Giáo án 4 – Buổi 1 Tuần 22 – Tiểu học Thi Sơn

Giáo án 4 – Buổi 1 Tuần 22 – Tiểu học Thi Sơn

Tập đọc: SẦU RIÊNG

I.Mục đích yêu cầu:

-Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

-Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa,quả và nét độc đáo về dáng cây.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh ảnh về cây,trái sầu riêng.

III Các hoạt động dạy - học

A. Kiểm tra bài cũ

- 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La, trả lời câu hỏi

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a.Luyện đọc:

- 1Hs đọc toàn bài.

- Học sinh nối tiếp nhau đọc 2-3 đoạn của bài (2-3 lượt)

- Gv kết hợp hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ sửa lỗi về cách đọc cho học sinh

 

doc 12 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 925Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án 4 – Buổi 1 Tuần 22 – Tiểu học Thi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày 8 tháng 2 năm2010
Tập đọc: sầu riêng 
I.Mục đích yêu cầu: 
-Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
-Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa,quả và nét độc đáo về dáng cây.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh về cây,trái sầu riêng.
III Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La, trả lời câu hỏi
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc:
- 1Hs đọc toàn bài.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 2-3 đoạn của bài (2-3 lượt)
- Gv kết hợp hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ sửa lỗi về cách đọc cho học sinh 
- Giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải cuồi bài 
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1-2 học sinh đọc cả bài. 
- Gv đọc diễn cảm toàn bài 
b. Tìm hiểu bài
- Học sinh đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi
+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (miền Nam)
- Học sinh đọc thầm toàn bài
+ Dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng
* Hoa: trổ vào cuối năm thơm ngát như hương cau, hương bưởi đậu thành từng chùm, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vẩy cá hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa 
* Quả: lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã gửi thấy mùi thơm ngào ngạt thưom mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, beo cái beo của trứng gà, ngọt vị ngọt mật ong già hạn, vị ngọt đến đam mê
* Dáng cây: thân khẳng khiu cao vút cành ngang thẳng đuột lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng là héo
+ Học sinh đọc toàn bài tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng
Sầu riêng là Nam. Hương vị lạ. Đứng ngắm này. Vậy mà đam mê
c. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn 
- Gv hướng dẫn học sinh tìm đúng các giọng đọc bài văn 
- Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn 
“Sầu riêng là loạiđến kì lạ”
C. Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét tiết học 
- Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi
- Chuẩn bị bài sau 
Đạo đức :Lịch sự với mọi người(T2)
I.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là lịch sự với mọi người, vì sao phải cần lịch sự với mọi người 
- Biết cư xử lịch sự với mọi ngời xung quanh 
- Có thái độ: tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
- Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người 
cư xử bất lịch sự.
II.Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
+ 1-2 HS đọc phần ghi nhớ của tiết 1
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (bài 2 sgk)
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ màu
* Tiến hành:
- Gv phổ biến cho hs cách bày tỏ thái độ bằng cách giơ các tám thẻ màu
Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành.
Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối
Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân
- Gv lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 hs biểu lộ thái độ theo cách đã quy định.
- Gv yêu cầu hs giải thích lí do.
- Thảo luận chung cả lớp.
*Gv kết luận: 
Các ý kiến c,d là đúng
 a, b, đ là sai
2. Hoạt động 2: Đóng vai(bài 4)
* Mục tiêu: Các nhóm HS tự đóng vai bày tỏ ý kiến của nhóm mình.
* Tiến hành:
- Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình 
huống a 
- Các nhóm học sinh chuẩn bị đóng vai 
- 1 nhóm học sinh lên bảng đóng vai
- Lớp nhận xét đánh giá cách giải quyết
- Gv nhận xét chung
*Kết luận chung
- Gv đọc câu ca dao và giải thích ý nghĩ
 Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 
3. Hoạt động tiếp nối
- Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh 
- Học sinh đọc lại phần bài học 
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài sau 
Thứ ba ngày tháng năm 2010
Tập đọc: Chợ tết
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng chậm rãi nhẹ nhàng, phù hợp với việc diễn tả bức tranh giàu màu sắc, vui vẻ hạnh phúc của một phiên chợ Tết miền trung du.
- Cảm và hiểu được vẻ đẹp bài thơ: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên,gợi tả cuọc sống êm đềm của người dân quê.(trả lời được các câu hỏi, thuộc được một vài câu thơ yêu thích.)
 II. Các hoạt động dạy - học.
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 hs đọc bài Sầu riêng và trả lời câu hỏi sau bài đọc.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài thơ 2-3 lượt
- Gv hướng dẫn hs đọc đúng các từ ngữ khó, đọc đúng các dòng thơ, hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải sau bài
- Hs luyện đọc theo cặp.
- Một hai hs đọc cả bài. 
- Gv đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài
- Hs đọc và trả lời câu hỏi
+ Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
(Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng )
+ Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao?
(Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon, các cụ già chống gậy bước lom khom, cô gái mặc yếm màu đỏ che môi cười lặng lẽ)
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
 (Ai ai cũng vui vẻ tưng bừng đi chợ Tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ xanh biếc)
+ Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy?
(Trắng, đỏ, hồng, lam, xanh, biếc, thắm, vàng, tía, son)
+ Nêu nội dung bài thơ: Bài thơ là một bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động. Qua bức tranh một phiên chợ Tết ta thấy cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của người dân quê vào dịp Tết 
c. Hướng dẫn hs đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
- Hai hs tiếp nối nhau đọc bài thơ.
- Gv hướng dẵn hs đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung bài thơ.
- Gv hướng dẵn hs cả lớp luyện đọc 
- Thi đọc diễn cảm đoạn thơ từ câu 5 “Họ vui vẻ kéo hàng như giọt sữa”
- Hs nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- Hs thi đọc thuộc lòng: từng khổ, cả bài
C. Củng cố dặn dò.
- Gv nhận xét giờ học. 
- Dặn hs về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện:Con vịt xấu xí
I. Mục đích yêu cầu
*Rèn kĩ năng nói
- Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ truyện sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ trong sgk, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên 
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện:Cảm nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác
*Rèn kĩ năng nghe
- Chăm chú nghe lời kể của cô, nhớ truyện
 - Nhận xét được lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- 1-2 học sinh kể câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Gv kể chuyện (2-3 lần)
3. Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu của bài tập
a. Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh hoạ câu chuyện theo trình tự đúng
- 1-2 học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
- Gv treo 4 tranh lên bảng theo thứ tự sai 
- Học sinh sắp xếp lại các tranh theo thứ tự của câu chuyện 
- Lớp cùng gv nhận xét 
- 1 học sinh lên bảng sắp xếp lại thứ tự các tranh : 2- 1- 3 – 4
+ Nội dung tranh 2: Vợ chồng thiên nga gửi con lại cho mẹ vịt trông giúp.
+ Nội dung tranh 1: Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi sau cùng trông rất cô đơn lẻ loi.
+ Nội dung tranh 3: Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con.
+ Nội dung tranh 4: Thiên nga con theo bố mẹ bay đi, đàn vịt ngước nhìn theo bàn tán, ngạc nhiên
b. Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2- 3- 4
- Một vài tốp học sinh thi kể từng đoạn câu chuyện 
- Một vài học sinh thi kể tàon bộ câu chuyện, mỗi học sinh kể xong trả lời câu hỏi 
+ Nhà văn An- đéc- xen muốn nói gì với các em qua câu chuyện
- Lớp và gv bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay , hấp dẫn
C. Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét chung giờ học
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. 
Thứ tư ngày 10 tháng 2 năm 2010
Luyện từ và câu:Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? 
- Xác định đúng chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? 
- Viết được1 đoạn văn tả một loại trái cây có dùng một số câu kể Ai thế nào? 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- Hs nhắc lại nội dung ghi nhớ trong bài trước
- 1 hs làm lại bài tập 2
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét
*Bài 1:
- Học sinh trao đổi bài tập 1 tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn 
- Học sinh phát biểu ý kiến 
- Gv kết luận các câu 1-2-4-5 là các câu kể Ai thế nào? 
*Bài 2: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, xác định chủ ngữ trong những câu vừa tìm được 
- Học sinh phát biểu ý kiến, 
- Gv dán 2 tờ phiếu đã viết 4 câu văn 
- Mời 2 học sinh lên bảng làm bài 
Câu 1: Hà Nội/ Câu 4: Các cụ già/
Câu 2: Cả một vùng trời/ Câu 5: Những cô gái thủ đô/
* Bài 3:
- Gv nêu yêu cầu của bài 
+Chủ ngữ trong câu cho ta biết điều gì?
(sự vật sẽ được thông báo về đăc điểm, tính chất ở Việt Nam)
+ Chủ ngữ nào là một từ, chủ ngữ nào là một ngữ?
*Gv kết luận: Chủ ngữ của các câu đều chỉ sự vật có đặc điệm, tính chất được nêu ở Việt Nam 
- Chủ ngữ của câu 1 do danh từ riêng Hà Nội tạo thành, chủ ngữ của các câu còn lại do cụm danh từ tạo thành
3. Phần ghi nhớ.:- 2-3 học sinh đọc ghi nhớ
4. Phần luyện tập
*Bài 1: 
- Gv nêu yêu cầu của bài 
- Học sinh đọc thầm đoạn văn
- Làm bài vào vở bài tập
- Học sinh phát biểu ý kiến
*Gv kết luận: các câu: 3-4-5-6-8 là các câu kể Ai thế nào? 
- Gv dán tờ phiếu đã viết 5 câu văn, học sinh xác định chủ ngữ, gv dùng bút màu gạch chủ ngữ
Màu vàng trên lưng chú/ Bốn cái cánh/
Cái đầu và hai con mắt/ Thân chú/ Bốn cánh/
*Bài 2: 
- Gv nêu yêu cầu của bài, nhấn mạnh: khoảng 5 câutrái cây Ai thế nào?
- Học sinh viết đoạn văn 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn nói rõ các câu kể trong đoạn
- Lớp và gv nhận xét 
- Gv chấm điểm một số đoạn văn tốt
C. Củng cố dặn dò
- 1 học sinh nhắc lại ghi nhớ của bài 
- Gv nhận xét chung giờ học - Chuẩn bị bài sau 
+ Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên.
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định.
- Tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm và đánh giá.
- Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của hs 
- Gv hướng dẵn hs trả lời câu hỏi ở cuối bài trong sgk.
5. Nhận xét – dặn dò
Gv nhận xét giờ học.
Dặn chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật:Trồng cây rau và hoa ( tiết1)
I. Mục tiêu
- Hs biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng.
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất.
- Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật.
II. Các hoạt động dạy - học.
1. Giới thiệu bài
- Gv giới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu giờ học 
2. Hoạt động 1: Gv hướng dẵn hs tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con
- Gv hướng dẵn hs đọc nội dung bài trong sgk.
- Đặt câu hỏi yêu cầu hs nêu các bước công việc chuẩn bị trồng cây con.
- Yêu cầu hs nêu cách thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi trồng rau hoa và gợi ý để hs trả lời câu hỏi như:
+ Tại sao cây con phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy yếu và không bị sâubệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
+ Nhắc lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt?
+ Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào? 
- Gv nhận xét và giải thích: cũng như khi gieo hạt muốn trồng cây rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con đem trồng phải mập, khoẻ, không bị sâu, bệnh thì sau khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt 
- Gv hướng dẵn hs quan sát hình trong sgk dể nêu các bước trồng cây con và trả lời câu hỏi.
- Gv hs và giải thích một số yêu cầu khi trồng cây con:
+ Giữa các cây trồng trên luống phải có một khoảng cách nhất định thích hợp đối với từng loại cây.
+ Hốc trồng cây: Đào hốc trồng những cây to, có bầu đất bằng cuốc, còn đào hốc trồng những cây nhỏ, rễ trần bằng dầm xới. Độ sâu của hốc tuỳ thuộc vào kích thước bộ rễ hoặc bầu đất của cây đem trồng. Không đào hốc quá sâu, rộng đối với cây giống nhỏ và ngược lại, không đào hố quá nông, hẹp đối với cây giống to.
Nên cho một ít phân chuồng đã ủ hoại mục vào hốc và lấp một ít đất lên trước khi trồng cây con để khi cây bén rễ sẽ có ngay các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
+ Đặt cây vào giữa hốc và một tay giữ cây cho thẳng đứng, một tay vun đất vào quanh gốc cây, ấn chặt cho đến khi cây tự đứng vững. Trồng cây lần lượt vào từng hốc, từng hàng trên luống.
+ tưới nước cho cây sau khi trồng xong toàn bộ cây con trên luống để đất không bị ướt khi trồng. Nếu trời nắng nên che phủ cho cây khỏi bị héo trong vòng 3-5 ngày (vì trong thời gian này cây chưa bén rễ). 
ấn chặt đất và tưới nước sau khi trồng nhằm giúp cho cây không bị nghiêng ngả và không bị héo.
- Yêu cầu hs nhắc lại cách trồng cây con.
3. Hoạt động 2: Gv hướng dẵn thao tác kĩ thuật 
- Gv hướng dẫn chọn đất, cho đất vào bầu và trồng cây con trên bầu đất. (Lấy đất ruộng hoặc đất vườn đã phơi khô, đập nhỏ cho vào túi bầu. Sau đó chọn cây con và tiến hành trồng cây con vào bầu đất).
- Gv hướng dẫn cách trồng cây theo các bước trong sgk. 
- Gv làm mẫu chậm và giải thích kĩ các yêu cầu kĩ thuật của từng bước một (theo nội dung ở hoạt động 1- Gọi vài hs nhắc lại
- Lớp và gv nhận xét bổ sung 
C. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài học
- Gv nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài học
8/2/2010
Thứ năm ngày tháng 2 năm 2010
Tập làm văn: luyện tập quan sát cây cối
I. Mục đích yêu cầu
- Biết quan sát cây cối , trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây .
- Từ những hiểu biết trên, tập quan sát , ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể.
II. Các hoạt động dạy - học.
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 hs đọc lại dàn ý tả một cây ăn quả theo một trong hai cách đã học bài tập 2 tiết tập làm văn trước.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn hs làm bài tập
*Bài tập 1: 
- 1 hs đọc nội dung bài tập. 
- Cả lớp theo dõi trong sgk
- Gv nhắc hs chú ý
+ Trả lời viết các câu hỏi a,b trên phiếu 
+ Trả lời miệng các câu hỏi c,d,e. Với câu hỏi c chỉ cần chỉ ra 1-2 hình ảnh so sánh mà em thích.
- Hs làm bài theo nhóm nhỏ. 
- Gv phát phiếu kẻ bảng nội dung bài tập a,b cho các nhóm. 
- Hs mỗi nhóm đọc thầm 3 bài văn trong sgk, trao đổi, viết vắn tát các câu trả lời a,b vào phiếu, trả lời miệng các câu hỏi c,d,e
- Sau thời gian quy định đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. 
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 2: 
- Hs đọc yêu cầu của bài 
- Gv hỏi hs đã quan sát trước một cái cây cụ thể theo yêu cầu của cô như thế nào? 
- Gv treo tranh ảnh một số loài cây.
- Gv nhắc hs: Bài yêu cầu các em quan sát một cái cây cụ thể. Các em có thể quan sát cây ăn quả quen thuộc em đã lập dàn ý trong tiết trước, cũng có thể chọn một cây khác. Song cây đó phải được trồng ở khu vực trường hoặc nơi em ở để em có thể quan sát được nó.
- Hs ghi lại kết quả quan sát trên giấy nháp
- Hs trình bày kết quả quan sát. 
- Lớp và gv nhận xét theo gợi ý
+ Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế quan sát không?
+ trình tự quan sát có hợp lí không?
+ Những giác quan nào bạn đã sử dụng khi quan sát? 
+ Cái cây bạn quan sát có gì khác so với các cây khác cùng loài?
- Gv cho điểm một số ghi chép tốt, nhận xét về kĩ năng quan sát cây cối của hs.
3. Củng cố dặn dò.
- Gv nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Chính tả :Sầu riêng
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe viết đúng chính tả trình bày đúng 1 đoạn của bài : Sầu riêng
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2-3 học sinh lên bảng
- Dưới lớp viết vào bảng con 5-6 từ ngữ bắt đầu bằng r/d/gi
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- Gv nêu mục đích yêu cầu giờ học 
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết
- 1 học sinh đọc đoạn văn cần viết trong bài sầu riêng 
- Lớp theo dõi trong sgk,cả lớp đọc thầm lại đoạn văn cần viết
- Gv nhắc các em cách trình bày, các từ ngữ dễ viết sai (trổ vào cuối năm, toả khắp khu vườn, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti )
- Gv đọc bài cho học sinh viết
- Gv đọc lại bài cho học sinh soát lỗi
- Gv chấm nhanh 5-7 bài 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
*Bài 2: Lựa chọn
- Gv nêu yêu cầu của bài tập 
- Chọn bài cho lớp
- Học sinh đọc thầm từng dòng thơ làm bài vào vỏ bài tập 
- Gv mời 1 học sinh làm bài trên bảng lớp
- Mời 2-3 học sinh đọc lại những dòng thơ đã hoàn chỉnh để kiểm tra phát âm
- kết luận lời giải 
Nên bé nào thấy đau
Bé oà lên nức nở
- Gv hỏi giúp học sinh hiểu nội dung các khổ thơ 
Cậu bé bị ngã, không thấy đau, tối mẹ về xuýt xoa thương xót mới oà khóc nức nở vì đau
*Bài 3:
- Gv nêu yêu cầu của bài, lớp đọc thầm đoạn văn làm bài 
- Gv dán 3-4 tờ phiếu đã viết nội dung bài, mời 3-4 nhóm lên thi tiếp sức(gạch những chữ không thích hợp)
- Học sinh cuối đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh
Nắng- trúc- cúc- long lanh- nên- vút- náo nức
C. Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét chung giờ học
- Về nhà học thuộc lòng khổ thơ
Thứ sáu ngày tháng 2 năm 2010
Luyện từ và câu:Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
I. Mục đích yêu cầu
-Mở rộng hệ thống hoá vốn từ, nắm ý nghĩa các từ thuộc chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu”. Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp.
-Biết sử dụng các từ ngữ đã học để đặt câu.
II. Các hoạt động dạy - học.
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 hs làm lại bài tập 2
- Lớp và gv nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn hs làm bài tập
*Bài tập 1-2: 
- Hs đọc yêu cầu của bài tập 1. 
- Gv phát phiếu cho các nhóm làm bài. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- Cả lớp và gv nhận xét tính điểm. Gv chốt lại.
- Hs viết khoảng 10 từ
- Các từ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, hùng tráng, hoành tráng.
- Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên cảnh vật và con người: xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy
- Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, tha thướt, yểu điệu
- Các từ thể hiện nết đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người: thuỳ, mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, lịch sự, tế nhị, nết, na,
*Bài tập 3:
- Hs nêu yêu cầu bài tập
- Hs tiếp nối nhau đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2. 
- Gv nhận xét nhanh câu văn của từng hs
VD: Chị gái em rất thuỳ mị.
* Bài tập 4:
- Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở
- Gv mở bảng phụ
- Một hs lên bảng làm bài. lớp và gv nhận xét kết quả
- 3 hs đọc lại kết quả
Mặt tươi như hoa em mỉm cười chào mọi người. 
C. Củng cố dặn dò.
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài
Tập làm văn :Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I. Mục đích yêu cầu
- Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát về miêu tả các bộ phận của cây cối (là, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu
- Viết được một đoạn văn miêu tả lá(hoặc thân, gốc) của cây
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 hs đọc kết quả quan sát một cái cây em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở (bài tập 2)
- Gv – hs nhận xét 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:- Gv nêu mục đích yêu cầu giờ học 
2. Hướng dẫn hs luyện tập 
*Bài 1: 
- Hs nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1
- Hs đọc thầm 2 đoạn văn, suy nghĩ trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng lưu ý 
- Hs phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và gv nhận xét.
- Gv dán tờ phiếu đã tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn văn 
- Một hs nhìn phiếu nói lại 
* Đoạn tả lá bàng (Đoàn giỏi)
Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông
* Đoạn tả cây sồi (Lép Tôn- xtôi)
Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân (Mùa đông cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa xuân, cây sồi toả rộng thành lá xum xuê, bừng dây một sức sống bất giờ)
-Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh kỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười 
- Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người : Mùa đông cây sồi già cau có
*Bài 2:
- Hs đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn tả một bộ phận(lá, thân hay gốc) của cái cây em thích. 
- Một vài hs phát biểu: Em chọn tả cây chuối
- Hs viết đọc văn
- Gv chọn đọc trước lớp 5-6 bài, chấm điểm những đoạn viết hay
C. Củng cố dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an buoi 1 - 22.doc