Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1.Tính chất nào “không phải” là của nước?
. Trong suốt. . Có hình dạng nhất định.
C. Không có màu, không mùi, không vị. D. Có màu vàng.
2. Để phòng tránh tai nạn đuối nước, ta cần:
A. Chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối.
B. Không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
C. Đùa giỡn khi đi xuồng ghe.
D. Không cần đậy nắp các chum, vại, bể chứa nước.
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CUỐI KÌ I. NH : 2011-2012 Môn : KHOA HỌC . Lớp 4 *** ĐỀ THI : I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : 6 điểm Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1.Tính chất nào “không phải” là của nước? A. Trong suốt. B. Có hình dạng nhất định. C. Không có màu, không mùi, không vị. D. Có màu vàng. 2. Để phòng tránh tai nạn đuối nước, ta cần: A. Chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối. B. Không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão. C. Đùa giỡn khi đi xuồng ghe. D. Không cần đậy nắp các chum, vại, bể chứa nước. 3. Để phòng bệnh do thiếu i- ốt, hằng ngày em nên sử dụng: A. Muối i- ốt. ; B. Muối tinh ; C. Bột ngọt ; D. Đường. 4. Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm: A. Rau xanh. B. Cá C. Thịt bò. D. Thịt gà. 5. Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của ai? A. Các bác sĩ. B. Những người lớn. C. Những người làm ở nhà máy D. Tất cả mọi người. 6. Các hiện tượng liên quan tới sự hình thành mây là : A. Bay hơi và đông đặc ; B. Bay hơi và ngưng tụ. C. Nóng chảy và đông đặc ; D. Nóng chảy và bay hơi. 7. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là: A. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước. B. Từ hơi nước ngưng tụ thành nước. C. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi, lặp lại. D. Cả 3 ý trên đều sai. 8. Không khí có ở đâu ? A. Ở trong nhà ; B. Ở ngoài đường. C. Ở xung quanh ta và có trong những chỗ rỗng của mọi vật ; D. Ở trong lớp. 9. Cần ăn uống như thế nào để phòng tránh bệnh béo phì: A. Ăn đủ chất dinh dưỡng. B. Ăn uống hợp lí, rèn thói quen ăn uống điếu độ, ăn chậm nhai kỹ, năng vận động và luyện tập thể dục thể thao. C. Ăn sạch, uống sạch, không ăn thức ăn ôi thiu ; D. Ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm. 10. Đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá chúng ta cần : A. Giữ vệ sinh môi trường.. B. Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. C. Ăn thức ăn bán rong ngoài đường. D. Giữ vệ sinh cá nhân. 11. Các bệnh thường gặp do nước bị ô nhiễm gây ra là: A. Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy ; B. Bệnh tim, mạch. C. Bại liệt, viêm gan ; D. Bệnh tiểu đường. 12. Những hành động nên làm để tiết kiệm nước là: A. Để ống nước bị rò rỉ ; B. Khoá vòi nước khi nước đã đầy xô. C. Xả cho nước chảy tràn bể ; D. Không tắm giặt. II. PHẦN TỰ LUẬN: 4 điểm Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm () để hoàn thành bài tập sau : Nước có thể tồn tại ở ba thể :.; ( hơi); và . Nước ở thể lỏng và thể khí .. hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn hình dạng nhất định. Câu 2: Không khí có những tính chất gì ? ĐÁP ÁN VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6 điểm Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B B A A D B C C B B A B Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm. II. PHẦN TỰ LUẬN: 4 điểm Câu 1:( 2,5 điểm ). HS điền được theo thứ tự sau : - thể lỏng, thể khí, thể rắn. ( 1,5 điểm ). - không có , có ( 1 điểm ). Đúng mỗi chỗ chấm 0,5 điểm. Câu 2: ( 1,5 điểm). HS nêu được các tính chất của không khí : - Không màu, không mùi, không vị, không hình dạng nhất định. ( 1 điểm ). - Không khí có thể nén lại, giãn ra. ( 0,5 điểm ). TỔNG CỘNG: 10 điểm. LTN ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tài liệu đính kèm: