Giáo án 2 cột - Khối 4 - Tuần 26

Giáo án 2 cột - Khối 4 - Tuần 26

Tiết 2 ĐẠO ĐỨC

EM YÊU HÒA BÌNH

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức :

Gía trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm trong tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.

* Kỹ năng :

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.

* Thái độ :

- HS biết quý trọng và ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho Hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh (Irắc, Ap-ga-nix-tan).

- Tranh ảnh về những tổn thất và hậu quả do chiến tranh để lại (HĐ1- Tiết 1)

- Tranh ảnh về các hoạt động chống tranh của thiếu nhi và trẻ em nhân dân Việt Nam, thế giới (Tiết 1)

- Phiếu bài tập (HĐ3 - Tiết 1)

- Băng dính, giấy, bút dạ bảng.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 cột - Khối 4 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ 
Tiết
Môn 
PPCT
 Tên bài học
Thứ 2
09.03
1
2
3
4
5
Chào cờ
Đạo đức 
Tập đọc 
Toán
Mĩ thuật
26
51
126
26
Em yêu hòa bình 
Nghĩa thầy trò
Nhân số đo thời gian với 1 số
Thứ 3
10.03
1
2
3
4
5
Toán 
Chính tả
LT VC
Lịch sử 
Thể dục
127
26
51
51
Chia số đo thời gian
Nghe – viết: Lịch sử ngày quốc tế lao động
Mở rộng vốn từ : Truyền thống 
Chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không”
Thứ 4
11.03
1
2
3
4
5
Tập đọc
Toán 
Kể chuyện 
Khoa học Thể dục
52
128
26
51
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Luyện tập
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa 
Thứ 5
12.03
1
2
3
4
5
Toán 
Tập làm văn LTVC
Địa lí
Kĩ thuật
129
51
52
26
26
Luện tập chung
Tập viết đoạn đối thoại 
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
Châu Phi(tt)
Lắp xe ben (tiết 3)
Thứ 6
13.03
1
2
3
4
5
SHTT 
Toán
Tập làm văn
Khoa học
Âm nhạc
130
52
52
26
Vận tốc 
Trả bài văn tả đồ vật
Sự sinh sản của thực vật có hoa
Ngày soạn 05/03/2011
Ngày dạy thứ hai 07/03/2011
Tiết 1: SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU 
 Đánh giá lại tình hình học tập trong tuần .Triển khai kế hoạch tuần 26
 Giáo dục HS biết đoàn kết, thơng yêu và giúp đỡ bạn bè. Biết vâng lời thầy cô giáo.
II. lên lớp
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Nhận xét tình hình tuần qua
*Lớp trởng điều khiển lớp tổ chức sinh hoạt.
 Các tổ trởng, tổ chức sinh hoạt bình xét thi đua trong tuần.
Các tổ trởng điều khiển tổ mình sinh hoạt
Các tổ trưởng lên nhận xét về hai mặt (ưu điểm, tồn tại và biện pháp khắc phục) của tổ mình.
 * GV đánh giá lại tuần qua
Ưu điểm: 
Vệ sinh sạch sẽ.
Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Đã ổn định đợc nề nếp lớp học.
Đầy đủ dụng cụ học tập.
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc.
2. Kế hoạch tuần 26
* Về học tập:
Thi đua học tốt. Đẩy mạnh phong trào vở sạch chữ đẹp.
 Thi đua đôi bạn cùng tiến bộ.
* Về nề nếp và hoạt động khác:
Đến lớp chuyên cần, đúng giờ.
Mặc đồng phục khi đến lớp.
Thực hiện tốt các nề nếp quy định của Đội. Học bài và xây dựng bài tốt.
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc.
Tồn tại: Chưa chịu khó học bài ở nhà.
Vệ sinh lớp học, khuôn viên sạch sẽ.
Một số em làm toán còn yếu,.
Tham gia tốt các hoạt động do Đội và nhà trờng đề ra.
Thực hiện tốt ATGT khi đến lớp.
Tiết 2 ĐẠO ĐỨC
EM YÊU HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức : 
Gía trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm trong tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
* Kỹ năng :
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
* Thái độ :
- HS biết quý trọng và ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho Hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh (Irắc, Ap-ga-nix-tan).
- Tranh ảnh về những tổn thất và hậu quả do chiến tranh để lại (HĐ1- Tiết 1)
- Tranh ảnh về các hoạt động chống tranh của thiếu nhi và trẻ em nhân dân Việt Nam, thế giới (Tiết 1)
- Phiếu bài tập (HĐ3 - Tiết 1)
- Băng dính, giấy, bút dạ bảng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Yêu cầu HS cho biết: Loài chim nào là biểu tượng cho hoà bình.
- Loài chim bồ câu được lấy làm biểu tượng cho sự hoà bình.
- Yêu cầu HS hát bài: “Cánh chim hoà bình”
- Cả lớp hát
+ Bài hát muốn nói lên điều gì ?
- HS trả lời
- GV giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1
 TÌM HIỂU CÁC THÔNG TIN TRONG SGK VÀ TRANH ẢNH
MT: HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
- GV treo tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em ở các vùng có chiến tranh.
- HS quan sát, theo dõi tranh.
- Yêu cầu HS trả lời:
+ Em thấy những gì trong các tranh, ảnh đó.
+ Qua tranh ảnh, em thấy cuộc sống của người dân vùng chiến tranh rất khổ cực, nhiều trẻ em không được đi học, sống thiếu thốn, mất đi người thân.
- Để biết rõ hơn về những hậu quả của chiến tranh, các em đọc các thông tin trang SGK (gọi 1,2 HS đọc)
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và theo dõi.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- HS về vị trí các nhóm.
- GV ghi câu hỏi thảo luận treo lên bảng.
- HS lắng nghe.
1. Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh ?
2. Những hậu quả mà chiến tranh để lại ? 
3. Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc, trẻ em đựơc tới trường theo em chúng ta cần làm gì ?
1. Cuộc sống của người dân ở vùng chiến tranh sống khổ cực. Đặc biệt có những tổn thất lớn mà trẻ em phải gánh chịu như : mồ côi cha, mẹ, bị thương tích, tàn phế; sống bơ vơ mất nhà, mất cửa. Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính, cầm súng giết người.
2. Chiến tranh đã để lại hậu quả lớn về người và của cải :
+ Cướp đi nhiều sinh mạng: VD: Cuộc chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam có gần 3 triệu người chết ; 4,4 triệu người bị tàn tật ; 2 triệu người nhiễm chất độc màu da cam.
+ Thành phố, làng mạc, đường sá ... bị phá huỷ.
3. Để thế giới không còn chiến tranh, theo em chúng ta phải:
+ Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
+ Lên án, phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa ..
GV gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung
- GV kết luận.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động 2
BÀY TỎ THÁI ĐỘ
- GV giới thiệu : Chiến tranh gây ra nhiều tội ác, mỗi chúng ta có những suy nghĩ và ý kiến riêng, khác nhau về chiến tranh. 
- GV treo bảng phụ (ghi sẵncâu hỏi của bài tập 1 và hướng dẫn HS làmbài : Cách thực hiện : 
- HS quan sát bảng phụ.
+ Phát cho HS thẻ quy ước (tán thành giơ màu xanh, không tán thành giơ màu đỏ)
+ Nhận đồ dùng học tập.
+ GV đọc từng ý kiến, yêu cầu bày tỏ thái độ.
+ Nghe GV đọc và giơ thẻ để bày tỏ thái độ.
+ GV mời HS giải thích lý do :
+ Giải thích lý do cho từng ý kiến.
a) Chiến tranh không mang lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.
Tán thành : vì cuộc sống người dân nghèo khổ, đói kém, trẻ em thất học nhiều ...
b) Chỉ trẻ em các nước giàu mới có quyền được sống hoà bình.
Không tán thành :Vì trẻ em các nước bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, giàu nghèo đều có quyền sống trong hoà bình.
c) Chỉ có nhà nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ hoà bình:
- Không tán thành. Nhân dân các nước có trách nhiệm bảo vệ hoà bình nước mình và tham gia bảo vệ hoà bình thế giới.
d) Những người tiến bộ trên thế giới đều đấu tranh cho hòa bình 
- Tán thành.
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
- HS lắng nghe.
4. Hoạt động 3HÀNH ĐỘNG NÀO ĐÚNG
- GV giới thiệu: Lòng yêu hoà bình được thể hiện qua từng hành động và những việc làm hằng ngày của mỗi người : Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem trong lớp mình bạn nào việc làm đúng thể hiện lòng yêu hoà bình.
- GV phát giấy nội dung bài tập cho từng cá nhân yêu cầu HS tự làm bài.
 HS nhận phiếu và làm bài tập.
PHIẾU BÀI TẬP
*Em hãy đánh dấu x trước ý em chọn:
Trong các hành động, việc làm BT 2 hành động, việc làm nào thể hiện lòng yêu hoà bình .
 *Đáp án:Các hành động việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình là : b ; c ; e ; i
- Yêu cầu HS trình bày kết quả bài làm: GV đọc từng ý, yêu cầu HS nêu ý đó chọn thì giơ tay. Với những ý còn có HS chọn sai, yêu cầu các HS làm đúng giải thích.
- HS nghe GV đọc các ý và thể hiện kết quả làm bài.
Những HS làm đúng giải thích cho các bạn làm sai.
- GV kết luận.
- HS ghi nhớ.
5. Hoạt động 4
LÀM BÀI TẬP SỐ 3 - SGK
- GV treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập số 3 trang 39 SGK:
- HS quan sát bảng phụ.
- GV gọi HS trình bày hiểu biết về từng hoạt động trên.
- 7 HS tiếp nối nhau trình bày, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
-GV hỏi:Em đã tham gia vào hoạt động nào trong những hoạt động vì hoà bình đó ?
- HS trả lời.
- Em có thể tham gia vào hoạt động nào ? 
- HS trả lời.
6. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Yêu cầu HS về nhà: Sưu tầm tranh ảnh, bài báo, bài hát, bài báo về cuộc sống của trẻ em, nhân dân những vùng có chiến tranh, các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của trẻ em Việt Nam và thế giới.
- Vẽ tranh về chủ đề: “Em yêu hoà bình”.
Tiết 3 TẬP ĐỌC
Tiết 51: Nghĩa thầy trò
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
1. Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài.
2. Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
3.Giáo dục cho học sinh biết tôn trọng yêu quý thầy cô giáo
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
a. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS: Cho HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi.
- HS1: Đọc thuộc lòng + trả lời câu hỏi.
H: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay? 
H: Theo em, khổ thơ cuối nói lên điều gì?
- HS2 đọc thuộc lòng và TLCH
-
 Tác giả muốn nói lên tấm lòng của cửa sông không quên cội nguồn.
b. Giới thiệu bài mới: Hiếu học, tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta từ ngàn xưa luôn vun đắp, giữ gìn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một nghĩa cử đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo.
2. LUYỆN ĐỌC
HĐ1 : Cho HS đọc bài văn
- 2 HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc, cả lớp đọc thầm theo trong SGK.
HĐ2 : Cho HS đọc đoạn văn trước lớp
- GV chia đoạn : 3 đoạn
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến "...mang ơn rất nặng"
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến "...tạ ơn thầy"
+ Đoạn 3 : Phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- Luyện đọc từ ngữ khó : tề tựu, sáng sủa, sưởi nắng.
- HS đọc nối tiếp (2 lần)
HĐ3 : Cho HS đọc trong nhóm
- HS nối tiếp nhau đọc hết bài.
- Cho HS đọc cả bài.
- 2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải
- Nhiều HS giải nghĩa từ trong SGK.
HĐ4 : GV đọc diễn cảm toàn bài
Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng
3. TÌM HIỂU BÀI
Đoạn 1 : 
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo và TLCH.
H : Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? 
H : Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu
Đoạn 2 :
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo và TLCH.
H : Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào ? 
- Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ  ...  yêu cầu học sinh lựa chọn các chi tiết để lắp ghép xe ben.
- HS lựa chọn chi tiết.
- Gv chia nhóm 2 và yêu cầu các nhóm thực hành lắp ghép xe ben.
- HS thực hành theo nhóm 2.
- Gv theo dõi và hướng dẫn các nhóm thực hiện.
- 
3. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM.
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- HS dựa vào tiêu chí để đánh giá.
- Gv đánh giá lại và nhận xét sản phẩm.
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tâph tháo lắp xe ben cho thành thành thạo. 
- Chuẩn bị cho bài lắp xe đẩy hàng.
Ngày soạn 09/03/2011
Ngày dạy thứ sáu 11/03/2011
TIẾT 1 GDTT
Tiết 2 TOÁN
Tiết 130:VẬN TỐC.
I. Muïc tieâu:
1. Kiến thức: 	- Giúp học sinh có biểu tượng về vận tốc, đơn vị vận tốc.
2. Kĩ năng: 	- Biết tính vận tốc của môt chuyển động đều.
3. Thái độ: 	- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
II. Chuaån bò:
+ GV:	SGK.
+ HS: SGK.
III. Caùc hoaït ñoäng:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 . Bài cũ: Luyện tập chung
2. Nội dung bi mới
a). Giới thiệu bài: “Vận tốc”.
v Hoạt động 1: Giới thiệu khái quát về vận tốc.
Nêu VD1: Một ô tô đi được quãng đường dài 170 km hết 4 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Nêu VD2: Một người chạy được 60 m trong 10 giây. Tính vận tốc chạy của người đó.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề qua một số gợi ý.
Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm quảng đường đi được trong 1 giờ ta cần làm như thế nào?
1 em nêu cách thực hiện.
Giáo viên chốt ý.
Vận tốc là gì? Đơn vị tính.
v Hoạt động 2: Công thức tìm vận tốc.
Giáo viên gợi ý.
Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm vận tốc ta làm như thế nào?
v Hoạt động 3: Bài tập.
 Bài 1, 2:SGK trang 139
Giáo viên gợi ý.
Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm vận tốc ta làm sao?
Bài 3: SGK trang 139
Giáo viên gợi ý.
Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm vận tốc, ta cần biết gì?
Nêu cách tính vận tốc?
3. Củng cố – dặn dò:
- Làm bài.
- Chuẩn bị: kiểm tra
Nhận xét tiết học.
Lần lượt sửa bài 
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc đề.
Học sinh vẽ sơ đồ.
	A	 ?
 1 giờ 1giờ 1 giờ 1 giờ
1 giờ đi được.
	170 : 4 = 42,5 (km)
Ñaïi dieän nhoùm trình baøy.
1 giờ chạy 42,5 km ta gọi là vận tốc ôtô.
Vậy V là S đi trong 1 đơn vị thời gian. Được gọi là vận tốc.
Đơn vị tính km/ giờ.
 m/ phút.
Dựa vào ví dụ 2.
V = S : t 
Lần lượt đọc cách tính vận tốc.
Học sinh đọc và tóm tắt.
Học sinh trả lời.
Hướng dẫn nêu cách làm.
Tìm t nhận xét t là phút.
Tìm V.
S ´ 60
 t 
 	V = 
Học sinh đọc đề nêu tóm tắt – giải.
 Bài giải 
Vận tốc của người đi xe máy là
: 3 = (35 km/ giờ) 
 Đáp số : 35 km/ giờ
 Bài giải 
Vận tốc của mayd bay là:
 1800 : 2,5 = 720 (km/ giờ)
 Đáp số : 720 km/ giờ
 Baøi giải
1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc của người ấy chạy là :
 400 : 80 = 51 (m/ giây)
 Đáp số: 51 m/ giây
Tiết 3 TẬP LÀM VĂN
Tiết 52:TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Nắm được yêu cầu của bài văn tả đồ vật theo những đề đã cho.
2. Kĩ năng: 	- Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi cô yêu cầu sửa trong bài viét của mình.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết viết bài văn tả đồ vật.
	 Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý  phiếu học tập của học sinh để thống kê các lỗi trong baì làm của mình.
+ HS:
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: Tập viết đoạn đối thoại.
Giáo viên chấm vở 2- 3 học sinh về nhà viết lại màn kịch (2) hoặc (3).
2. Nội dung bi mới
a). Giới thiệu bài mới: 
	Tiết tập làm văn hôm nay là tiết trả bài viết văn tả đồ vật mà các em đã làm. Trong tiết học này các em cần nắm được yêu cầu của bài văn và biết sửa lỗi mà cô yêu cầu trong bài viết của mình.
Bài mới: Trả bài văn tả đồ vật.
v	Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung.
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn đè bài của tiết viét bài văn tả đồ vật, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý nhận xét về kết quả làm bài của học sinh.
* Những ưu điểm chính:
VD: Xác định dùng đề bài bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần câu diễn đạt mạch lạc, có hình ảnh, ý sáng tạo.
Nêu ví dụ cụ thể kèm tên học sinh.
* Những thiếu sót hạn chế.
VD: Còn sai lỗi chính tả, câu văn lủng củng, ý liệt kê. Thông báo số điểm cụ thể.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sửa bài.
Giáo viên phát phiếu học tập cho từng học sinh làm việc cá nhân nêu nhiệm vụ cho mỗi em thự hiện:
  Đọc lời nhận xét.
  Đọc chỗ đã cho lỗi trong bài.
  Viết phiếu các lỗi theo từng loại và sửa lỗi.
  Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn cạnh bên để soát lại.
Giáo viên hướng dẫn sửa lỗi chung.
Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa trên bảng phụ.
* Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay.
Giáo viên đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, bài văn hay.
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm bài làm của một số học sinh.
v	Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn vào vở.
Nhận xét tiết học. 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh làm việc cá nhân, các em thực hiện theo các nhiệm vụ đã nêu của giáo viên.
Một số học sinh lần lượt lên bảng sửa lỗi, cả lớp sửa vào nháp.
Học sinh cả lớp cùng trao đổi về bài sửa trên bảng.
Học sinh chép bài sửa vào vở.
Học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
Học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân sau đó đọc đoạn văn tả viết lại (so sánh với đoạn văn cũ).
Học sinh phân tích cái hay, cái đẹp.
Nhận xét.
Tiết 4: KHOA HỌC
Tiết 52: Sự sinh sản của thực vật có hoa
I. MỤC TIÊU:
Sau giờ học , học sinh biết:
- Nói về sự thụ phấn, sự hình thành hạt và quả.
- Phân biệt hoa thụ phấn nhờ con trùng , hoa thụ phấn nhờ gió.
- Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
1. Hình ảnh và thông tin minh họa trang 106, 107.
2. Một số bông hoa thật tiêu biểu cho các loài hoa thụ phấn nhờ gióvà thụ phấn nhờ côn trùng.
3. Thẻ từ đủ dùng cho các nhóm trong việc lựa chọn đáp án;thẻ gài gắn sẵn từ như bài tập trang 106 cho các nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
a. Kiểm tra bài cũ:
+ Thực vật có cơ quan sinh sản là gì?
+ Dựa vào cơ quan sinh sản của hoa người ta chia hoa làm mấy dạng. Đó là những dạng nào?
b. Giới thiệu bài mới: Tiếp tục tìm hiểu về sự sinh sản của thực vật, hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về điều này qua bài học Sự sinh sản của thực vật có hoa.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động 1
THỰC HÀNH LÀM BÀI TẬP XỬ LÍ THÔNG TIN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ:
2. Tổ chức:
- GV yêu cầu HS dừng hoạt động nhóm và chuẩn bị trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình bằng cách giơ bảng chữ cái đáp án nhóm lựa chọn trong những câu hỏi sau:
Câu1: Hiện tượng đầu nhụy nhận được các hạt phấn của nhị gọi là gì?
Câu 2: Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?
Câu3: Hợp tử phát triển thành gì?
Câu4: Bầu nhụy phát triển thành gì?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu qua hình ảnh minh họa số 1 và số 2 bằng cách vẽ nhanh hình 1 lên bảng và yêu cầu HS len bảng chỉnh hình, nêu lại cấu tạo của hoa:
3. Kết luận:
- GV nêu và viết bảng tóm tắt: Như vậy sự 
- HS lắng nghe.
- HS chia theo cặp cùng bàn.
- HS đọc thầm thông tin , chỉ vào hình và nói cho nhau nghe về sự hình thành hạt, quả. HS có thể nêu thắc mắc dưới dạng câu hỏi nếu chưa rõ.
a. Sự thụ phấn 
b. Sự thụ tinh
 b. Phôi nằm trong hạt
 a. Quả chứa hạt.
- 3-4HS lên chỉ bảng, nêu lại sự thụ phấn : 3 học sinh trình bày lại quá trình hình thành và phát triển quả.
- HS ghi bài.
thụ phấn bắt đầu cho quá trình sinh sản của thực vật có hoa chính là quá trình đầu nhụy nhận được hạt phấn của nhị. tiếp theo đó, tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn- sự thụ tinh xảy ra. Hợp tử được tạo ra ngay khi sự thụ tinh xuất hiện. Hoa tàn, bầu nhụy phát triển thành quả.
- Như các em đã thấy ở hình 2, khi hoa tàn không có nghĩa là hết. thực chất, một sự sống mới đang được hình thành ở bên trong. Quả và hạt chính là sự minh chứng cho sự kì diệu ấy.
3. Hoạt động 2
TRÒ CHƠI “LẮP GHÉP”
1. GV hướng dẫn chơi:
2. Tổ chức:
- GV phát bảng nhóm, bộ thẻ gài và phát lệnh chơi.
Đáp án: (theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới):
3.Trình bày:
- Sau thời gian quy định, GV mời HS lên bảng để tính điểm.
- GV yêu cầu HS trình bày lại tên các bộ phận của hoa trên sơ đồ.Sau đó,căn cứ vào hình vẽ trình bày lại quá trình thụ phấn và thụ tinh.
- HS lắng nghe luật chơi và quay lại thành nhóm với nhau.
- Các nhóm sau hiệu lệnh “Bắt đầu”của GV thì thảo luận và chọn ghép thẻ gài sao cho đúng nhất. Xong thì gắn lên bảng lớp.
- HS đại diện cho các nhóm lên cùng GV tính điểm: đúng thì đánh dấu x để nhẩm điểm nhanh.
- 2 HS đại diện 4 nhóm khác sẽ nêu lại quá trình thụ phấn và thụ tinh 
4. Hoạt động 3
THẢO LUẬN
1. GV nêu nhiệm vụ:
2. Tổ chức:
GV treo tranh ảnh hoặc bật băng hình cho HS xem.
3. Trình bày:
- Sau 4 phút làm việc nhóm yêu cầu lớp dừng hoạt động và trình bày KQ làm việc.
- GV đưa đáp án mẫu sau khi HS đã trình bày xong. Ví dụ:
- HS lắng nghe và nhận phiếu nhóm.
- HS quan sát và thảo luận với câu hỏi trong SGK trang 107.
- Đại diện nhóm lên trình bày từng câu hỏi.Có thể chỉ hình ảnh để phần trình bày hấp dẫn hơn. Các nhóm khác nghe và bổ sung, nhận xét.
- Quan sát và đọc lại đáp án.
4. Kết luận :
- GV kết luận và ghi bảng:Hoa thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng bao giờ cũng đẹp , thơm , có mật ngọt hơn hoa thụ phấn nhờ gió.
- HS ghi bài.
5. Hoạt động 4
TỔNG KẾT BÀI HỌC VÀ DẶN DÒ
1. Tổng kết:
- GV hỏi: Tại sao có những loài hoa rất đẹp, rất thơm và có những loài hoa thì lại rất bình thường?
- HS trả lời câu hỏi củng cố. 
2. Dặn dò:
- Tiết học sau chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một dạng sinh sản khác của thực vật.
- Về nhà các em tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về hoa và phân loại rõ ràng loài hoc thụ phấn nhờ côn trùng hay nhờ gió.
- Chuẩn bị cho tiết học sau: Mỗi HS ngâm một vài hạt đỗ (đậu xanh, đen đỏ ) rồi đặt vào trong một khay có bông ẩm (giấy thấm ẩm ). Theo dõi sự thay đổi của hạt .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an da sua tuan 26.doc