Đề thi kiểm tra giữa học kì I khối 4 năm học 2010 – 2011 môn: Tiếng Việt (phần đọc)

Đề thi kiểm tra giữa học kì I khối 4 năm học 2010 – 2011 môn: Tiếng Việt (phần đọc)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

 * Nội dung kiểm tra: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 75 tiếng, thuộc các bài quy định đã học ở giữa học kì I (GV chọn các đoạn trong 5 bài quy định, ghi tên bài, số trang cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng). Sau đó trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc do giáo viên nêu.

* Các bài quy định:

1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (TV 4, tập 1 – trang 4, 5)

2. Thư thăm bạn (TV 4, tập 1 – trang 25, 26)

3. Những hạt thóc giống (TV 4, tập 1 – trang 46,47)

4. Trung thu độc lập. (TV 4, tập 1 – 66, 67)

5. Điều ước của vua Mi – đát (TV 4, tập 1 – trang 90, 91)

 

doc 7 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra giữa học kì I khối 4 năm học 2010 – 2011 môn: Tiếng Việt (phần đọc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Hưng Điền B 
Lớp: Bốn 
Tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .......
ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I KHỐI 4
 NĂM HỌC 2010 – 2011
Đọc: Môn: Tiếng việt (phần đọc)
 Ngày thi: 29/10/2010
 Viết: 
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
 * Nội dung kiểm tra: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 75 tiếng, thuộc các bài quy định đã học ở giữa học kì I (GV chọn các đoạn trong 5 bài quy định, ghi tên bài, số trang cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng). Sau đó trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc do giáo viên nêu.
* Các bài quy định:
1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu	(TV 4, tập 1 – trang 4, 5)
2. Thư thăm bạn	(TV 4, tập 1 – trang 25, 26)
3. Những hạt thóc giống (TV 4, tập 1 – trang 46,47)
4. Trung thu độc lập.	 (TV 4, tập 1 – 66, 67)
5. Điều ước của vua Mi – đát 	(TV 4, tập 1 – trang 90, 91)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm – Thời gian: 35 phút)
Đọc thầm bài “Trung thu độc lập” dựa vào nội dung bài đọc đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng.
Trung thu độc lập
Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai
Ngày mai các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.
THÉP MỚI
1. Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
	a. Vào thời điểm đất nước độc lập.
	b. Vào thời điểm anh đứng gác ở trại.
	c. Vào thời điểm anh đang chiến đấu.
2. Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp?
	a. Trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.
	b. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em
	c. Cả 2 ý trên đều đúng.
3. Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
	a. Dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
b. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
	c. Cả 2 ý trên đều đúng
4. Cách viết tên người nào dưới đây đúng nhất?
	a. Lê Văn Tám
	b. Lê văn Tám
	c. Lê Văn tám
5. Tên nào dưới đây là tên địa lí Việt Nam?
	a. Nguyễn Huệ
	b. Trường Sơn
	c. Yết Kiêu
6. Từ nào có nghĩa “ dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được”?
	a. Suối
	b. Mương 
	c. Sông
7. Từ nào dưới đây là từ láy?
	a. Chầm chậm
	b. Lặng im
	c. Học sinh
8. Từ ngữ nào dưới đây thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành ngữ 
“ Hiền như.”? 
 	a. Bụt
	b. Cọp
	c. Voi
------------ HẾT -----------
ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I KHỐI 4
NĂM HỌC 2010 – 2011
 Môn: Tiếng việt (phần viết)
 Ngày thi: 
I. Viết chính tả: (5 điểm – Thời gian 15 phút).
Giáo viên đọc cho HS viết:
Những hạt thóc giống
Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
II. Tập làm văn: (5 điểm – Thời gian 35 phút).
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
Lưu ý:
- GV cho HS viết trên giấy ô li sau đó bấm vào bài thi đọc.
- Khi thi môn Tiếng việt GV coi thi không được cho học sinh mở SGK.
Trường TH Hưng Điền B 
Lớp: Bốn 
Tên: ...
ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I KHỐI BỐN
 NĂM HỌC 2010 – 2011
 Môn: Toán
 Ngày thi: 28/10/2010 
 Thời gian: 40 phút
Phần I: (3 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
	Bài 1: 2 phút =  giây
	a. 60 giây
	b. 100 giây
	c. 120 giây
	d. 125 giây
	Bài 2: Tìm số tròn chục x, biết: 78 < x <90
	 	a. 70
	b. 80
	c. 90
	d. 60
Bài 3: Trong hình dưới đây có bao nhiêu cặp cạnh vuông góc vuông? 
A
B
C
D
E
	a. 1
	b. 2	
	c. 3 
	d. 4 
Phần II: (7 điểm) Làm các bài tập sau:
	Bài 1: Đọc các số sau:
- Số 96 315 đọc là: ...
..
	- Số 7 123 517 đọc là: .
 .
	Bài 2: Viết các số sau:
- Hai trăm năm mươi ba triệu năm trăm sáu mươi tư nghìn hai trăm mười hai:
.. 
- Tám mươi sáu triệu một trăm hai mươi bốn nghìn chín trăm mười lăm: 
Bài 3: Thực hiện phép tính:
-
+
4 6 8 2 6 5 1 0 2	2 1 4 3 2 5	2 5 9 6 8 3
x
2 3 0 5 1 3 8 5 9 4 
 . ..  
Bài 4: Tìm X:
	207 + x = 815
	 ..
 .
Bài 5: Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
Bài giải
..
..
..
......
 .
..Hết..
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT KH
I.Kiểm tra đọc: (10 điểm).
1. Đọc thành tiếng: 5 điểm.
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (sai 2 – 4 tiếng 0,5 đ; sai 5 tiếng trở lên 0 đ).
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.(không ngắt nghỉ hơi đúng 2 – 3 chỗ 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng 4 chỗ trở lên 0 điểm).
- Giọng đọc có thể hiện tính biểu cảm: 1 điểm. (bước đầu có thể hiện tính biểu cảm 0,5 điểm; không thể hiện tính biểu cảm 0 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm. ( đọc từ 1 – 2 phút 0,5 điểm; đọc quá 2 phút 0 điểm)
- Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm. (không đủ ý hoặc diễn đạt không rõ ràng 0,5 điểm)
2. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm.
-Học sinh đánh dấu X đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm.
-Riêng câu 2,3 : (1 điểm )
Câu 1: b
Câu 2: c (1 điểm) 
-Nếu HS chọn câu a hoặc câu b đạt 0,5 điểm
Câu 3: c (1 điểm) 
-Nếu HS chọn câu a hoặc câu b đạt 0,5 điểm
Câu 4: a
Câu 5: b
Câu 6: c
Câu 7: a
Câu 8: a
II. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Viết chính tả: ( 5 điểm )
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bài đúng đoạn văn: 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả (sai phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng qui định, ..) trừ 0,5 điểm.
2. Tập làm văn: 5 điểm.
* Yêu cầu cần đảm bảo:
- HS kể được vắn tắt câu chuyện có đủ ba nhân vật đúng theo yêu cầu đề bài, bố cục ba phần rõ ràng, câu văn dùng từ đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng đạt 5 điểm.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, . Có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, trình bài bẩn  trừ 1 điểm cho toàn bài kiểm tra viết.
HƯỚNG DẪN CHẤM TOÁN
Phần I: (3 điểm) khoanh đúng mỗi câu đạt 1 điểm.
Bài 1: c
Bài 2: b
Bài 3: c
Phần II: (7 điểm)
Bài 1: (1 điểm) Đọc đúng mỗi số đạt 0,5 điểm.
Bài 2: (1 điểm) Viết đúng mỗi số đạt 0,5 điểm.
Bài 3: (2 điểm) Đúng mỗi phép tính đạt 0, 5 điểm
Kết quả là: 6987; 51243; 857300; 8656.
Bài 4: (1 điểm)
	207 + X = 815
	 X = 815 - 207	(0,5 điểm)
	 X = 608	 (0,5 điểm)
Bài 5: (2 điểm) 
* Cách 1:
Tuổi của bố là: 	(0,25 đ)
	(58 + 38) : 2 = 48 ( tuổi) 	 (0,5 đ)
Tuổi của con là: 	(0,25 đ)
	48 – 38 = 10 (tuổi) 	(0,5 đ)
Đáp số: Bố: 48 tuổi	
 Con: 10 tuổi	 (0,5 đ)
* Cách 2:
Tuổi của con là: 	(0,25 đ)
	(58 - 38) : 2 = 10 ( tuổi) 	 (0,5 đ)
Tuổi của bố là: 	(0,25 đ)
	10 + 38 = 48 (tuổi) 	(0,5 đ)
Đáp số: Con: 10 tuổi	
 Bố: 48 tuổi	 (0,5 đ)
* Lưu ý: 
- Nếu HS có cách giải khác nhưng đúng kết quả thì vẫn tính điểm.
- Nếu lời giải sai mà phép tính đúng thì không đạt điểm.
	- Nếu đơn vị thiếu, sai hoặc không đúng dấu ngoặc đơn trừ 0,5 điểm cho cả bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI KT GIUA HKI 10-11.doc