Đề tài Văn tả cảnh lớp 5

Đề tài Văn tả cảnh lớp 5

Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học thì phân môn Tập làm văn có một vị trí hết sức đặc biệt. Tập làm văn nhằm giúp học sinh có một năng lực mới: năng lực sản sinh văn bản. Nhờ có năng lực này, học sinh biết sử dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập.

 Tập làm văn có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Mang tính chất thực hành vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là hình thành cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản. Mang tính chất toàn diện tổng hợp vì tập làm văn xây dựng trên thành tựu của nhiều môn khoa học khác nhau trong đó nổi bật là lí thuyết hoạt động của lời nói, các hiểu biết về ngôn ngữ, ngữ pháp văn bản, lí luận văn học.

 Tập làm văn đòi hỏi học sinh huy động vốn kiến thức nhiều mặt từ các hiểu biết về cuộc sống đến các tri thức về văn học, khoa học thường thức. Trong quá trình học tập phân môn tập tập làm văn học sinh phải sử dụng nhiều loại kĩ năng như dùng từ đặt câu đến kĩ năng dựng đoạn viết bài. Các kĩ năng này được rèn luyện ở nhiều phân môn khác của Tiếng Việt.

 Mỗi bài tập làm văn đều theo một đề tài cụ thể đòi hỏi học sinh phải có sức sáng tạo. Tập làm văn giúp cho học sinh sau quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức dần dần nắm được cách viết bài văn theo nhiều phong cách khác nhau.

 Để làm được những bài văn hay đòi hỏi học sinh không chỉ vận dụng các kiến thức lí luận mà còn cả cảm xúc, tình cảm chân thành của bản thân. Tập làm văn góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh, làm giàu thêm vốn sống, vun đắp tình yêu và lòng đam mê văn học cho các em.

 

doc 47 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Văn tả cảnh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Cảm Ơn!
	Lời đầu tiên em xin chân thành cám ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho em được tham gia học tập khoá học này.
	Em xin cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy cung cấp cho em những kiến thức quý báu.
	Đặc biệt em xin chân thành cám ơn cô Lê Phương Nga đã tận tình trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài.
	Em xin cám ơn bạn bè đồng nghiệp đã tham gia đóng góp ý kiến cho em trong quá trình thực nghiệm.
Hưng Yên, ngày 30 tháng 4 năm 2010
Học viên
Tống Thị Thanh Hà
Phần mở đầu
 1. Lí do chọn đề tài:
	Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học thì phân môn Tập làm văn có một vị trí hết sức đặc biệt. Tập làm văn nhằm giúp học sinh có một năng lực mới: năng lực sản sinh văn bản. Nhờ có năng lực này, học sinh biết sử dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập. 
	Tập làm văn có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Mang tính chất thực hành vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là hình thành cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản. Mang tính chất toàn diện tổng hợp vì tập làm văn xây dựng trên thành tựu của nhiều môn khoa học khác nhau trong đó nổi bật là lí thuyết hoạt động của lời nói, các hiểu biết về ngôn ngữ, ngữ pháp văn bản, lí luận văn học.
	Tập làm văn đòi hỏi học sinh huy động vốn kiến thức nhiều mặt từ các hiểu biết về cuộc sống đến các tri thức về văn học, khoa học thường thức. Trong quá trình học tập phân môn tập tập làm văn học sinh phải sử dụng nhiều loại kĩ năng như dùng từ đặt câu đến kĩ năng dựng đoạn viết bài. Các kĩ năng này được rèn luyện ở nhiều phân môn khác của Tiếng Việt.
	Mỗi bài tập làm văn đều theo một đề tài cụ thể đòi hỏi học sinh phải có sức sáng tạo. Tập làm văn giúp cho học sinh sau quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức dần dần nắm được cách viết bài văn theo nhiều phong cách khác nhau.
	Để làm được những bài văn hay đòi hỏi học sinh không chỉ vận dụng các kiến thức lí luận mà còn cả cảm xúc, tình cảm chân thành của bản thân. Tập làm văn góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh, làm giàu thêm vốn sống, vun đắp tình yêu và lòng đam mê văn học cho các em.
	Trong chương trình tập làm văn lớp 5 thì văn tả cảnh chiếm số lượng tiết khá lớn. Điều đó chứng tỏ văn tả cảnh chiếm vai trò cực kì quan trọng. Qua 2 năm dạy chương trình SGK lớp 5 mới tôi thiết nghĩ cần phải nhìn nhận lại nội dung, phương pháp dạy tập làm văn tả cảnh ở lớp 5 để thấy được ưu điểm và hạn chế từ đó đề xuất những điều chỉnh, những cách thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn tả cảnh nói riêng và tập làm văn nói chung. Khi nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn tìm ra 
cách thức giúp học sinh viết tốt bài văn tả cảnh, đồng thời mong ước cao hơn là giúp các em nói viết đúng và nói viết hay. Các em có khả năng hoà nhập với cộng đồng, có thể sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp và học tập các môn học khác một cách thuận lợi.
	Việc nghiên cứu đề tài này đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội, đáp ứng được nhu cầu cuả học sinh là được học tập phù hợp với năng lực, đạt hiệu quả chất lượng cao.
	2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
	2.1. Khảo sát và phân tích nội dung phương pháp dạy tập làm văn tả cảnh lớp 5 theo mạch kiến thức, kĩ năng làm văn và theo cách loại văn bản được dạy học ở phân môn tập làm văn.
	2.2. Đánh giá thực trạng dạy học tập làm văn tả cảnh ở lớp 5 chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế (những bài, những kiến thức kĩ năng được dạy, được đưa vào chưa hợp lí).
	2.3. Trên cơ sở phân tích nội dung phương pháp dạy học tập làm văn tả cảnh và đánh giá thực trạng dạy học tập làm văn đề xuất những điều chỉnh cụ thể cho từng bài hoặc từng phần kiến thức kĩ năng.
	3. Đối tượng nghiên cứu.
	Để có được những đánh giá xác đáng về nội dung, phương pháp dạy tập làm văn tả cảnh lớp 5 và có những đánh giá về thực trạng dạy tập làm văn tả cảnh lớp 5 từ đó được những đề xuất mang tính thực tiễn góp phần đưa lại hiệu quả cao trong dạy học tập làm văn tả cảnh chúng tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng.
	3.1. Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 5 trọng tâm là phân môn tập làm văn thể loại văn tả cảnh.
	3.2. Thực tiễn các giờ dạy tập làm văn lớp 5 và một số bài làm của học sinh.
	4. Phương pháp nghiên cứu.
	Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau đây:
	4.1. Phương pháp khảo sát, quan sát.
	4.2. Phương pháp phân tích.
	4.3. Phương pháp tổng hợp.
	4.4. Phương pháp thực nghiệm.
Phần thứ hai
Nội dung
Chương I
Những cơ sở khoa học của việc dạy và học tập làm văn tả cảnh ở lớp 5
	1.1. Các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kĩ năng làm văn.
	Hoạt động lời nói là bao gồm một cấu trúc động bốn giai đoạn kế tiếp nhau: định hướng, lập chương trình, thực hiện hoá chương trình và kiểm tra. Cấu trúc này đã được vận dụng triệt để khi xây dựng hệ thống kĩ năng làm văn.
	Mỗi đề bài tập làm văn đều xác định một nhiệm vụ giao tiếp. Việc định hướng trong giao tiếp sẽ thực hiện dưới dạng tìm hiểu đề bài, xác định tư tưởng cơ bản của bài viết.
	ứng với giai đoạn lập chương trình là kĩ năng lập ý tìm ý, xây dựng dàn ý. Việc làm này sẽ giúp học sinh trình bày bài đầy đủ, mạch lạc. Khi lập dàn ý phải xác định được ý chủ đạo và sắp xếp ý theo trình tự nhất định.
	ứng với giai đoạn hiện thực hoá chương trình là kĩ năng nói ( viết) thành bài, nó bao gồm các kĩ năng bộ phận như dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài.
ứng với giai đoạn kiểm tra kết quả là nhóm kĩ năng phát hiện lỗi và kĩ năng sửa lỗi.
	1.2. Các dạng lời nói và dạy tập làm văn.
	Lời nói được chia ra thành lời nói miệng và lời viết. Vì vậy kĩ năng tập làm văn được chia ra thành kĩ năng nói và kĩ năng viết.
	Kĩ năng nói được hình thành trước kĩ năng viết nhờ giao tiếp tự nhiên. Lời nói miệng có hai dạng: hội thoại và độc thoại. Vì vậy, các bài tập luyện nói trong giờ tập làm văn sẽ được chia ra: nói trong hội thoại và độc thoại.
	Kĩ năng viết là sản phẩm của quá trình học tập. Nó là một phương tiện học tập và giao tiếp có hiệu quả. Năng lực viết chứng tỏ trình độ văn hoá, văn minh của một người. Tập làm văn có vai trò hàng đầu trong việc phát triển kĩ năng này.
	1.3.Ngữ pháp văn bản và ứng dụng vào dạy tập làm văn.
	1.3.1. Tính thống nhất của văn bản và việc dạy tập làm văn
	Để tạo lập một văn bản phải tạo nên tính thống nhất thể hiện ở cảs hai mặt: sự
 liên kết về nội dung và liên kết hình thức. Sự liên kết này có được là nhờ tính hướng đích của văn bản. Vì vậy để kĩ năng viết văn cho học sinh chúng ta phải giúp học sinh xác định mục đích chủ đề của bài viết và duy trì chủ đề này suốt bài viết. Mặt khác liên kết nội dung là khó nhận chính vì vậy khi dạy tập làm văn chúng ta phải coi trọng đến cả hình thức ngôn từ và lôgic của các ý trong bài.
	Bên cạnh liên kết nội dung ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một số hệ thống các biện pháp liên kết hình thức. Nó là sự biểu hiện ra bên ngoài của liên kết nội dung. Bên cạnh yêu cầu duy trì chủ đề, văn bản còn phải có sự phát triển. Chủ đề cần phải được triển khai. Các đề bài tập làm văn cần phải chỉ ra các hướng triển khai theo trật tự thời gian, trật tự không gian, toàn thể đến bộ phận, trật tự tâm lí...
	 1.3.2. Hai bình diện ngữ nghĩa của văn bản.
	Trước hết, đó là nội dung miêu tả hay còn gọi là nội dung sự vật là những hiểu biết, những nhận thức về thế giới xung quanh về xã hội và chính bản thân con người. Nội dung này tạo thành nghĩa sự vật của văn bản.
	Tiếp theo là nội dung thông tin về những cảm xúc tình cảm thái độ của người viết đối với đối tượng được đề cập đến. Nội dung này tạo ra nghĩa liên cá nhân của văn bản.
	1.3.3.Đoạn văn và cấu trúc của đoạn văn.
	Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết với nhau chặt chẽ thể hiện một cách tương đối trọn vẹn về một tiểu chủ đề.
	* Một số kiểu cấu trúc đoạn văn:
	+ Cấu trúc diễn dịch là cấu trúc của những đoạn văn mà tiểu chủ đề được phát triển theo hướng từ khái quát đến cụ thể. Câu đầu là câu chủ đề các câu còn lại cụ thể hoá nội dung khái quát của câu mở đầu đó.
	+ Cấu trúc quy nạp là kiểu cấu trúc ngược với diễn dịch. Tiểu chủ đề của đoạn phát triển theo hướng từ cụ thể đến khái quát. Câu cuối đoạn đóng vai trò quan trọng.
	+ Cấu trúc song song là kiểu cấu trúc mà các câu trong đoạn đều có tầm quan trọng như nhau trong việc thể hiện tiểu chủ đề của đoạn. Loại cấu trúc này không có câu chủ đề.
	+ Cấu trúc phối hợp : Thường gặp ba kiểu sau:
	- Sự phối hợp giữa cấu trúc diễn dịch và song song.
	- Sự phối hợp với cấu trúc song song và quy nạp.
	- Sự phối hợp giữa cấu trúc diễn dịch với quy nạp.
	1.3.4. Một số thể loại tập làm văn được dạy ở Tiểu học.
	a. Miêu tả:
	Miêu tả là “ Thể hiện sự vật bằng lời hay nét vẽ”.
	Trong văn học không chỉ miêu tả đơn thuần mà bằng ngôn ngữ sinh động khắc hoạ lên sự vật đó khiến người đọc người nghe cảm thấy mình đang đứng trước sự vật đó.
	b. Kể chuyện:
	Là một thể loại được dạy chiếm lượng lớn.
Chương II
Khảo sát và đánh giá nội dung phương pháp và thực trạng dạy học văn tả cảnh lớp 5.
	1. Thực trạng dạy học văn tả cảnh ở lớp 5.
	1.1. Những ưu điểm
	Trong chương trình sách giáo khoa hiện hành thì nội dung và phương pháp dạy phân môn tập làm văn có nhiều thay đổi đáng kể so với chương trình cũ. Chính điều đó đã góp phần tạo nên một số ưu điểm nổi bật ở cả nội dung và phương pháp dạy học.
	Chúng ta chỉ xét riêng mạch kiến thức về dạy học văn tả cảnh ở lớp 5 cũng có thể thấy rõ điều đó.
	Trước hết về nội dung học sinh đã được trang bị những kiến thức lí thuyết về văn tả cảnh. Đó là những hiểu biết về thể loại, cấu tạo bài văn, trình tự miêu tả, cách quan sát...Các kiến thức này sách giáo khoa không trình bày như những kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng. Học sinh phải khảo sát văn bản, thảo luận tìm ra các kiến thức cần ghi nhớ.
	Chương trình sách giáo khoa cũng chú ý rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn bản đó là:
	- Kĩ năng định hướng văn bản ( nhận diện văn bản tả cảnh, phân tích đề bài văn tả cảnh)
	- Kĩ năng tìm ý và lập dàn ý
	- Kĩ năng xây dựng đoạn văn tả cảnh, liên kết các đoạn văn thành bài văn tả cảnh. Đặc biệt kĩ năng xây dựng đoạn văn theo yêu cầu được chú trọng hơn cả như cách xây dựng đoạn mở bài ( theo 2 cách: trực tiếp hoặc gián tiếp), đoạn kết b ... .1. Bài tập điền từ vào chỗ trống:
	* Mục đích của bài tập :
	Loại bài tập này luyện cho học sinh kĩ năng lạư chọn từ ngữ gợi tả, gợi cảm điền vào câu đoạn cho phù hợp. Làm cho câu văn hoàn chỉnh về ngữ pháp, giàu hình ảnh về nội dung diễn đạt.
	Bài tập 1.
	Hãy lựa chọn từ láy thích hợp để điền vào chỗ chống trong đoạn văn sau: 
	Ông mặt trời.nhô lên sau luỹ tre . Khói bếp nhà ai  bay trong gióđường làng đã.người qua lại. Tôi cùng mẹ ùa vào dòng người đang..ra đồng.
	Đáp án :
	Ông mặt trời từ từ nhô lên sau luỹ tre. Khói bếp nhà ai là là bay trong gió. Đường làng đã tấp nập người qua lại. Tôi cùng mẹ ùa vào dòng người đang hối hả ra đồng.
	Bài tập 2:
	Điền vào chố trống để có hình ảnh so sánh:
	a. ..lơ lửng giữa trời như một chiếc đĩa bạc
	b. Tán bàng xoè ra giống như
	Đáp án:
	a. Mặt trăng lơ lửng giữa trời như một chiếc đĩa bạc
	b. Tán bàng xoè ra giống như một chiếc ô khổng lồ
	Bài tập 3:
	Điền vào chỗ trống để có hình ảnh nhân hoá.
	a. Cảnh cổng trường.khi chỉ còn lại một mình.
	b. Vườn trường...chiếc áo màu xanh biết
	Đáp án:
	A. Cánh cổng trường im lặng, buồn bã khi chỉ con lại một mình.
	b. Vườn trường khoác lên mình một chiếc áo màu xanh biếc.
	3.3.4.2. Bài tập thay thế từ:
	* Mục đích của bài tập:
	Rèn cho học sinh kĩ năng huy động từ, lựa chọn thay thế từ, rèn thói quen nhu cầu động não, tăng cường liên tưởng, tưởng tượng để lựa chọn các từ ngữ có giá trị biểu hiện, biểu cảm cao khi viết văn tả cảnh.
	Bài tập.
	Tìm từ ngữ hình ảnh thay thế cho từ gạch chân để có câu văn sinh động.
	a. Buổi sáng những cánh buồn nâu trên biển đẹp quá.
	b. Tiếng gió thổi trong kẽ lá.
	* Đáp án.
	a. Những buổi sáng, những cánh buồn nâu trên biển trông như những cánh buồm khổng lồ.
	b. Tiếng gió thì thầm trong khẽ lá.
	3.3.4.3. Bài tập viết câu.
	* Mục đích của bài tập:
	Bài tập luyện viết câu rèn cho học sinh biết sử dụng từ láy, tính từ tuyệt đối, biện pháp so sánh nhân hoá để diễn đạt được những câu văn sinh động gợi tả, gợi cảm về nội dung.
	Bài tập 1:
	Tìm hai từ láy gợi tả tiếng mưa đặt câu với các từ tìm được.
	Đáp án:
	Từ láy gợi tả tiếng mưa: san sạt, lộp độp:
	Tiếng mưa sàn sạt như cát bay, chớp mắt đã thấy trắng xoá.
	Những hạt mưa đầu tiên lộp độp rơi trên tàu chuối.
	Bài tập 2:
	Viết câu văn có hình ảnh so sánh để tả vẻ đẹp của dòng sông.
	Đáp án:
	Những tia nắng nhảy nhót đùa vui trên đám cỏ.
	3.3.5. Nhóm bài tập rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn.
	* Mục đích của bài tập.
	Trong các bài văn tả cảnh của học sinh tiểu học đoạn văn xuất hiện thường có độ dài trung bình khoảng 5 đến 7 câu. Vì số lượng câu không nhiều nên dễ bao quát toàn bộ đoạn văn một
 cách thuận lợi. Chính vì vậy chúng ta cần rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn cho học sinh đây là cơ sở cho các em xây dựng bài văn.
	Bài tập 1:
	Hãy viết câu mở đầu cho mỗi đoạn văn sau:
	.chúng em thường rủ nhau ra sông tắm mát. Sông ôm chúng em vào lòng dịu dàng như người mẹ với đàn con. Buổi tố, em cùng các bạn bơi thuyền trên sông hóng mát. Sông ì oạp vỗ vào mạn thuyền như ru chúng em ngủ.
	Đáp án:
	Học sinh có thể viết câu mở đoạn:
	Dòng sông quê hương nơi đã gắn bó bao kỉ niệm tuổi thơ em.
	Bài tập 2:
	Hãy viết tiếp khoảng 2-3 câu để có đoạn văn tả cảm xúc của em với sự vật được tả.
	Ơi, con đường thần quen, nơi ôm ấp kỉ niệm tuổi thơ tôi.
	Đáp án:
	Ơi, con đường thân quen, nơi ôm ấp kỉ niệm tuổi thơ tôi ! Con đường nơi in dấu chân tôi ngày hai buổi đến trường. Đường là bạn tâm tình tôi kể chuyện buồn vui. Đường nâng nâng bước chân tôi vững chãi bước vào đời.
	Bài tập 3:
	Đây là một phác thảo cho đoạn văn tả đêm trăng đẹp. Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để có đoạn văn hoàn chỉnh.
	Mặt trăng.toả ánh vàng Cành cây, kẽ lá Không gian..tiếng côn trùng rả rích. Chị gió. Mùi hoa.Đêm trăng quê hương..
	Đáp án.
	Mặt trăng tròn vạnh vạnh từ từ nhô lên sau luỹ tre đầu làng, toả ánh vàng dịu mát xuống mặt đất. Cành cây kẽ lá đãm ánh trăng. Không gian thật yên tĩnh như nghe rõ cả tiếng sương rơi, tiếng côn trùng rả rích. Chị gió lướt thướt bay làm xao động những tán lá ven đường. Mùi hoa thiên lí dịu dàng lan toả. Đêm trăng quê hương thật đẹp và thành bình.
	Bài tập 3:
	Viết tiếp vào những câu sau để có 1 đoạn mở bài gián tiếp tả cảnh đồng quê em.
	“ Quê hương là cánh diều biếc”
	 Tuổi thơ con thả trên đồng
	Đáp án.
	 Quê hương là cánh diều biếc
	 Tuổi thơ con thả trên đồng
	Quê hương của tôi là cánh đồng lúa xanh ngát bao quanh làng, nơi gắn bó với nhiều kỉ niệm thời thơ ấu của tôi.
	Bài tập 4:
	Viết đoạn văn miêu tả ngôi trường của em theo trình tự không gian.
	Đáp án.
	Nhìn từ xa, ngôi trường thân yêu đẹp như một bức tranh. Những mảng tường vàng loá trong cây. Đến gần, bác cổng trường dang rộng cánh tay chào đón chúng em. Bác đã đứng đây bao năm bảo vệ cho ngôi trường này.
Một số bài văn hay của học sinh
	* Đề bài: Tả một buổi trưa hè
	“ Mùa hè cái que cũng mệt” trưa mùa hè thật oi ả .
	Mặt trời như một quả cầu lửa rải những tia nắng như thiêu như đốt xuống mặt đất . ánh nắng chói chang ngồi trong nhà nhìn ra loá cả mắt vì màu nắng. Không khí buổi trưa càng trở nên nóng nực. Cây cối đứng im lìm. Giàn mướp lá rũ xuống như 
héo. Ngọn cau cao vút đứng chịu trận lá lóng lánh bởi màu nắng chiếu vào trông như màu thép. Trời trong vát không một vẩn mây. Bất chợt một tiếng gà nhảy ổ làm không khí trưa xao động hẳn lên. Mọi người dường như sợ cái nóng ẩn hết trong nhà. Tiếng võng kẽo kẹt bà nằm trên võng tay phe phẩy quạt miệng bỏm bẻm nhai trầu. mẹ ngồi ngoài hiên sàng gạo mồ hôi ướt đẫm vai áo. Lũ sẻ non dường như cũng sợ cái nóng trưa hè chúng rủ nhau ẩn vào hốc cột trước hiên nhà thỉnh thoảng lại gọi nhau ríu rít.
	Mặt đường bê tông dường như có ai hâm nóng vậy, khiến hơi nóng bốc lên hầm hập. Thỉnh thoảng có một chiếc xe phóng vụt qua, người đi xe bịt kín mặt để tránh nắng. Bất chợt một làn gió thoảng qua, cành cây lay động như reo vui, mọi người cảm thấy khoan khoái dễ chịu. Cảnh yên tĩnh thanh bình của không gian trưa hè làm tâm hồn em thoải mái. Ngắm cảnh vật em càng yêu quê hương mình hơn.
	* Đề bài: Tả một buổi bình minh đẹp mà em có dịp quan sát thưởng thức.
	Bài làm.
	Quê hương em đẹp lắm ! Đẹp nhất là những buổi bình minh rực rỡ.
	Tiếng gà gáy râm ran, tiếng chuông leng keng trên nóc nhà thờ đánh thức mọi người trở dậy sau một giấc ngủ dài.
	Cảnh vật như bừng tỉnh. Tiết trời se se lạnh. Xóm làng bồng bềnh trong một biển hơi sương. Điện các nhà bật sáng, âm thanh rộn ràng. Tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng nước chảy róc rách, tiếng chuyện rì rầm, tiếng chân bước thình thịch trên đường làng.
	Phía đằng đông, mặt trời tròn xoe ửng đỏ còn e ấp sau rặng tre, toả ánh sáng hình rẻ quạt nhiều màu sặc sỡ. Trên không trung từng đám mây trắng với những hình thù kì dị nhởn nhơ rong chơi. Khói bếp nhà ai bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải mền uốn lượn.
	Trong các khu vườn, được mùa xuân đánh thức, cây cối vươn ngọn, xòe lá, đâm chồi nảy lộc đón ánh nắng ban mai. Trên những búp lá đêm qua còn đọng muôn vàn các hạt sương mai được ánh nắng chiếu vào long lanh như những viên ngọc.
	Em say sưa ngắm cảnh hít thở không khí trong lành đến khi ông mặt trời được ngọn tre cong hình gọng vó kéo hẳn lên cao làm cho cả xóm làng hiện ra như một bức tranh nhiều màu.
	Cảnh vật quê hương mỗi sớm mai thật yên bình và tràn đầy sức sống.
	* Đề bài: Tả một cảnh thiên nhiên đẹp ở địa phương em.
	Bài làm.
	“ Quê hương là con đò nhỏ
	 Êm đềm khua nước ven sông”
	Ai cũng có một quê hương để mà yêu, mà nhớ.
	Với riêng em quê hương là hình ảnh con sông hiền hoà, thơ mộng.
	Con sông như một dải lụa đào uốn lượn ôm ấp xóm làng. Hai bên bờ sông, những luỹ tre xanh rì rào trong gió, những ngôi nhà ẩn hiện trong vòm cây.
	Những ngày đẹp trời, sông hiền hoà thơ mộng.
	Mặt nước sông trong xanh, sông mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. Bờ cát thoai thoải mềm lún mát rượi để hằn lại những vết chân. Sông dịu dàng đắm mình trong những buổi bình minh. Mặt trời rải những tia nắng rực rỡ xuống mặt sông lấp lánh như dát bạc.
	Những buổi hoàng hôn là lúc hai bên bờ sông đông vui nhất. Các bác thuyền chài hối hả kéo lưới, tiếng gõ thuyền sàn sạt nghe rất vui tai. Đám trẻ chăn trâu sau một ngày đùa nghịch phơi nắng ngoài đồng chúng hụp lặn ngâm mình trong nước, thoả thê bơi nội quẫy tòm tõm. Các bà các chị mang đồ ra giặt nói chuyện rôm rả . ánh năng cuối ngày hắt trên mặt sông những vết sáng màu phớt hồng làm cả khúc sông rộng trở nên lung linh huyền ảo.
	Đến mùa mưa lũ nước sông dâng cao đục ngầu giận dữ, sóng cuồn cuộn, những chuyến đò sang sông thưa dần. Thế nhưng chỉ có một thời gian sau sông lại trở về vẻ bình thường của nó, bài phù sa ven sông ngày một màu mỡ.
	Em yêu con sông quê như yêu người mẹ hiền của mình. Dù đi đâu xa, hình ảnh con sông quê vẫn in đậm trong em.
Phần kết luận
	Trải qua một quá trình tìm hiểu nghiên cứu phân tích chương trình tập làm văn lớp 5 tả cảnh và thực trạng của việc dạy tập làm văn, kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi mạnh dạn đưa ra những khó khăn, những điểm bất hợp lý trong nội dung dạy văn tả cảnh và đề xuất biện pháp khắc phục. Đồng thời tôi cũng đưa ra hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh. Tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn tả cảnh nói riêng và phân môn tập làm văn nói chung.
	Tôi thiết nghĩ để quá trình dạy tập làm văn đạt hiệu quả bản thân mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề, chú trọng đổi mới phương pháp.
	Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải có sự đầu tư tìm tòi nghiên cứu kĩ bài giảng.Giáo viên cần căn cứ vào trình độ học sinh lớp mình để lựa chọn phương pháp nội dung giảng dạy phù hợp 
 Giáo viên cũng cần mạnh dạn thay đổi hình thức tổ chức giờ học sao cho linh hoạt, mềm dẻo, sinh động hấp dẫn học sinh.
	Trong quá trình rèn kĩ năng cho học sinh giáo viên cũng cần chú ý khắc sâu cả nội dung lí thuyết kiểu bài và phương pháp làm bài cho các em. Giáo viên cần tạo điều kiện cho các em phát huy óc sáng tạo, năng lực sở trường của mình khi viết văn.
	Qua một thời gian nghiên cứu tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất. Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không thể tránh khỏi những hạn chế.
	Tôi rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
	Tôi xin chân thành cám ơn !
	 Hưng Yên, ngày 30 tháng 4 năm 2010
	 Người viết
	 Tống Thị Thanh Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docdetaitotnghiep.doc