Đề thi kiểm tra học kì I – Khối 4 năm học: 2010 – 2011 môn thi: Tiếng Việt (phần đọc)

Đề thi kiểm tra học kì I – Khối 4 năm học: 2010 – 2011 môn thi: Tiếng Việt (phần đọc)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

*Nội dung kiểm tra: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 80 tiếng /1 phút thuộc các bài qui định đã học ở HKI. (Giáo viên chọn các đoạn văn trong 5 bài qui định; ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng). Sau đó trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

1. Bài: Ông Trạng thả diều TV4, Tập 1 trang 104

- Đoạn 1: “Vào đời vua Trần Nhân Tông .vẫn có thì giờ chơi diều.”

- Đoạn 2: “Sau vì nhà nghèo .học trò của thầy.”

2. Bài: “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi TV4, Tập I trang 115, 116

- Đoạn 1: “Bưởi mồ côi cha từ nhỏ anh vẫn không nản chí.”

- Đoạn 2: “Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải Trưng Trắc, Trưng Nhị ”

3. Bài: Văn hay chữ tốt TV4, Tập 1 trang 129

- Đoạn 1: “Thưở đi học .cháu xin sẵn lòng.”

- Đoạn 2: “Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng .luyện viết chữ sao cho đẹp.”

4. Bài: Cánh diều tuổi thơ TV4, Tập 1 trang 146

- Đoạn 1: “ Tuổi thơ của tôi .những vì sao sớm.”

- Đoạn 2: “ Ban đêm, trên bãi thả diều .nỗi khát khao của tôi.”

5. Bài 5: Kéo co TV4, Tập 1 trang 155, 156

- Đoạn 1: “Kéo co là một trò chơi là bên ấy thắng.”

- Đoạn 2: “Hội làng Hữu Trấp của người xem hội.”

*Thời gian mỗi học sinh đọc là 1,5 phút.

 

doc 7 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra học kì I – Khối 4 năm học: 2010 – 2011 môn thi: Tiếng Việt (phần đọc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT TÂN HƯNG 	ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I – KHỐI 4	
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	Năm học: 2010 – 2011
	Môn thi: Tiếng Việt (Phần đọc) 	Ngày thi: 31/ 12/ 2010
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
*Nội dung kiểm tra: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 80 tiếng /1 phút thuộc các bài qui định đã học ở HKI. (Giáo viên chọn các đoạn văn trong 5 bài qui định; ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng). Sau đó trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
1. Bài: Ông Trạng thả diều 	TV4, Tập 1 trang 104
- Đoạn 1: “Vào đời vua Trần Nhân Tông..vẫn có thì giờ chơi diều.”
- Đoạn 2: “Sau vì nhà nghèo.học trò của thầy.”
2. Bài: “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi 	TV4, Tập I trang 115, 116
- Đoạn 1: “Bưởi mồ côi cha từ nhỏ  anh vẫn không nản chí.”
- Đoạn 2: “Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải  Trưng Trắc, Trưng Nhị”
3. Bài: Văn hay chữ tốt 	TV4, Tập 1 trang 129
- Đoạn 1: “Thưở đi học.cháu xin sẵn lòng.”
- Đoạn 2: “Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng.luyện viết chữ sao cho đẹp.”
4. Bài: Cánh diều tuổi thơ 	TV4, Tập 1 trang 146
- Đoạn 1: “ Tuổi thơ của tôi.những vì sao sớm.” 
- Đoạn 2: “ Ban đêm, trên bãi thả diều .nỗi khát khao của tôi.” 
5. Bài 5: Kéo co 	TV4, Tập 1 trang 155, 156
- Đoạn 1: “Kéo co là một trò chơi  là bên ấy thắng.”
- Đoạn 2: “Hội làng Hữu Trấp  của người xem hội.”
*Thời gian mỗi học sinh đọc là 1,5 phút.
II. Đọc thầm và làm các bài tập sau: (5 điểm) – Thời gian 30 phút
* Đọc thầm bài: “Kéo co” - TV4, Tập 1 trang 155, 156
Kéo co
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái trong làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.
 Theo TOAN ÁNH
TV4 tập 1 trang 146
Học sinh đọc thầm bài “Kéo co” sau đó dựa vào nội dung bài đọc đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng:
* Câu 1: Trò chơi kéo co thể hiện điều gì?
 	a. Trò chơi kéo co thể hiện tinh thần dũng cảm của dân ta.
	 b. Trò chơi kéo co thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta.
	 c. Trò chơi kéo co thể hiện tinh thần cần cù của dân ta.
* Câu 2. Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
	a. Kéo co giữa nam và nữ.
	b. Kéo co giữa nam và nam.
	c. Kéo co giữa nữ và nữ
* Câu 3. Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
	a. Kéo co giữa trai tráng các làng.
	b. Kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng.
	c. Kéo co giữa trai tráng hai làng.
* Câu 4. Cách chơi kéo co như thế nào?
	a. Kéo co phải đủ hai keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
	b. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng..
	c. Kéo co phải đủ bốn keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
* Câu 5. Trò chơi kéo co là trò chơi nhằm:
	a. Rèn luyện trí tuệ.
	b. Rèn luyện sự khéo léo.
 c. Rèn luyện sức mạnh.
* Câu 6. Câu hỏi trong trường hợp dưới đây được dùng làm gì?
 Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?”
	a. Tỏ thái độ khen, chê.
	b. Tỏ sự khẳng định, phủ định.
	c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn.
* Câu 7. Đồ chơi nào có tác hại?
 	a. Búp bê
	b. Súng phun nước.
	c. Con diều
* Câu 8: Đồ chơi súng cao su có tác hại như thế nào?
 a. Giết hại chim chóc, phá hoại môi trường.
 b. Gây nguy hiểm nếu lỡ bắn trúng người.
 c. Cả hai ý trên đều đúng.
 * Câu 9: Từ nào dưới đây có nghĩa trắng ở mức độ thấp? 
 a. Trăng trắng
 b. Trắng toát 
 c. Trắng tinh
* Câu 10: Cách viết tên người nào dưới đây đúng nhất?
 a. Lê văn Tám
 b. Lê Văn Tám 
 c. Lê Văn tám
-----HẾT-----
PHÒNG GD& ĐT TÂN HƯNG 	ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I – KHỐI 4	
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	Năm học: 2010 – 2011
 	Môn thi: Tiếng Việt (Phần viết) 
 	Ngày thi: 31/ 12/ 2010
1. Chính tả: (5 điểm) – Thời gian: 15 phút
- Bài viết: “Ông Trạng thả diều”
-Viết tựa bài và đoạn:
Ông Trạng thả diều
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
2. Tập làm văn: (5 điểm) – Thời gian: 30 phút
 * Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
 * Lưu ý:
- Giáo viên cho học sinh viết trên giấy ô li sau đó bấm vào bài thi đọc.
- Khi thi môn Tiếng việt giáo viên coi thi không được cho học sinh mở SGK.
------ HẾT ------
Họ & tên: ...
Lớp: 4
	ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I – KHỐI 4	
 	Năm học: 2010 – 2011 
 	Môn thi: Tiếng Việt (Phần đọc)
 	Ngày thi: 31/ 12/ 2010
- Đọc thành tiếng:.........
- Đọc thầm & BT:
 I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
II. Đọc thầm và làm các bài tập sau: (5 điểm) – Thời gian 30 phút
Kéo co
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái trong làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.
 Theo TOAN ÁNH
Học sinh đọc thầm bài “Kéo co” sau đó dựa vào nội dung bài đọc đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng:
* Câu 1: Trò chơi kéo co thể hiện điều gì?
 	 a. Trò chơi kéo co thể hiện tinh thần dũng cảm của dân ta.
	 b. Trò chơi kéo co thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta.
	 c. Trò chơi kéo co thể hiện tinh thần cần cù của dân ta.
* Câu 2. Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
	a. Kéo co giữa nam và nữ.
	b. Kéo co giữa nam và nam.
	c. Kéo co giữa nữ và nữ
* Câu 3. Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
	a. Kéo co giữa trai tráng các làng.
	b. Kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng.
	c. Kéo co giữa trai tráng hai làng.
* Câu 4. Cách chơi kéo co như thế nào?
	a. Kéo co phải đủ hai keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
	b. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
	c. Kéo co phải đủ bốn keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
* Câu 5. Trò chơi kéo co là trò chơi nhằm:
	a. Rèn luyện trí tuệ.
	b. Rèn luyện sự khéo léo.
 c. Rèn luyện sức mạnh.
* Câu 6. Câu hỏi trong trường hợp dưới đây được dùng làm gì?
 Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?”
	a. Tỏ thái độ khen, chê.
	b. Tỏ sự khẳng định, phủ định.
	c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn.
* Câu 7. Đồ chơi nào có tác hại?
 	a. Búp bê
	b. Súng phun nước.
	c. Con diều
* Câu 8: Đồ chơi súng cao su có tác hại như thế nào?
 a. Giết hại chim chóc, phá hoại môi trường.
 b. Gây nguy hiểm nếu lỡ bắn trúng người.
 c. Cả hai ý trên đều đúng.
* Câu 9: Từ nào dưới đây có nghĩa trắng ở mức độ thấp? 
 a. Trăng trắng
 b. Trắng toát 
 c. Trắng tinh
* Câu 10: Cách viết tên người nào dưới đây đúng nhất?
 a. Lê văn Tám
 b. Lê Văn Tám 
 c. Lê Văn tám
----- HẾT -----
HƯỚNG DẪN CHẤM HKI – KHỐI 4
Năm học: 2010 – 1011
Môn: Tiếng việt (Phần đọc)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
* Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
+ Đọc sai từ 2 – 4 tiếng đạt 0,5 điểm.
+ Đọc sai 5 tiếng đạt 0 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa ( có thể mắc lỗi về ngắt, nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu ) đạt 1 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ đạt 0,5 điểm.
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên đạt 0 điểm.
- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm. 
+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm. 
+ Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.
- Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1.5 phút) đạt 1 điểm.
+ Đọc trên 1,5 phút đến 2 phút đạt: 0,5 điểm. 
+ Đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm khá lâu đạt: 0 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm. 
+ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm.
+ Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm). Học sinh chọn đúng mỗi ý đạt 0.5 điểm
	* Câu 1: b. Trò chơi kéo co thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. 
* Câu 2: a. Kéo co giữa nam và nữ. 
* Câu 3: b. Kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. 
* Câu 4: b. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng. 
* Câu 5: c. Rèn luyện sức mạnh. 
* Câu 6: a. Tỏ thái độ khen, chê. 
* Câu 7: b. Súng phun nước. 
* Câu 8: c. Cả hai ý trên đều đúng. 
* Câu 9: a. Trăng trắng
* Câu 10: b. Lê Văn Tám. 
----- HẾT -----
HƯỚNG DẪN CHẤM HKI – KHỐI 4
Năm học: 2010 – 1011
Môn: Tiếng việt (Phần viết)
I. Viết chính tả: 5 điểm.
	- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn đạt 5 điểm.
	- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết: sai lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng qui định trừ 0,5 điểm.
- Các tiếng sai giống nhau chỉ trừ 1 lần điểm.
II. Tập làm văn: 5 điểm.
	* Yêu cầu cần đảm bảo:
	- HS viết được bài văn ngắn, đúng thể loại văn miêu tả, gồm đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Viết câu đúng ngữ pháp, câu văn dùng từ đúng, không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
- Đảm bảo nội dung sau:
1. Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu được đồ chơi mà mình yêu thích.
2. Thân bài: (4 điểm)
* Tả bao quát: (2 điểm)
- Hình dáng, kích thước, màu sắc, vật liệu,  
	* Tả chi tiết: (2 điểm)
- Bên ngoài, bên trong, tả cụ thể từng bộ phận	
3. Kết luận: (0,5 điểm)
- Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với đồ chơi.
* Lưu ý:
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, . Có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
	- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, trình bày bẩn  trừ 1 điểm cho toàn bài kiểm tra viết.
----- HẾT -----

Tài liệu đính kèm:

  • docTViet 4.HKI.doc