Giáo án Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại trường học Lớp 4 - Tuần 4

Giáo án Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại trường học Lớp 4 - Tuần 4

I. MỤC TIÊU

* Kiến thức: Giúp HS hiểu:

- Giải thích được các thuật ngữ hay dùng trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

* Kĩ năng:

- Cho ví dụ để minh họa cho các khái niệm.

* Thái độ:

- .Có biện pháp tích cực trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số tấm thẻ ghi các thuật ngữ, các khái niệm để đính lên bảng.

- Phiếu học tập cho các nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 6 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại trường học Lớp 4 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
««««««««««««cavbd««««««««««««
Tuần:	4	Môn: Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại trường học Tiết: 1 
 Bài 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ CÁC THUẬT NGỮ TRONG GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 	 
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Giải thích được các thuật ngữ hay dùng trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng..
* Kĩ năng:
- Cho ví dụ để minh họa cho các khái niệm.
* Thái độ:
- .Có biện pháp tích cực trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số tấm thẻ ghi các thuật ngữ, các khái niệm để đính lên bảng.
- Phiếu học tập cho các nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ + ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1.Khởi động
- Cho hs chơi trò chơi: Mưa rơi.
- Chơi theo sự hướng dẫn của GV.
2.Bài mới
1.Giới thiệu bài: Các em vừa được chơi một trò chơi nhỏ về mưa, đó là một hiện tượng thiên nhiên các em thường gặp. Nếu mưa quá lớn kèm theo gió mạnh, sấm chớp sẽ gây ra thiên tai và thiệt hại về người, vật chất cho xã hội. Trong bài học hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về các khái niệm về các khái niệm về các thuật ngữ trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Ghi tên bài
2.Hướng dẫn bài mới
a- Hình thành các khái niệm
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, nối các thuật ngữ và các khái niệm bằng bút chì và cho ví dụ về các khái niệm đó.(5 phút) 
- Phát phiếu học tập cho học sinh
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Cho hs trình bày.
- Kết luận. Chốt ý, bổ sung.
- Theo em, hiểm họa khác thảm họa như thế nào?
b- Mối liên hệ giữa rủi ro hiểm họa, hiểm họa, tình trạng dễ bi tổn thương.
- Hỏi hs: Muốn hạn chế những rủi ro hiểm họa ở mức thấp nhất, em và mọi người cần phải làm gì?
- Chốt ý: Giảm tình trạng dễ bị tổn thương và tăng khả năng ứng phó.
c- Liên hệ bản thân
- Bản thân em có thể làm gì để tránh những rủi ro hiểm họa?
- Gia đình và nhà trường cần làm gì để tránh những hiểm họa?
- Sinh hoạt nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm trình bày. 1 nhóm lên bảng đính thẻ cho phù hợp. Các nhóm bổ sung.
- Suy nghĩ trả lời.
- phát biểu ý kiến cá nhân.
Trả lời
- Trả lời cá nhân. Lớp bổ sung ý kiến.
3.Ccố- ddò
- Yêu cầu HS nêu lại các khái niệm: hiểm họa, thảm họa, rủi ro thiên tai, khả năng ứng phó, tình trạng dễ bị tổn thương.
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Áp thấp nhiệt đới và bão
- HS lần lượt nêu
-HS nghe
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
««««««««««««cavbd««««««««««««
Tuần:	4	Môn: Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại trường học Tiết: 2 
 Bài 2: 	ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI VÀ BÃO 	 
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức: Giúp HS:
	- Nhận thức được các thiệt hại do bão gây ra.
* Kĩ năng:
- Liệt kê được những việc cần làm trước, trong và sau thiên tai để phòng ngừa và ứng phó với thiên tai tại trường học.
* Thái độ:
- Tích cực phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số tấm thẻ ghi các thiệt hại do bão và ATNĐ gây ra.
- Phiếu học tập cho các nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ + ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1.Khởi động
- Cho hs chơi trò chơi: Gió thổi.
- Chơi theo sự hướng dẫn của GV.
2.Bài mới
1.Giới thiệu bài: Các em đã được biết, khi gió thổi thì có khả năng gây ra áp thấp nhiệt đới và bão. Vậy thế nào là bão, thế nào là áp thấp nhiệt đới, các em hãy cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Ghi tên bài
2.Hướng dẫn bài mới
a- Thế nào là bão và áp thấp nhiệt đới:
- Yêu cầu HS nêu khái niệm thế nào là bão, áp thấp nhiệt đới theo hiểu biết của bản thân. 
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Cho hs trình bày.
- Kết luận. Chốt ý, bổ sung.
b- Những tác hại do áp thấp nhiệt đới và bão gây ra:
- Cho hs thảo luận theo nhóm 4 nêu những tác hại do bão và ATNĐ gây ra.
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Bổ sung ý kiến cho hs
- Chốt ý.
c- Những việc hs càn làm để bảo vệ bản thân và gia đình:
- Yêu cầu hs thảo luận, nêu những việc hs cần làm cùng gia đình và nhà trường trước, trong và sau bão.
- Yêu cầu hs đính phiếu lên bảng
- Một số nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung.
- Chốt ý, kết luận.
- Hỏi: Bản thân em đã làm những việc gì trước, trong và sau bão?
Nếu còn thời gian, cho hs đóng vai theo 1 trong 3 việc cần làm trước, trong và sau bão.
- Lắng nghe.
- Nêu theo hiểu biết
- Hs trình bày, lớp bổ sung.
- Thảo luận nhóm
- Một số nhóm ghi phiếu.
- Đính phiếu lên bảng. trình bày. Các nhóm bổ sung.
- Lắng nghe.
- Thảo luận theo nhóm 4
Nhóm 1,2,3: trước bão
Nhóm 4,5,6: trong bão
Nhóm 7,8,9:sau bão
- Một số nhóm trình bày
3.Ccố- ddò
- Trò chơi: tôi là ai?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Lũ và lụt.
- Chơi theo sự hương dẫn.
-HS nghe
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
««««««««««««cavbd««««««««««««
Tuần:	4	Môn: Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại trường học Tiết: 3 
 Bài 2: 	 LŨ VÀ LỤT 	 
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức: Giúp HS:
	- Nhận thức được các thiệt hại do 	lũ và lụt gây ra.
* Kĩ năng:
- Liệt kê được những việc cần làm trước, trong và sau thiên tai để phòng ngừa và ứng phó với thiên tai tại trường học.
* Thái độ:
- Tích cực phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số tấm thẻ ghi các thiệt hại do lũ lụt gây ra.
- Phiếu học tập cho các nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ + ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1.Khởi động
- Cho hs chơi trò chơi ôn bài. 
- Chơi theo sự hướng dẫn của GV.
2.Bài mới
1.Giới thiệu bài: Các em đã được tìm hiểu về bão và áp thấp nhiệt đới hôm nay các em sẽ tìm hiểu về lũ lụt.
Ghi tên bài
2.Hướng dẫn bài mới
a- Thế nào là lũ lụt:
- Yêu cầu HS nêu khái niệm thế nào là lũ, lụt theo hiểu biết của bản thân. 
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Cho hs trình bày.
- Kết luận. Chốt ý, bổ sung. Nhấn mạnh sự khác nhau giữa lũ và lụt.
b- Những tác hại do lũ lụt gây ra:
- Cho hs thảo luận theo nhóm 4 nêu những tác hại do lũ lụt gây ra.
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Bổ sung ý kiến cho hs
- Chốt ý.
c- Những việc hs càn làm để bảo vệ bản thân và gia đình:
- Yêu cầu hs thảo luận, nêu những việc hs cần làm cùng gia đình và nhà trường trước, trong và sau lũ lụt.
- Yêu cầu hs đính phiếu lên bảng
- Một số nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung.
- Chốt ý, kết luận.
- Hỏi: Em hãy kể một số trận lũ lụt em đã được chứng kiến?
- Lắng nghe.
- Nêu theo hiểu biết
- Hs trình bày, lớp bổ sung.
- Thảo luận nhóm
- Một số nhóm ghi phiếu.
- Đính phiếu lên bảng. trình bày. Các nhóm bổ sung.
- Lắng nghe.
- Thảo luận theo nhóm 4
Nhóm 1,2,3: trước lũ lụt
Nhóm 4,5,6: trong lũ lụt
Nhóm 7,8,9:sau lũ lụt
- Một số nhóm trình bày
- Một số hs kể
3.Ccố- ddò
- Trò chơi: tôi là ai?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Lũ và lụt.
- Chơi theo sự hương dẫn.
-HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giam_nhe_rui_ro_thien_tai_tai_truong_hoc_lop_4_tuan.doc