Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn

Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn

1/ Lí do chọn đề tài:

Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.

Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt.góp phần giáo dục ý chí nhẫn nại, ý chí vượt khóTừ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học.

 

doc 14 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 9127Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN HIỆP
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN AN 5
˜–µ—™
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Người thực hiện: Võ Hoàng Anh
Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4C
Năm học 2011 - 2012
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Họ và tên: Võ Hoàng Anh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường tiểu học Tân An 5
 I: Lời nói đầu
1/ Lí do chọn đề tài:
Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt...góp phần giáo dục ý chí nhẫn nại, ý chí vượt khóTừ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học.
Theo chúng tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung và trong giờ dạy toán lớp 4 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến thức toán học, rèn kỹ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học.
Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức.
Xuất phát từ cuộc sống hiện tại. Đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông tin...đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ dám làm năng động chủ động sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề. Để đáp ứng các yêu cầu trên trong giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học.
Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả". Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh. Để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng.
Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học. Như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học...đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưa điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót.
Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp tiểu học chung và lớp 4 nói riêng là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần phải nâng cao chất lượng học toán cho học sinh.
2/ Sơ lược lịch sử vấn đề
Nói đến hoạt động dạy và học thì không thể không nói đến phương pháp dạy và phương pháp học, hai hoạt động đó diễn ra song song. Nếu chỉ chú ý đến truyền thụ cho HS mà không chú ý đến việc tiếp thu và hình thành lĩ năng, kĩ xảo như thế nào thì quá trình học sẽ không mang lại kết quả cao.
Kiến thức giải toán có lời văn dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó là nội dung trọng tâm của dạy học toán lớp 4 bậc tiểu học. Về thực chất nội dung này là sự mở rộng những hiểu biết về tổng và tỉ số. Vì vậy các bài toán về dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó điều có dạng tương tự.
-Do đó khi học sinh làm bài về dạng trên, giáo viên giúp học sinh tự nhớ lại:
-Cách xác định tổng và tỉ.
-Cách xác định số phần tương ứng.
-Vẽ sơ đồ tương ứng với số phần.
-Tìm tổng số phần bằng nhau.
-Tìm số bé.
-Tìm số lớn.
Đây là cơ hội để học sinh củng cố các kiến thức về kĩ năng cơ bản về đọc,
viết, phân biệt đồng thời cũng giúp HS khắc sâu một số đặc điểm riêng của dạng toán này.
 II/ Thực trạng vấn đề
 1. Thực trạng tình hình
 Trong các năm học vừa qua tôi được phân công dạy lớp 4 tôi nhận thấy tình hình học tập của các em trong lớp không đồng đều.
 Môn toán là môn học khó khăn, học sinnh dễ chán, trình độ nhận thức của
các em không đồng đều.
 Một số HS được sự quan tâm của gia đình thì ý thức học tập tốt đạt kết quả cao nhất là môn toán. Cón các HS đạt kết quả chưa cao là do chưa có ý thức được việc học, gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, vì vậy khi bước sang giải toán có lời văn thì HS thường bị lúng túng, nhiều HS không nắm vững được tính chất của dạng toán này. Trong thực hành thường là thiếu vững chắc trong phân biệt tổng, tỉ, vẽ sơ đồ minh họa thao tác đặt lời giải và đặt phép tính thường bị sai. Năng lực học tập tự giác của các em còn hạn chế, chỉ tập trung ở một số em khá, giỏi, đa số các HS trung bình thường quen học thụ động. Từ những vấn đề đó tôi đã tìm hiểu; nghiên cứu đưa ra một số biện pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn toán.
2/ Những hạn chế khó khăn
 Được sự quan tâm của BGH trong mấy năm liền tôi đều dạy lớp 4, đã quen dần với nhận thức của HS ở địa phương, tuy nhiên trong quá trình dạy cũng gặp không ít những khó khăn hạn chế:
-Một số em mất căn bản ở những lớp dưới.
-Một số em chưa nắm tốt quy trình của toán có lời văn.
-Một số em thường thực hiện sai lời giải và các phép tính
-Một số em thường không đọc kĩ đề toán, chủ quan trong làm bài. Do các em
chưa xác định tổng, tỉ, chưa phân biệt được số phần tương ứng nân dẫn đến vẽ sơ đồ sai.
 Nguyên nhân của hiện tượng này là HS chưa nắm kĩ về quy trình thực hiện các bước.
 Một số em chưa biết dạng toán nên đôi khi còn nhầm lẫn đến giải bài toán chưa đạt kết quả.
 Cơ sở vật chất trang bị chưa đầy đủ nên thực hiện phương pháp này đạt kết quả chưa cao.
 Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tính nhẩm với các phép tính (hàng ngang) và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức.
Vào đầu năm học trong đợt khảo sát chất lượng về giải toán có lời văn, đầu năm kết quả như sau :
Số học sinh
Tóm tắt bài toán
Chọn và thực hiện đúng phép tính
Lới giải và đáp số
Đạt
Tỷ lệ %
Chưa đạt
Tỷ lệ %
Đạt
Tỷ lệ %
Chưa đạt
Tỷ lệ %
Đạt
Tỷ lệ %
Chưa đạt
Tỷ lệ %
35
5
14,3
30
85,7
5
14,3
30
85,7
9
25,7
26
74,3
III/ Giải pháp và kết quả
 * Giải pháp
 Qua đặc điểm tình hình khó khăn trên tôi mạnh dạng áp dụng đổi nới phương pháp giải toán có lời văn cho HS lớp 4. vào công việc giảng dạy môn toán, nhằm giúp các em có thể giải các bài toán một cách dễ dàng, các em thực sự hứng thú ham học không chán nản khi gặp những bài toan1kho1 ở dạng toán này.
 Trên lớp tôi vừa áp dụng đổi mới phương pháp vừa làm tốt công tác kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
 Qua kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng giải các bài toán có lời văn của các em còn rất nhiều hạn chế vì thế tôi liền lên kế hoạch như sau :
 - Tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh yếu môn toán có khó khăn như thế nào.
 - Vì sao khiến các em không thích học môn toán.
 - Chia học sinh thành từng tổ, từng nhóm, mỗi nhóm có học sinh khá, giỏi làm tổ trưởng và điều hành các bạn trong tổ những việc giáo viên giao.
 - Lập kế hoạch cho từng tổ.
 - Giáo viên hạn chế phê bình, chê trách học sinh, thường xuyên chấm điểm động viên, khen ngợi kịp thời.
 - Nhiệt tình trong giảng dạy không chạy theo thành tích mà cố gắng truyền đạt tất cả các nội dung thật sâu sắc, hướng dẫn tỉ mỉ từng bước giải. Bên cạnh đó khi học đến dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó, giáo viên phải lên kế hoạch, phương pháp truyền thụ như thế nào để các em có thể học tốt, không rụt rè, bở ngở nhất là nhận dạng toán, vẽ sơ đồ tìm tổng số phần, và các phép tính, tôi có các biện pháp hướng dẫn như sau :
1/ Tự học tập và nghiên cứu để nắm vững được tác dụng cũng như việc tiến hành thực hành đổi mới trong phương pháp giảng dạy :
Tôi thấy đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy giải toán nói riêng là nhằm tìm ra đựơc phương pháp logic cho từng nội dung của từng môn, từng bài để nhằm đạt được chất lượng cao nhất trong giảng dạy. Đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay chính là để phát hiện, lựa chọn phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm và phù hợp với nội dung giáo dục cụ thể. Vì vậy chúng tôi thường xuyên sinh hoạt thăm lớp dự giờ của đồng nghiệp để học tập và xây dựng thống nhất cách thực hiện phương pháp đổi mới giảng dạy cho tất cả các môn học cho phù hợp để tìm ra con đường chuyển tải chính thức tới học sinh bằng con đường nhanh nhất, ngắn gọn nhất. Cần nghiên cứu, tìm hiểu để nắm được yêu câu của việc dạy toán nói chung và loại giải toán: "Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó" nói riêng. Đồng thời nắm được những thiếu sót của học sinh trong giải toán có lời văn.
2/ Chuẩn bị cho giờ dạy giải toán theo phương pháp đổi mới đạt kết quả.
Để có được giờ dạy giải toán theo phương pháp đổi mới đạt kết quả tốt, phát huy được tính tích cực của học sinh thì giáo viên phải có thiết kế cụ thể rõ ràng, nó sẽ quyết định lớn đến chất lượng giờ dạy và đồng thời giáo viên cũng là người tổ chức, hướng dẫn thiết kế cho từng học sinh. Mọi học sinh đều chủ động học tập và phát triển cao nhất, chính vì lẽ đó cả 2 đối tượng thầy và trò đều phải có sự chuẩn bị chu đáo.
 Sự chuẩn bị của giáo viên:
Trước khi dạy bất cứ một loại giải nào, trong tổ chúng tôi đều thống nhất là dành thời gian kĩ lưỡng về tất cả các bài tập của dạng toán đó, từ bài giảng đến bài luyện, từ bài trong sách giáo khoa đến bài trong vở bài tập để thấy được phương pháp giảng dạy phù hợp, ngắn gọn, học sinh dễ tiếp thu, giáo viên nói ít và chọn được những bài thêm để nâng cao kiến thức đối với đối tượng học sinh khá, giỏi dạy. Đồng thời cũng lường trước được chỗ học sinh hay vướng mắc trong khi thực hành giải loại toán đó mà giáo viên lưu ý trong giảng dạy.
- Khi dạy loại: "Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó". Học sinh được học 2 tiết bài mới (đó là tiết 1: "Tỉ số ở dưới dạng số tự nhiên", có nghĩa là so sánh giữa giá trị của số lớn với giá trị của số bé. Tiết 2: "Tỉ số ở dưới dạng phân số", có nghĩa...). Thì học sinh thường mắc ở dạng tỉ số là phân số nên giáo viên dạy cần lưu ý nhấn mạnh để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Từ mối quan hệ tỉ số là hai số trong bài giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra sự biểu diễn trên sơ đồ tóm tắt bài toán. Đây là loại toán giải khó đối với học sinh lớp 4 nên giáo viên phải giúp học sinh:
+ Xác định được tổng, tỉ số đã cho
+ Xác định được hai số phải tìm là số nào?
Từ đó hướng tới phương pháp giải chung là ( phương pháp giải bài toán):
Tìm tổng số phần bằng nhau
Tìm giá trị của một phân bằng lấy tổng của hai số chia cho tổng số phần bằng nhau, rồi dựa vào mối quan hệ giữa tỉ số của hai số của hai số mà tìm ra giá trị của mỗi số phải tìm.
Trên cơ sở đó học sinh sẽ nắm cách giải đặc trưng của loại toán này. Để củng cố được kĩ năng và kiến thức của loại toán này, tôi cho các em tự đặt đề toán theo loại toán đó đồng thời chọn các bài toán khó cho học sinh khá, giỏi (áp dụng vào tiết luyện tập hay buổi dạy riêng biệt đối với học sinh khá, giỏi).
Tất cả sự chuẩn bị trên của giáo viên đều được thể hiện cụ thể trên bài soạn đủ các bước, đủ các yêu cầu và thể hiện được công việc của thầy và trò trong giờ giải toán.
Sự chuẩn bị của học sinh:
Đối với học sinh đã đạt được giáo dục và bồi dưỡng ý thức thích học toán, có thú vị, hào hứng trong hoạt động học toán, có phương pháp học bộ môn toán, có thao tác về giải toán phải có đầy đủ các dụng cụ học toán và chuẩn bị đầy đủ cho phù hợp với từng tiết học. Đối vưói học sinh khá, giỏi trong những buổi bồi dưỡng riêng biệt cần có thêm sách giáo khoa về luyện giải, sách giáo khoa nâng cao...
Song không thể thiếu được những kiến thức về toán học có hệ thống logic từ lớp dưới, từ bài học trước phải chắc chắn làm cơ sở, nền tảng giúp học sinh tự tin trong hoạt động thực hanh, trong việc tiếp thu kiến thức. Ví dụ như khi học giải toán vê "Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" thì các em đã được học bài trước là "Tỉ số"...
Chính vì sự liên quan hệ thống giữa kiến thức đã học với kiến thức mới nên học sinh phải làm hết và đầy đủ các bài tập, học thuộc các quy tắc, công thức toán. Để học sinh có thói quen học bài, làm bài đầy đủ chúng tôi đã thống nhất với giáo viên trong tổ là bố trí mỗi bàn có một bàn trưởng là học sinh khá toán, thường xuyên kiểm tra bài học, bài làm ở nhà của các bạn trong bàn vào giờ ôn bai, soát bài và chỉ ra chỗ đúng sai trong bài tập của bạn giúp bạn cùng tiến bộ (xây dựng đôi bạn thân...)
3/ Quy trình thực hiện dạy toán có lời văn:
- Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Việc hình thành kỹ năng giải toán hơn nhiều so với kĩ năng tính vì bài toán giải là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm quan hệ toán học, ....chính vì vậy đặc trưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được thao tác chung trong quá trình giải toán sau:
Bước 1: Đọc kỹ đề bài: Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của bàit oán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Chúng tôi có rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Khi giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần.
Bước 2: Phân tích tóm tắt đề toán.
Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?)
Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng.
Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp.
Bước 4: Trình bày bài giải: Trình bày lời giải (nói - viết) phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải (giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? (trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không?
4/ Áp dụng phương pháp dạy giải bài toán có lời văn :
 Đối với dạng toán này thì có các dạng bài nổi bật sau: 
Giúp học sinh nhận biết 2 dạng toán “ tổng tỷ” và “ hiệu tỷ”.
Giáo viên có thể giúp học sinh nhận biết 2 dạng toán này bằng các bước:
Bước 1: cho học sinh đọc kỹ đề, phân tích ( gạch chân)
Bước 2: xác định tỷ số
Bước 3: giúp học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng có các số phần bằng nhau.
Phân tích sơ đồ đoạn thẳng giúp học sinh nắm vững số bé bao nhiêu phần, số lớn bao nhiêu phần.
Để giúp học sinh nhân biết vấn đề trên, giáo viên cần phải hình thành:
+ Học sinh nắm vững và so sánh 2 sơ đồ ( tổng tỉ, hiệu tỉ) khác nhau ở điểm nào
Ví dụ:	? trang
	Sơ đồ 1: An: 	
	 80 trang
 Minh:
 ? trang
	 ? trang
Sơ đồ 2: An:	 60 trang
	 Minh:
 ? trang
Giáo viên cho học sinh nhận dạng được 2 sơ đồ có sự khác nhau ở chỗ:
+ Sơ đồ 1: tổng của 2 đoạn thẳng biểu diễn trên sơ đồ là 80 trang. An bằng Minh hoặc ( Minh hơn An 3 lần)
	+ Sơ đồ 2: 2 đoạn thẳng được biểu diễn, chia đều số phần trên mỗi đoạn. Biết được sự hơn kém giữa đoạn này và đoạn kia ( hoặc ít hơn, nhiều hơn)
Từ những giải pháp trên, học sinh sẽ vẽ được trên sơ đồ, tìm được tổng số phần, hoặc hiệu số phần của 2 dạng toán trên. Từ đó, học sinh sẽ giải toán trên một cách dễ dàng.
* KẾT QUẢ:
 Sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài trên trong giảng dạy trong năm học tôi đã thu được kết quả như sau:
Số học sinh
Tóm tắt bài toán
Chọn và thực hiện đúng phép tính
Lới giải và đáp số
Đạt
Tỷ lệ %
Chưa đạt
Tỷ lệ %
Đạt
Tỷ lệ %
Chưa đạt
Tỷ lệ %
Đạt
Tỷ lệ %
Chưa đạt
Tỷ lệ %
35
34
97,1
 1
2,9
33
94,3
2
5,7
33
94,3
2
5,7
 Như vậy rèn cho các em có phương pháp học là biện pháp tốt nhất của người làm công tác giáo dục.
IV/ Kết luận
 1/ Tóm lược giải pháp
Để có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy tốt.
Có một phương pháp giảng dạy tốt là một quá trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người.
Là người giáo viên được phân công giảng dạy khối lớp 4. Chúng tôi nhận thấy việc tích luỹ kiến thức cho các em là cần thiết, nó tạo tiền đề cho sự phát triển trí thức của các em "cái móng" chắc sẽ tạo bàn đạp và đà để tiếp tục học lên lớp trên và hỗ trợ các môn học khác.
2/ Bài học kinh nghiệm
 Muốn việc dạy học của thầy và trò được nâng lên việc nghiên cứu đổi mới là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, vì thế thông qua việc giảng dạy và hướng dẫn HS học tập tôi rút ra được những bài học cho bản thân.
 Người giáo viên phải yêu nghề mến trẻ, có tâm huyết với nghề, luôn trau dồi kinh nghiệm cho bản thân, luôn luôn học hỏi ở các đồng nghiệp, đặc biệt phải có óc sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng các phương pháp đổi mới phương pháp dạy học để có kết quả cao.
- Giáo viên là người hướng dẫn, còn học sinh là những người thợ.
- Giáo viên phải nắm vững các yêu cầu bài dạy.
- Giáo viên phải có sự chuẩn bị, nghiên cứu rất kĩ đồng thời phải có một phương pháp truyền thụ cho HS để HS suy nghĩ, quan sát để nêu ra những ý kiến sát thực với nội dung bài học.
- Giáo viên phải chủ động sáng tạo, trong việc đổi mới các phương pháp dạy học theo từng nội dung, từng môn học theo nhận thức của HS.
- Thầy trò phải có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau để HS tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng thú, tự nhiên
- Phân chia được đối tượng học sinh để có kế hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng và phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS
- Tạo điều kiện để HS hứng thú, tự tin phát triển năng lực cá nhân của mỗi em.
3/ Đề xuất, kiến nghị
 a. Đối với nhà trường
 Thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng, chuyên đề, đặc biệt là môn toán, các thành viên trong tổ đưa ra các dạng toán, để các GV cùng nhau thảo luận, đưa ra cách giải quyết, phương pháp truyền đạt ngắn gọn, dễ hiểu, logic cho các em HS.
 b. Đối với giáo viên
- Giáo viên phải chuẩn bị bài thật kĩ trước khi đến lớp, tìm ra các phương pháp đổi mới phù hợp với bài học, phù hợp với trình độ HS. Tạo sự thu hút lôi cuốn HS tập trung nghe giảng, kích thích tư duy sáng tạo, không khí học tập sôi nổi
- Về phía HS
Cần ý thức được nhiệm vụ học tập, Học sinh phải tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng thú, và tự tin. Trách nhiệm của học sinh là phát hiện, chiếm lĩnh và vận dụng. Vì thế các em phải chủ động để đem lại kết quả cao trong học tập.
 Tân An 5 ngày: 10/11/2011
	 Người viết
	Võ Hoàng Anh

Tài liệu đính kèm:

  • docBien phap giup hoc sinh giai toan co loi van.doc