Đề thi kiểm tra giữa học kì Ikhối 4 năm học 2011 – 2012 môn: tiếng Việt (phần đọc)

Đề thi kiểm tra giữa học kì Ikhối 4 năm học 2011 – 2012 môn: tiếng Việt (phần đọc)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

 * Nội dung kiểm tra: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 75 tiếng, thuộc các bài quy định đã học ở giữa học kì I (GV chọn các đoạn trong 5 bài quy định, ghi tên bài, số trang cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng). Sau đó trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc do giáo viên nêu.

* Các bài quy định:

1.Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (TV 4, tập 1 – trang 4, 5)

2. Thư thăm bạn (TV 4, tập 1 – trang 25, 26)

3. Những hạt thóc giống (TV 4, tập 1 – trang 46,47)

4. Trung thu độc lập. (TV 4, tập 1 – 66, 67)

5.Điều ước của vua Mi - đát (TV 4, tập 1 – trang 90, 91)

 

doc 9 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra giữa học kì Ikhối 4 năm học 2011 – 2012 môn: tiếng Việt (phần đọc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: Bốn 
Tên: .
 ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I KHỐI 4
 NĂM HỌC 2011 – 2012
 Môn: Tiếng việt (phần đọc)
 Ngày thi: 9/12/2011
Đọc: 
Viết:
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
 * Nội dung kiểm tra: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 75 tiếng, thuộc các bài quy định đã học ở giữa học kì I (GV chọn các đoạn trong 5 bài quy định, ghi tên bài, số trang cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng). Sau đó trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc do giáo viên nêu.
* Các bài quy định:
1.Dế Mèn bênh vực kẻ yếu	(TV 4, tập 1 – trang 4, 5)
2. Thư thăm bạn	(TV 4, tập 1 – trang 25, 26)
3. Những hạt thóc giống (TV 4, tập 1 – trang 46,47)
4. Trung thu độc lập.	 (TV 4, tập 1 – 66, 67)
5.Điều ước của vua Mi - đát	 (TV 4, tập 1 – trang 90, 91)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm – Thời gian: 35 phút)
Đọc thầm bài “Điều ước của vua Mi - đát” dựa vào nội dung bài đọc đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng.
Điều ước của vua Mi-đát
Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
Thần Đi-ô-ni-dốt mĩm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chấp tay cầu khẩn:
- Xin thần tha tội cho tôi! Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép mầu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham.
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
 Theo THẦN THOẠI HI LẠP
 (Nhữ Thành dịch)
 ( Nhữ Thành dịch)
1. Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?
	a. Vua Mi-đát xin thần cho mình có được nhiều vàng.
	b. Vua Mi-đát xin thần cho mọi vật mình chạm đến đều hóa thành vàng.
	c. Vua Mi-đát xin thần cho mình hóa thành vàng.
2. Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
	a. Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng.
	b. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt.
	c. Cả 2 ý trên đều đúng.
3. Tại sao vua Mi-đát lại xin thần lấy lại điều ước?
	a. Vì các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi.
	b. Vì vua không ham thích vàng nữa.
	c. Vì vua muốn xin một điều ước khác.
4. Trong câu: “Vua ngắt một quả táo.”, Từ nào là động từ?
	a. Vua
	b. Ngắt
	c. Quả táo
5. Từ nào dưới đây có nghĩa “Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được”?
	a. Suối.
	b. Mương.
	c. Sông.
6. Từ ngữ nào dưới đây thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành ngữ “ Hiền như.”? 
 	a. Bụt
	b. Cọp
	c. Voi
7. Cách viết tên người nào dưới đây đúng nhất?
	a. Lê Văn Tám
	b. Lê văn Tám
	c. Lê Văn tám
8. Từ cùng nghĩa với trung thực là:
	a. Gian dối
	b. Thật thà	
 c. Lừa đảo
9. Đặt một câu với từ vừa tìm được.
..	
ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I KHỐI 4
 NĂM HỌC 2011 – 2012
 Môn: Tiếng việt (phần viết)
 Ngày thi: 9/12/2011
I. Viết chính tả: (5 điểm – Thời gian 15 phút).
Giáo viên đọc cho học sinh viết:
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có mở cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.
II. Tập làm văn: (5 điểm – Thời gian 35 phút).
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
Lưu ý:
- GV cho HS viết trên giấy ô li sau đó bấm vào bài thi đọc.
- Khi thi môn Tiếng việt GV coi thi không được cho học sinh mở SGK.
Lớp: Bốn 
Tên: ......
ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I KHỐI BỐN
 NĂM HỌC 2011 – 2012
 Môn: Toán
 Ngày thi: 8/12/2011 
 Thời gian: 40 phút
Phần I: (3 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
	Bài 1: 2 phút =  giây
	a. 60 giây
	b. 100 giây
	c. 120 giây
	d. 125 giây
Bài 2: Giá trị của chữ số 5 trong số 715 638 là:
	 	a. 50
	b. 500
	c. 5 000
	d. 50 000
Bài 3: Trong hình dưới đây, cặp đường thẳng song song với nhau là:
A
B
	 a. AD và BC
	 b. AD và AB	
D
	 c. AB và DC 
C
	 d. BC và CD 
Phần II: (7 điểm) Làm các bài tập sau:
	Bài 1: Đọc các số sau:
- Số 5 210 đọc là: .
 ..
- Số 96 315 đọc là: .
 .
	Bài 2: Viết các số sau:
- Sáu mươi tám nghìn hai trăm mười ba: 
- Hai triệu năm trăm sáu mươi bốn nghìn tám trăm năm mươi hai: 
Bài 3: Thực hiện phép tính sau:
	3917	65748	 	4162	 4 2 7 8 9 5
	 + - x	.
 5267 13456 	 3	 .. ...	
 	.
 .. .	 . 	 	
Bài 4: Tìm X:
	207 + x = 815
	 ..
 .
Bài 5: Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi?
Bài giải
..
..
..
 ......
 .
	 .
..Hết..
HƯỚNG DẪN CHẤM - Khối 4 
	 Môn : TIẾNG VIỆT ( Phần đọc)
	Năm học: 2011– 2012
I. Đọc thành tiếng: 5 điểm.
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm 
+ Đọc sai 2 – 4 tiếng: 0,5 điểm
+ Đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
+ Không ngắt nghỉ hơi đúng 2 – 3 chỗ: 0,5 điểm
+ Không ngắt nghỉ hơi đúng 4 chỗ trở lên: 0 điểm
- Giọng đọc có thể hiện tính biểu cảm: 1 điểm. 
+ Bước đầu có thể hiện tính biểu cảm: 0,5 điểm
+ Không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm. 
+ Đọc từ 1 – 2 phút: 0,5 điểm
+ Đọc quá 2 phút: 0 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm.
+ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm.
+ Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm
II. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm.
Câu 1: b. Vua Mi-đát xin thần cho mọi vật mình chạm đến đều hóa thành vàng. (0,5điểm)
Câu 2: c. Cả 2 ý trên đều đúng. (0,5điểm)
Câu 3: a. Vì các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi. (0,5điểm)
Câu 4: b. Ngắt	 (0,5điểm)
Câu 5: c. Sông (0,5điểm)
Câu 6: a. Bụt (0,5điểm)
Câu 7: a. Lê Văn Tám	 (0,5điểm)
Câu 8: b. Thật thà	 (0,5điểm)
Câu 9: Học sinh đặt câu đúng (1điểm)
Lưu ý: + Đặt câu đúng: 1 điểm 
 + Không viết hoa đầu câu, không sử dụng dấu chấm câu: – 0,5 điểm 
HƯỚNG DẪN CHẤM - Khối 4 
	 Môn : TIẾNG VIỆT ( Phần viết)
	Năm học: 20101– 2012
I. Viết chính tả: 5 điểm.
	- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn đạt 5 điểm.
	- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết: sai lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng qui định trừ 0,5 điểm.
- Các tiếng sai giống nhau chỉ trừ một lần điểm.
II. Tập làm văn: 5 điểm.
* Yêu cầu cần đảm bảo:
- HS kể được vắn tắt câu chuyện có đủ ba nhân vật đúng theo yêu cầu đề bài, bố cục ba phần rõ ràng, câu văn dùng từ đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng đạt 5 điểm.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, . Có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, trình bài bẩn  trừ 1 điểm cho toàn bài kiểm tra viết.
HƯỚNG DẪN CHẤM KHỐI 4
MÔN: TOÁN
Năm học: 20101– 2012
Phần I: (3 điểm) khoanh đúng mỗi câu đạt 1 điểm.
Bài 1: c. 120 giây
Bài 2: c. 5 000
Bài 3: a. AD và BC
Phần II: (7 điểm)
Bài 1: (1 điểm) Đọc đúng mỗi số đạt 0,5 điểm.
Bài 2: (1 điểm) Viết đúng mỗi số đạt 0,5 điểm.
Bài 3: (2 điểm) Đúng mỗi phép tính đạt 0, 5 điểm
* kết quả lần lượt là:
9184
52292
12486
8557 (dư 4).
Bài 4: (1 điểm)
	207 + X = 815
	X = 815 - 207	(0,5 điểm)
	X = 608	 (0,5 điểm)
Bài 5: (2 điểm) 
* Cách 1:
Tuổi của chị là: 	(0,25 đ)
	(36 + 8) : 2 = 22 ( tuổi) 	 (0,5 đ)
Tuổi của em là: 	(0,25 đ)
	22-8 = 14 (tuổi) 	 (0,5 đ)
Đáp số: Chị: 22 tuổi	
 em: 14 tuổi	 (0,5 đ)
* Cách 2:
Tuổi của em là: 	(0,25 đ)
	(36 - 8) : 2 = 14 ( tuổi) 	 (0,5 đ)
Tuổi của chị là: 	 (0,25 đ)
	14 + 8 = 22 (tuổi) 	 (0,5 đ)
Đáp số: Em: 14 tuổi	 
 Chị: 22 tuổi	 (0,5 đ)
* Lưu ý: 
- Nếu HS có cách giải khác nhưng đúng kết quả thì vẫn tính điểm.
- Nếu lời giải sai mà phép tính đúng thì không đạt điểm.
	- Nếu thiếu đơn vị, sai hoặc không đúng dấu ngoặc đơn trừ 0,5 điểm cho cả bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI GHKI 11-12.doc