I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
* Nội dung kiểm tra: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 70 tiếng thuộc các bài qui định đã học ở HKII. (Giáo viên chọn các đoạn văn trong 4 bài qui định; ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng). Sau đó trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
* Các bài quy định:
1. Ở lại với chiến khu (SGK TV lớp 3; tập 2; trang 13, 14)
2. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (SGK TV lớp 3; tập 2; trang 65, 66)
3. Cuộc chạy đua trong rừng (SGK TV lớp 3; tập 2; trang 80, 81)
4. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (SGK TV lớp 3; tập 2; trang 94)
PHÒNG GD&ĐT TÂN HƯNG ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 3 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2010 – 2011 Môn thi: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) Ngày thi: 10/5/2011 I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) * Nội dung kiểm tra: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 70 tiếng thuộc các bài qui định đã học ở HKII. (Giáo viên chọn các đoạn văn trong 4 bài qui định; ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng). Sau đó trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. * Các bài quy định: 1. Ở lại với chiến khu (SGK TV lớp 3; tập 2; trang 13, 14) 2. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (SGK TV lớp 3; tập 2; trang 65, 66) 3. Cuộc chạy đua trong rừng (SGK TV lớp 3; tập 2; trang 80, 81) 4. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (SGK TV lớp 3; tập 2; trang 94) II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm) Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 1. Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. 2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng, đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng. 3. Sau đó, vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng cả hai đều hóa lên trời. Sau khi đã về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. 4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. Theo HOÀNG LÊ * Học sinh đọc thầm bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử” sau đó đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1: Quê hương của Chử Đồng Tử bên bờ sông nào? Sông Hương Sông Hồng Sông Cửu Long Câu 2: Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử? Vì nàng cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử và cho là duyên trời sắp đặt. Vì nàng cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Vì nàng cho là duyên trời sắp đặt. Câu 3: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì? Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Chử Đồng Tử nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Chử Đồng Tử nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. Câu 4: Bộ phận câu được gạch chân dưới đây trả lời cho câu hỏi nào? Cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. a) Ở đâu? b) Để làm gì? c) Như thế nào? ----- HẾT ----- PHÒNG GD&ĐT TÂN HƯNG ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 3 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2010 – 2011 Môn thi: TIẾNG VIỆT (Phần viết) Ngày thi: 10/5/2011 Thời gian: 45 phút I. Chính tả: (Thời gian 15 phút – 5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết vào giấy kẻ ô li bài: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. II. Tập làm văn: (Thời gian 30 phút – 5 điểm) Đề bài: Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem theo gợi ý sau: * Gợi ý : a) Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì: kịch, ca nhạc, múa, xiếc? b) Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào? c) Em cùng xem với những ai? d) Buổi biểu diễn có những tiết mục nào? e) Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy. ----- HẾT ----- HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KÌ II Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) – Khối: 3 Năm học: 2010 – 2011 I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Giáo viên đánh giá, cho điểm theo những yêu cầu sau: * Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm - Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm - Đọc sai 3 – 4 tiếng: 2 điểm - Đọc sai 5 – 6 tiếng: 1,5 điểm - Đọc sai 7 – 8 tiếng: 1 điểm - Đọc sai 9 – 10 tiếng: 0,5 điểm - Đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ (có thể mắc lỗi về cách ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ): 1 điểm - Không ngắt nghỉ hơi đúng từ 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm - Không ngắt nghỉ hơi đúng từ 5 dấu câu trở lên: 0 điểm * Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Đọc từ 1 đến 2 phút: 0,5 điểm - Đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0 điểm * Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm - Không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm II. Đọc thầm – trả lời câu hỏi: (4 điểm) - GV đánh giá cho điểm, mỗi câu đúng đạt 1 điểm Thứ tự chọn đúng là: Câu 1: b) Sông Hồng Câu 2: a) Vì nàng cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử và cho là duyên trời sắp đặt. Câu 3: c) Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Chử Đồng Tử nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. Câu 4: b) Để làm gì? -----HẾT----- HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KÌ II Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) – Khối: 3 Năm học: 2010 – 2011 I. Chính tả: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết: sai phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định: trừ 0,5 điểm * Lưu ý : - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 1 điểm cho toàn bài. - Mỗi lỗi sai lặp lại nhiều lần chỉ trừ 1 lần. II. Tập làm văn: (5 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau đạt 5 điểm: - Học sinh viết được một đoạn văn ngắn (từ 7à10 câu) đúng theo yêu cầu đề bài, diễn đạt rõ ràng, đủ ý. - Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng sạch sẽ. * Lưu ý: Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm từ 4,5 – 4 - 3,5 - 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5. -----HẾT-----
Tài liệu đính kèm: