Giáo án tổng hợp Tuần 20 - Khối 4

Giáo án tổng hợp Tuần 20 - Khối 4

Tiết 4 TẬP ĐỌC Tiết chương trình : 039

BỐN ANH TÀI (Tiếp theo)

I.MỤC TIÊU:

Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.

Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

Trả lời các câu hỏi trong SGK.

 GDKN: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK

- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức

 2/ Kiểm tra bài cũ: 2-3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

doc 18 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 20 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai, ngày 03 tháng 01 năm 2011
Tiết 4
TẬP ĐỌC 
Tiết chương trình : 039
BỐN ANH TÀI (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
	GDKN: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức
 2/ Kiểm tra bài cũ: 2-3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, trả lời các câu hỏi trong SGK.
 3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 
- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGk miêu tả cuộc chiến của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
- Giới thiệu truyện đọc “Bốn anh tài”
- Học sinh quan sát tranh
- Học sinh nhắc lại đề bài.
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc: 
HS đọc tiếp nối 2 đoạn của bài
 (Đoạn 1: 6 dòng đầu. 
 Đoạn 2: còn lại). GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS, giúp HS hiểu các từ mới được giải nghĩa (phần chú thích)
GV đọc diễn cảm toàn bài (nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm).
b) Tìm hiểu bài
Lần lượt cho HS đọc thầm từng đoạn, suy nghĩ trả lời những câu hỏi sau:
- Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- 2 học sinh đọc toàn bài.
Hỏi: Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
- Anh em Cẩu Khây chỉ gặp 1 cụ già còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
- Yêu tinh có phép thuật gì đặt biệt?
- Yêu tinh có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngạp cả cánh đồng, làng mạc.
- Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh.
HS thuật 
- Vì sai anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
Anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường: đánh nó bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm đồng tâm, hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó quy hàng.
- Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
 Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây 
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 Gọi HS đọc tiếp nối 
 GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc
 GV đọc mẫu
2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn của bài.
HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
HS luyện đọc theo cặp- thi đọc
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
Nội dung chính của truyện là gì? 
- GV nhận xét tiết học.
Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
Dặn HS về nhà tập thuật lại câu chuyện thật hấp dẫn cho người thân.
- HS trả lời
Tiết 2
CHÍNH TẢ
Tiết chương trình : 020
(Nghe- viết)
CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I.MỤC TIÊU:
 Yêu cầuHS :
Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
Làm đúng bài tập chính tả Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: ch/tr, uôt/uôc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2a, 3a.
Tranh minh họa hai truyện ở bài tập 3/SGK
VBT Tiếng Việt 4, tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức
 2/ Kiểm tra bài cũ: GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết, cả lớp viết vào nháp những từ ngữ , sản sinh, sắp xếp, thân thiết, nhiệt tình..
 3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Giới thiệu bài viết chính tả “ Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp” 
- Học sinh nhắc lại đề bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết
 - GV đọc toàn bài chính tả.
- HS theo dõi SGK.
 HS viết bảng con những từ dễ lẫn: thế kỉ XIX, Đân-lớp, năm 1880...
Nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi.
 GV đọc chính tả HS viết bài.
 GV đọc lại toàn bài chính tả một lần
 GV chấm sửa sai từ 7 đến 10 bài. 
 Nhận xét chung
- Đọc thầm đọc văn (chú ý những chữ cần viết những tên tiêng nước ngoài, những chữ số La mã, những từ ngữ thường viết sai và cách trình bày)
- Học sinh viết bài
- HS soát bài
- Đổi vở soát lỗi cho nhau tự sửa những chữ viết sai
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
 Bài tập 2/14SGK ( HS chọn 1 trong 2 đọan)
Nêu yêu cầu 
 Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
Đọc thầm khổ thơ, làm vào vở bài tập – điền ch/tr, uôt/uôc vào chỗ trống
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
 GV chốt lại lời giải đúng: 
HS Điền nhanh âm đầu hoặc vần thích hợp vào chỗ trống. HS đọc kết quả.
Đoạn a) Chuyền trong- chim- trẻ 
Đoạn b) Cuốc- buộc- thuốc- chuột.
HS sửa bài
Bài tập 3: (HS chọn 1 trong 2 đoạn)
 GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
HS nêu
Tổ chức hoạt động nhóm 
HS làm việc theo nhóm trình bày
Gọi HS nhận xét- GV chốt lời giải đúng:
 Đoạn a)Đãng trí bác học: đãng trí, chẳng thấy, xuất trình
 Đoạn b) Vị thuốc quý: Thuốc bổ, cuộc đi bộ, buộc ngoài 
- Tính khôi hài của hai câu chuyện là gì?
 - Nhà bác học đãng trí tới mức phải đi tìm vé đến toát mồ hôi, không phải để trình người soát vé mà để nhớ mình định xuống ga nào.
- Nhà thơ nổi tiếng HAi-nơ nhầm tưởng những quả táo là vị thuốc chữa khỏi bệnh cho mình, không biết rằng những cuộc đi bộ mới là liều thuốc quý.
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
Gọi HS đọc lài bài tập 2
 - Dặn HS về nhà viết lại những từ ngữ đã sai 
HS đọc
Tiết 3
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết chương trình : 039
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU:
- Nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn. Xác định được bộ phận CN,VN trong câu kể tìm được.
 - Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ?
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Một số tờ phiếu viết rời từng câu văn trong bài tập 1 để HS làm BT1,2
VBT Tiếng việt 4, tập 2
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Kiểm tra bài cũ: 	1 HS làm bài tập 1, 2 tiết LTVC trước
1 HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở BT3
Bài mới
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Luyện tập về câu kể ai làm gì?”
Hoạt động 2: Hướng dẫn luỵên tập
Bài tập1: 
- Cả lớp theo dõi SGK
- 1 HS đọc nội dung bài tập 
- HS đọc thầm đoạn văn
- HS trình bày
- Cả lớp đọc thầm và trao đổi cùng bạn để tìm câu kể Ai là gì?
- HS phát biểu- lớp nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Các câu kể Ai làm gì? là các câu 3; 4; 5; 7.
Bài tập 2: 
- HS làm bài
- GV nêu yêu cầu của bài
- HS phát biểu- cả lớp nhận xét 
- HS trình bày
- HS làm bài cá nhân
- GV chốt lại ý đúng
- Câu 3
- Câu 4
- Câu 5
- Câu 7
Tàu chúng tôi
buông neo trong vùng biển Trường Sa.
Một số chiến sĩ
thả câu.
Một số khác
quây quần trên boong ca hát, thổi sáo.
Cá heo
gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
Bài tập 3: - HS nêu yêu cầu của bài
- Cả lớp làm bài. 2 em làm bảng.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS trình bày. 
- GV và cả lớp nhận xét, chấm bài và khen những HS có đoạn văn hay.
- HS đọc nối tiếp nhau đoạn đã viết
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhâïn xét tiết học
- Yêu cần những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở
Tiết 5
ĐỊA LÍ
Tiết chương trình : 021
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ – me, Chăm, Hoa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
+ Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
- (HSG): Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ: vùng nhiều sông, kênh rạch – nhà ở dọc sông; xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến.
II. CHUẨN BỊ:
	- SGK
	- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Đồng bằng Nam Bộ.
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
- Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ?
- Nhận xét
3. Bài mới: 
v Giới thiệu bài: 
- Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
1. Nhà ở của người dân
- Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết trả lời CH:
 + Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào? (HSY)
 + Quan sát hình 1 và cho biết nhà ở của người dân thường phân bố ở đâu?
 + Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì? (HSG)
- Nhận xét, nói thêm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà ở rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ, cả vách nhà & mái nhà, thường làm bằng lá cây dừa nước. Trước đây, đường giao thông trên bộ chưa phát triển, người dân đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe vì thế người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt.
2. Trang phục và lễ hội
- Yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh thảo luận nhóm 4 dựa theo gợi ý sau: 
 + Trang phục  ... h được thắng lợi ở trận Chi Lăng vì:
 + Quân ta rất anh dũng, mưu trí trong đánh giặc.
 + Địa thế Chi Lăng có lợi cho ta.
- HS cả lớp trao đổi, sau đó một vài HS phát biểu ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến (dựa nội dung SGK / 46).
- Trận Chi Lăng chiến thắng vẻ vang, mư đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ, quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước. Nước ta hoàn toàn độc lập, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời hậu Lê.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV tổ chức cho HS cả lớp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi.
- GV tuyên dương những HS đã có bài sưu tầm tốt, động viên các HS khác cố gắng, nhắc HS góp chung tư liệu sưu tầm được để cùng nhau tìm hiểu.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị trước bài sau.
- HS giới thiệu theo tổ, nhóm hoặc cá nhân.
Thứ năm, ngày 07 tháng 01 năm 2010
Tiết 2
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết chương trình : 040
MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHỎE
I.MỤC TIÊU:
 - Biết thêm một số từ ngữ về sức khỏe của con người và tên một số môn thể thao; nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khỏe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Vở BTTV 4, tập 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì? Trong đoạn viết (BT3, Tiết LTVC trước)
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài” 
Mở rộng vốn từ : Sức khỏe”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập1: 
- HS đọc nội dung bài tập
- HS đọc thầm
- GV nhận xét và kết luận
- 1 HS đọc
- HS đọc và trao đổi theo nhóm để làm bài.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả- Lớp nhận xét
a) Từ ngữ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe
tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí...
b) Từ ngữ chỉ những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh.
vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn,...
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- HS trao đổi nhóm
- Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng
- HS trao đổi ý kiến theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS viết vào vở.
VD
bóng đá, bóng chuyền, bóng chày, bóng bầu dục, cầu lông, quần vợt (ten nít), khúc côn cầu, chạy, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, bắn súng, bơi, đấu vật, đấu kiếm, đấm bôc (quyền Anh), cử tạ, xà đơn, xà kép, nhảy ngựa, trượt tuyết, leo núi, đua mô tô, cờ vua, cờ tướng,...
Bài tập 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- HS trao đổi nhóm
- Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng
- HS trao đổi ý kiến theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS viết vào vở.
a) Khỏe như
- voi
- trâu
- hùm
b) Nhanh như
- cắt (chim cắt)
- gió
- chớp
- điện
- sóc
Bài tập 4: - HS đọc yêu cầu của bài.
-1- 2 HS đọc
GV gợi ý.
+ Người "không ăn không ngủ" được là người ntn?
+ Người "ăn được ngủ được" là người như thế nào?
+ "Ăn được ngủ được là tiên" nghĩa là gì?
- GV chốt ý đúng
- HS trao đổi nhóm bàn 
- Đại diện HS phát biểu
- HS ghi vào vở
+ Tiên: những nhân vật trong chuyện cổ tích, sống nhàn nhã, thư thái trên trời, tượng trưng cho sự sung sướng (Sướng như tiên).
+ Ăn được ngủ được nghĩa là có sức khỏe tốt
+ Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên.
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài
Tiết 3
TẬP LÀM VĂN
Tiết chương trình : 039
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
( Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU:
 Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Tranh minh họa một số đồ vâït trong SGK
 - Bảng lớp viết đề bài và dàn ý của bài văn miêu tả đồ vật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Kiểm tra viết
Hoạt động 2: 
Đề bài
Hãy tả chiếc cặp sách của em.
HS đọc dàn ý của bài văm tả đồ vật trên bảng phụ.
1. Mở bài
- Giới thiệu đồ vật định tả.
2. Thân bài
- Tả bao quát toàn bộ đồ vật (hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo,..).
- Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. (Có thể kêté hợp thể hiện tình cảm, thái độ của người viết với đồ vật.)
3. Kết luận
- Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả.
- Nhắc HS nên lập dàn ý, làm nháp trước khi viết vào giấy kiểm tra.
HS làm bài
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tinh thần làm bài của HS.
- Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV Luyện tập giới thiệu địa phương, quan sát những dổi mới ở xóm làng hoặc phố phường.. 
Thứ sáu, ngày 08 tháng 01 năm 2010
Tiết 3
TẬP LÀM VĂN
Tiết chương trình : 040
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I.MỤC TIÊU:
 - HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu .
 - Bước đầu biết quan sát và trình bày được mộït vài nét đổi mới nơi em sinh sống.
GDKN: Thu thập, xử lí thông tin (về địa phương cần giới thiệu); Thể hiện sự tự tin; Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận (về bài giới thiệu của bạn).
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 Bảng phụ viết dàn ý của bài giới thiệu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới” Luyện tập giới thiệu địa phương”
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
- Cả lớp theo dõi SGK
- 1 HS đọc nội dung BT1.
- HS làm bài.
- HS làm bài cá nhân, đọc thầm, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
a) Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?
Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, là xã vốn có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm.
b) Kể lại những nét đổi mới nói trên
- Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rẫy làm nương, nay đây mai đó, giờ đã biết trồng lúa nước 2 vụ/năm, năng suất khá cao. Bà con không thiếu ăn, còn có lương thực để chăn nuôi.
- Nghề nuôi cá phát triển. Nhiều ao hồ có sản lượng hằng năm 2 tấn rưỡi trên một héc-ta. Ước muốn của người vùng cao chở cá về miền xuôi bán đã thành hiện thực.
- Đời sống của người dân được cải thiện: 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe - nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầu năm học 2000-2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước.
- GV giúp HS nắm dàn ý bài giới thiệu.
Mở bài
Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống (tên, đặc điểm chung).
Thân bài
Giới thiệu những đổi mới ở điạn phương.
Kết bài
Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
Bài tập 2: 
* Xác định yêu cầu của đề bài
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS tiếp nối nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu.
- GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu, tìm được nội dung cho bài giới thiệu.
- Thực hành giới thiệu trong nhóm
- Thi giới thiệu trước lớp
* HS thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương.
- GV nhận xét.
- Cả lớp bình chọn người giới thiệu địa phương mình tự nhiên, chân thực, hấp dẫn nhất.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em.
Tiết 3
KỂ CHUYỆN
Tiết chương trình : 020
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Một số truyện về người có tài: Truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, truyện danh nhân, truyện thiếu nhi ...
- Giấy khổ to viết dàn ý KC
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS kể 1-2 đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần, nêu ý nghĩa câu chuyện.
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài” Kể chuyện đã nghe, đã đọc”
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- Đề bài
 Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài.
- HS đọc đề bài
- 1 HS đọc 
- GV lưu ý HS: Chọn đúng 1 câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe. Những nhân vật có tài được nêu làm ví dụ trong sách là những nhân vật các em đã biết qua các bài học trong SGK.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện.
- Một vài HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình.
Hoạt động 3: 
HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
GV mời 1 HS đọc lại dàn ý bài KC.
- HS kể trong nhóm.
- HS thi kể
- GV nhận xét và ghi điểm
- Từng cặp HS KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể theo nhóm hoặc cá nhân (khuyến khích những HS xung phong kể trước).
- Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất, bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen những HS chăm chú nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn chính xác, đặt câu hỏi hay.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thânSHSHS

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20 tong hop chuan.doc