Giáo án 3 cột chuẩn KTKN - Lớp 4 - Tuần 19

Giáo án 3 cột chuẩn KTKN - Lớp 4 - Tuần 19

TẬP ĐỌC

BỐN ANH TÀI

I. MỤC TIÊU

* Yêu cầu cần đạt:

 - Biết đọc với giọng kể chuyện,bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng,sức khỏe của bốn cậu bé.

- Hiểu nội dung: ca ngợi sức khỏe, tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây . ( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- GV : - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 4SGK . ( phóng to )

- Bảng phụ ghi sẵn các câu , đoạn cần luyện đọc.

- HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 3 cột chuẩn KTKN - Lớp 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
THỨ HAI
Ngày soạn: 02 / 01 / 2011
Ngày dạy: 03 / 01 / 2011
TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI
I. MỤC TIÊU
* Yêu cầu cần đạt :
 - Biết đọc với giọng kể chuyện,bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng,sức khỏe của bốn cậu bé.
- Hiểu nội dung : ca ngợi sức khỏe, tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây . ( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
GV : - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 4SGK . ( phóng to ) 
Bảng phụ ghi sẵn các câu , đoạn cần luyện đọc.
HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
35’
2’
1.Khởi động
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệuchủ điểm
 - GV giới thiệu 5 chủ diểm của STV 4 T2: Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống. Đây là những chủ điểm phản ánh những phương diện khác nhau của con người.
 -Giới thiệu bài
 Truyện đọc Bốn anh tài ca ngợi bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp nhau lại làm việc nghĩa.. 
Hoạt động2: Luyện đọc
-5 em nối tiếp nhau đọc 
-5 em kkhác đọc lại.
-Viết lên bảng 4 tên nhân vật
-GV sửa lỗi cách đọc và giúp học sinh hiểu từ khó, từ mới trong bài.
-Luyện đọc theo cặp
-1 em đọc toàn bài 
-GV đọc diễn cảm toàn bài
 Tìm hiểu bài*6 dòng đầu
-Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt?
-Có chuyện gì xảy ra với quê hương của Cẩu Khây?
*Đoạn còn lại
-Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh cùng những ai?
-Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
-HS đọc lướt toàn bài và tìm chủ đề câu chuyện.
Hoạt động4: Luyện đọc diễn cảm 
-5 em nối tiếp nhau đọc bài
-GV HD HS tìm đúng giọng đọc của câu chuyện
-HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1+2
-GV đọc mẫu
-GV uốn nắn, sửa chữa 
4: Củng cố, dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài: Truyện cổ tích về loài người.
- Hát
- HS lắng nghe
-Cả lớp đọc thầm. Nhận xét
-Cả lớp đọc thầm, quan sát tranh và nhận ra từng nhân vật.
-HS đọc lại 4 tên đó.
-Từng cặp luyện đọc
-Cả lớp đọc thầm 
-Cả lớp đọc thầm theo
+Sức khoẻ: ăn 1 lúc hết 9 chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18.
+Tài năng:15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn.
-Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
-Đọc thầm
-cùng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng
-Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
- Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
-Cả lớp đọc thầm
-HS luyện đọc theo cặp 
-Đại diện từng cặp thi đọc trước lớp.
-Các nhóm nhận xét
TOÁN
KI-LÔ-MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU
* Yêu cầu cần đạt:
-Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích .
- Đọc ,viết đúng các số đo diện tích theo đon vị ki-lô-mét vuông.
- Biết 1Km2= 1 000 000m2.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 va2 ngược lại.
* Ghi chú, Bài tập cần làm
- Bài 1, bài 2 , bài 4 b
** HS khá, giỏi làm các Bt cịn lại
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV : - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung như đồ dùng dạy học.
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
2’
35’
2’
1.Khởi động
2. KTBC: 
 - KT dụng cụ HT của HS
3/. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài
 Để đo diện tích lớn như khu rừng, thành phố,người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
HĐ 2:GV giới thgiệu cách đọc và viết ki-lô-mét vuông.
-GV giới thiệu: 1km2=1 000 000m2.
Hoạt động2: Thực hành 
Bài 1
-HS viết và đọc như yêu cầu SGK.
-GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2
-3 em lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
-GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3
-HS nhắc lại cách tính diện tích HCN
-1 em lên bảng làm
Bài 4
-Đo diện tích căn phòng người ta thường sử dụng đơn vị đo nào?
-Đo diện tích một quốc gia người ta thường sử dụng đơn vị đo nào?
-HS làm bài.
4.Củng cố, dặn dò.
-Thế nào là km2?
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập.
 - Hát
-HS nghe.
-HS theo dõi.
-HS nhắc lại
-HS lần lượt nêu kết quả bài làm của mình.
1km2=1000000m2 1000000m2=1km2
1m2=100dm2 5km2=5000000m2
32m249dm2=3249dm2 2000000m2=2km2
Diện tích = dài x rộng
Diện tích khu rừng là:
3 x 2 = 6(km2)
 Đáp số: 6(km2)
-m2
-km2
a)Diện tích phòng học 40m2
b)Diện tích nước VN là 330991km2
- HS trả lới
LỊCH SỬ
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I.Mục tiêu :
* Yêu cầu cần đạt:
-Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà trần:
+ Vua quan săn chơi sa đọa ; trong triều một số quan lại bất bình , Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước .
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
+ Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ.
+ Trước sự suy yếu của nhà trần, Hồ quý Ly, Một đại thần của nhà Trầnđã truất ngôi nhà Trần,lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu. 
* Ghi chú:
* Học sinh khá , giỏi :
+ Nắm được một số nội dung cải cách của Hồ quý Ly : quy định lại số ruộng lại cho quan lại , quý tộc, quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc .
+ Biết lý do chính dẫn đến cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại : Không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội .
II.Chuẩn bị :
GV: - Tranh minh hoạ như SGK nếu có .
HS : SGK
III.Hoạt độngdạy học:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
3’
35’
2’
1.Ổn định:
 Cho HS hát .
2.KTBC :
 -Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược quân Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ?
 -Khi giặc Mông –Nguyên vào Thăng Long vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ?
 -GV nhận xét , ghi điểm .
3.Bài mới :
HĐ 1.Giới thiệu bài: Giơí thiệu và ghi tựa.
HĐ 2: Tình hình đất nước cuối thời Trần.
 GV phát PHT cho các nhóm. Nội dung của phiếu:
 Vào giữa thế kỉ XIV :
 +Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
 +Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
 +Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
 +Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?
+Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?
-GV nhận xét,kết luận .
 -GV cho 1 HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần.
Hoạt động 3: Nhà Hồ thay thế nhà Trần.
 -GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi :
 +Hồ Quý Ly là người như thế nào ?
 +Ông đã làm gì ?
 +Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ?
 -GV cho HS dựa vào SGK để trả lời : Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.
4.Củng cố,dặn dò :
 -GV cho HS đọc phần bài học trong SGK.
 -Trình bày những biểu hiện suy tàn của nhà Trần?
 -Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử không? Vì sao ?
 -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “ Chiến thắng Chi Lăng”.
 -Nhận xét tiết học .
-Cả lớp hát .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét .
-HS nghe.
-HS các nhóm thảo luận và cử người trình bày kết quả .
+ Ăn chơi sa đọa.
+Ngang nhiên vơ vét của dân làm giàu.
+ Vô cùng cực khổ.
+Bất bình, phẫn nộ trước thói sa hoa, bóc lột của vua quan. Nông dân và nô tì đã nổi dậy đấu tranh.
+ Phía Nam quân Chăm-pa luôn quấy nhiễu, phía Bắc nhà Minh hạch sách đủ điều.
-Các nhóm khác nhận xét,bổ sung .
-1 HS nêu.
-HS trả lời.
+Là quan đại thần của nhà Trần.
+Ông đã thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân . Quy định lại số ruộng đất, nô tì của quan lại quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước. Những năm có nạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân .
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung .
-3 HS đọc bài học.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS cả lớp.
THỨ BA
Ngày soạn: 02 / 01 /2011
 Ngày dạy: 04 / 01 / 2011
CHÍNH TẢ
NGHE- VIẾT: KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. MỤC TIÊU
* Yêu cầu cần đạt :
- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng bài tập chính tả về âm đầu,vần dễ lẫn ( BT 2)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
GV : Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2, BT3a, 3b hoặc viết sẵn trên bảng lớp 
HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
2’
35’
2’
1.Khởi dộng
2.Kiểm tra bài cũ
- KT dụng cụ HT của HS
3.Dạy bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV nêu MĐ, YC tiết học 
Hoạt động 2: HD HS nghe-viết 
-GV đọc bài chính tả, phát âm rõ ràng
-Đoạn văn nói điều gì?
-GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn
-GV đọc lại toàn bài 
-Chấm, chữa vài bài
-Nêu nhận xét chung.
Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài tập 2
-Tổ chức cho HS lên bảng thi tiếp sức.
-GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3
-GV nêu yêu cầu bài tập
-GV nhận xét:
Từ viết đúng chính tả
Sáng sủa
Sản sinh
Sinh động
4.Củng cố, dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
-Nhắc HS ghi vào vở những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Hát
-Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
-Ca ngợi Kim tự tháp Ai Cập là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.
-HS viết bài
-HS soát bài
-HS đổi vở soát  ... t phiếu.
-GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị tiếp bài:Kiểm tra viết Miêu tả đồ vật.
- Hát
-Vài em đọc
- HS lắng nghe
-1 em đọc nội nung.
-Cả lớp đọc thầm.
-1 ,2 em nhắc lại.
-Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm bài cá nhân. Sau đó phát biểu ý kiến.
-Cả lớp nhận xét.
-HS đọc 4 đề bài.
-Cả lớp suy nghĩ, chọn đề bài miêu tả.
-HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
-Những HS làm trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét.
TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I.MỤC TIÊU
* Yêu cầu cần đạt:
-Biết cách tính diện tích hình bình hành.
* Ghi chú, bài tập cần làm:
 - Bài 1; bài 3.
** HS khá, giỏi làm BT 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- 	GV: HÌnh như SGK ( bằng bìa ) phấn màu, thước thẳng
 - HS : Mỗi HS chuẩn bị hai hình bình hành bằng giấy hoặc bìa như nhau, kéo, giấy ô li, êke.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
2’
35’
2’
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ: Hình bình hành
- Gọi HS nêu ( vẽ ) định nghĩa hình bình hành.
* Nhận xét - KT
3.Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2:Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành
-Vẽ hình bình hành ABCD lên bảng,Vẽ AH vuông góc với BC .Giới thiệu cạnh đáy và chiều cao của hĩnh bỉnh hành
-Đặt vấn đề tính diện tích HBH đã cho
-Gợi ý để HS vẽ được đường cao,Cắt phần tam giác ADH ghép để được hình chữ nhậtABIH
 -Giáo viện kết luận ghi công thức lên bảng.
HĐ 3 :Thực hành
Bài 1:Nêu yêu cầu
-GV nhận xét.
Bài 2:Nêu yêu cầu ( Dành cho HS Khá, giỏi)
Bài 3: Nêu bài toán
Nhận xét - ghi diểm
4. Cũng cố, dặn dò
-Nhắc công thức tính diện tích.
Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài :” Luyện tập “
- Hát
-Nêu đặc điểm của hình bình hành
- HS lắng nghe
-Nhận xét về tính diện tích hình chữ nhật,hình bình hành mới tạo thành.
-Nêu mối quan hệ rút ra công thức tính diện tích 
-Hs vận dụng công thức tính diện tích
-3 HS đọc kết quả
-HS t1nh diện tích hình bình hành ,hình chữ nhật
-HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Cho các nhĩm thực hành - Trình bày
- HS nhắc
ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I.MỤC TIÊU
* Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số đặt điểm chủ yếu của thành phố Hải phòng:
+ Vị trí: ven biển ,bên bờ sông cấm.
+ Thành phố cảng,trung tâm công nghiệp đóng tàu,trung tâm du lịch . . .
- Chỉ được Hải Phòng trên bảng đồ ( lược đồ).
* Ghi chú:
Học sinh khá ,giỏi:
+ Kể một số điều kiện để Hải phòng trở thành một cảng biển,một trung tâm du lịch lốn của nước ta ( Hải Phòng nằm ven biển ,bên bờ sông Cấm,thuận tiện cho việc ra ,vào neo đậu của tàu thuyền,nơi đây có nhiều cầu tàu, . . . ;có các bải biểnĐồ Sơn,Cát Bà với nhiều cảnh đẹp, . . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 + GV:
- Bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam.
-Tranh, ảnh về thành phố Hải Phòng (GV và HS sưu tầm) 
 + HS : SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
2’
35’
2’
1.Khởi động
2./.KTBC:
3/.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu bài ghi bảng
Hoạt động 2:Hải Phòng-thành phố cảng
Treo lược đồvà bản đồ Việt Nam về Thảnh phố Hải Phòng
-Yêu cầu HS điền vào bảng.
-GV chốt lại.
-Nêu một số điều kiện để hải Phòng trở thành một cảng biển
-Mô tả hoạt động của cảng Hải Phòng
Hoạt động 3:Đóng tàu ngành công nghiệp quan trọng của hải phòng.
-Treo bảng phụ ghi gợi ý về nội dung cần tìm hiểu và nêu yêu cầu
-GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 4:.Hải Phòng là trung tâm du lịch:
 * Hoạt động nhóm: 
 -Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý :
 +Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch ?
 -GV nhận xét, kết luận.
4.Củng cố,dặn dò : 
 -GV: Đến HP chúng ta có thể tham gia được nhiều hoạt động lí thú :nghỉ mát, tắm biển, tham gia các danh lam thắng cảnh, lễ hội ,vườn quốc gia cát Bà 
 -Cho HS đọc bài trong khung .
-Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài tiết sau: “Đồng bằng Nam Bộ”..
- Hát
-HS quan sát
- HS lắng nghe
-Vị trí,các lại hình giao thông.
-HS lên chỉ lược đồ và bản đồ trình bày.
-HS nêu
-Dựa vào SGK, lược đồhoàn thành bảng thông tin.
-Đại diện từng nhóm trả lời.
-HS các nhóm thảo luận .
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp.
-HS trả lời .
-HS đọc .
THỨ SÁU
Ngày soạn: 05 – 01 - 2011
Ngày dạy: 07 / 01 / 2011
KỂ CHUYỆN
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I.MỤC TIÊU
* Yêu cầu cần đạt:
- Dựa theo lời kể của giáo viên , nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa(BT1),kể lại được tùng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng , đủ ý ( BT2).
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK ( Phóng to). 
HS : SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
2’
35’
2’
1.Khởi động
2/.KTBC:
3/..Bài mới
Hoạt động 1:giới thiệu bài
Hoạt động 2: GV kể chuyện
-GV kể lần 1.
-GV giải nghĩa từ: ngày tận thế, hung thần, vĩnh viễn.
-GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
-GV kể lần 3.
Hoạt động 3: HD HS kể chuyện
3.1 Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh
Bài tập 1
-GV treo tranh minh hoạ lên bảng.
-GV viết nhanh dưới mỗi tranh lời thuyết minh. 
3.2 Kể chuyện theo nhóm.
Bài tập 2, 3
-HS kể chuyện theo nhóm.
-Thi kể trước lớp.
-GV nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị cho tiết kể chuyện tiếp theo.
-Hát
-HS nghe.
- Hs lắng nghe
HS nghe kết hợp quan sát tranh.
-HS suy nghĩ, nói lời thuyết minh cho 5 tranh. Cả lớp nhận xét.
-HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm sau đó kể cả câu chuyện. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-2, 3 nhóm HS nối tiếp nhau thi kể chuyện.
-Vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện. Kể xong noói ý nghĩa câu chuyện.
-Cả lớp nhận xét.
 KHOA HỌC
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO
I.MỤC TIÊU
* Yêu cầu cần đạt:
-Nêu được một số tác hại của bã: thiệt hại về người và của.
* Nêu cách phòng chống:
+ Theo dõi bản tin thời tiết .
+ cắt điện.tàu thuyền không ra khơi.
+ Đến nơi chú ẩn an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Hình minh họa 1,2,3,4 trang 76 SGK .
-HS sưu tầm tranh (ảnh) về thiệt hại do giông, bão gây ra.
-Phiếu học tập.
- HS : SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
2’
35’
1.Khởi động
2.Kiểm tra
-Tại sao có gió?
-Ban ngày gió thổi như thế nào?
-Ban đêm gió thổi như thế nào?
-GV nhận xét.
3.Bài mới
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Bài trước các em đã biết làm sao có gió. Hôm nay chúng ta tìm hiểu xem thế nào là gió nhẹ, gió mạnh và phòng chống bão.
Hoạt động2: Một số cấp độ của gió
-Khi nào em nghe thấy nói đến cấp độ của gió?
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc thông tin trang 76 hoàn thành vào phiếu học tập ghi lại các cấp gió và tác động của gió.
- Hát
-Do không khí chuyển động.
-Từ biển vào đất liền.
-Từ đất liền thổi ra biển.
-Trong chương trình dự báo thời tiết.
-Các nhóm thảo luận 
STT
Cấp gió
Tác động của gió
a
Khi có gió này, mây bay, cây cỏ đu đưa,
b
Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen,
c
Lúc này khói bay thẳng lên trời,
d
Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa,
đ
Khi có gió này, trời có thể tối và có bão,
e
Gió mạnh liên tiếp,
2’
-GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Hoạt động 3: Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão 
+Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông?
+Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão?
-HS đọc mục Bạn cần biết và nói tác hại của bão và một số cách phòng chống bão mà em biết.
-GV kết luận chung.
4.Củng cố, dặn dò
-Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây thiệt hại người và của?
-Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị tiếp bài:” Không khí bị ô nhiễm “
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Các nhóm nhận xét.
+Gió mạnh kèm theo mưa to.
+Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy.
-HS đọc.
-Vài em nói
- HS trả lời
- HS trả lời
TOÁN
LUYỆN TẬP
I MỤC TIÊU
* Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết đặt điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích ,chu vi của hình bình hành.
* Ghi chú, bài tập cần làm:
 Bài 1; bài 2; bài 3 a
** HS Khá, giỏi làm các BT cịn lại
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV:	Bảng thống kê như bài tập 2, vẽ sẵn trên bảng phụ.
- HS: SGK
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
2’
35’
2’
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
Nhận xét - KT
3.Bài mới
HĐ 1: Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài ghi bảng
HĐ 2: Thực hành
Bài 1:Nêu yêu cầu
-Yêu cầu nêu tên các cặp cạnh đối diện trong tứng hình
Bài 2: Nêu yêu cầu
-GV kết luận
Bài 3: Vẽ hình lên bảng,giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a,b rồi viết công thức tính chu vi P=(a+b)x2
Bài 4: Nêu bài toán
Nhận xét – Tuyên dương
4. Cũng cố, dặân dò
-Nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành.
-Nhận xét tiết học.
- Hát
-Nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành
- HS lắng nghe
- HS nhận dạng các hình: chữ nhật ,hình bình hành,hình tứ giác
-HS nêu
-HS vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành viết kết quả vào ô trống tương ứng.
-Lớp làm vào vở,2 HS đọc kết quả
-Vài HS nhắc lại công thức,Phát biểu quy tắc.
-2 HS áp dụng tính tiếp phần a,b.
-HS vận dụng công thức tính
-Chữa bài trên bảng
Hết tuần 19

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 19 CKTKN 3 COT.doc