vào sách làm bẩn sách. để kích thích trẻ cố gắng tôi thường khen ngợi trẻ kịp thời khi trẻ ngoan và làm tốt theo yêu cầu của cô.
+ Do ngôn ngữ bị hạn chế, trẻ khó nhận ra mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng xung quanh khi cho trẻ tìm hiểu về môn “môi trường xung quanh” tôi cho trẻ quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng đó.
s Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu về các loại quả, tôi cho trẻ xem quả dưa hấu, quả xoài, đu đủ  thật để trẻ quan sát, cho trẻ nếm mùi, vị của quả đó hoặc cho trẻ quan sát con chó, con mèo tôi cũng đem các con vật thật cho trẻ xem để trẻ được sờ bộ lông, nghe tiếng kêu thật của các con vật đó để giúp trẻ hiểu rõ hơn và nói được một số đặc điểm của con vật đó.
Hoặc khi cho trẻ chơi Hoạt động góc tôi dắt trẻ đến nơi các bạn đang chơi. Giải thích cho trẻ hiểu các bạn của mình đang làm gì. Bạn Thư đang nấu ăn, Bạn Thông đang xây nhàQua đó kích thích ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú hơn.
* Lớp tôi dạy có 22 cháu các cháu khác đều chơi vui vẻ, hoà đồng cùng các bạn trong lớp của mình. Riêng cháu Hoàn do bị khuyết tật không chơi với ai, cháu hay ngồi chơi một mình. Tôi rất hay để ý, quan tâm đến cháu, luôn theo dõi những cử chỉ và hành động của cháu tôi thường đến bên cháu trò chuyện với cháu, tìm hiểu xem cháu thích chơi gì, thích bài thơ nào? Lúc đó tôi cho trẻ chơi vận động nhiều hơn ở trò chơi đó và đọc thơ cho trẻ nghe. Tôi động viên cháu đến vui chơi cùng các bạn.
s Ví dụ: Bé Hoàn xem kìa, các bạn đang làm gì vậy? Các bạn lắp ráp ngôi nhà đẹp không? Con đến chơi cùng các bạn nhé!
Bài thơ “Vì con”. Cô đọc : Cây ngô là  Trẻ đọc theo là mẹ
 Bắp ngô là  Trẻ đọc là con . Tuy cháu chưa đọc được tròn câu, trẻ đọc vuốt đuôi theo cô nhưng tôi thấy trẻ rất vui, hứng thú đọc.
+ Trẻ rất ít nói khi muốn nhờ cô việc gì cháu thường hay đến bên cô lay lay cô và chỉ nói ú ớ.
s Ví dụ: Khi muốn cô cởi áo cháu đến gần cô, chỉ vào áo và giơ hai tay lên.
Lúc đó tôi vừa cởi áo cho cháu vừa bảo cháu. Con nhớ khi muốn cô cởi áo con phải nói “Cô ơi! cởi áo cho con” như thế mới giỏi, cô thương nhiều.Tôi khuyến khích trẻ nói trọn câu.
+ Khi cháu muốn làm một việc gì đó hoặc mách cô bạn làm sai điều gì. Trẻ muốn chơi gì. Trẻ đều không nói mà chỉ động vào cô và chỉ chỉ tay về phía bạn. Khi cô nhắc nhở bạn cháu mới thôi. Những lúc như vậy tôi thường đến bên trẻ hỏi trẻ: “Con đang làm gì thế?” hoặc “Bạn lấy bóng của con phải không?”. Khi hỏi trẻ, trò chuyện với trẻ tôi thường mỉm cười và nhìn thẳng vào trẻ tạo cho trẻ cảm thấy yên tâm, sự tin tưởng khi nói với cô điều mà trẻ thể hiện.
* Do bị khuyết tật nên trẻ không như các bạn bình thường khác, trẻ cũng biết tự phục vụ mình, tự xúc cơm ăn và tự lấy gối nệm ngủ nhưng cô phải nhắc nhở nhiều lần và rèn luyện thường xuyên trẻ mới thực hiện đựơc. Nhưng trẻ xúc cơm còn rất vụng về hay làm đổ cơm ra ngoài và thường hay ngồi đợi cô đến đút cơm cho mình. Tôi động viên cháu nên tự xúc ăn, và chỉ dẫn cháu cách xúc cơm không làm rơi vãi, khen ngợi cháu kịp thời, khi cháu thực hiện tốt ăn nhanh.
s Ví dụ: Bé Hoàn giỏi lắm, bạn đã ăn hết rồi đấy các con!
 Hoàn giỏi lắm đó, tự xúc ăn đi con.
Mỗi lần như vậy, tôi thấy cháu rất ngoan và tự xúc ăn không cần cô nhắc.
+ Khi mới đến lớp cháu vẫn thường hay đái dầm khi ngủ trưa. Nhiều lần còn “đi ngoài” ra quần mà không hề hay biết và cũng không nói với cô. Lúc mới bắt đầu tôi rất ngại và cũng thường hay bực dọc và trách móc cháu. Nhưng thấu hiểu được khiếm khuyết cuả cháu tôi đã thay đổi thái độ khi cháu “đi” như vậy. Tôi thường hay khuyên bảo, nhắc nhở cháu, rèn cho cháu thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ và đi đúng nơi quy định. Lần sau nếu có “mắc” con nhớ đứng dậy đi hoặc nói với cô nha! Không được đi ra quần như thế là xấu lắm, không ngoan đâu, các bạn cười con đấy.
+ Ở trường ở lớp cô nhắc trẻ giúp trẻ rửa tay bằng xà bông sau khi đi tiêu tiểu, đánh răng sau khi ăn xong, giúp trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Ở nhà, tôi nhờ cha mẹ nhắc nhở, giúp đỡ trẻ để trẻ có thể tự phục vụ mình.
- Cháu Hoàn năm nay đã 4 tuổi và cháu cũng đã vào lớp chồi. Sang năm bước vào lớp Lá cháu bị khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém”. Vì thế ngay lúc này tôi phải cố gắng làm sao để trẻ có thể hòa nhập với các bạn của
trẻ. Dạy trẻ làm quen dần với các sự vật, hiện tượng các tình huống có thể xảy ra quanh trẻ. Nên cho trẻ đi vào nề nếp vào thực hiện những yêu cầu đơn giản phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ. Để sang năm trẻ không còn bỡ ngỡ khi bước vào lớp Lá. Một môi trường là nền tảng để trẻ bước vào lớp Một. Để trẻ có thể học và tiếp thu bài tốt hơn và nhất là tập cho trẻ nói giúp trẻ có thể nói lên những gì mà trẻ nghĩ. Không còn lay lay cô mà chỉ nữa.
- Bên cạnh đó phụ huynh cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn tiếp xúc trò chuyện với trẻ, tạo môi trường gần gũi để trẻ có cơ hội phát triển ngôn ngữ của bản thân.
+ Tôi cùng phối hợp với phụ huynh của trẻ tạo điều kiện cho trẻ phát huy tốt khả năng của mình. Tôi viết những bài thơ, bài hát vẽ bức tranh gởi về cho phụ huynh để về nhà có thể dạy cháu hát, dạy cháu đọc thơ. Chỉ cho cháu cách tô màu cho phù hợp theo dõi cháu xem có những biểu hiện gì mới khác lên nói với cô. Cô và phụ huynh cùng phối hợp để giúp đỡ trẻ. Tôi và nhà trường giúp đỡ tạo điều kiện cho phụ huynh mỗi tháng nghỉ một ngày để phụ huynh đưa cháu đi khám.
- Là một giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, tôi đã không ngừng phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm nuôi dạy trẻ của các chị em trong trường. Tôi thường hay trao đổi với đồng nghiệp về những biểu hiện của cháu, để chị em cùng giải quyết. Giúp tôi có kinh nghiệm về cách thức dạy dỗ để có những biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu đọc thêm sách báo, nghe đài để hiểu thêm về cách hướng dẫn chăm sóc trẻ khuyết tật, để có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
- Nhà trường phối hợp với bệnh viện Huyện, trạm y tế của xã để khám và chữa bệnh miễn phí cho trẻ. Giúp đỡ gia đình một số vốn để có điều kiện chăm sóc cháu.
Bên cạnh đó tôi luôn đựơc sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt cả về tinh thần và trang bị cho tôi những đồ dùng, đồ chơi cần thiết. Chính vì vậy mà việc chăm sóc Cháu Hoàn của tôi được tốt hơn và mang lại kết quả thật khả quan.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Trong những ngày đầu khi đến lớp tôi rất lúng túng không tự tin, nhiều tình huống chưa gặp phải lần nào mà còn phải đứng lớp dạy trẻ khuyết tật như cháu Hoàng. Tôi rất lo không biết mình có đảm nhận được không. Nhưng được 
sự giúp đỡ của Ban giám hiệu cùng các đồng nghiệp đã giúp tôi vượt qua những trở ngại và tìm phương pháp tốt nhất để dạy dỗ và chăm sóc cháu. Vì vậy qua 7 tháng dạy cháu tôi đã thấy có những biểu hiện rất tốt và cụ thể:
+ Cháu biết cầm bút bằng tay phải, không vẽ bậy lên tập.
+ Cháu không tô màu nguệch ngoạc như lúc trước.
+ Cháu hứng thú tham gia chơi cùng các bạn, biết lấy đồ chơi và cất đồ chơi đúng chỗ.
+ Bé Hoàn đã nhận biết được tập, sách và đồ dùng cá nhân của mình theo đúng ký hiệu.
+ Thói quen đái dầm của trẻ về buổi trưa cũng đã bớt dần. Đến nay cháu cũng đã biết xin phép cô khi đi tiêu, tiểu bằng cách nói “ cô..” hoặc chỉ tay về phòng vệ sinh.
+ Cháu cũng đã đọc được 1 số bài thơ ngắn. Hát theo cô, bạn 1 vài câu hoặc vỗ tay khi nghe cô hát và về nhà cháu hát cho bố mẹ nghe.
+ Cháu đã biết tự xúc cơm ăn và không còn rơi vãi.
+ Trẻ đã gọi tên được 1 số đồ vật đơn giản mà trẻ nhìn thấy và nói với cô “Cô ơi, quả bóng”.
+ Trẻ biết rửa tay bằng xà bông sau khi đi tiêu, tiểu. Đánh răng rửa mặt sau khi ăn xong.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Đối với bản thân tôi là một giáo viên mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy và chăm sóc trẻ còn hạn chế. Qua công tác dạy dỗ cháu Hoàn là một trẻ khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém” tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân:
- Trước hết cô cần nắm rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm sinh lý, tình trạng sức khoẻ của trẻ để có kế hoạch hoạt động chăm sóc và phương pháp dạy trẻ cho phù hợp.
- Trong tiết dạy cô cần để ý đến trẻ hơn thường xuyên nhắc nhở trẻ, khuyến khích trẻ.
- Trẻ không như trẻ bình thường có những biểu hiện không tự chủ được cô phải nhẹ nhàng khuyên bảo, động viên nhắc nhở, giải thích cho trẻ hiểu không nên quát mắng trẻ tạo khoảng cách thân thiện giữa cô và trẻ. Khi tổ chức 1 tiết học, thời gian học của trẻ ngắn cô không nên gò ép trẻ mà phải tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái khi học.
- Cô cần phải kiên trì dạy dỗ trẻ. Dạy trẻ đọc thơ bài hát cô nên dạy trẻ từng câu. Những từ nào trẻ không đọc được cô khuyến khích trẻ đọc và nhìn vào miệng cô để trẻ phát âm đúng. Khuyến khích trẻ nói và khen ngợi trẻ kịp thời.
- Phải dạy trẻ từng bước một không nên hối thúc trẻ phải làm đúng theo yêu cầu của cô. Nếu hôm nay trẻ không làm được cô có thể cho trẻ thực hiện tiếp vào ngày hôm sau.
- Trẻ rất cần được sự giúp đỡ của mọi người, vì vậy cô phải: 
+ Thường xuyên đến bên cạnh vui đùa cùng trẻ, động viên trẻ đến chơi cùng bạn.
- Cô phải có tác phong sư phong sư phạm mẫu mực, dịu dàng, giọng nói truyền cảm thể hiện tình thương yêu đối với trẻ.
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, đồng nghiệp cùng giáo viên đứng lớp và phụ huynh học sinh có kế hoạch chăm sóc – giáo dục để trẻ ngày càng hoà nhập với các bạn.
- Giáo viên mầm non phải có một tình yêu lòng nhiệt thành với nghề và một tấm lòng yêu thương trẻ sâu sắc đối với trẻ xem trẻ như con của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Vì chỉ mới nghiên cứu và thực hiện trong thời gian ngắn nên còn rất nhiều thiếu sót. Mong Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp góp thêm ý kiến để tôi có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật tốt hơn giúp trẻ có thể nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng để mai này bước vào lớp 1 trẻ học tốt hơn.
 An thái, ngày 17 tháng 2 năm 2011
 Người viết
 Huỳnh Thị Mỹ Lệ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc