Tập đọc:
Tiết 41: ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài: Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm nước ngoài.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu từ ngữ trong bài.
- Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh chân dung Trần Đại Nghĩa.
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 21: Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011 BUỔI 1: Chào cờ: TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG __________________________________ Tập đọc: Tiết 41: ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài: Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm nước ngoài. - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. - Hiểu từ ngữ trong bài. - Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh chân dung Trần Đại Nghĩa. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài Trống đồng Đông Sơn? - 2 h/s đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: - Chia đoạn yêu cầu đọc. - HS chia đoạn. + Đọc kết hợp nội dung sửa lỗi. - 4 h/s đọc. + Đọc kết hợp giải nghĩa từ. - 4 h/s khác. - Luyện đọc theo cặp. - GV theo dõi nhắc nhở. - Từng cặp đọc bài. - Đọc toàn bài. - 1-2 h/s đọc. - GV đọc toàn bài. - Theo dõi. 3. Tìm hiểu bài: - Đọc lướt và nêu tiểu sử về Trần Đại Nghĩa? - Tên thật là Phạm Quang Lễ, ở Vĩnh Long, học trung học ở Sài Gòn, năm 1935 sang Pháp học đại học. - Nêu ý chính đoạn 1? - Ý 1: Giới thiệu nhà khoa học Trần Đại Nghĩa trước năm 1946. - Trần Đại Nghĩa theo Bác Hồ về nước khi nào? - Năm 1946. - Vì sao ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài về nước? - Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. -** Em hiểu nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc nghĩa là gì? - Là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước. - Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lơn cho kháng chiến? - Ông đã cùng anh em nghiên cứu chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: súng ba-dô-ca,... - Nêu đóng góp của Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc? - Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi: Nhiều năm liền , giữ cương vị chủ nhiệm uỷ ban khoa học và kĩ thuật nhà nước. - Ý chính đoạn 2,3? - Ý 2: Đóng góp của giáo sư TĐN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa như thế nào? - Năm 1948 ông được phong Thiếu tướng; 1953 ông được tuyên dương Anh hùng lao động, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng HCM và nhiều huân chương cao quý. - Nhờ đâu Trần Đại Nghĩa có được những chiến công cao quý? - Nhờ có lòng yêu nước, tận tuỵ hết lòng vì nước, ham nghiên cứu học hỏi. - Ý đoạn cuối? - Ý 3: Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa. - Ý nghĩa bài? * HS nêu nội dung bài. 4. Luyện đọc diễn cảm: - Đọc nối tiếp. - 4 h/s đọc. - Nêu cách đọc diễn cảm? - Đọc diễn cảm toàn bài, giọng kể rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng: cả ba ngành, thiêng liêng, rời bỏ, miệt mài, công phá lớn.. + GV đọc mẫu đoạnn 2. - HS theo dõi + Luyện đọc theo cặp. - Từng cặp luyện đọc. - Tổ chức thi đọc. - GV nhận xét chung, khen h/s đọc tốt. C. Củng cố dặn dò: - Trần Đại Nghĩa là người thế nào? Em học tập được gì từ ông? - Nhận xét tiết học, dặn h/s về kể lại cho người thân nghe. - Cá nhân, cặp đọc. Lớp nhận xét, trao đổi. ___________________________________ Toán: Tiết 101: RÚT GỌN PHÂN SỐ I. Mục tiêu: - Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản (trường hợp đơn giản).( Bài 1 (a), bài 2 (a)) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Viết số thích hợp vào chỗ chấm? = = - 1 h/s lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp. - GV ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Thế nào là rút gọn phân số: * Cho phân số , tìm P/s bằng phân số đó nhưng có TS và MS bé hơn? - HS trao đổi theo bàn tìm cách giải quyết và giải thích căn cứ vào đâu. TS và MS đều chia hết cho 5; Ta được: == Vậy = - Ta nói rằng đã rút gọn được thành phân số. - Thế nào là rút gọn phân số ? + Có thể rút gọn phân số để được 1 p/s có TS và MS mà p/s mới vẫn bằng p/s đã cho. + VD: Rút gọn p/s và . - 2 h/s lên bảng làm, lớp làm nháp, trao đổi. - GV nhận xét. - Khi rút gọn phân số có thể làm như thế nào? 3. Thực hành: - Xem TS và MS có cùng chia hết cho STN nào > 1. - Chia TS và MS cho số đó. - Cứ làm như vậy cho tới khi nhận được p/s tối giản. Bài 1: - Yêu cầu h/s làm bài. - GV theo dõi gợi ý h/s còn lúng túng. - GV nhận xét chốt bài làm đúng của h/s. - HS đọc yêu cầu bài, lớp tự làm bài vào vở phần a,b, ( 3 ps). 2 h/s lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo vở trao đổi. a) ==; Bài 2: - HS đọc yêu cầu, trao đổi, trả lời. - Yêu cầu h/s trả lời. - GV cùng h/s nhận xét chung. a. Phân số tối giản: ;; vì cả TS và MS của các p/s trên không cùng chia hết cho số nào. b. P/s còn lại thì rút gọn được. HS rút gọn phân số đó vào nháp, 2 h/s lên bảng chữa bài. Bài 3: - Yêu cầu h/s làm bài vào vở. - GV thu chấm một số bài, cùng lớp nhận xét chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Thế nào là rút gọn phân số? - Nhận xét tiết học. Dặn h/s làm phần còn lại bài 1, trình bày bài 2 vào vở. - HS đọc yêu cầu bài, tự làm bài vào vở, 1 h/s lên bảng chữa bài. === ___________________________________ Đạo đức: Tiết 21: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI I. Mục tiêu: - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. - Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người. - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. II. Đồ dùng học tập: - Giấy, bút dạ( Bảng phụ) III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thơ, vè, tục ngữ, tranh, chuyện về tấm gương người lao động mà em quý mến? - 2-3 h/s thực hiện, lớp nhận xét, trao đổi bổ sung. - GV nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Thảo luận : Chuyện ở tiệm may. + Mục tiêu: HS hiểu được lịch sự là biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, thông cảm với mọi người. + Cách tiến hành: - Đọc truyện. - 1 h/s đọc, lớp theo dõi. - Yêu cầu lớp đọc thầm. Trao đổi 2 câu hỏi sgk/32. - Cả lớp thực hiện, trao đổi theo N2. - Yêu cầu trình bày. - GV nhận xét chung. + Kết luận: - Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may,... - Hà nên tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự. - Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến. 3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi bài tập 1 - sgk. + Mục tiêu: HS nhận biết những hành vi đúng và hành vi sai thể hiện là người lịch sự với mọi người. + Cách tiến hành: - Đại diện nhóm trình bày, lớp trao đổi nhận xét, bổ sung. - Đọc yêu cầu và nội dung bài? - HS đọc nối tiếp. - Trao đổi bài theo nhóm 2. - Các nhóm trao đổi. - Gọi h/s trình bày? - GV nhận xét chung, chốt ý đúng. + Kết luận: - Các hành vi, việc làm( b, d) là đúng. - Các hành vi, việc làm (a, c, đ ) là sai. 4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 3, sgk. + Mục tiêu: HS nêu ra được một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi,... + Cách tiến hành: - Đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng nội dung, lớp trao đổi nhận xét, bổ sung. - Gọi h/s đọc yêu cầu. - 1, 2 h/s đọc. - Thảo luận N3? - Các nhóm làm nháp, 2, 3 nhóm làm phiếu. - Gọi h/s trình bày? - GV nhận xét, tổng kết chung. - Đại diện từng nhóm trình bày; dán phiếu, nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Kết luận: Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện: - Nói năng nhẹ nhàng, không nói tục chửi bậy; biết lắng nghe khi người khác đang nói. - Chào hỏi mọi người khi gặp gỡ; cảm ơn khi được giúp đỡ; xin lỗi khi làm phiền người khác. - Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ. - Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác. - Ăn uống từ tốn, không vừa nhai, vừa nói, không rơi vãi. + HS đọc ghi nhớ bài. C. Củng cố dặn dò: - Thế nào là lịch sự với mọi người? - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người. ________________________________________________ BUỔI 2: ( Thầy Đăng+ Cô Năm soạn giảng) ____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011 BUỔI 1: ( Cô Năm soạn giảng) ______________________________________ BUỔI 2: Toán: Tiết 41: LUYỆN TẬP: PHÂN SỐ BẰNG NHAU - RÚT GỌN PHÂN SỐ I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố tính chất cơ bản của phân số, nhận ra sự bằng nhau của hai phân số. - Củng cố về rút gọn phân số và phân số tối giản. Biết cách rút gọn phân số ( trong một số trường hợp đơn giản). II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách rút gọn phân số? - HS nêu, áp dụng rút gọn: - Nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1*(BT2-19) Viết tiếp vào chỗ trống. - HD mẫu. Điền mấy vào ô trống? - Yêu cầu h/s làm bài. - Nhận xét chữa bài. - Nêu yêu cầu. - HS nêu ý kiến. - HS làm bài. b. ; c. d. Bài 2: (BT1-20)Rút gọn phân số. -Nêu cách rút gọn? - Yêu cầu h/s làm bài. - Nhận xét chữa bài. - Nêu yêu cầu bài. - HS nêu ý kiến. - HS làm bài bảng lớp, vở. Bài 3**(BT2-20): Tìm phân số bằng phân số trong các phân số sau: - HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu h/s làm bài. - Nhận xét chữa bài. - HS làm bài. Phân số bằng phân số là: Bài 4(BT1-21) Rút gọn các phân số sau: - Nêu yêu cầu. - HS làm bài vào vở. - Yêu cầu h/s làm bài. - GV theo dõi nhắc nhở gợi ý h/s yếu. C. Củng cố dặn dò: - Nêu các rút gọn phân số? - Nhận xét giờ học. Dặn h/s ôn lại các quy tắc, chuẩn bị bài sau. _____________________________________ Âm nhạc: Tiết 21: HỌC HÁT: BÀN TAY MẸ I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Qua bài hát càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ. II. Chuẩn bị: - GV: Bài mẫu; chép bài hát lên bảng. - HS: thanh phách . III. Các hoạt động dạy học: A. Phần mở đầu: - GV giới thiệu bài. B. Phần hoạt động: 1. Hoạt động 1: Dạy hát bài Bàn tay mẹ. - GV tổ chức cho h/s nghe băng bài hát. - Bài hát hay không? - GV giới thiệu về bài hát và nhạc sĩ Bùi Đình Thảo. - Đọc lời ca. - HD đọc lời ca. + Dạy hát: - Chia bài hát thành 5 câu. - Hát mẫu hướng dẫn hát câu 1. - Hát mẫu hướng dẫn hát câu 2. - Hát mẫu hương dẫn hát câu 1 và 2. - Hát mẫu hướng dẫn hát các câu còn lại của bài hát. - HD hát cả bài hát. - HS lắng nghe. - HS nêu cảm nhận về bài hát. - HS nghe. - HS đọc lời ca theo hướng dẫn. - Tập hát câu 1. - Tập hát câu 2. - Tập hát câu 1+2. - HS tập hát theo hướng dẫn. - HS tập hát cả bài cá nhân, nhóm ,dãy, cả lớp. 2. Hoạt động 2: ... ợc truyền đến không khí gần đó,...và lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm các vụn giấy chuyển động. Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe thấy được âm thanh. 3. Hoạt động 2: Sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn. + Mục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn. + Cách tiến hành: - Tổ chức cho h/s làm thí nghiệm như hình 2(85) - HS làm thí nghiệm (theo N4): Buộc dây vào đồng hồ cho vào túi ni lông ngâm trong chậu nước, áp tai vào nghe. - Nêu kết quả thí nghiệm? - HS các nhóm nêu kết quả: nghe thấy tiếng đồng hồ chạy. - Tổ chức cho h/s làm thí nghiệm khác. + Kết luận: Âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng và chất rắn. 4. Hoạt động 3: Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn. + Mục tiêu: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm. + Cách tiến hành: - Ví dụ: Gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn, bịt tai kia lại ta nghe được âm thanh... - Lấy ví dụ về âm thanh khi lan truyền thì càng ra xa càng yếu đi? - Ví dụ đứng gần trống trường thì nghe rõ tiếng trống. - Tổ chức cho h/s làm lại thí nghiệm ở HĐ1: Nếu đưa ống ra xa dần vẫn gõ trống thì rung động các giấy vụn có thay đổi như thế nào? - HS làm thí nghiệm. - Rung động yếu dần khi đi ra xa trống. + Kết luận: Âm thanh yếu dần khi lan truyền ra xa nguồn âm. 5. Hoạt động 4: Trò chơi nói chuyện qua điện thoại. + Mục tiêu: Củng cố vận dụng tính chất âm thanh có thể truyền qua vật rắn. + Cách tiến hành: - Tổ chức cho từng nhóm h/s chơi nhóm 3. - Thi đua giữa các nhóm. - Tổng kết trò chơi có khen nhóm chơi tốt. + Âm thanh truyền qua những vật trong môi trường nào? C. Củng cố dặn dò: - Em và mọi người cần sử dụng đài, ti vi, nói,..thế nào? - Nhận xét tiết học, dặn h/s tập thí nghiệm. Chuẩn bị cho bài học sau. - HS làm điện thoại bằng 2 ống bơ nối bằng dây; 1 h/s nói, 1 h/s nghe, 1 h/s theo dõi nhóm nào ghi đúng và đủ không lộ tin thì thắng. - Qua sợi dây. _____________________________________ Sinh hoạt: SƠ KẾT TUẦN 21 I. Mục tiêu: - Học sinh biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 21. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. - Vui chơi, múa hát tập thể. II. Các hoạt động: 1. Sinh hoạt lớp: - Học sinh tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 21. - Nêu ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 22. * GV nhận xét rút kinh nghiệm các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần 21. * GV bổ sung cho phương hướng tuần 22: - Phát huy ưu điểm ở tuần 21 đã đạt được, khắc phục tồn tại cố gắng học tập tốt ở tuần 22. Lớp cần học tập gương các bạn chăm học. - Tập đọc, viết và ôn bài thêm vào buổi tối. 2. Hoạt động tập thể: - Tổ chức cho h/s vui chơi các trò chơi đã học. - GV theo dõi nhắc nhở các em vui chơi an toàn. THAM KHẢO DI TÍCH KHU LĂNG MỘ NGUYỄN THÁI HỌC Nguyễn Thái Học-Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Yên Bái Di tích khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 (gọi tắt là di tích Nguyễn Thái Học), nằm trong khuôn viên công viên Yên Hoà (rộng 30 ha ), bên cạnh đại lộ mang tên nhà yêu nước Nguyễn Thái Học, thuộc phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái. Ở vị trí này ta có thể đi đến di tích bằng nhiều loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Khu di tích mộ Nguyễn Thái Học có diện tích 30ha, bao quanh là 17 cột trụ được nối bằng một vòng tròn khuyết - tượng trưng cho 17 liệt sỹ. Tuy cuộc khởi nghĩa chưa thành công nhưng là tiền đề cho phong trào yêu nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ngày nay, tượng đài của Nguyễn Thái Học và các đồng đội được nhân dân tưởng nhớ. Tên tuổi của 17 liệt sĩ được khắc trên đá cẩm thạch phủ nhũ vàng trang trọng gắn liền với câu nói bất hủ “Không thành công cũng thành nhân”. Nhân vật thứ nhất là vị lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Thái Học. Ông sinh năm 1903 tại làng Thổ Tang, Phủ Vĩnh Tường (Vĩnh Yên ). Ông đã đứng lên tập hợp anh em đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ Quốc và là người thứ 17 bước lên máy chém của kẻ thù sau khi đã chứng kiến sự hy sinh oanh liệt của các đồng chí của mình. Nguyễn Thái Học vẫn ung dung, mỉm cười đưa mắt chào đồng bào và hô to khẩu hiệu “Việt Nam vạn tuế ” rồi vươn cổ cho đao phủ làm nốt phần việc cuối cùng. Với sự hy sinh cao cả ấy Nhà nước ta đã công nhận Nguyễn Thái Học là liệt sĩ cùng hai em trai trong kháng chiến chống Pháp là Nguyễn Văn Nho và Nguyễn Văn Lâm đã được Nhà nước cấp bằng “Tổ quốc ghi công “ (27/2/1976 ). Nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết ca ngợi tấm gương bất khuất, kiên cường của ông đã được công bố. Tên tuổi nhà yêu nước này cũng được đặt cho nhiều công trình đường phố, trường học trong cả nước. điều này đã chứng tỏ sự tôn vinh ông trong sự nghiệp cách mạng nước nhà. Nhân vật thứ hai là Nguyễn Khắc Nhu (cụ xứ Nhu ). Cụ sinh năm 1882, người làng Song Khê, tổng Yên Dũng (Bắc Giang ). Tuy không có tên trong những người bị hành quyết tại Yên Bái nhưng cụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức VNQDĐ năm 1930. Đồng thời ông là người chỉ huy cuộc bạo động vũ trang ở các tỉnh “miền ngược”, trong đó có Yên Bái. Cụ bị thương nặng ở chân trong trận đánh ở Hưng Hoá và Lâm Thao. Trong lúc thân cô thế cô không muốn xa vào tay giặc, cụ đã đặt 2 trái lựu đạn xuống đất vật mình nằm lên tự vẫn, lựu đạn nổ vỡ bung lồng ngực, phơi cả ruột gan nhưng cụ không chết, địch băng bó chữa chạy rồi đưa cụ lên giam tại đồn Hưng Hoá. Trên đường đi qua sông cụ nhảy xuống sông tự vẫn mà vẫn không được, địch vớt cụ lên. Ngay trong đêm đầu tiên tại nhà lao Hưng Hoá, cụ đã đập đầu xuống sàn xà lim và hy sinh, thể hịên ý chí quyết tử, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp chống Pháp của dân tộc. Người thứ ba là Phó Đức Chính, lãnh tụ của VNQDĐ. Cụ sinh năm 1910 tại làng Đa Ngưu, tổng Văn Giang (Hưng Yên ). Hy sinh khi vừa tròn 20 tuổi, là người thứ 12 bước lên máy chém, chàng thanh niên này đã thể hiện khí phách hiên ngang, oanh liệt khi đòi nằm ngửa để xem lưỡi dao chảy rơi xuống như thế nào và hô đủ 4 tiếng “Việt Nam vạn tuế ”. Thật là những bậc anh hùng nghĩa sĩ. Tiếp đến là Ngô Hải Hoằng (cai Hoằng ). Ông là người Nghệ An, gia nhập VNQDĐ năm 1928 ở chi bộ Tuyên Quang. Ông là một hạ sĩ quan trong đội lính khố đỏ của Pháp, đóng quân tại Yên Bái và giữ chức cai đội. Nhiều ý kiến cho rằng: ông chính là người trực tiếp chỉ huy trận đánh ở Yên Bái thay Quản Cầm khi bị ốm nặng. Ông là một trong bốn người đầu tiên bị tử hình thi hành vào ngày 8/5/1930. Nhân vật nữ duy nhất của nhóm tượng đài là bà Nguyễn Thị Giang, một trong số rất ít Đảng viên nữ của VNQDĐ. Bà vừa là người đồng chí đắc lực vừa là người vợ chung thuỷ của nhà chí sĩ Nguyễn Thái Học. Sau khi chứng kiến phút hy sinh oanh liệt của chồng cô đã về nhà trọ viết hai lá thư tuyệt mệnh để laị cho bố mẹ chồng và các đồng chí. Trước khi rời Yên Bái cô đã ra nghĩa địa thăm mộ Nguyễn Thái Học và các anh em đã ngã xuống vì Tổ quốc. Sau đó cô lên tàu về làng Thổ Tang, bí mật thăm gia đình chồng rồi ra đường cái quan rút khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học đã trao cho cô ở đền Hùng ra tự sát, giữ trọn trinh tiết với chồng. Giữa hai phần tượng đài và phần mộ là một tấm bia lớn cách điệu. Trên hai mặt bia đều khắc dòng chữ vàng “Yên Bái, đây là điều nhắc nhở ta rằng không thể bịt miệng một dân tộc mà người ta không khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ ” (Louis Aragon ). Khu di tích được khởi công xây dựng vào đúng ngày giỗ lần thứ 70 của các vị anh hùng: 17/6/2000 chính trên phần đất mà các nghĩa sĩ đã yên giấc ngàn thu. Sau hai đợt xử chém 17 yếu nhân của ta tại khu lính tập (nhà máy chè Yên Bái hiện nay): đợt 1 vào ngày 8/5/1930 có 4 người: Đặng Văn Tiệp, Đặng Văn Lương, Nguyễn Thanh Thuyết, Ngô Hải Hoằng. Đợt 2 vào ngày 17/6/1930 có 13 người: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Bùi Tư Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Đào Văn Nhít, Nguyễn Như Liên, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Tiềm, Ngô Văn Du, Hà Văn Lao, Đỗ Văn Tư, Nguyễn Văn Cửu, Nguyễn Văn Thịnh. Thực dân Pháp đã chất thi thể các nghĩa sĩ lên xe bò đẩy vào khu đất cuối cùng của nghĩa địa đào hố chôn tập thể và cử người canh gác cẩn thận không cho ai đến gần lấy xác hay nhang khói. Cho đến nay, với 2 ngôi mộ tập thể này hài cốt của 17 vị nghĩa sĩ vẫn còn nguyên vẹn trong khu di tích. Đây là nơi để du khách thập phương đến tham quan, thắp nén hương thơm tưởng nhớ tới các vị anh hùng tiền liệt đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Nhà đón khách và khuôn viên cây cảnh khu di tích nằm trong quần thể công viên Yên Hoà đã trở thành điểm du lịch lớn nhất của thành phố Yên Bái. Đến với khu di tích lịch sử này du khách không chỉ tham quan nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng mà còn có thể tìm hiểu, thăm viếng và tưởng nhớ đến những vị anh hùng tiền liệt, những người đã hy sinh, xả thân cho phong trào cách mạng của đất nước những năm đầu thế kỷ XX, góp công xây đắp cho hoà bình, hạnh phúc, ấm no. Riêng đối với người dân Yên Bái như đã thành lệ, cứ mùng 1 ngày rằm hàng tháng, bà con lại đến dâng hương, dâng hoa cầu khấn các vị anh hùng phù hộ cho thân nhân, con người và mảnh đất Yên Bái, họ coi đây như các vị thánh nhân. Hàng năm, cứ đến ngày giỗ của các anh hùng nghĩa sĩ (8/5;17/6 ) và ngày khởi nghĩa (10/2 ) và ngày 27/12 Đảng uỷ - UBND các xã Thổ Tang và Xuân Lũng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; phường sở tại; thành phố Yên Bái; tỉnh Yên Bái đều có các đoàn đại biểu đến thăm viếng và tổ chức long trọng lễ tưởng niệm những người con đã dâng hiến chọn đời cho độc lập tự do của Tổ quốc. Đến với thành phố Yên Bái không thể không đến với khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học. Đến nay, khu di tích thường xuyên đón các đoàn khách trong và ngoài nước, của TW cũng như tỉnh bạn đến viếng thăm và cùng nhau nhìn lại tinh thần đấu tranh quật khởi của các bậc nghĩa sĩ, cùng ôn lại những chặng đường lịch sử đầy vẻ vang của các vị tiền liệt. Đó mãi là nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao để lớp hậu thế ngày nay ra sức phấn đấu, phát huy, cống hiến tài lực của mình phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đó là những của cải tinh thần vô giá trên bước đường đi lên xây dựng quê hương, đất nước.
Tài liệu đính kèm: