Thể dục (tiết 29)
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
I. MỤC TIÊU :
- Hoàn thiện bài Thể dục phát triển chung . Yêu cầu tập thuộc cả bài và thực hiện các động tác cơ bản đúng .
- Chơi trò chơi Thỏ nhảy . Yêu cầu tham gia vào trò chơi nhiệt tình , sôi nổi và chủ động .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
1. Địa điểm : Sân trường .
2. Phương tiện : Còi , phấn .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Tuần 15 Thứ ba ngày 09 tháng12 năm 2008 Thể dục (tiết 29) ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY” I. MỤC TIÊU : - Hoàn thiện bài Thể dục phát triển chung . Yêu cầu tập thuộc cả bài và thực hiện các động tác cơ bản đúng . - Chơi trò chơi Thỏ nhảy . Yêu cầu tham gia vào trò chơi nhiệt tình , sôi nổi và chủ động . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , phấn . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Cả lớp chạy chậm thành 1 hàng dọc quanh sân tập : 1 phút . - Trò chơi tự chọn : 1 – 2 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 15 phút . - Oân cả bài : 2 – 3 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp . + Lần 1 : GV hô nhịp cho cả lớp tập . + Nhận xét sau mỗi lần tập . b) Trò chơi “Thỏ nhảy” : 5 – 6 phút . - Nêu tên trò chơi , nhắc lại luật chơi . - Biểu dương đội thắng cuộc , cho đội thua cuộc nắm tay nhau vừa nhảy vừa hát Hoạt động lớp, nhóm . + Lần 2 , 3 : Lớp trưởng hô nhịp cho cả lớp tập . - Các nhóm tự tập . - Biểu diễn thi đua giữa các nhóm : 5 – 6 phút . + Lần lượt từng tổ lên biểu diễn 1 lần . + Lớp quan sát , nhận xét . - Khởi động lại các khớp . - Chơi thử . - Chơi chính thức . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Giảng giải , thực hành . - Hệ thống bài : 1 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Đứng tại chỗ vỗ tay , hát : 1 phút . Toán CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU : - Giúp HS biết cách chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số . - Thực hiện phép chia này thành thạo . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Chia cho số có hai chữ số . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Giới thiệu cách chia . MT : Giúp HS nắm cách chia cho số có hai chữ số . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . a) Trường hợp chia hết : - Ghi phép chia ở bảng : 672 : 21 = ? - Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng . - Lưu ý : Tính từ trái sang phải , ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia . b) Trường hợp chia có dư : - Ghi phép chia ở bảng : 779 : 18 = ? - Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng . - Lưu ý : Tính từ trái sang phải , ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia . Hoạt động lớp . - Theo dõi . - Tiếp tục theo dõi . Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : - Bài 2 : - Bài 3 : Hoạt động lớp . - Đặt tính rồi tính . - Đọc bài toán , chọn phép tính thích hợp , đặt tính và tính vào vở . GIẢI Số bộ bàn ghế được xếp vào mỗi phòng : 240 : 15 = 16 (bộ) Đáp số : 16 bộ - Nhắc lại quy tắc tìm thừa số chưa biết ; tìm số chia chưa biết rồi thực hiện . a) x = 21 b) x = 47 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện các phép tính ở bảng . - Nêu lại cách chia cho số có hai chữ số . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập tiết 72 sách BT . Chính tả CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. MỤC TIÊU : - Hiểu nội dung bài Cánh diều tuổi thơ . - Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn trong bài Cánh diều tuổi thơ . Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng ch / tr , hỏi / ngã . Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT2 , sao cho các bạn hình dung được đồ chơi , có thể biết chơi đồ chơi và trò chơi đó . - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một vài đồ chơi phục vụ cho BT2,3 . - Một vài tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2 + Một tờ giấy khổ to viết lời giải BT2a hoặc b . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Chiếc áo búp bê . - Đọc cho 2 – 3 em viết bảng lớp , cả lớp viết vào nháp 5 , 6 tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x theo yêu cầu BT3 tiết trước . 3. Bài mới : (27’) Cánh diều tuổi thơ . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành . - Đọc đoạn cần viết . - Nhắc HS chú ý những từ ngữ dễ viết sai , cách trình bày bài . - Đọc từng câu cho HS viết . - Đọc lại toàn bài . - Chấm , chữa bài . Nêu nhận xét chung . Hoạt động lớp , cá nhân . - Theo dõi . - Đọc thầm lại đoạn văn . - Viết bài vào vở . - Soát lại . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . + Nhắc HS : Tìm cả tên đồ chơi và trò chơi . + Dán 4 tờ phiếu ở bảng , phát bút dạ , mời 4 nhóm thi làm bài tiếp sức . + Dùng phiếu có lời giải tốt nhất của HS để bổ sung thêm từ ngữ . - Bài 3 : + Nêu yêu cầu BT , nhắc mỗi em chọn tìm một đồ chơi hoặc trò chơi đã nêu , miêu tả đồ chơi hoặc trò chơi đó ; cố gắng diễn đạt sao cho các bạn hình dung được đồ chơi và có thể biết chơi trò chơi đó . + Phát bút dạ , giấy trắng cho một số nhóm . + Bổ sung thêm một số tính từ cho bảng kết quả tốt . Hoạt động lớp , nhóm . - Các nhóm trao đổi , tìm tên các đồ chơi , trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr / ch hoặc hỏi / ngã . - Các nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức - Cả lớp nhận xét , tính điểm , kết luận nhóm thắng cuộc . - Viết vào vở tên một số đồ chơi , trò chơi , mỗi em viết khoảng 8 từ ngữ . - Làm bài vào vở . - Một số em tiếp nối nhau miêu tả đồ chơi . Sau khi tả , các em có thể hướng dẫn các bạn trong lớp trong lớp chơi đồ chơi đó . - Một số em tả trò chơi , có thể kết hợp cử chỉ , động tác , hướng dẫn các bạn cách chơi . - Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn miêu tả đồ chơi ( trò chơi ) dễ hiểu nhất , hấp dẫn nhất . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở 3 , 4 câu văn miêu tả đồ chơi . Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI I. MỤC TIÊU : - Biết tên một số đồ chơi , trò chơi ; những đồ chơi có lợi , những đồ chơi có hại . Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm , thái độ của con người khi tham gia các trò chơi . - Làm thành thạo các bài tập của chủ điểm trên . - Giáo dục HS biết sử dụng những đồ chơi có lợi , bổ ích . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh vẽ các đồ chơi , trò chơi SGK phóng to . - Tờ giấy khổ to viết tên các đồ chơi , trò chơi . - Ba , bốn tờ phiếu viết yêu cầu của BT3,4 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Dùng câu hỏi vào mục đích khác . - 1 em nêu lại ghi nhớ bài học trước . - 1 em làm lại BT.III.3 . 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Đồ chơi – Trò chơi . a) Giới thiệu bài : Gắn với chủ điểm Tiếng sáo diều , tiết học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về đồ chơi , trò chơi . Qua giờ học , các em sẽ biết thêm tên một số đồ chơi , trò chơi ; biết đồ chơi nào có lợi , đồ chơi nào có hại ; biết các từ ngữ miêu tả tình cảm , thái độ của con người khi tham gia các trò chơi . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Dán tranh minh họa cỡ to ở bảng . - Bài 2 : + Nhắc HS chú ý kể tên các trò chơi dân gian , hiện đại . Có thể nói lại tên các đồ chơi , trò chơi đã biết qua tiết chính tả trước . + Dán lên bảng tờ giấy đã viết tên các đồ chơi , trò chơi . + Dán kèm tờ giấy ghi lời giải BT2a hoặc 2b viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi có tiếng bắt đầu bằng ch / tr hoặc hỏi / ngã . Hoạt động lớp . - Đọc yêu cầu BT - Cả lớp quan sát kĩ từng tranh , nói đúng , nói đủ tên những đồ chơi ứng với các trò chơi trong mỗi tranh . - 1 em làm mẫu : đồ chơi : diều ; trò chơi : thả diều . - Vài em lên bảng , chỉ tranh minh họa , nói tên các đồ chơi ứng với các trò chơi . - Cả lớp nhận xét , bổ sung . - Đọc yêu cầu BT . - Cả lớp suy nghĩ , tìm thêm những từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi bổ sung cho BT1 , phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , bổ sung . - 1 em nhìn giấy đọc lại . - Viết vào vở một số từ ngữ chỉ đồ chơi , trò chơi mới lạ với mình . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : + Nhắc HS trả lời đầy đủ từng ý của BT , nói rõ các đồ chơi có ích , có hại như thế nào ? Chơi đồ chơi thế nào thì c ... ùi : (27’) Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Nhận xét . MT : Giúp HS nắm cách thể hiện phép lịch sự khi đặt câu hỏi . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Bài 1 : - Bài 2 : + Phát riêng bút dạ và phiếu cho vài em . + Nhận xét . - Bài 3 : + Nhắc HS cố gắng nêu được ví dụ minh họa cho ý kiến của mình . + Kết luận ý đúng : Để giữ lịch sự , cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng , phật ý người khác . Hoạt động lớp , cá nhân . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , làm bài cá nhân , phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , viết vào vở - Tiếp nối nhau đọc câu hỏi của mình với thầy ( yêu cầu a ) , với bạn ( yêu cầu b ) - Cả lớp nhận xét cách đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa , phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa ? - Vài em làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp , đọc những câu hỏi mình đã đặt - Sửa câu hỏi đã viết vào vở . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , trả lời câu hỏi . - Phát biểu . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . Hoạt động lớp . - 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK . Hoạt động 3 : Luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Phát phiếu cho vài nhóm viết vắn tắt câu trả lời . + Chốt lại lời giải đúng . - Bài 2 : + Giải thích thêm về yêu cầu của bài : Trong đoạn văn có 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự hỏi nhau , 1 câu các bạn nhỏ hỏi cụ già . Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu các bạn hỏi nhau không ? Vì sao ? + Nhận xét , dán bảng so sánh lên bảng , chốt lại lời giải đúng . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 2 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT . - Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn , trao đổi với bạn ngồi cạnh . - Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - 1 em đọc yêu cầu BT . - 2 em tìm đọc các câu hỏi trong đoạn trích truyện Các em nhỏ và cụ già : + 1 em đọc 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau . + 1 em đọc câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già . - Đọc lại các câu hỏi , suy nghĩ , trả lời . 4. Củng cố : (3’) - Đọc lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS giữ phép lịch sự khi giao tiếp . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS có ý thức hơn khi đặt câu hỏi để thể hiện rõ là người lịch sự , có văn hóa . Tập làm văn QUAN SÁT ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU : - Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí bằng nhiều cách ; phát hiện được những đặc điểm riêng , phân biệt được những đặc điểm riêng , phân biệt những đồ vật đó với những đồ vật khác . - Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn . - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa một số đồ chơi trong SGK . - Một số đồ chơi bày trên bàn để HS chọn quan sát . - Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập miêu tả đồ vật . - 1 em đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo . 3. Bài mới : (27’) Quan sát đồ vật . a) Giới thiệu bài : - Trong tiết học hôm nay , các em sẽ học cách quan sát một đồ chơi các em thích . - Kiểm tra HS đã mang đồ chơi đến lớp thế nào ? b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Nhận xét . MT : Giúp HS nắm thứ tự quan sát một đồ vật . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Bài 1 : - Bài 2 : + Nêu câu hỏi : Khi quan sát đồ vật , ta cần chú ý những gì ? + Nói : Quan sát gấu bông – đập vào mắt đầu tiên phải là hình dáng , màu lông của nó ; sau mới thấy đầu , mắt , mũi , mõm , chân , tay Phải sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra nhiều đặc điểm , phát hiện những đặc điểm độc đáo của nó , làm nó không giống những con gấu khác . Tập trung miêu tả những điểm độc đáo đó , không tả lan man , quá chi tiết , tỉ mỉ . Hoạt động lớp . - 3 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT và các gợi ý a , b , c , d . - Một số em giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để học quan sát . - Đọc thầm lại yêu cầu BT và gợi ý SGK , quan sát đồ chơi mình đã chọn , viết kết quả quan sát vào vở theo cách gạch đầu dòng . - Tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát của mình . - Cả lớp nhận xét theo tiêu chí ; bình chọn bạn quan sát chính xác , tinh tế , phát hiện được những đặc điểm độc đáo của trò chơi . - Dựa vào gợi ý ở BT1 , phát biểu những điều thu hoạch được sau khi làm bài thực hành : + Phải quan sát theo một trình tự hợp lí – từ bao quát đến bộ phận . + Quan sát bằng nhiều giác quan : mắt , tai , tay + Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác , nhất là những đồ vật cùng loại . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . Hoạt động lớp . - Vài ba em đọc ghi nhớ SGK . Hoạt động 2 : Luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Nêu yêu cầu BT . - Nhận xét , bình chọn em lập được dàn ý tốt nhất . Hoạt động lớp , cá nhân . - Cả lớp làm bài vào vở , mỗi em lập 1 dàn ý cho bài văn tả đồ chơi . - Tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi . Đọc trước nội dung tiết TLV sắp tới : Chọn một trò chơi , lễ hội ở quê em để giới thiệu với các bạn . Địa lí HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tt) I. MỤC TIÊU : - Giúp HS biết những hoạt động tiêu biểu về sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ . - Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân đồng bằng Bắc Bộ ; các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm . Xác lập được mối quan hệ giữa thiên nhiên , dân cư với hoạt động sản xuất . - Tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của người dân . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh , ảnh về nghề thủ công , chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ (tt) . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống . MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ . - Chuyển ý : Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị , những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định . Hoạt động lớp , nhóm . - Dựa vào SGK , tranh , ảnh và vốn hiểu biết của bản thân , thảo luận theo gợi ý : + Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ ? + Khi nào một làng trở thành làng nghề ? Kể tên các làng nghề thủ công truyền thống mà em biết . + Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ? - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận . Hoạt động 2 : Nơi sản xuất đồ gốm nổi tiếng . MT : Giúp HS nắm đặc điểm về sản xuất đồ gốm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Lưu ý : Các hình SGK nhằm thể hiện một số công đoạn trong làm gốm . Đây không phải là quá trình tạo ra một sản phẩm gốm cụ thể như làm một lọ hoa hay một cái chén - Nói thêm một số công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm . Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp phụ thuộc vào việc tráng men . Hoạt động lớp , cá nhân . - Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi SGK . - Trình bày kết quả quan sát tranh , ảnh . - Kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương em . Hoạt động 3 : Chợ phiên . MT : Giúp HS nắm đặc điểm về chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Giúp HS hoàn thiện câu trả lời . - Nói thêm : Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương , trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục cho đời sống , sản xuất của người dân . Hoạt động lớp , nhóm . - Các nhóm dựa vào tranh , ảnh , SGK và vốn hiểu biết của bản thân , thảo luận theo các câu hỏi sau : + Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ? + Mô tả về chợ theo tranh , ảnh : Chợ nhiều hay ít người ? Trong chợ có những loại hàng hóa nào ? - Trao đổi kết quả trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . Tổ Trưởng kiểm tra Ban Giám hiệu (Duyệt)
Tài liệu đính kèm: