Giáo án 2 buổi/ ngày Lớp 4 - Tuần 8 - Chuẩn KTKN - Giáo viên: Cao Thị Lập

Giáo án 2 buổi/ ngày Lớp 4 - Tuần 8 - Chuẩn KTKN - Giáo viên: Cao Thị Lập

Tiết 5:

SINH HOẠT

I. Mục đích yêu cầu.

- Các em nhận thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của cá nhân, của tập thể lớp trong tuần qua, nắm được phương hướng tuần tới.

- Rèn thói quen phê và tự phê cho HS.

- Giáo dục các em có ý thức rèn luyện, tu dưỡng tốt.

II. Chuẩn bị

- Thầy: Phương hướng tuần tới.

- Trò: ý kiến xây dựng.

III. Nội dung sinh hoạt.

1, Ổn định tổ chức

2, Nội dung sinh hoạt:

a) Lớp trưởng lên nhận xét chung:

Ý kiến của các HS trong lớp

b) Giáo viên đánh giá:

* Đạo đức:

Các em ngoan, đoàn kết biết chào hỏi người trên và khách ra vào trường. Giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động như: Hồng, Hòa, Hạnh, Nguyên.

* Học tập:

Các em đi học đều, đúng giờ. Một số em đã có ý thức học tập tốt có ý thức học bài, làm bài đầy đủ; chuẩn bị đủ đồ dùng học tập, giữ gìn sách vở, rèn chữ viết: Hòa, Hạnh, Nguyên, Nga, Hồng, Hà.

Bên cạnh đó một số em còn chưa chú ý học bài và làm bài, đọc viết còn yếu, còn nghỉ học tự do: Vừ.

 

doc 22 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi/ ngày Lớp 4 - Tuần 8 - Chuẩn KTKN - Giáo viên: Cao Thị Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5:
SINH HOẠT
I. Mục đích yêu cầu.
- Các em nhận thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của cá nhân, của tập thể lớp trong tuần qua, nắm được phương hướng tuần tới. 
- Rèn thói quen phê và tự phê cho HS.
- Giáo dục các em có ý thức rèn luyện, tu dưỡng tốt.
II. Chuẩn bị
- Thầy: Phương hướng tuần tới.
- Trò: ý kiến xây dựng.
III. Nội dung sinh hoạt.
1, Ổn định tổ chức
2, Nội dung sinh hoạt:
a) Lớp trưởng lên nhận xét chung:
Ý kiến của các HS trong lớp
b) Giáo viên đánh giá: 
* Đạo đức: 
Các em ngoan, đoàn kết biết chào hỏi người trên và khách ra vào trường. Giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động như: Hồng, Hòa, Hạnh, Nguyên.
* Học tập: 
Các em đi học đều, đúng giờ. Một số em đã có ý thức học tập tốt có ý thức học bài, làm bài đầy đủ; chuẩn bị đủ đồ dùng học tập, giữ gìn sách vở, rèn chữ viết: Hòa, Hạnh, Nguyên, Nga, Hồng, Hà.
Bên cạnh đó một số em còn chưa chú ý học bài và làm bài, đọc viết còn yếu, còn nghỉ học tự do: Vừ.
* Các hoạt động khác:
Các em tham gia ca múa hát đầu giữa giờ đều và đẹp, biết giữ và dọn vệ sinh sạch sẽ gọn gàng. Mặc đồng phục đúng ngày quy định. 
Có ý thức chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. Tham gia lao động đầy đủ, nhiệt tình.
Chấp hành tốt luật an toàn giao thông, an toàn trường học.
Tham gia các hoạt động Đội sôi nổi
* Phương hướng tuần tới:
Duy trì tốt các nề nếp đạo đức, học tập, các hoạt động tập thể. 
Tập trung rèn kỹ năng đọc, viết tính toán, rèn chữ giữ vở.
Tiếp tục đợt thi đua đến 20/11 với chủ đề thi đua lập thành tích chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 
Tham gia tốt mọi hoạt động do trường, do Đội đề ra.
TUẦN 8
 Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2009
BUỔI SÁNG
Tiết 1: 
CHÀO CỜ
Tiết 2: Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS củng cố về tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng và tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, tính chu vi hình chữ nhật, giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục tính kiên trì vượt khó trong học tập
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ
Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:(3’)
Tính bằng cách thuận tiện nhất
5 + 2 + 8 = (8 + 2 ) + 5 = 10 + 5 = 15
2. Bài mới:(28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc yêu cầu
Lớp làm bảng con
HS làm trên bảng lớp
HS nhận xét
- Muốn tính tổng ta phải thực hiện phép tính nào?
Lớp thực hiện vào vở
HS đối chiếu kết quả với đáp án
HS đổi vở kiểm tra
HS đọc bài 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Lớp làm bài vào vở
HS trình bày bài vào bảng phụ
Lớp thống nhất kết quả
Bài 1/46: Đặt tính rồi tính tổng:
 26387
+ 14075
 9210 
 49672 
 54293
 + 61934
 7652
 123879
Bài 2/46: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 =100 + 78 = 178
67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79) = 67 + 100 = 167
b)789 + 285 + 15 = (285 + 15) + 789 
 = 300 + 789 = 1089
448 + 594 + 52 = (448 +52) + 594
 = 500 + 594 = 1094 
Bài 4/46: 
Bài giải:
Số dân của xã tăng sau hai năm là:
71 + 79 = 150 (người)
Đáp số: 150 người
3.Củng cố - Dặn dò: (4’)
Nêu cách tính tổng bằng cách thuận tiện nhất?
Xem trước bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
Tiết 3: Tập đọc:
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc đúng nhịp thơ, đọc đúng giọng hồn nhiên, vui tươi thể hiện niềm vui, niềm khát khao của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp.
- Giáo dục các em có những ước mơ cao đẹp và chính đáng.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ
Trò: Đọc trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra(3’)
 HS đọc bài : Ở Vương quốc Tương Lai và trả lời câu hỏi trong SGK
3. Bài mới (28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc mẫu toàn bài
- Bài gồm mấy khổ thơ?
HS đọc nối tiếp 3 lần, luyện đọc từ khó, câu dài
Đọc nối tiếp trong nhóm 
GV đọc mẫu
HS đọc thầm toàn bài
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần?
- Việc lặp lại ấy nói lên điều gì?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của bạn nhỏ, điều ước ấy là gì? ( thảo luận nhóm đôi)
- Em hãy nhận xét về ước mơ của các bạn?
- Trong các ước mơ đó em thích ước mơ nào vì sao?
HS đọc nối tiếp theo đoạn
HS đọc khổ thơ trên bảng phụ và tìm từ cần nhấn giọng
HS đọc theo cặp 
HS thi đọc 
HS học thuộc lòng
GV kiểm tra việc học thuộc lòng
1. Luyện đọc
lặn xuống, mùa đông, trong ruột
Chớp mắt / thành cây đầy quả
Hoá trái bom / thành trái ngon
2. Tìm hiểu bài
Nếu chúng mình có phép lạ
ước muốn thiết tha của các bạn nhỏ
Khổ 1: Cây lớn mau cho quả
Khổ 2: Lớn nhanh để làm việc
Khổ 3: Thời tiết ấm áp dễ chịu
Khổ 4: Trái đất có cuộc sống hoà bình
Đó là những ước mơ cao đẹp.
3. Luyện đọc diễn cảm
Nếu chúng mình có phép lạ
.
Tha hồ hái chén ngọt lành
Nảy mầm nhanh, chớp mắt, dầy quả, tha hồ
3. Củng cố - dặn dò:(4’)
Bài thơ ca ngợi điều gì?
Đọc trước bài: Đôi giầy ba ta màu xanh.
Tiết 4: Đạo đức:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 5: Khoa học:
(Giáo viên dạy chuyên)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Tập làm văn(T):
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu
- Thực hành và tạo lập một đoạn văn kể chuyện. 
- Rèn kỹ năng viết văn.
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
Thầy: Tranh
Trò: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra(3')
 Thế nào là một đoạn văn trong bài văn kể chuyện? 
2. Bài mới(28')
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì?
- Câu chuyện có nhận vật như thế nào?
HS nêu tên nhân vật sẽ chọn.
GV nhắc các em viết xong đọc và sửa lại.
GV cùng HS sửa bài.
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn kể về một nhân vật có tấm lòng nhân hậu . 
HS nêu tên bạn em chọn
HS viết bài lớp
HS đọc bài trước lớp.
3. Củng cố dặn dò(4')
GVnhận xét tiêt học.
Tiết 2: Toán (T): 
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu
- Giúp HS củng cố về tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng và tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, tính chu vi hình chữ nhật, giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục tính kiên trì vượt khó trong học tập.
II. Chuẩn bị
Thầy: Bảng phụ
Trò: Ôn lại dạng toán, VBT
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra(3’)
 Tính bằng cách thuận tiện nhất:
4 + 2 + 6 = (4 + 6 ) + 2 = 10 + 2 = 12
2. Bài mới (28’)
a,Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc yêu cầu
Lớp làm bảng con
HS làm trên bảng lớp
HS nhận xét
- Muốn tính tổng ta phải thực hiện phép tính nào?
Lớp thực hiện vào vở
HS đọ kết quả với đáp án
HS đổi vở kiểm tra
Lớp làm bài vào vở
HS trình bầy bài trên bảng
HS thống nhất kết quả
Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng:
 83387 26293
+ 14062 + 53936
 937 4756
 98386 84965
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
36 + 72 + 4 = (36 + 4) + 72 = 40 + 72 = 112
239 + 325 + 15 = (325 + 15) + 239 
 = 340 + 239 
 = 579
Bài 3: Tìm x
x – 36 = 504 x + 326 = 458
x = 504 + 36 x = 458 – 326
x = 540 x = 132
TL: 540 – 36 = 504 TL: 132 + 326 = 458
3.Củng cố - dặn dò (4’)
Nêu cách tính tổng bằng cách thuận tiện nhất?
Học thuộc bảng cộng, bảng trừ.
Tiết 3: Tập đọc - Chính tả (T):
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một 2 khổ thơ trong bài: Nếu chúng mình có phép lạ.
- Viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi 
- Rèn thói quen biết tự sửa lỗi sai trong bài của mình và hướng dẫn bạn cùng sửa
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bài viết 
Trò: Vở viết 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra (3')
 HS viết bảng con: man mác, soi sáng, vằng vặc.
2. Bài mới (28')
a, Giới thiệu bài
b, tìm hiểu bài
HS đọc bài viết
- Nội dung của mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
HS viết bảng con.
* Viết chính tả
GV đọc từng cụm từ cho HS viết.
GV đọc chậm. Cho HS soát lỗi.
GV chấm bài, nhận xét.
Lớp làm bài vào vở
HS làm bài trên bảng phụ
Lớp làm bài tập vào vở 
HS đọc bài làm
Mỗi khổ thơ là một điều ước của các bạn nhỏ.
phép lạ, đáy biển, người lớn 
Bài 2/77(a)
Dắt, rơi, dấu, rơi, gì, dấu, rơi, dấu
3. Củng cố dặn dò(4')
GV nhận xét tiết học
Xem trước bài sau.
Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2009
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Mĩ thuật:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 2: Âm nhạc:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 3: Toán:
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ vẽ tóm tắt bài toán
Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (3’)
 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178
2. Bài mới: (28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc bài toán 
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm số bé ta phải biết gì?
- Khi tìm số bé em phải thực hiện phép toán gì?
- Nêu cách tìm số bé?
- Muốn tìm hai lần số lớn ta làm thế nào?
- Khi biết số lớn làm thế nào để tìm được số bé?
HS đọc bài toán
- Số nào là tổng?
- Số nào là hiệu?
Lớp giải bài tập vào vở
HS trình bầy bài trên bảng 
HS nhận xét
HS đọc đề bài
- Trong lớp có bao nhiêu HS?
Lớp giải bài tập vào vở
HS trình bày bài trên bảng phụ
HS nhận xét
?
Bài toán: 
Số lớn:
70
Số bé:
10
?
* Cách 1:
Bài giải:
Hai lần số bé là: 70 – 10 = 60
Số bé là: 60 : 2 = 30
Số lớn là: 70 - 30 = 40
Đáp số: Số bé: 30 
 Số lớn: 40
Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2 
* Cách 2:
Bài giải:
Hai lần số lớn là: 70 + 10 = 80
Số lớn là: 80 : 2 = 40
Số bé là: 70 - 40 = 30
Đáp số: Số lớn: 40
 Số bé: 30 
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Bài 1/47: Tóm tắt:
Tuổi bố 
Tuổi con:
38 T
58 tuổi
? tuổi
? tuổi
Bài giải:
Tuổi bố là: (58 + 38) : 2 = 48 (tuổi)
Tuổi con là: 58 - 48 = 10 (tuổi)
Đáp số: Tuổi bố: 48 tuổi
 Tuổi con:10 tuổi
Bài 2/47: Tóm tắt:
? HS
HS trai:
28 HS
4 HS
HS gái:
? HS
Bài giải:
Số học sinh gái là: (28 - 4) : 2 = 12 (em)
Số học sinh trai là: 12 + 4 = 16 (em)
Đáp số: HS gái: 12 em
 HS trai: 16 em
3. Củng cố - Dặn dò: (4’)
Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
Về làm bài tập. Chuẩn bị bài: Luyện tập
Tiết 4: Luyện từ và câu: 
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến quen thuộc.
- Rèn kỹ năng viết đúng chính tả
- Giáo dục ý thức cẩn thận trong khi viết
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ
Trò: Vở bài tập tiếng việt
III. Các hoạt ... . Luyện đọc diễn cảm
Hôm nhận giày nhảy tưng tưng.
run run, mấp máy, ngọ nguậy, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.
3. Củng cố - dặn dò(4’)
Để vận động được cậu bé đi học chị đã quan tâm đến điều gì?
Đọc trước bài: Thưa chuyện với mẹ.
Tiết 3: Lịch sử:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 4: Kĩ thuật:
(Giáo viên dạy chuyên)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Mĩ thuật (T):
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 2: Âm nhạc (T):
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 3: Thể dục:
(Giáo viên dạy chuyên)
Thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2009
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Thể dục:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 2: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện
- Sắp sếp các đoạn văn kể chuyện.
- Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ
Trò: Vở bài tập tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra(3’)
Khi viết hết một đoạn văn cần chú ý điều gì?
2. Bài mới(28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc bài 
HS nêu yêu cầu của bài
Lớp viết bài vào vở nháp
HS đọc bài
HS nhận xét bổ xung
HS đọc yêu cầu của bài
HS đọc nối tiếp 4 đoạn văn
- Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
- Các câu mở đầu đóng vai trò gì?
HS đọc yêu cầu
HS kể chuyện theo nhóm 
HS kể trước lớp.
HS nhận xét
Bài 1/83
Đoạn 1: Tết ấy Va-li-a tròn 11 tuổi bố mẹ cho em đi xem xiếc.
Đoạn 2: Rồi một hôm rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên Va-li-a xin bố mẹ cho em ghi tên vào học.
Đoạn 3: Từ hôm đó Va-li-a hôm nào cũng làm việc trong chuồng ngựa.
Đoạn 4: Chẳng bao lâu Va-li-a trở thành diễn viên trên sân khấu.
Bài 2/83
Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian (việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau).
Thể hiện sự nối tiếp về thời gian (các cụm từ in đậm) để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó.
Bài 3/82
HS giới thiệu chuyện sẽ kể 
Câu chuyện ấy có đúng theo trình tự thời gian không?
3. Củng cố - dặn dò (4’)
GV nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau. 
Tiết 3: Toán:
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. Mục đích yêu cầu
- Các em có biểu tượng về góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
- Biết dùng ê-ke để nhận biết góc nào là góc tù, góc bẹt, góc nhọn.
- Rèn thói quen sử dụng đồ dùng trong học toán
II. Chuẩn bị
Thầy: Ê-ke, bảng phụ vẽ các góc.
Trò: Ê-ke
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra(3’)
x ´ 2 = 10
x = 10 : 2 
x = 5
2. Bài mới(28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
GV giới thiệu góc nhọn.
Giới thiệu đỉnh O, cạnh OA, OB
Dùng ê- ke kiểm tra
So sánh góc nhọn với góc vuông.
GV vẽ hình lên bảng.
Giới thiệu góc tù.
Gọi tên đỉnh và cạnh góc tù
HS dùng ê-ke để kiểm tra và so sánh góc tù với góc vuông.
HS tự lấy ví dụ về góc tù.
Giới thiệu góc bẹt tương tự như góc tù.
HS đọc yêu cầu
Lớp làm bài vào phiếu bài tập
HS làm bài trên bảnh phụ
HS nhận xét
HS quan sát các hình tam giác 
Hình tam giác nào có một góc vuông?
1. Góc nhọn
 A
 O B
Góc nhọn đỉnh O cạnh OA, OB
Góc nhọn bé hơn góc vuông
2. Góc tù
 K
 O H
Góc tù đỉnh O cạnh OK, OH
Góc tù lớn hơn góc vuông
3. Góc bẹt 
 C O D
Góc bẹt đỉnh O cạnh OC, OD
Góc bẹt bằng hai góc vuông.
Bài 1/49
- Góc vuông đỉnh C; cạnh CI, CK
- Góc bẹt đỉnh E; cạnh EX, EY
- Góc nhọn đỉnh A; cạnh AM, AN; góc nhọn đỉnh D; cạnh DU,DV
- Góc tù đỉnh B; cạnh BQ, BP, góc tù đỉnh O; cạnh OG, OH.
Bài 2/49
Tam giác DEG có góc vuông
3. Củng cố - dặn dò: (4’)
Nêu cách nhận dạng góc?
Về làm bài tập. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Luyện từ và câu: 
DẤU NGOẶC KÉP
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
- Biết vận dụng hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
- Rèn thói quen sử dụng dấu câu trong khi viết bài
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ
Trò: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra (3’)
Khi viết tên người , tên địa lí nước ngoài em phải viết như thế nào?
2. Bài mới (28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
* HS đọc bài tập 1:
- Những từ ngữ và câu nào đặt trong dấu ngoặc kép ?
- Từ ngữ và câu đó là lời của ai?
- Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
- Trong đoạn văn trên dấu ngoặc kép khi nào được dùng độc lập, khi nào dùng với dấu hai chấm?
HS đọc bài 3
Lầu chỉ gì? àNhà tầng cao sang
- Tắc kè hoa có xây được lầu không?
- Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì?
- Dấu ngoặc kép được dùng trong các trường hợp nào? (thảo luận nhóm đôi)
HS đọc yêu cầu của bài
Lớp làm bài vào vở
HS làm bài trên bảng phụ
HS thảo luận nhóm 4
HS báo cáo kết quả
HS nhận xét bổ xung.
Lớp làm bài vào vở
HS đối chiếu kết quả với đáp án.
1. Nhận xét
Lời nói của Bác Hồ
Đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói của nhân vật.
Khi lời nói trực tiếp là một từ.
Dấu ngoặc kép đi cùng với dấu hai chấm khi lời nói đó là câu trọn vẹn hay là một đoạn văn.
Từ lầu được dùng với nghĩa đặc biệt
2. Ghi nhớ: (SGK/83) 
HS đọc ghi nhớ
3. Luyện tập
Bài 1/83
Lời nói trực tiếp
Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
Em đã nhiều lần khăn mùi xoa
Bài 2/83
Những lời nói ở bài tập 1 không thể xuống dòng dùng dấu gạch ngang vì đó không phải là lời dẫn trực tiếp đối thoại.
Bài 3/83
“Vôi vữa”
“Trường thọ” “Đoản thọ”
3. Củng cố - dặn dò: (4’)
Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
Xem truớc bài: Mở rộng vốn từ: Ước mơ 
Tiết 5: Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện, một mẩu chuyện, một đoạn chuyện đã nghe, đã đọc, nói về một ước mơ đẹp, một ước mơ viển vông, phi lý.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Giáo dục các em chăm chỉ tham khảo tài liệu để mở rộng kiến thức.
II. Chuẩn bị
Thầy: Bảng phụ
Trò: Sưu tầm truyện
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra(3’) 
HS kể lại câu chuyện : Lời ước dưới trăng
2. Bài mới (28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS giới thiệu câu chuyện các em sưu tầm được.
HS đọc đề bài
HS nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
HS đọc nối tiếp gợi ý 1, 2, 3
HS đọc gợi ý 1 và nêu chuyện thuộc chủ đề nào?
- Câu chuyện ở vương quốc tương lai thuộc chủ đề nào?
HS giới thiệu câu chuyện các em sẽ kể
- Khi kể chuyện phải chú ý gì?
* HS kể chuyện
- HS kể nhóm đôi và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, nội dung, nhân vật?
Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc, về những ước mơ đẹp hay, ước mơ viển vông phi lý.
- Cuộc sống no đủ, chinh phục thiên nhiên, nghề nghiệp tương lai, cuộc sống hoà bình, ước mơ viển vông.
- Câu chuyện phải có đầu, có đuôi, có đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
3.Củng cố - dặn dò (4’)
 Chuẩn bị bài tuần 9.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Hoat động tập thể:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 2: Thể dục (T):
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 3: Tự học Toán:
ÔN TẬP CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố kỹ năng vận dụng các tính chất của phép cộng vào làm toán.
- Rèn kỹ năng tính toán.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Nội dung
Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (3')
Phép cộng có những tính chất nào?
2. Bài mới: (28')
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng?
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng?
Ôn tập theo nhóm.
GV kiểm tra
Nhận xét
1. Tính chất giao hoán của phép cộng
a + b = b +a
2. Tính chất kết hợp của phép cộng
(a + b) + c = a + (b+c)
3. Củng cố, dặn dò: (4’)
Về ôn lại bài.
Thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Địa lí:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 2: Khoa học:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 3: Toán :
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục đích yêu cầu
- HS hiểu về biểu tượng hai đường thẳng vuông góc.
- Biết hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng e - ke kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không?
II. Chuẩn bị
Thầy: Ê- ke
Trò: Ê- ke
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra (3’)
Vẽ góc nhọn đỉnh O cạnh OA, OB
2. Bài mới (32’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
Nêu đặc điểm của hình chữ nhật
Kéo dài cạnh DC và cạnh BC
HS nhận xét
HS dùng ê-ke kiểm tra
HS tìm các đường vuông góc có ở xung quanh.
HS dùng ê-ke kiểm tra 
HS nhận xét
Lớp làm bài vào vở.
HS trình bày bài trên bảng.
HS nhận xét.
Hđ nhóm đôi.
HS dùng ê - ke kiểm tra.
HS nhận xét.
A B
 Đường thẳng BC vuông 
 góc với đường thẳng DC
D C 
	 M
 O N
OM và ON vuông góc với nhau có chung đỉnh O
Bài 1/50
IH và IK vuông góc với nhau
Bài 2/50
AB và BC vuông góc với nhau
BC và CD vuông góc với nhau
CD và DA vuông góc với nhau
DA và AB vuông góc với nhau
 Bài 3/50
a) AE và DE vuông góc với nhau. 
ED và DC vuông góc với nhau.
3.Củng cố - dặn dò: (4’)
Nêu tên dụng cụ dùng để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc?
Làm bài tập. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu
- Tiếp tục củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
- Rèn thói quen sử dụng từ ngữ và câu trong khi viết văn.
II. Chuẩn bị
Thầy: Bảng phụ chép ví dụ về lời thoại chuyển lời kể.
Trò: Vở bài tập Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra (3’)
Khi kể chuyện theo trình tự thời gian em phải kể như thế nào?
2. Bài mới (28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
* HĐ nhóm đôi
HS nêu yêu cầu của bài.
1HS khá làm miệng.
HS đọc câu chuyện trên bảng phụ.
HS kể chuyện theo từng cặp 
HS thi kể trước lớp.
* HĐ nhóm 4
HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu bài 2 có gì khác với yêu cầu bài 1?
HS kể chuyện trong nhóm.
HS đọc yêu cầu.
- HS nhận xét trình tự hai cách kể trên bảng phụ?
Từ ngữ nối đoạn thay đổi khi cách kể thay đổi.
Bài 1/84
* Cách 1: Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh thấy một em bé
* Cách 2: Hai bạn nhỏ rủ nhau đến thăm công xưởng xanh nhìn thấy một em bé mang cỗ máy 
Bài 2/84
Mi-tin đến thăm khu vườn kỳ diệu thấy một em bé mang một chùm quả trên đầu gậy. Mi-tin khen chùm lê đẹp quá 
Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh.
Bài 3/84
Cách kể 1
Cách kể 2
* Mở đầu đoạn 1
Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
* Mở đầu đoạn 2
Rời công xưởng xanh Mi-tin và Tin-tin đến khu vườn kỳ diệu.
Mi-tin đến khu vườn kỳ diệu.
Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh.
3. Củng cố - dặn dò: (4’)
Kể chuyện theo trình tự thời gian có gì khác với kể chuyện theo trình tự không gian?
HS về nhà viết lại bài vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA4 2buoingay CKTKNTuan8.doc