Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí Khối 4

Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí Khối 4

Làm quen với bản đồ - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. Học sinh khá, giỏi biết tỉ lệ bản đồ.

Dãy Hoàng Liên Sơn - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:

+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.

+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.

- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn gaỉn: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7. HS khá, giỏi:

- Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía bắc.

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 01/03/2022 Lượt xem 111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ LỚP 4
Tên bài dạy
Yêu cầu bài dạy
Ghi chú
Làm quen với bản đồ
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
Học sinh khá, giỏi biết tỉ lệ bản đồ.
Dãy Hoàng Liên Sơn
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:
+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn gaỉn: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
HS khá, giỏi:
- Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía bắc.
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăm mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sặc sỡ,...
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
HS khá, giỏi:
Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ.
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,
+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,...
+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,...
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
HS khá, giỏi:
Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.
Trung du Bắc Bộ
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ:
Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ:
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
+ Trồng rừng được đẩy mạnh.
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
HS khá, giỏi: Nêu được qui trình chế biến chè.
Tây Nguyên
- nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau: Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô.- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
HS khá, giỏi: Nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên.
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên:
Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
HS khá, giỏi: 
Quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông.
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,) trên đất ba dan.
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
HS khá, giỏi: 
- Biết được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người: đất ba dan-trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt-chăn nuôi trâu, bò,...
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo)
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Sử dụng sức nước sản xuất điện.
+ Khai thác gỗ và lâm sản.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quí,...
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh.
- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng,...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai.
HS khá, giỏi: 
- Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong qui trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
- Giải thích những nguyên nhân khiến rừng Tây Nguyên bị tàn phá.
Thành phố Đà Lạt
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:+ Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên.+ Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp; nhiều rừng thông, thác nước,+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa.- Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
HS khá, giỏi: - Giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.- Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm trên cao nguyên cao-khí hậu mát mẻ, trong lành-trồng nhiều loài hoa, quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch.
Ôn tập
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.
Không.
Đồng bằng Bắc Bộ
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình.
HS khá, giỏi: 
- Dựa vào ảnh trong SGK, mô tả đồng bằng Bắc Bộ: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước.
- Nêu tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ.
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Nhà ở thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,...
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
HS khá, giỏi: 
Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ: để tránh gió, bão, nhà được dựng vững chắc.
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3, nhiệt độ dưới 20 độ C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
HS khá, giỏi: 
- Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.
- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo)
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
HS khá, giỏi: 
- Biết khi nào một làng trở thành làng nghề.
- Biết qui trình sản xuất đồ gốm.
Thủ đô Hà Nội
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,).
Ôn tập, kiểm tra định kì cuối học kì I
Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì:
Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
Không.
Ôn tập, kiểm tra định kì cuối học kì I
Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì:
Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
Không.
Thành phố Hải Phòng
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
+ Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm
+ Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,
- Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta (Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu,...; có các bãi biển Đồ Sơn, cát Bà với nhiều cảnh đẹp,...).
Đồng bằng Nam Bộ
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn phải cải tạo.
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông.
- Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ, người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
Học sinh khá, giỏi:
Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ: vùng nhiều sông, kênh rạch-nhà ở dọc sông; xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến.
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
- Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
- Nuôi trồng và chế biến thủy sản.
- Chế biến lương thực.
Học sinh khá, giỏi:
Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tiếp theo)
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
- Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
- Những ngành công ngiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
Học sinh khá, giỏi:
Giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất đất nước: do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.
Thành phố Hồ Chí Minh
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh:
+ Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn.
+ Thành phố lớn nhất cả nước.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.
- Chỉ được thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
- Dựa vào bảng số liệu so sánh diện tích và dân số thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác.
- Biết các loại đường giao thông từ thành phố Hồ Chí Minh đi tới các tỉnh khác.
Thành phố Cần Thơ
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ;
+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
- Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn háo, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long: nhờ có vị trí địa lí thuận lợi; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.
Ôn tập
- Chỉ hoặc điền được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông HỒng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
- Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này.
Học sinh khá, giỏi:
Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về khí hậu, đất đai.
Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lút; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy bạch Mã có mùa đông lạnh.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
- Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã.
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,
Học sinh khá, giỏi: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp theo)
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
- Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
- Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
Học sinh khá, giỏi: 
- Giải thích vì sao có thể xây dựng nàh máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung: trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển.
- Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây rất phát triển: cảnh đẹp, nhiều di sản văn hóa.
Thành phố Huế
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ).
Không.
Thành phố Đà Nẵng
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
+ Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
- Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi: 
Biết các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi tới các tỉnh khác.
Biển, đảo và quần đảo
- Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
Học sinh khá, giỏi: 
- Biết Biển Đông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta.
- Biết vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta: kho muối vô tận, nhiều hải sản, khoáng sản quí, điều hòa khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuộn lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
- Kể tên một số hoạt động khai táhc nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển,):
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Phát triển du lịch.
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
Học sinh khá, giỏi: 
- Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.
Ôn tập
- Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.
+ Một số thành phố lớn.
+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính,...
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
- Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.
Không.
Kiểm tra định kì cuối học kì II
Không.
Không.

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_chuan_kien_thuc_ki_nang_mon_dia_li_khoi_4.doc