Giáo án Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 23: Học hát bài "Chim sáo" - Lê Xuân Nhã

Giáo án Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 23: Học hát bài "Chim sáo" - Lê Xuân Nhã

I) MỤC TIÊU :

- Biết đây là bài dân ca .

-Biết hát theo giai điệu và lời ca .

-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .

II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :

- Nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) , máy nghe , băng đĩa.

- Tập đàn giai điệu , hát chuẩn xác và đệm hát bài Chim sáo.

- Bảng kẻ phụ bài hát , tranh ảnh minh họa.

- Chuẩn bị băng đĩa bài Việt Nam quê hương tôi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

III) HOẠT DỘNG DẠY HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 23: Học hát bài "Chim sáo" - Lê Xuân Nhã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
TIẾT 23
Học hát :Bài Chim sáo
Ngày dạy : 
I) MỤC TIÊU :
- Biết đây là bài dân ca .
-Biết hát theo giai điệu và lời ca .
-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
- Nhạc cụ quen dùng ( đàn organ ) , máy nghe , băng đĩa.
- Tập đàn giai điệu , hát chuẩn xác và đệm hát bài Chim sáo.
- Bảng kẻ phụ bài hát , tranh ảnh minh họa.
- Chuẩn bị băng đĩa bài Việt Nam quê hương tôi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
III) HOẠT DỘNG DẠY HỌC :
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
3) Dạy bài mới :
Hoạt động 1:
Học hát Chim sáo
_Giới thiệu bài
_Hát mẫu
_Tập đọc lời ca
_Tập hát từng câu
_Hát cả bài
kết hợp gõ đệm
_Trình bày bài hát
Hoạt động 2:
Bài đọc thêm Tiếng sáo của người tù
_Nghe bài hát Việt Nam quê hương tôi
4) Củng cố :
5 ) Dặn dò :
-Kiểm tra sỉ số , nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn.
-Giáo viên chỉ định học sinh nhắc lại tên bài hát cũ và tác giả.
-Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài cũ.
-Giáo viên treo bảng phụ và tranh ảnh.
-Giới thiệu bài : Đồng bào Khơ-me ở Nam Bộ có kho tàng dân ca rất phong phú. Những bài dân ca thường được trình bày với tiếng vỗ trống đệm và động tác múa nhẹ nhàng, duyên dáng. Bài Chim sáo có giai điệu vui tươi, lời ca giản dị, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một vùng quê.
-Giáo viên trình bày cho học sinh nghe bài hát.
-Giáo viên cho học sinh nêu cảm nhận của mình về bài hát.
-Giáo viên chia bài hát thành 2 lời, mỗi lời có 2 câu ngắn. 
-Giáo viên chỉ định học sinh đọc lời ca của bài và giải thích những từ học sinh chưa hiểu.
-Giáo viên cho học sinh luyện thanh :có thể lấy giai điệu một câu trong bài cho học sinh luyện thanh.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu. Mỗi câu giáo viên đàn và hát mẫu vài lần cho học sinh nghe và bắt nhịp ( 1-2 ) cho học sinh hát lại hòa theo đàn kết hợp gõ theo nhịp để tiếng gõ đệm mang tính dàn trải , phù hợp với giai điệu của bài hát.
Trong bài hát Chim sáo có rất nhiều chổ luyến láy rất tinh tế và đảo phách mang đậm bản chất dân ca Khơ-me , giáo viên có thể hát mẫu để hướng dẫn học sinh thể hiện được nét chính của giai điệu.
-Sau khi tập xong 2 câu giáo viên cho học sinh hát nối tiếp 2 câu vừa tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh chổ lấy hơi , hát rõ lời, hát diễn cảm và sửa cho học sinh những chổ hát chưa đúng.
-Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách. 
-Giáo viên chỉ định từng nhóm trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài hát bằng cách hát nối tiếp: chia lớp thành 2 nữa, mỗi nữa hát 1 câu đến hết bài.
- Giáo viên chỉ định 2 học sinh thực hiện lại.
-Giáo viên nhận xét và và sửa chổ sai cho học sinh.
- Giáo viên cho học sinh đọc bài tập đọc thêm Tiếng sáo của người tù.
- Giáo viên đặt câu hỏi :
 + Người tù trong câu chuyện là ai ?
 + Chúng ta có thể học được gì từ câu chuyện ?
-Giáo viên cho học sinh nghe giai điệu của bài hát Việt Nam quê hương tôi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
-Giáo viên đàn cho học sinh hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và theo nhịp.
-Giáo viên cho từng tổ trình bày bài hát theo cách hát nối tiếp, vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
-Giáo viên nêu ý nghĩa giáo dục : đó là giúp cho học sinh yêu quý các làn điệu dân ca và yêu quý, bảo vệ thiên nhiên.
-Giáo viên dặn học sinh về nhà tập hát lại bài để thuộc lời ca và tìm động tác minh họa đơn giản để phụ họa cho bài hát.
-Lớp ổn định trật tự , ngồi ngay ngắn.
-Học sinh trả lời :Bài Bàn tay mẹ của nhạc của Bùi Đình Thảo, lời thơ Tạ Hữu Yên.
-Học sinh hát lại bài cũ.
-Học sinh theo dõi , lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe bài hát , cảm nhận giai điệu âm nhạc.
-Học sinh nêu cảm nhận về bài hát.
-Học sinh quan sát.
-1-2 học sinh thực hiện.
-Học sinh luyện thanh khởi động giọng.
-Học sinh tập hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên.
-Học sinh hát nối tiếp 2 câu.
-Học sinh hát cả bài.
-Học sinh thực hiện theo từng nhóm.
-Học sinh thực hiện.
- 2 học sinh thực hiện.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh đọc bài.
- Học sinh trả lời :
 + Là nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
 + Chúng ta cần có tinh thần lạc quan, yêu đời, biết vươn lên trong những khó khăn của cuộc sống.
- Học sinh lắng nghe.
-Học sinh thực hiện.
-Học sinh thực hiện theo từng tổ.
-Học sinh chú ý lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện ở nhà.
Kiểm Duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_4_tiet_23_hoc_hat_bai_chim_sao_le_xuan_n.doc