I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
* Nội dung kiểm tra: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 90 tiếng /1 phút thuộc các bài qui định đã học từ tuần 29 đến tuần 34. (Giáo viên chọn các đoạn văn trong 5 bài qui định; ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng). Sau đó trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
1. Bài: “Đường đi Sa Pa ”. TV 4 tập 2, trang 102
2. Bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” TV 4 tập 2, trang 114
3. Bài: “Ăng – co Vát” TV 4 tập 2, trang 123
4. Bài: “Con chuồn chuồn nước” TV4 tập 2, trang 127
5. Bài: “Tiếng cười là liều thuốc bổ” TV4 tập 2, trang 153
PHÒNG GD& ĐT TÂN HƯNG ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 4 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2011 – 2012 Môn thi: Tiếng việt (Phần đọc) Ngày thi: 07/06/2012 I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) * Nội dung kiểm tra: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 90 tiếng /1 phút thuộc các bài qui định đã học từ tuần 29 đến tuần 34. (Giáo viên chọn các đoạn văn trong 5 bài qui định; ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng). Sau đó trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 1. Bài: “Đường đi Sa Pa ”. TV 4 tập 2, trang 102 2. Bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” TV 4 tập 2, trang 114 3. Bài: “Ăng – co Vát” TV 4 tập 2, trang 123 4. Bài: “Con chuồn chuồn nước” TV4 tập 2, trang 127 5. Bài: “Tiếng cười là liều thuốc bổ” TV4 tập 2, trang 153 * Thời gian mỗi học sinh đọc là 1,5 phút. II. Đọc thầm và làm các bài tập sau: (5 điểm) – Thời gian 30 phút * Đọc thầm bài: “Tiếng cười là liều thuốc bổ” - TV4, tập 2, trang 153 Tiếng cười là liều thuốc bổ Một nhà văn đã từng nói: “Con người là động vật duy nhất biết cười.” Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình mỗi người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài độ 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần. Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu. Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục đích của việc làm này là rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước. Bởi vậy, có thể nói: ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hơn. Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI * Học sinh đọc thầm bài “Tiếng cười là liều thuốc bổ” sau đó đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng cho mỗi câu dưới đây: Câu 1: Ai là động vật duy nhất biết cười? a. Con người b. Loài vật c. Cây cối Câu 2. Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ? a. Vì khi cười, các cơ mặt thư giãn. b. Vì khi cười, não tiết ra chất làm con người sảng khoái. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3. Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? a. Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân. b. Để tiết kiệm tiền cho nhà nước. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 4. Em rút ra được điều gì qua bài này? a. Cần phải cười thật nhiều. b. Cần biết sống một cách vui vẻ. c. Nên cười đùa thoải mái trong trường học. Câu 5. Trạng ngữ “Ở một số nước” trong câu “Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị cho bệnh nhân.” trả lời cho câu hỏi nào? a. Khi nào? b. Ở đâu? c. Để làm gì? Câu 6. Cụm từ “Trong vườn” trong câu “Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.” là: a. Trạng ngữ chỉ thời gian. b. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. c. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Câu 7. Những hoạt động nào được gọi là du lịch? a. Đi chơi ở công viên gần nhà. b. Đi làm việc xa nhà. c. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Câu 8. Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em chọn cách nào? a. Mấy giờ rồi? b. Bác, mấy giờ rồi? c. Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi ạ! Câu 9. Chuyển câu kể “Nam chăm chỉ.” thành câu cảm. ----- HẾT----- PHÒNG GD& ĐT TÂN HƯNG ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 4 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2011 – 2012 Môn thi: Tiếng Việt (Phần viết) Ngày thi: 07/06/2012 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) 1. Chính tả: (5 điểm) – Thời gian: 15 phút - Bài viết: “Con chuồn chuồn nước” - Viết tựa bài và đoạn: Con chuồn chuồn nước Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. NGUYỄN THẾ HỘI 2. Tập làm văn: (5 điểm) – Thời gian: 30 phút * Đề bài: Tả một con vật nuôi mà em thích. * Lưu ý: Khi thi môn Tiếng việt giáo viên coi thi không được cho học sinh mở SGK. ----- HẾT ----- Họ tên HS:.. Lớp: 4 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2011 – 2012 Môn thi: Tiếng việt (Phần đọc) Ngày thi: 07/06/2012 - Đọc thành tiếng: ------- - Đọc thầm và BT:------- I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) II. Đọc thầm và làm các bài tập sau: (5 điểm) – Thời gian 30 phút * Đọc thầm bài: “Tiếng cười là liều thuốc bổ” - TV4, tập 2, trang 153 Tiếng cười là liều thuốc bổ Một nhà văn đã từng nói: “Con người là động vật duy nhất biết cười.” Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài độ 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần. Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu. Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục đích của việc làm này là rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước. Bởi vậy, có thể nói: ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hơn. Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI * Học sinh đọc thầm bài “Tiếng cười là liều thuốc bổ” sau đó đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng cho mỗi câu dưới đây: Câu 1: Ai là động vật duy nhất biết cười? a. Con người b. Loài vật c. Cây cối Câu 2. Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ? a. Vì khi cười, các cơ mặt thư giãn. b. Vì khi cười, não tiết ra chất làm con người sảng khoái. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3. Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? a. Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân. b. Để tiết kiệm tiền cho nhà nước. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 4. Em rút ra được điều gì qua bài này? a. Cần phải cười thật nhiều. b. Cần biết sống một cách vui vẻ. c. Nên cười đùa thoải mái trong trường học. Câu 5. Trạng ngữ “Ở một số nước” trong câu “Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị cho bệnh nhân.” trả lời cho câu hỏi nào? a. Khi nào? b. Ở đâu? c. Để làm gì? Câu 6. Cụm từ “Trong vườn” trong câu “Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.” là: a. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. b. Trạng ngữ chỉ thời gian. c. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Câu 7. Những hoạt động nào được gọi là du lịch? a. Đi chơi ở công viên gần nhà. b. Đi làm việc xa nhà. c. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Câu 8. Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em chọn cách nào? a. Mấy giờ rồi? b. Bác, mấy giờ rồi? c. Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi ạ! Câu 9. Chuyển câu kể “Nam chăm chỉ. ” thành câu cảm. -----HẾT----- Họ tên HS:.. Lớp: 4 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2011 – 2012 Môn thi: Tiếng việt (Phần viết) Ngày thi: 07/06/2012 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) Điểm 1. Chính tả: (5 điểm) – Thời gian: 15 phút 2. Tập làm văn: (5 điểm) – Thời gian: 30 phút HƯỚNG DẪN CHẤM HKII – KHỐI 4 Năm học: 2011 – 2012 Môn: Tiếng việt (Phần đọc) I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) * Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm + Đọc sai từ 2 – 4 tiếng: 0,5 điểm. + Đọc sai 5 tiếng: 0 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (có thể mắc lỗi về ngắt, nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm. + Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm. + Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm. - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm. + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm. + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm. - Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1.5 phút): 1 điểm. + Đọc trên 1,5 phút đến 2 phút: 0,5 điểm. + Đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm khá lâu: 0 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm. + Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm. + Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) Câu 1: a. Con người (0,5 điểm) Câu 2: c. Cả hai ý trên đều đúng. (0,5 điểm) Câu 3: c. Cả hai ý trên đều đúng. (0,5 điểm) Câu 4: b. Cần biết sống một cách vui vẻ. (0,5 điểm) Câu 5: b. Ở đâu? (0,5 điểm) Câu 6: b. Trạng ngữ chỉ nơi chốn (0,5 điểm) Câu 7: c. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. (0,5 điểm) Câu 8: c. Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi ạ! (0,5 điểm) Câu 9: Nam chăm chỉ quá! (1 điểm) * Lưu ý: - Học sinh có cách chuyển khác đúng đạt 1 điểm. - Nếu học sinh không viết hoa, thiếu dấu câu trừ 0,5 điểm. -----HẾT----- HƯỚNG DẪN CHẤM HKII – KHỐI 4 Năm học: 2011 – 2012 Môn: Tiếng việt (Phần viết) I. Viết chính tả: 5 điểm. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn đạt 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết: sai lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng qui định trừ 0,5 điểm. - Các tiếng sai giống nhau chỉ trừ một lần điểm. II. Tập làm văn: 5 điểm. * Yêu cầu cần đảm bảo: - HS viết được bài văn ngắn, đúng thể loại văn miêu tả con vật, gồm đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Viết câu đúng ngữ pháp, câu văn dùng từ đúng, không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. - Đảm bảo nội dung sau: 1. Phần mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu được con vật định tả. 2. Phần thân bài: (4 điểm) * Tả hình dáng: (2 điểm) * Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (1,5điểm) * Nêu được lợi ích của con vật. (0,5 điểm) 3. Phần kết bài: (0,5 điểm) - Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với con vật. * Lưu ý: - Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, . Có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, trình bày bẩn, trừ 1 điểm cho toàn bài kiểm tra viết. ----- HẾT -----
Tài liệu đính kèm: