Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Thể dục

QUAY PHẢI , QUAY TRÁI , DÀN HÀNG , DỒN HÀNG

TRÒ CHƠI “THI XẾP HÀNG NHANH”

I. MỤC TIÊU :

 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật : quay phải , quay trái , dàn hàng , dồn hàng . Yêu cầu dàn hàng , dồn hàng nhanh , trật tự ; động tác quay phải , trái đúng kĩ thuật , đều , đẹp , đúng với khẩu lệnh .

 - Trò chơi “ Thi xếp hàng nhanh ” . Yêu cầu HS chơi đúng luật , trật tự , nhanh nhẹn , hào hứng .

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :

 1. Địa điểm : Sân trường .

 2. Phương tiện : Còi .

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :

 

doc 29 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ ba ngày 9 tháng 9 năm 2008
Thể dục 
QUAY PHẢI , QUAY TRÁI , DÀN HÀNG , DỒN HÀNG 
TRÒ CHƠI “THI XẾP HÀNG NHANH”
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố và nâng cao kĩ thuật : quay phải , quay trái , dàn hàng , dồn hàng . Yêu cầu dàn hàng , dồn hàng nhanh , trật tự ; động tác quay phải , trái đúng kĩ thuật , đều , đẹp , đúng với khẩu lệnh .
	- Trò chơi “ Thi xếp hàng nhanh ” . Yêu cầu HS chơi đúng luật , trật tự , nhanh nhẹn , hào hứng .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút .
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1 – 2 .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Đội hình đội ngũ : 10 – 12 phút .
- Oân quay phải , quay trái , dàn hàng , dồn hàng : 1 – 2 lần .
- Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho HS .
- Quan sát , nhận xét , đánh giá , sửa chữa sai sót ; biểu dương tổ tập tốt .
b) Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh” : 6 – 8 phút .
- Nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi .
- Quan sát , nhận xét , biểu dương tổ thắng cuộc .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Từng tổ tự tập luyện : 2 – 3 phút .
- Các tổ thi đua trình diễn đội hình đội ngũ : 1 – 2 lần .
- Cả lớp tập để củng cố : 2 lần .
- Một tổ chơi thử : 1 – 2 lần .
- Cả lớp chơi thử : 1 – 2 lần .
- Cả lớp chơi chính thức : 2 – 3 lần .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Làm động tác thả lỏng : 2 – 3 phút .
Toán 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số ( cả các trường hợp có các chữ số 0 ) .
	- Đọc , viết số thành thạo .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Các số có sáu chữ số .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Ôn lại hàng .
MT : Giúp HS nắm chắc tên các hàng của số có 6 chữ số .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Cho HS ôn lại các hàng đã học ; quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề .
- Viết số : 825 713 , cho HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào ?
Hoạt động lớp .
- Đọc các số : 850 203 , 820 004 , 800 007 , 832 100 , 832 010 .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài , sau đó chữa bài .
a) Đọc các số .
b) Xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho .
- Tự làm bài . Vài em lên bảng ghi số của mình . Cả lớp nhận xét .
- Tự nhận xét quy luật viết tiếp các số trong từng dãy số ; tự viết các số ; sau đó thống nhất kết quả .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại cách đọc , viết số vừa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập tiết 7 sách BT .
Chính tả 
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài viết “ Mười năm cõng bạn đi học ” .
- Nghe – viết chính xác , trình bày đúng đoạn văn “ Mười năm cõng bạn đi học ” . Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm đầu , vần dễ lẫn : s / x , ăng / ăn .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ba , bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2 ; để phần giấy trắng ở dưới để HS làm tiếp BT 3 .
	- Vở BT Tiếng Việt 4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu .
	Mời 1 em đọc cho 2 bạn viết vào bảng lớp , cả lớp viết vào nháp những tiếng có âm đầu là l / n hoặc vần ang / an trong BT 2 tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Mười năm cõng bạn đi học .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
MT : Giúp HS nghe để viết đúng đoạn văn .
PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành .
- Đọc toàn bài 1 lượt .
- Đọc cho HS viết .
- Đọc lại toàn bài 1 lượt .
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
- Nhận xét chung .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Theo dõi .
- Đọc thầm lại đoạn văn cần viết , chú ý tên riêng cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai  
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : 
- Dán 3 , 4 tờ phiếu khổ to , mời 3 – 4 em lên bảng thi làm bài đúng , nhanh .
- Bài 3 : ( lựa chọn 3a hoặc 3b )
- Chốt lại lời giải đúng : 
a) Dòng 1 : chữ “sáo” .
 Dòng 2 : chữ “sao” .
b) Dòng 1 : chữ “trăng” .
 Dòng 2 : chữ “trắng” .
Hoạt động lớp .
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Cả lớp đọc thầm lại truyện vui “ Tìm chỗ ngồi ” , suy nghĩ , làm bài vào vở BT 
- Từng em đọc lại truyện sau khi đã điền từ hoàn chỉnh , sau đó nói về tính khôi hài của truyện vui .
- Cả lớp nêu nhận xét từng bạn về chính tả , phát âm , khả năng hiểu đúng tính khôi hài và châm biếm của truyện vui , chốt lại lời giải , kết luận bạn thắng cuộc 
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
- 2 em đọc câu đố .
- Cả lớp thi giải nhanh , viết đúng chính tả lời giải câu đố .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS biết giúp bạn gặp hoàn cảnh khó khăn trong học tập .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Yêu cầu HS về nhà tìm 10 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s / x hoặc tiếng có chứa vầ ăn / ăng 
	- Đọc lại truyện vui “ Tìm chỗ ngồi ” , học thuộc lòng 2 câu đố .
Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I. MỤC TIÊU :
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm “ Thương người như thể thương thân ” . Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán – Việt . Nắm được cách dùng các từ ngữ đó .
	- Dùng được những từ ngữ trên vào các bài tập .
	- Có lòng nhân hậu , biết đoàn kết với bạn bè .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bút dạ và 4 – 5 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn các cột a , b , c , d ở BT 1 , viết sẵn các từ mẫu để HS điền tiếp những từ cần thiết vào cột ; kẻ bảng phân loại để HS làm BT 2 .
	- Một số tờ giấy khổ to để các nhóm làm BT 3 .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Luyện tập về cấu tạo của tiếng .
	2 em viết bảng lớp , cả lớp viết vào vở những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần : có 1 âm ; có 2 âm .
 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm BT .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
+ Phát bút dạ , phiếu khổ to cho các nhóm .
- Bài 2 :
+ Phát phiếu khổ to cho 4 – 5 cặp HS .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp trao đổi , làm bài vào vở .
- Đại diện các nhóm làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- 1 em đọc lại bảng kết quả có số lượng từ tìm được đúng và nhiều nhất .
- Sửa bài theo lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- Trao đổi , thảo luận theo cặp .
- Làm bài vào vở .
- Những cặp làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài trước lớp .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT (tt)
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 :
+ Giúp HS hiểu yêu cầu của bài .
+ Phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm làm bài .
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Mỗi em trong nhóm nối tiếp nhau viết câu mình đặt lên phiếu .
- Đại diện các nhóm dán kết quả làm bài ở bảng lớp .
- Nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc .
- Mỗi em viết 2 câu đã đặt vào vở .
- Đọc yêu cầu BT .
- Từng nhóm 3 em trao đổi nhanh về 3 câu tục ngữ .
- Nối tiếp nhau nói nội dung khuyên bảo , chê bai trong từng câu .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có lòng nhân hậu , biết đoàn kết với bạn bè .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn HS học thuộc 3 câu tục ngữ .
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2008
Toán 
HÀNG VÀ LỚP
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS nhận biết được : Lớp đơn vị gồm 3 hàng : đơn vị , chục , trăm ; lớp nghìn gồm 3 hàng : nghìn , chục nghìn , trăm nghìn . Vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp . Giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng , từng lớp .
	- Nêu được tên hàng , lớp của các số .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ kẻ sẵn phần đầu bài học .
III. HO ... àm ở bảng 1 ý ; làm vào vở các ý còn lại .
- Phân tích mẫu , sau đó tự làm các phần còn lại .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại tên các hàng trong lớp triệu .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Làm các bài tập tiết 10 sách BT .
Luyện từ và câu 
DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu : báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước .
- Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn . 
	- Yêu thích vẻ đẹp của Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết .
	- Kiểm tra 2 em làm lại BT 1 và BT 4 ở tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Dấu hai chấm .
 a) Giới thiệu bài :
	Bài học hôm nay cho các em biết tác dụng và cách dùng dấu hai chấm .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm tác dụng của dấu hai chấm .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- 3 em nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1 .
- Đọc lần lượt từng câu văn , thơ ; nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Giảng giải , đàm thoại .
- Nhắc HS học thuộc .
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc nội dung cần ghi nhớ SGK .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
- Bài 2 :
Nhắc HS :
+ Để báo hiệu lời nói của nhân vật , có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng nếu là những lời đối thoại .
+ Trường hợp cần giải thích thì chỉ dùng dấu hai chấm .
Hoạt động lớp .
- 2 em nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1 .
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn , trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn .
- 1 em đọc yêu cầu bài tập . Cả lớp đọc thầm .
- Cả lớp thực hành viết đoạn văn vào vở .
- Một số em đọc đoạn viết trước lớp , giải thích tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi trường hợp .
- Cả lớp nhận xét .
 4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi HS : Dấu hai chấm có tác dụng gì ?
 5. Dặn dò : (1’)
	- Yêu cầu HS về nhà tìm trong các bài đọc 3 trường hợp dùng dấu hai chấm , giải thích tác dụng của các cách dùng đó . Mang từ điển đến lớp để sử dụng trong tiết sau .
Tập làm văn (tiết 4)
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu : Trong bài văn kể chuyện , việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật .
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện , tìm hiểu truyện . Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện .
	- Yêu thích việc tả ngoại hình nhân vật .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ba , bốn tờ phiếu khổ to viết yêu cầu BT 1 .
	- Một tờ phiếu viết đoạn văn của Vũ Cao .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Kể lại hành động của nhân vật .
	- Kiểm tra 2 em nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong bài trước .
	- Nêu câu hỏi : Trong các bài học trước , em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào ? ( Qua hình dáng , hành động , lời nói và ý nghĩ của nhân vật )
 3. Bài mới : (27’) Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện .
 a) Giới thiệu bài :
	Ở con người , hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tính cách , phẩm chất bên trong . Vì vậy , trong bài văn kể chuyện , việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách . Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm tính cách của nhân vật qua việc tả ngoại hình .
PP : Giảng giải , đàm thoại .
- Phát phiếu cho 3 – 4 em làm bài ý 1 , trả lời miệng ý 2 .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 3 em nối tiếp nhau đọc các BT 1 , 2 , 3 .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn , từng em ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò . Sau đó suy nghĩ , trao đổi để trả lời câu hỏi : Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này ?
- Những em làm bài trên phiếu dán bài lên bảng , trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Giảng giải , đàm thoại .
Hoạt động lớp .
- 3 – 4 em đọc phần Ghi nhớ SGK . 
- Cả lớp đọc thầm lại .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Dán 1 tờ phiếu viết nội dung đoạn văn tả chú bé lên bảng .
- Kết luận .
- Bài 2 : Nêu yêu cầu bài tập và nhắc HS :
+ Có thể kể 1 đoạn kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên , không nhất thiết phải kể toàn bộ câu chuyện .
+ Quan sát tranh minh họa truyện thơ “ Nàng tiên Oác ” để tả ngoại hình bà lão và nàng tiên .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung bài tập .
- Cả lớp đọc thầm lại , viết nhanh vào vở những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc , trả lời câu hỏi : Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ?
- 1 em lên bảng gạch dưới các chi tiết miêu tả , trả lời câu hỏi .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung ý kiến .
- Từng cặp trao đổi , thực hiện yêu cầu của bài .
- Vài em thi kể .
- Nhận xét cách kể của các bạn có đúng với yêu cầu của bài không .
 4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi : Muốn tả ngoại hình của nhân vật , cần chú ý tả những gì ? ( Hình dáng , vóc người , khuôn mặt , đầu tóc , trang phục , cử chỉ  )
	- Nói thêm : Khi tả , chỉ nên chú ý tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu . Tả hết tất cả mọi đặc điểm dễ làm cho bài viết dài dòng , nhàm chán , không đặc sắc 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Xem trước bài học tiết sau .
Địa lí (tiết 1)
DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU :
	- HS biết : Dựa vào lược đồ , bản đồ , tranh , ảnh , bảng số liệu để tìm ra kiến thức .
	- Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam . Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn . Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng .
	- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước VN .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Không có .
 3. Bài mới : (27’) Dãy núi Hoàng Liên Sơn .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm địa hình của dãy núi Hoàng Liên Sơn .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu , tìm vị trí của dãy núi này ở hình 1 SGK .
- Sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày .
Hoạt động cá nhân .
- Dựa vào lược đồ hình 1 SGK và nội dung mục 1 SGK trả lời các câu hỏi :
+ Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta ; trong những dãy núi đó , dãy núi nào dài nhất ?
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ?
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km ? Rộng bao nhiêu km ?
+ Đỉnh , sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
- Trình bày kết quả làm việc trước lớp .
- Chỉ vị trí và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm của đỉnh Phan-xi-păng .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Giúp HS hoàn thiện phần trình bày .
Hoạt động nhóm .
- Thảo luận nhóm theo các gợi ý sau :
+ Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó .
+ Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là “ nóc nhà ” của Tổ quốc ?
+ Quan sát hình 2 và mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng . ( Đỉnh nhọn , xung quanh có mây mù che phủ )
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .
- Các nhóm khác sửa chữa , bổ sung .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm khí hậu , thực vật ở Hoàng Liên Sơn .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Yêu cầu HS đọc thầm mục 2 SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
- Nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS .
- Gọi 1 em lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường .
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời và nói : Sa Pa có khí hậu mát mẻ , phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch , nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc .
- Cho HS xem một số tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và giới thiệu thêm về nó : Tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên . Đây là dãy núi cao nhất VN và Đông Dương .
Hoạt động lớp .
- Vài em trả lời trước lớp .
- Trả lời các câu hỏi mục 2 SGK .
- Trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 Ap dung tu 8 thang 9 den 13 thang 9.doc