Giáo án 2 cột - Khối 4 - Tuần 16

Giáo án 2 cột - Khối 4 - Tuần 16

TẬP ĐỌC

KÉO CO

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: thượng võ, giữa, đối phương, Hữu Trấp, khuyến khích,

 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp, .

- Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên nước ta rất khác nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc.

- Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 154.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 31 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 cột - Khối 4 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
 Thứ Hai ngày13 tháng 12 năm 2010 
TẬP ĐỌC
KÉO CO
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: thượng võ, giữa, đối phương, Hữu Trấp, khuyến khích,
 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp, ...
- Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên nước ta rất khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc.
- Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 154. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A .KTBC: Gọi 2 em đọc thuộc long bài tuổi ngựa + trả lời câu hỏi nội dung
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và THB:
* Luyện đọc: Chia đoạn 
+ Đoạn 1: kéo co  bên ấy thắng.
+ Đoạn 2: Hội làng... người xem hội.
+ Đoạn 3: Làng Tích Sơn ...thắng cuộc 
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn của bài.
-Hướng dẫn đọc đúng câu văn:
+ Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức kéo co giữa nam và nữ. Có năm/ bên nam tháng, có năm/ bên nữ thắng "
Yêu cầu hs luyện đọc nhóm đôi.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Dựa vào phần đầu bài văn và tranh minh hoạ cùng với hiểu biết của mình em hãy cho biết cách chơi kéo co chơi như thế nào?.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời.
+ Đoạn 2 giới thiệu điều gì ?
+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời.
+ Cách chơi kéo co ở làng tích Sơn có gì đặc biệt?
-Vì sao kéo co bao giờ cũng vui ?
* Kéo co là một trò chơi dân gian nỗi nơi có một cách chơi khác nhau nhưng dù chơi với hình thức nào thì cuộc chơi cũng rất vui mang tính ganh đua cao.
* Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc toàn bài , lớp nhận xét tìm giọng đọc thích hợp cho bài?
Giáo viên chốt lại cách đọc thích hợp của bài
- Hướng dẫn luyện đọc.đoạn 3
- Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn văn.
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò:
-Bài văn giới thiệu cho em biết điều gì?
GV chốt lại nội dung chính của bài	
- Trò chơi kéo co có gì vui ?
 Nhận xét tiết học. Dặn HS về học bài.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Quan sát và lắng nghe.
- HS đọc theo trình tự.
Đọc lần 1 + luyện đọc đúng 
Đọc lần 2 + luyện đọc câu
 Đọc lần 3 + giải nghĩa từ
-Luyện đọc nhóm đôi
-Lắng nghe
Đọc thầm trả lời
-Có hai đội chơi với số người bằng nhau ,2 bên cùng nắm một sợi dây , đội nào kéo được đội bạn vượt qua vạch ngăn cách đội đó thắng keo đó 3 keo thắng 2 sẽ thắng
- Đoạn 2 giới thiệu về cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. 
-HS giới thiệu
- HS đọc thầm, thảo luận và trả lời.
-Đó là cuộc chơi giữa trai hai giáp trong làng.
- Kéo co là một trò chơi thú vị về thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta.
-3 HS đọc nối tiếp.lớp nhận xét
-HS đọc phát hiện giọng đọc thích hợp của đoạn
-HS nêu 
- Thực hiện theo lời dặn của giáo viên.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Thực hiện được phép tính chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn
- GD HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC:
B. Bài mới :
 1 Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 - GV yêu cầu HS làm bài. 
 - Lớp nhận xét bài làm của bạn. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2 
 - HS đọc đề bài. 
 - HS tự tóm tắt và giải bài toán.
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3(dành cho HS giỏi)
 - HS đọc đề bài. 
 - HS tự làm bài. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. 
 - HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm bài.
 lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe giới thiệu. 
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phép tính, lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét bài bạn, đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
- HS đọc đề bài. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. 
- HS đọc đề bài 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
- HS cả lớp thực hiện.
LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về 3 lần chiến thắng chống quân xâm lược Mông - Nguyên, thể hiện:
+ Quyết tâm chống quân giặc của quân dân nhà trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên hồng, Hịch tướng sỹ, việc chiến sỹ thích vào tay 2 chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ tài thao lược của các tướng sỹ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ đọng rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tấn công quyết liệt và dành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ trên sông bạch Đằng).
 - Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- PHT của HS.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về Trần Quốc Toản.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC :
 - Nhà Trần có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
 - Ở địa phương em nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt ?
 - GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ về hội nghị Diên Hồng và giới thiệu.
 2. Phát triển bài :
 HĐ 1 :Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần 
 GV cho HS đọc SGK từ “lúc đó..sát thát.”
 Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà trần rất quyết tâm đánh giặc.
 - GV kết luận: Cả ba lần xâm lược nước ta quân nguyên mông phải đối đầu với ý chí đoàn kết quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà trần Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của dân tộc ta.
HĐ 2 : Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần
Yêu cầu hs đọc thông tin sgk thảo luận 
-Nhà Trần đã đối pho với giặc như thễ nào khi chúng mạnh và lúc chúng yếu?
 - Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ?
 - KC chống quân xâm lược Mông - Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
 - Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này? 
 HĐ 3 Tấm gương yêu nước của Trần Quốc Toản
 GV cho HS kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản.
 - GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước này.
 4. Củng cố dặn dò:
 - Yêu cầu HS đọc phần bài học trong SGK.
 - Nguyên nhân nào dẫn tới ba lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông–Nguyên?
 - Về nhà học bài và sưu tầm một số gương anh hùng cảu dân tộc; chuẩn bị trước bài : “Nước ta cuối thời Trần”.
 - Nhận xét tiết học.
- HS cả lớp .
- HS hỏi đáp nhau 
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
-HS nêu các sự việc :
Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời.
Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão
Trần Hưng Đạo người chỉ huy tối cao của cuộc K/c viết hịch tướng sĩ
-Các chiến sĩ tự khắc vào tay hai chữ sát thát
- HS nhận xét, bổ sung.
-HS đọc thông tin sgk
-Khi địch mạnh quân ta chủ động rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng . Khi địc yếu quân ta tấn công quyết liệt
-Là hoàn toàn đúng vì lúc đầu thế địch rất mạnh quân ta rút để kéo dài thời gian làm cho giặc yếu dần đi vì chúng xa hậu phương lương thực ,vũ khí ngày càng cạn kiệt-
- Cả lớp thảo luận, và trả lời
- Sau 3 lần thất bại, quân Mông - Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
- Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
- HS kể.
- 2 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS cả lớp.
Thứ Ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
TOÁN
THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép tính chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương 
- GD HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC:12345 : 67 4725 : 15
 B. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 * Phép chia 9450 : 35
 - GV viết phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
 - GV theo dõi HS làm bài.
 - GV hướng dẫn lại, như nội dung SGK trình bày. 
 Vậy 9450 : 35 = 270
 - Phép chia 9450 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
* Phép chia 2448 : 24 (trường hợp có chữ số 0 ở hàng chục của thương)
 - GV viết phép chia, HS thực hiện đặt tính và tính. 
 - GV hướng dẫn lại như nội dung SGK. 
 Vậy 2448 :24 = 102
 - Phép chia 2 448 : 24 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
 - GV nên nhấn mạnh lần chia thứ hai 4 chia 24 được 0, viết 0 vào thương bên phải của 1. 
c) Luyện tập , thực hành 
 Bài 1
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 - GV cho HS tự đặt tính rồi tính. 
 - HS nhận xét bài làm của bạn. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2
 - HS đọc đề bài, tóm tắt và trình bày lời giải của bài toán. 
 - GV chữa bài nhận xét. 
Bài 3 Yêu cầu hs đọc đề tóm tắt giải rồi chữa bài
 4. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét.
- HS lắng nghe. 
- HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp. 
- HS nêu cách tính của mình. 
- Là phép chia hết vì số dư là 0. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
- HS nêu cách tính của mình. 
- Là phép chia hết vì số dư là 0. 
- Đặt tính rồi tính. 
HS nhận xét, đổi chéo vở để kiểm tra. 
- HS đọc đề bài. 
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào VBT.
- HS cả lớp thực hiện.
MĨ THUẬT
 TẬP NẶN TẠO DÁNG
TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP
I- MỤC TIÊU.
- HS bíêt cách tạo dáng 1 số con vật, đồ vật bằng vỏ hộp.
- HS tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vở hộp theo ý thích.
- HS ham thích tư duy sáng tạo.
II- THIẾT BỊ DẠY - HỌC.
GV: - Một số hình tạo dáng bằng vỏ hộp như: con mèo, con chim, ô tô,
 - Các vật liệu cần thiết cho bài tạo dáng ,
 - Một số bài vẽ của HS năm trước.
HS: - Một số vật liệu và dụng cụ để tạo dáng. Hồ dán, kéo,
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A,Kiểm tra : KT dụng cụ học tập của hs 
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài mới.
2.Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu 1 số sản phẩm được tạo dáng và gợi ý:
+ Tên của hình tạo dáng ?
+ Các bộ phận của chúng ?
+ Nguyên liệu để làm ?
- GV tóm tắt:
HĐ2: Hướng dẫn HS cách tạo dáng. ... ần mỗi động tác 
 2 lần 8 nhịp 
5 – 6 lần 
2 phút 
- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
- HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
- HS vẫn đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
- Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
- HS hô “khỏe”.
 -------------------- ------------------ 
 -------------------- ------------------ 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KỂ 
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III) ; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Giấy khổ to và bút dạ.
- Bảng lớp ghi sẵn phần nhận xét BT 1. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng Mỗi HS viết 2 câu thành ngữ và tục ngữ mà em biết.
- Gọi 2 HS lên đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ mà học sinh tìm được.
- Nhận xét từng HS và cho điểm.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
- HS đọc nội dung và trả lời câu hỏi.
- Hãy đọc câu được gạch chân trong đoạn văn trên bảng.
- HS phát biểu.
 Bài 2 :
- Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì ?
- Cuối mỗi câu ấy có dấu gì ?
+ Những câu văn mà các em vừa tìm được dùng để giới thiệu, miêu tả hay kể lại một sự việc có liên quan đến nhân vật Bu - ra - ti - nô.
Bài 3 :
- HS đọc nội dung và yêu cầu đề.
- Lớp thảo luận trả lời.
- HS phát biểu và bổ sung 
+ Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
+ Câu kể dùng để làm gì ?
+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể ?
 c. Ghi nhớ:
- HS đọc phần ghi nhớ.
- HS đặt các câu kể.
- Nhận xét câu HS đặt, khen những em hiểu bài, đặt câu đúng hay.
 d. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Chia nhóm, yêu cầu HS tự làm bài.
- Kết luận về lời giải đúng.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu và nội dung, tự làm bài 
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, sửa lỗi, diễn đạt và cho điểm từng HS.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu hỏi.
- Về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) tả về một thứ đồ chơi mà em thích nhất.
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- HS viết các câu thành ngữ, tục ngữ.
- 2 HS lên bảng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc câu văn GV viết trên bảng.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi. 
- Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để :
+ Giới thiệu về Bu - ra - ti – nô. 
+ Miêu tả Bu - ra - ti – nô. 
+ Kể lại sự việc liên quan đến Bu - ra - ti – nô. 
+ Cuối mỗi câu có dấu chấm.
+ HS lắng nghe.
- HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận.
+ HS phát biểu bổ sung.
+ Câu kể dùng để: kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
+ Cuối câu kể có dấu chấm.
- 2 HS đọc.
- HS đọc câu mình đặt.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động nhóm theo cặp. 
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc. Tự viết bài vào vở.
- 5 đến 7 HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
- Thực hiện theo lời dặn của giáo viên.
 -------------------- ------------------ 
 -------------------- ------------------ 
 KỸ THUẬT: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
 - Đánh giá kiến thức, kỹ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
- GD HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong khi làm thêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh quy trình của các bài trong chương.
 - Mẫu khâu, thêu đã học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
tra dụng cụ học tập.
2. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: Tổ chức cho Hs nêu lại các bước.
 * Hoạt động 2:
HS thực hành khâu, thêu làm sản phẩm tự chọn.
 - Tổ chức cho HS khâu, thêu các sản phẩm tự chọn. 
 * Hoạt động 3: 
GV đánh giá kết quả học tập của HS.
 - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. 
 3. Nhận xét- dặn dò:
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
 - Chuẩn bị bài cho tiết sau tiếp tục thực hành hoàn thành sản phẩm.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS nêu.
- HS thực hành cá nhân.
- HS nêu.
- HS cả lớp.
 ------------------------------------------------ ------------------------------------------------- 
Thứ Sáu ngày ... tháng 12 năm 2010
 -------------------- ------------------ 
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
- Biết thực hiện phép tính chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số ( chia hết , chia có dư )
- GD HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. KTBC:
 B. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 * Phép chia 1944 : 162 (trường hợp chia hết) 
 - GV viết phép chia, HS đặt tính và tính. 
 - GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn lại như nội dung SGK. 
 Vậy 1944 : 162 = 12
 - Phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
 - GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
 - GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên. 
* Phép chia 8649 : 241 (trường hợp chia có dư)
 - GV viết phép chia, HS đặt tính và tính 
 - GV theo dõi HS làm bài. 
 Vậy 8469 : 241 = 35
 - Phép chia 8469 : 241 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
 - GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
 c) Luyện tập , thực hành 
 Bài 1(bỏ bài 1b)
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 - HS tự đặt tính rồi tính. 
 - HS nhận xét bài làm của bạn. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2 (bỏ bài 2a)
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 - Thứ tự thực hiện các phép tính + ,- , x,: ? 
 - HS làm bài. 
 - GV chữa bài nhận xét.
 Bài 3(đành cho HS giỏi ) 
 - HS đọc đề toán, tự tóm tắt và giải bài toán. 
 - GV chữa bài và nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm bài.
- HS nghe giới thiệu bài 
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp. 
- HS nêu cách tính của mình. 
- HS thực hiện chia.
- Là phép chia hết vì số dư là 0. 
- HS nghe giảng. 
- HS cả lớp làm bài, 1 HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia. 
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp. 
- HS nêu cách tính của mình. 
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV.
- Là phép chia có số dư là 34. 
- HS nghe giảng, trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia.
- Đặt tính rồi tính.
- HS lên bảng làm bài. 
- HS nhận xét. 
- Tính giá trị của các biểu thức. 
- Thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau. 
- 2 HS lên bảng làm. 
- HS dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra. 
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở 
- HS cả lớp về nhà thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
ĐỊA LÍ: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nộ là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
- chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
HS khá, giỏi: Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, về đường phố...). 
 - Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Các bản đồ : Hành chính, giao thông VN.
 - Tranh, ảnh về Hà Nội (sưu tầm)
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định:
 Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
 2. KTBC :
 - Người dân ở ĐB Bắc Bộ có những nghề thủ công nào ?
 - Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm.
 - Nêu đặc điểm chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ.
 GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Phát triển bài :
Hà Nội –thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ:
 *Hoạt động cả lớp:
 - GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc.
 - GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính,giao thông, VN treo tường kết hợp lược đồ trong SGK, sau đó:
 + Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội .
 + Trả lời các câu hỏi:
 ? Hà Nội giáp với những tỉnh nào ?
 ? Từ Hà Nội có thể đi đến những tỉnh khác bằng các loại giao thông nào ?
 ? Cho biết từ tỉnh (thành phố ) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ?
 GV nhận xét, kết luận.
 Thành phố cổ đang ngày càng phát triển:
 *Hoạt động nhóm:
 - HS dựa vào tranh, ảnh và SGK thảo luận theo gợi ý:
 + Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi ?
 + Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu?tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
 + khu phố mới có đặc điểm gì? (Nhà cửa, đường phố )
 + Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
 - GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời và mô tả thêm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội .
 - GV treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới 
Hà Nội –trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước:
 * Hoạt động nhóm: 
 Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi :
 - Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
 + Trung tâm chính trị.
 + Trung tâm kinh tế lớn.
 + Trung tâm văn hóa, khoa học.
 - Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng  của Hà Nội.
 GV nhận xét và kể thêm về các sản phẩm công nghiệp, các viện bảo tàng (Bảo tàng HCM, bảo tàng LS, Bảo tàng Dân tộc học ) 
 GV treo BĐ Hà Nội và cho HS lên tìm vị trí một số di tích LS, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí  và gắn các ảnh sưu tầm lên bản đồ.
 4. Củng cố :
 - GV cho HS đọc bài học trong khung.
 - GV cho HS chơi một số trò chơi để củng cố bài.
 5. Tổng kết - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau: “Thành phố Hải Phòng”.
- HS chuẩn bị.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát bản đồ.
- HS lên chỉ bản đồ.
- HS trả lời câu hỏi :
 + Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.
 + Đường sắt, đường ô tô
 + Đường sắt, đường ô tô, đường hàng không, đường thủy 
- HS nhận xét.
- Các nhóm trao đổi thảo luận.
- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát bản đồ.
- HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lê chỉ BĐ và gắn tranh sưu tầm lên bản dồ.
- 3 HS đọc bài.
- HS chơi trò chơi.
- HS cả lớp.
 -------------------- ------------------ 
HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI
 (Hoạt động ngoài trời)
 -------------------------------------------------- ------------------------------------------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 16(8).doc