Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - GV: Hoàng Thị Kim Ngân - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - GV: Hoàng Thị Kim Ngân - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Tập đọc

ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

(Theo Từ điển nhân vật Lịch sử Việt Nam)

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm nước ngoài.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hến xuất sắc cho đất nước.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nề khoa học trẻ của đất nước.

II. Đồ dùng D-H:

- Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa ở SGK.

III. Các hoạt động D-H:

A. Bài cũ

- HS: 2em đọc bài: Trống đồng Đông Sơn.

- Lớp: Trả lời câu hỏi 2, 3 SGK.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc 29 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - GV: Hoàng Thị Kim Ngân - Trường tiểu học Vĩnh Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
Tập đọc
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
(Theo Từ điển nhân vật Lịch sử Việt Nam)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm nước ngoài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hến xuất sắc cho đất nước.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nề khoa học trẻ của đất nước.
II. Đồ dùng D-H:
- Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa ở SGK.
III. Các hoạt động D-H:
A. Bài cũ
- HS: 2em đọc bài: Trống đồng Đông Sơn.
- Lớp: Trả lời câu hỏi 2, 3 SGK.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- T: Chia đoạn bài đọc: 4 đoạn
- HS: Nối tiếp đọc 4 đoạn của bài, T kết hượp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc từ khó: 1935, cầu cống, ba- dô- ca.
+ Đọc câu: Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa / và giao nhiệm vụ chế tạo vũ khí/ phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Tìm giọng đọc toàn bài: Giọng kể rõ ràng chậm rãi, nhấn giọng nhưcng từ ngữ ca ngợi nhân cách và những công hiến của nhà khoa học.
+ Chú giải các từ ở SGK
- HS: Luyện đọc theo nhóm đôi
- HS: 1em đọc toàn bài
- T: Đọc diễn cảm tòan bài.
b) Tìm hiểu bài
-HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Em hãy nêu lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác hồ về nước ?
- HS đọc thầm đoạn 2, 3.
+Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì ?(Đất nước đang bị giặc xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.)
+Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến ?
+Nêu đóng góp của ông Trần đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
+Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông như thế nào ?
+Nhờ đâu ông Trần Đại nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy ?
(Trần Đại Nghĩa có những đóng góp to lớn như vậy là nhờ ông có lòng yêu nước, tận tuỵ hết lòng vì nước, ông lại là nhà khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu, học hỏi.)
c)Đọc diễn cảm:
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi.
- T: Hướng dẫn HS tìm hiểu cáhc đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
- HS:Luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi, sau đó thi đọc trước lớp
- Lớp cùng T bình chọn bạn đọc tốt nhất
-Nhận xét và cho điểm .
3. Củng cố – dặn dò:
- Bài đọc cho em biết điều gì?(Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nề khoa học trẻ của đất nước.)
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
----------------------------------a&b------------------------------
Toán
RÚT GỌN PHÂN SỐ
I. Mục tiêu
-Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.
-Biết cách thực hiện rút gọn phân số (trường hợp các phân số tối giản)
II. Các hoạt động D-H
A.KTBC:
- 2 HS : nêu kết luận về tính chất cơ bản của phân số và làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 100.
B.Bài mới:
1)Thế nào là rút gọn phân số ?
- T: nêu vấn đề: Cho phân số . Hãy tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
- HS nêu cách tìm và phân số bằng vừa tìm được.
- HS: so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau.
- T: Kết luận: Có thể rút gọn phân số để có được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
2)Cách rút gọn phân số, phân số tối giản
 	* Ví dụ 1
- T: viết bảng phân số và yêu cầu HS tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số nhỏ hơn.
 	* Khi tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn chính là em đã rút gọn phân số . Rút gọn phân số ta được phân số nào ?
- HS:nêu cáchlàm để rút gọn từ phân số được phân số .
-Phân số còn có thể rút gọn được nữa không? Vì sao ?
-T: kết luận: Phân số không thể rút gọn được nữa. Ta nói rằng phân số là phân số tối giản. Phân số được rút gọn thành phân số tối giản .
 	* Ví dụ 2
- HS rút gọn phân số . Khi rút gọn phân số ta được phân số nào ?
 	* Phân số đã là phân số tối giản chưa ? Vì sao ?
 	* Kết luận:
 	-Dựa vào cách rút gọn phân số và phân số em hãy nêu các bước thựa hiện rút gọn phân số.
- HS mở SGK và đọc kết luận của phần bài học.
3)Luyện tập 
 	* Bài 1: HS tự làm bài vào bảng con
- T: Kiểm tra kết quả và chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách rút gọn phân số
 	*Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập
- T: yêu cầu HS kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi.
*Bài 3: HS Tự làm bài vào vở, T kiểm tra kết quả và chữa bài
 	 = = = 
4.Củng cố:
 	-T: tổng kết giờ học.
 	-Dặn dò HS ghi nhớ cách thực hiện rút gọn phân số, làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Chính tả
Nhớ - viết: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. Mục đích yêu cầu
-Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài Chuyện cổ tích về loài người.
 	-Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lẫn (r/d/gi, dấu hỏi/ dấu ngã).
II. Đồ dùng D-H
3,4 tờ giấy khổ to ghi nội dung BT 2a , 3b.
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
-2 HS, lớp dùng bảng con viết các từ: Chuyền bóng, chim hót, trẻ em, trung phong.
 	* Tuốt lúa, cuộc chơi, cái cuốc, sáng suốt 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2 Hướng dẫn HS nhớ - viết:
 	a). Hướng dẫn chính tả.
 	-T nêu yêu cầu: Các em viết một đoạn trong bài Chuyện cổ tích về loài người (Từ Mắt trẻ con sáng lắm  hình tròn là trái đất).
 	-HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ viết chính tả và viết những từ ngữ dễ viết sai: sáng rõ, rộng 
 	b. HS viết bài.
 	c). Chấm, chữa bài.
 	-T: chấm 5 – 7 bài.Nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
 	* Bài tập 2a:HS đọc yêu cầu của BT 2a: Chọn r, d hay gi để điền vào chỗ trống.
 	-HS làm bài. T dán lên bảng 3 tờ giấy đã chép sẵn BT 2a.
 	- HS trình bày.
 	-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 Mưa giăng trên đồng
 Uốn mềm ngọn lúa
 Hoa xoan theo gió
 Rải tím mặt đường
 	* Bài tập 3:
 	-Cách tiến hành như ở BT 2a.
 	-Lời giải đúng: Những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn cần chọn là: dáng – dần – điểm – rắn – thẫm – dài – rỗ – mẫn.
4. Củng cố, dặn dò:
 	-T nhận xét tiết học.
 	-Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập để ghi nhớ các từ ngữ đã luyện tập, không viết sai chính tả.
----------------------------------a&b------------------------------
Buổi chiều: Tiếng Việt
Luyện viết: Bài 8 – 9
I. Mục đích yêu cầu:
- HS luyện viết đúng, đẹp, trình bày khoa học bài 8-9 trong vở luyện viết
- Rèn cho HS tính cẩn thận kiên trì trong học tập
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1.Luyện vết chữ hoa.
- HS: Đọc đoạn cần viết ở vở Luyện viết, tìm những tiếng có viết hoa.
- HS: Đọc những tiếng có viết hoa trong đoạn văn cần viết.
- GV: Giới thiệu bảng mẫu chữ cái có ghi các chữ cái hoa:C,Đ,Ô, T,Đ, G, M, R, D, S
- HS: Tập viết bảng con các chữ cái viết hoa trên.
- GV: Nhận xét sửa sai các nét cho HS.
2. Luyện viết vào vở:
- T: Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết, yêu cầu HS quan sát thật kĩ mẫu chữ trong vở luyện viết để viết cho đẹp.
- HS : Dựa vào cách viết mẫu ở vở để viết vào vở
3. Nhận xét bài viết của hs.
- GV: Xem và chấm bài một số em.
- GV: Nhận xét bài viết của hs.
- Sửa những lỗi phổ biến trong bài viết của hs.
4. Củng cố dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc những hs viết chưa đẹp, luyện viết thêm ở nhà.
-------------------------------------a&b------------------------------------
Tiếng Việt
Bồi dưỡng phụ đạo LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục đích yêu cầu
- HS: Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
- Luyện tập xác định từ loại trong đoạn văn.
- HS khá giỏi viêt sđược đoạn văn có sử dụng câu kể Ai làm gì?
II. Các hoạt động D-H
A. Ôn kiến thức cũ
- HS: Thế nào là câu kể ai làm gì?
- HS: Nhắc lại chủ ngữ , vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
B. Luyện tập
1. Bài dành cho HS cả lớp
* Bài 1: Tìm các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn sau:
Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dai như quả núc nác, trơn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt.
Xác định chủ ngữ trong các câu kể Ai làm gì vừa tìm được.
Xác định vị ngữ trong các câu kể Ai làm gì vừa tìm được.
- HS: Tự làm bài vào vở, sau đó 2 HS lên bảng chữa bài
- Lớp cùng T nhận xét và chốt lại lời giải đúng
VD: `Yêu tinh / thò đầu vào, lè lưỡi dai như quả núc nác, trơn mắt xanh lè. 
	 CN VN 
Nắm Tay Đóng Cọc / đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng.
	CN VN
* Bài 2: Xác định các từ loại có trong đoạn thơ sau:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
- HS: Làm bài theo nhóm đôi và nêu kết quả
2. Bài dành cho HS khá giỏi
Em hãy viết một đoạn văn kể lại những việc đã làm để giúp mẹ trong ngày chủ nhật vừa qua.
- T: Nêu yêu cầu: Viết thành đoạn văn 5 -7 câu có sử dung kiểu câu kể Ai làm gì?
- HS: Viết đoạn văn vào vở, đcọ trước lớp
- T: Nhận xét đoạn văn của HS, nhắc những HS chưa đạt yêu cầu phải viết lại.
3. Dặn dò
- T: Nhận xét giờ học, yêu cầu HS xem lại các dạng bài đx luyện.
-------------------------------------a&b------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- HS: luyện tập về phân số, phân số bằng nhau và rút gọn phân số.
II. Các hoạt độngD-H
* Bài 1: Viết thương của các phép chia sau dưới dạng phân số:
4: 5; 7 : 9; 15 : 78; 45 : 76; 23: 45
* Bài 2:Viêt số thích hợp vào ô trống
a) = = b) = = 
* Bài 3: Rút gọn các phân số sau: 
a) b) 
* Bài 4: Trong các phân số sau, phân số nào đãtối giản?
* Bài 5: Trong các phân số sau, phân số nào bằng?
- HS: Tự làm các bài tập trên vào vở, sau đó một số em lên bảng chữa bài.
- T: Nhận xét, chốt kết quả đúng và kết hợp yêu cầunhắc lại kiên thức đã học về:
+ Phân số bằng nhau
+ Rút gọn phân số
+ Phân số và phép chia số tự nhiên.
III. Nhận xét dặn dò
- T:Nhận xét giờ học, biểu dương những HS	 có ý thức học tập.
------------------------------------ ... ---------------
Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009
Thể dục
BÀI 42
I. Mục tiêu
 	-Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân .Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. 
 	-Học trò chơi: “Lăn bóng bằng tay” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động. 
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm: Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện 
Phương tiện: Chuẩn bị còi, 2 – 4 quả bóng, hai em một dây nhảy và sân chơi cho trò chơi như bài 41. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu
- T: phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ họ.c 
- HS:Khởi động: Khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, gối, hông, vai.
 	+Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
 	+Trò chơi: “Có chúng em”.
2. Phần cơ bản:
 	a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 
 	* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân 
 	-GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trương dùng lời và tiếng vỗ tay điều khiển nhịp cho tổ của mình nhảy. 
- T: bao quát lớp, trực tiếp chỉ dẫn, sửa chữa động tác sai cho HS. 
- HS: tổ chức thi nhảy cá nhân xem ai nhảy dây được nhiều lần nhất. 
 	b) Trò chơi : “Lăn bóng bằng tay”
- T: tập hợp HS theo đội hình chơi có trình độ tương đương nhau. Nêu tên trò chơi. 
 	-T: nhắc lại ngắn gọn cách chơi giúp HS nắm vững luật chơi. 
 	-HS chơi chính thức. 
 	-Khi chơi, đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, tổ đó thắng và được cả lớp biểu dương, tổ nào thua sẽ nắm tay nhau thành vòng tròn vừa nhảy nhẹ nhàng vừa hát câu “Học tập đội bạn ! Chúng ta cùng nhau học tập đội bạn !”.
 3. Phần kết thúc: 
- HS: Đi thường theo nhịp hoặc giậm chân tại chỗ theo nhịp đếm. 
- T: cùng học sinh hệ thống bài học, nhận xét, đánh giá kết quả giờ học, giao bài tập về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
------------------------------------a&b-----------------------------------
Tập làm văn
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục đích yêu cầu
1. Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối.
2. Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận cây, tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây).
II. Đồ dùng D-H
-Tranh ảnh một số cây ăn quả.
-Bảng phụ ghi lời giải BT 1, 2 (phần nhận xét).
III. Các hoạt động D-H
1. Phần Nhận xét
* Bài tập 1:HS đọc yêu, cầu nội dung của BT 1.
 	- HS đọc thầm lại bài Bãi ngô , xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.
 	-HS trình bày.
 	-T: nhận xét và chốt lại lời giải đúng: (GV đưa bảng phụ đã ghi kết quả lời giải đúng lên).
Đoạn 1: 3 dòng đầu: (Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc nở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.)
Đoạn 2: 4 dòng tiếp: (Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái)
Đoạn 3: Còn lại: (Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.)
* Bài tập 2: HS đọc lại yêu cầu BT 2.
- T: giao việc: đọc lại bài Cây mai tứ quý sau đó so sánh với bài Bãi ngô ở BT 1 và chỉ ra trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có gì khác với bài Bãi ngô.
-HS làm bài.
- T: nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 	* So sánh trình tự miêu tả giữa 2 bài:
 	-Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.
 	-Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.
 	* Bài tập 3:HS đọc yêu cầu của BT 3.
-HS đối chiếu so sánh và rút ra kết luận.
- T: nhận xét và chốt lại.
 	Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).
 	+ Phần mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
 	+ Phần thân bài: Có thể tả từng bộ phận hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
 	+ Phần kết bài: có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả cây cối.
2. Ghi nhớ:
-HS đọc phần ghi nhớ.
- T: nhắc lại một nội dung ghi nhớ.
3. Phần luyện tập 
 	* Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT 1 và đọc bài Cây gạo. 
- T: giao việc: chỉ rõ bài Cây gạo được miêu tả theo trình tự như thế nào ?
-HS làm việc.
- T:nhận xét và chốt lại: bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc hoa đã rụng hết, hình thành những quả gạo à những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông  gạo mới.
 	* Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT 2.
- HS làm bài.Tphát giấy và bút dạ cho 3 HS.
- HS trình bày kết quả.
-T nhận xét và khen thưởng những HS làm bài tốt.
4. Củng cố, dặn dò:
- T:nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý.
------------------------------------a&b-----------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
-Củng cố và rèn kĩ năng quy đồng mẫu số hai phân số.
 	-Bước đầu làm quen với quy đồng mẫu số ba phân số (trường hợp đơn giản).
II. Các hoạt động D-H
 	Bài 1:HS tự làm bài vào bảng con
- T: nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 	Bài 2: HS đọc yêu cầu phần a.
- HS viết 2 thành phân số có mẫu số là 1.
- T: yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số và thành 2 phân số có cùng mẫu số là 5.
-HS tự làm tiếp phần b.
 	- chữa bài và cho điểm HS.
 	* Bài 3: Hãy quy đồng mẫu số ba phân số sau:; ; .
-HS tìm MSC của ba phân số trên. ( Làm thế nào để từ phân số có được phân số có mẫu số là 30 ?)
 	-HS tiếp tục làm với hai phân số còn lại.
- T: Như vậy muốn quy đồng mẫu số ba phân số ta có thể lấy tử số và mẫu số của từng phân số lần lượt nhân với tích các mẫu số của hai phân số kia.
-HS làm tiếp phần a, b của bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 	Bài 4: HS đọc đề bài.
 	* Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ?
-HS làm bài.
-Quy đồng mẫu số hai phân số ; với MSC là 60.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+Nhẩm 60 : 12 = 5 ; 60 : 30 = 2.
+Quy đồng mẫu số hai phân số ; với MSC là 60 ta được:
= = ; = = 
- T:chữa bài và cho điểm HS.
 	Bài 5: T viết lên bảng phần a và yêu cầu HS đọc.
 	* Hãy chuyển 30 thành tích của 15 nhân với một số khác.
 	* Thay 30 bằng tích 15 x 2 vào phần a, ta được gì ?
 	* Tích trên gạch ngang và dưới gạch ngang với 15 rồi tính.
 	-HS tự làm các phần còn lại của bài.
 	a)= = b)= = 
 	c)= = = 1 Hoặc = = = 1
 	-T chữa bài và cho điểm HS.
2.Củng cố:
 	-T tổng kết giờ học.
 	-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm về quy đồng mẫu số các phân số và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------a&b-----------------------------------
Khoa học
SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I. Mục đích yêu cầu
-Âm thanh được lan truyền trong môi trường không khí.
 	-Nêu được VD hoặc tự làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
 	-Nêu được những VD về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
II. Đồ dùng D-H
HS chuẩn bị theo nhóm:
 	-2 lon sữa bò, giấy vụn, 2 miếng ni lông, dây chun, dây đồng hoặc dây gai, túi ni lông, đồng hồ để bàn, chậu nước, trống nhỏ.
 	-Các mẫu giấy ghi thông tin.
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
Mô tả một thí nghiệm mà em biết để chứng tỏ rằng âm thanh do các vật rung động phát ra
B. Bài mới
1.Hoạt động 1:Sự lan truyền âm thanh trong không khí.
-T:tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống ?
-Sự lan truyền của âm thanh đến tai ta như thế nào 
-HS đọc thí nghiệm trang 84.
- HS phát biểu dự đoán của mình.
-HS làm thí nghiệm trong nhóm:
+Khi gõ trống, em thấy có hiện tượng gì xày ra?
+Vì sao tấm ni lông rung lên ?
+Giữa mặt ống bơ và trống có chất gì tồn tại ? Vì sao em biết ?
+Trong thí nghiệm này, khống khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni lông rung động ?
- HS đọc mục Bạn cần biết trang 84.
-Nhờ đâu mà người ta có thể nghe được âm thanh ?
-Trong thí nghiệm trên âm thanh lan truyền qua môi trường gì ?
-T: nêu thí nghiệm
-HS làm thí nghiệm.
- T: Sóng nước từ giữa chậu lan ra khắp chậu đó cũng là sự lan truyền rung động. Sự lan truyền rung động trong không khí cũng tương tự như vậy.
 2.Hoạt động 2: Âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.
-HS hoạt động cả lớp; T dùng chiếc ni lông buộc chặt chiếc đồng hồ đang đổ chuông rồi thả vào chậu nước. Yêu cầu 3 HS lên áp tai vào thành chậu, tai kia bịt lại và trả lời xem các em nghe thấy gì ?
+Thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào ?
 	+Các em hãy lấy những ví dụ trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn và chất lỏng.
3.Hoạt động 3: Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan truyền ra xa.
-Hỏi : Theo em khi lan truyền ra xa âm thanh sẽ yếu đi hay mạnh lên ?
- T: hãy lấy các VD cụ thể để chứng tỏ âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.
4.Củng cố:
-HS chơi trò chơi: “Nói chuyện qua điện thoại”
-Nhận xét, tuyên dương những đôi bạn đã trò chuyện thành công.
 	+Khi nói chuyện điện thoại, âm thanh truyền qua những môi trường nào ?
-T:Nhận xét tiết học.
-Về học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
------------------------------------a&b-----------------------------------
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học 21
- Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo 
II. Nội dung sinh hoạt
1. Đánh giá tình trong tuần
1. Đánh giá của cán bộ lớp
2. Đánh giá của GVCN
a. Nề nếp:
- Sĩ số: 22 em duy trì tốt, đi học đúng giờ.
- Đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều ngoan, có ý thức tập thể.
- Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ .
- Khắc phục được cơ bản tình trạng vi phạm trong nề nếp đội
b. Học tập:
- Tăng cường hiệu quả của các nhóm bạn học tập.
- Các em ý thức hơn trong học tập, đã có thói quen học bài cũ ở nhà.
- Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo cô giáo kịp thời
- Tổ chức tốt 1 tiết thao giảng toàn trường chào mừng ngày thành lập Đảng
Tuy nhiên: một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập, sách vở còn cẩu thả: Châu Anh, Cường, Phụng
c.Lao động vệ sinh:
- Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên vẫn còn một số em cò cẩu thả trong trang phục: Châu Anh, Xuân Sơn
 e. Lớp thảo luận và sinh hoạt văn nghệ.
II. Kế hoạch tuần 22
Hưởng ứng đợt thi đua MỪNG ĐẢNG- MỪNG XUÂN.
a. Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, các nề nếp hoạt động đội
- Tiến hành nộp tiền đợt 2 theo qui định của nhà trường.
- Nghỉ Tết vui, an toàn. Sau Tết có mặt đầy đủ
b. Học tập: 
- Duy trì tốt nề nếp học tập, tăng cường hơn trong khâu kèm cặp bạn yếu
Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ.
----------------------------------a&b------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4Tuan 21 2 buoi.doc