Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Đinh Thị Thu Hường

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Đinh Thị Thu Hường

Lịch sử

NƯỚC VĂN LANG

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được:

- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống, vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

+ Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta ra đời.

+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.

+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.

+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng đen, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật.

II. CHUẨN BỊ:Tranh minh hoạ SGK; Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Đinh Thị Thu Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Đạo đức
Bài 2: Vượt khó trong học tập (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
-Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
II. Chuẩn bị:Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định : HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là trung thực trong học tập?
3. Bài mới:a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài:
* Hoạt động 1: Kể chuyện SGK
- GV kể chuyện lần 1.
- GV kể chuyện lần kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- HS kể tóm tắt truyện.
- Cả lớp theo dõi bổ sung.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm và giao việc cho từng nhóm.
? Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày?
? Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
- Đại diện từng nhóm trả lời, GV nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi
- GV chia nhóm và giao việc cho từng nhóm.
? Nếu trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
- Đại diện từng nhóm trả lời, GV bổ sung và kết luận.
* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
- HS làm bài tập 1 SGK sau đó chữa bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
4. Củng cố:- ? Qua bài học này, em rút ra được điều gì?
5.Dặn dò: - Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Bài 2: Vượt khó trong học tập (Tiết 1)
* Ghi nhớ: SGK
Tập đọc
Thư thăm bạn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau 
của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư)
II. Chuẩn bị:Tranh minh hoạ bài Tập đọc SGK; Bảng phụ để viết câu văn dài.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định: HS hát 
 2. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc thuộc lòng bài Truyện cổ nước mình.
 ? Bài thơ nói lên điều gì?
 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài:
*Luyện đọc: - HS đọc to toàn bài.
- GV chia đoạn và 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài (3- 4 lần)
- Trong khi HS đọc, GV kết hợp hỏi các từ mới và từ khó đọc trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp, sau đó gọi 1- 2 cặp đọc trước lớp.
* Tìm hiểu bài: 
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc đoạn 1 (Từ đầu.....với bạn)
? Bạn Lương có kết bạn với bạn Hồng từ trước không?
? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
? Bạn Hồng đã bị mất mát, đau thương gì?
- HS nêu ý đoạn 1 và HS đọc thầm đoạn 2 (Tiếp.... như mình)
? Những câu văn nào cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
- HS nêu ý đoạn 2 và đọc thầm đoạn 3 (còn lại)
? Nơi Lương ở mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt?
- HS nêu ý đoạn 3.
- HS đọc lướt nhanh toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm bài văn.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn cách đọc từng đoạn.
- HS đọc diễn cảm một đoạn mà mình thích nhất.
4. Củng cố: Khắc sâu nội dung bài
5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
1. Luyện đọc:
xả thân, quyên góp, khắc phục, giúp đỡ
2. Tìm hiểu bài:
 a) ý 1: Cho biết nơi bạn Lương viết thư và lí do bạn Lương viết thư cho bạn Hồng.
b) ý 2: Những lời an ủi, động
viên của Lương đối với Hồng.
c) ý 3: Tấm lòng của mọi người dối với đồng bào bị lũ lụt.
* Nội dung:
Toán
Triệu và lớp triệu (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
- Củng cố về các hàng, lớp đã học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng các hàng và lớp.
- Nội dung bảng bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định: HS hát 
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng nào?
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài:
- GV treo bảng các hàng và lớp lên bảng , sau đó GV vừa viết vừa giới thiệu về số có tới lớp triệu.
- HS viết số đó trên bảng và đọc số đó.
- GV giới thiệu lớp triệu và hướng dẫn HS cách đọc.
- HS đọc một số ví dụ mà GV lấy thêm để bổ sung.
- GV giới thiệu lớp triệu của các số lấy thêm và cho HS đọc nhiều lần.
 Luyện tập:
Bài 1
- HS nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
Bài 2
- HS nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
Bài 3: HS nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở .
- HS chữa bài trên bảng lớp.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
Bài 4- HS nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 4 Củng cố: GV khắc sâu nội dung kiến thức
 5.Dặn dò: - Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
1. Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu:
342 157 413
Đọc là: Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba.
- Lớp đơn vị gồm ba chữ số:
 4; 1; 3.
- Lớp nghìn gồm ba chữ số: 
1; 5; 7.
- Lớp triệu gồm ba chữ số: 3; 4; 2.
2. Luyện tập:
Bài 1
32 000 000 32 516 497
32 516 000 834 291 712
Bài 2
7 312 836: Bảy triệu ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba mươi sáu.
Bài 3
a) 10 250 214 b) 253 564 888
c) 400 036 105 d) 700 000 231
Bài 4
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc, viết được các số đến lớp triệu.
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II. Chuẩn bị:- HS: SGK + Vở bài tập toán 4.
 - GV: Nội dung bài + bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định: HS hát 
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên những hàng trong lớp triệu?
 - Chữa bài tập
 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài:
Bài 1:- HS nêu yêu cầu.
- HS tự kẻ bảng như SGK và làm bài.
- HS chữa bài; HS khác nhận xét.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
Bài 2
- HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS chữa bài; HS khác nhận xét.
- GV theo dõi bổ sung.
Bài 3
- HS nêu yêu cầu
- HS tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi giúp đỡ các HS còn lúng túng.
- HS chữa bài. - GV bổ sung kết luận.
 4. Củng cố: GV khắc sâu nội dung bài
 5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau. 
Bài 1
Bài 2
32640507: Ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi nghìn năm trăm linh bảy.
Kể từ phải sang trái: Chữ số 7 thuộc hàng đơn vị; chữ số 0 thuộc hàng chục; chữ số 5 thuộc hàng trăm; chữ số 0 thuộc hàng nghìn, chữ số 4 thuộc hàng vạn; chữ số 6 thuộc hàng tăm nghìn; chữ số hai thuộc hàng triệu; chữ số 3 thuộc hàng chục triệu.
Bài 3
613000000
131405000
512326103
86004703
800004720
Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010
Tập đọc
Người ăn xin
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của NV trong chuyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.(trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 SGK)
 II. Chuẩn bị :- Tranh minh hoạ bài Tập đọc SGK.
 III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định: HS hát 
 2. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài Thư thăm bạn và TLCH 
 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài:
 *Luyện đọc: - HS đọc to toàn bài.
- GV chia đoạn và 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài (3- 4 lần)
- Trong khi HS đọc, GV kết hợp hỏi các từ mới và từ khó đọc trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp, sau đó gọi 1- 2 cặp đọc trước lớp.
* Tìm hiểu bài: - GV đọc mẫu toàn bài.
*Đoạn 1: Cậu bé gặp ông lão khi nào?
? Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
? Điều gì đã khiến ông lão trông thương tâm đến vậy?
- HS nêu ý 1 và đọc thầm đoạn 2.
? Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin?
? Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào?
- HS nêu ý 2 và đọc thầm đoạn 3.
? Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông nói với cậu thế nào?
? Em hiểu cậu bé cho ông lão cái gì?
- HS nêu ý 3 và đọc lướt nhanh toàn bài và nêu NDC của bài.
* Đọc diễn cảm: - GV cho HS đọc phân vai.
- GV hướng dẫn cách đọc từng vai và cho HS đọc diễn cảm.
4. Củng cố: GV khắc sâu nội dung bài
5. Dặn dò: Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau
1. Luyện đọc:
lom khom, xấu xí, giàn giụa, rên rỉ, lẩy bẩy, run rẩy,...
2. Tìm hiểu bài:
a) ý 1: Ông lão ăn xin thật đáng thương.
b) ý 2: Cậu bé xót thương ông lão và muốn giúp đỡ ông.
 c) ý 3: Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé.
*Nội dung:
Lịch sử
Nước văn lang
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nêu được:
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống, vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
+ Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta ra đời.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng đen, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật.
II. Chuẩn bị:Tranh minh hoạ SGK; Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định: HS hát 
 2. Kiểm tra bài cũ: Sách vở của HS
 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
? Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì?
? Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
? Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào?
- GV chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
- HS trả lời, GV bổ sung và kết luận.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
? Xã hội nhà nước Văn Lang có mấy tầng lớp? Kể tên các tầng lớp đó?
? Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai?
? Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì?
? Người dân thường trong xã hội Văn Lang gọi là gì?
? Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn Lang là ai? Họ làm nhiệm vụ gì trong xã hội?
- HS trả lời, GV bổ sung và kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- GV giao chia nhóm và giao việc cho từng nhóm.
- Các nhóm thảo luận sau đó báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và bổ sung.
 4. Củng cố: - HS đọc bài học SGK.
 5. Dặn dò :- Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
1. Thời gian hình thành và địa phận của nhà nước Văn Lang.
2. Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang.
* Bài học: SGK
Địa lí
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
-Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Dao, Mông,...
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một oó dân tộc ở HLS.
+ Trang phục của mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của  ...  Các hoạt động dạy học:
1.ổn định: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho HS viết một số từ khó mà HS hay mắc lỗi.
 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài: 
- GV đọc bài thơ viết chính tả một lần.
- HS đọc lại bài thơ một lần.
? Bài thơ nói lên điều gì?
- GV cho HS viết một số từ khó trong bài và có thể cho viết thêm một số từ mà HS hay mắc lỗi.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ lục bát và hỏi:
? Em cho biết cách trình bày bài thơ lục bát như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung.
c) HS viết chính tả
- GV đọc bài to, rõ, tốc độ vừa phải để HS viết bài vào vở.
- GV đọc soát lỗi, HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi cho mình và cho bạn.
- GV thu chhám một số bài (khoảng 1/3 lớp).
 Luyện tập: Bài 2: - HS nêu yêu cầu..
- HS làm bài và chữa bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
4. Củng cố: Khắc sâu nội dung bài
5. Dặn dò: Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
1. Bài viết
2. Luyện tập
Bài 2
- Thứ tự các từ cần điền là: 
tre- chịu- trúc- cháy- tre- tre- chí- chiến- tre.
- Đoạn văn trên ca ngợi cây tre thẳng thắn, hiên ngang, bất khuất.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện)đã nghe, đã đọc có lòng nhân hậu, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý SGK).
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
II. Chuẩn bị: - HS: SGK và vở Bài tập Tiếng Việt 4.
 - GV: Bảng phụ và nội dung bài.
 - GV và HS sưu tầm các câu chuyện về lòng nhân hậu.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Hai HS kể chuyện Nàng tiên ốc ,nêu ý nghĩa truyện
3. Bài mới:	a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài: 
- HS đọc đề bài, GV ghi đề bài lên bảng lớp.
? Đề bài yêu cầu gì?
- HS trả lời, gv gạch dưới các từ trọng tâm của đề.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 gợi ý SGK.
? Lòng nhân hậu được thể hiện như thế nào?
? Lấy một số ví dụ về lòng nhân hậu mà em biết?
? Em đọc câu chuyện của mình ở đâu?
* HS kể chuyện:GV chia nhóm (4 nhóm)
- HS kể chuyện theo nhóm và đưa ra các tiêu chí để HS kể chuyện.
? Bạn thích đoạn nào trong câu chuyện? Vì sao?
? Chi tiết nào trong chuyện làm bạn cảm động nhất?
? Bạn thích nhân vật nào trong truyện?
? Qua câu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì?
? Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện?
- HS kể chuyện sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV cho HS thi kể trước lớp.
- HS nhận xét bạn kể qua các tiêu chí đã nêu ở trên.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- GV nhận xét cho điểm.
4. Củng cố: Khắc sâu nội dung bài
5.Dặn dò: Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu
Khoa học
Vai trò của Vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể tên được các thức ăn có nhiều Vi- ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- Nêu được vai trò của Vi- ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể.
+ Vi ta min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá.
II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ trang 14, 15 SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết thức ăn nào chứa nhiều đạm và vai trò của chúng?
 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài:
* Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
- HS quan sát hình 14, 15 SGK.
? Hằng ngày, bạn thường ăn những thức ăn nào?
? Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều Vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ?
- HS trả lời; GV kết luận.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp:
? Kể tên một số loại Vi-ta-min mà em biết?
? Nêu vai trò của Vi-ta-min đó?
? Thức ăn có chứa nhiều Vi-ta-min có vai trò gì đối với cơ thể?
? Thiếu Vi-ta-min cơ thể sẽ ra sao?
? Kể tên một số loại chất khóng mà em biết?
- HS trả lời; GV bổ sung kết luận.
* Hoạt động 3: Hoạt động nhóm:
? Thức ăn chứa nhiều Vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ có nguồn gốc từ đâu?
4. Củng cố: - HS đọc mục Bạn cần biết SGK 
5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Vai trò của Vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
* Bài học: SGK
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ từ Hán Việt thông dụng) theo chủ điểm: Nhân hậu- Đoàn kết (bài tập 2, 3, 4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (bài tập 1).
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: ? Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì?
 ? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ.
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài:
Bài 1
- HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài và chữa bài.
- GV theo dõi bổ sung.
Bài 2
- HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện từng nhóm chữa bài.
- GV theo dõi bổ sung.
Bài 3
- HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài và chữa bài.
- GV theo dõi bổ sung.
4. Củng cố: Khắc sâu nội dung bài
5. Dặn dò
- Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
Bài 1
- Từ chứa tiếng hiền là: hiền dịu, hiền lành, hiền hậu, hiền hoà,...
- Từ chứa tiếng ác là: độc ác, hung ác, ác ôn, 
ác khẩu,...
Bài 2
+
-
Nhân hậu
nhân từ, nhân đức, nhân ái,...
tàn ác, hung ác,...
Đoàn kết
cưu mang, che chở,...
đè nén, áp bức, chia rẽ,...
Bài 3
Lành như đất (hoặc bụt).
Dữ như cọp.
Thương nhau như chị em gái (hoặc ruột).
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn
Viết thư
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. (nội dung ghi nhớ)
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được một bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn. 
II. Chuẩn bị: HS: SGK và vở Bài tập Tiếng Việt 4.
 GV: Bảng phụ và nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
 Có những cách nào để kể lại lời nói của nhân vật?
3.. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài:
* Nhận xét:
- HS đọc lại bài Thư thăm bạn.
? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
? Theo em, người ta viết thư cho nhau để làm gì?
? Đầu thư Lương viết gì?
? Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào?
? Bạn Lương thông báo với bạn Hồng tin gì?
? Theo em nội dung bức thư cần có những gì?
? Qua bức thư em nhận xét gì về phần mở đầu và kết thúc?
? Một bức thư gồm bao nhiêu phần, đod là những phần nào?
* Ghi nhớ: HS đọc SGK
3. Luyện tập- HS đọc đề bài SGK.
- GV phân tích đề bài và gạch dưới các từ trọng tâm của đề.
- GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
4. Củng cố: Khắc sâu nội dung bài
5. Dặn dò: Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Viết thư
1. Nhận xét
2. Ghi nhớ
3. Luyện tập
Toán
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
II. Chuẩn bị: - SGK và vở Bài tập Toán 4.
 - HS GV: Bảng phụ và nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập
 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài:
* Đặc điểm của hệ thập phân
- GV viết bài tập lên bảng và cho HS làm.
? Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó?
* Cách viết số trong hệ thập phân.
? Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số? Đó là những chữ số nào?
- HS sử dụng các số trên để viết số, sau đó HS đọc các số vừa viết.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
3. Luyện tập
Bài 1: - HS nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- HS chữa bài trên bảng.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- HS chữa bài trên bảng.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
4. Củng cố: Khắc sâu nội dung bài
5. Dặn dò: Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
1. Ví dụ:
 10 đơn vị = 1 chục
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1 nghìn
 10 nghìn = 1 chục nghìn
 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn
- Cứ 10 đơn vị ở một hàng lập thành một đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
2. Với 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
3. Luyện tập
Bài 1
Bài 2: Viết thành tổng
387 = 300 + 80 + 7
873 = 8000 + 70 +3
4738 = 4000 + 7000 + 30 + 8
10873 = 10000 + 800 + 70 + 3
Bài 3
 Kĩ thuật
Cắt vải theo đường vạch dấu
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- HS biết cách vạch dấu trên loại vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong)và cắt được vải theo đường vạch dấu. đường cắt có thể mấp mô.
II. Chuẩn bị: Một mảnh vải dài 20 x 30 cm.
 Thước, kéo và phấn may.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của HS.
3. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Giảng bài:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
- G V giới thiệu mẫu, HS quan sát và nhận xét hình dạng các đường vạch dấu.
- GV gợi ý để HS nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS các thao tác kĩ thuật.
- GV ghi phần 1 lên bảng lớp.
- HS quan sát hình 1a, 1b SGK. 
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện từng bước như SGK.
- GV ghi phần 2 và cho HS quan sát hình 2a, 2b SGK.
- GV cho HS chuẩn bị thực hành.
* Hoạt động 3: HS thực hành vạch dấu và cắt.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của HS.
- HS thực hành từng bước theo sự hướng dẫn của GV.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- HS đánh giá sản phẩm cho mình và cho bạn dựa vào các tiêu chí mà GV đưa ra.GV nhận xét đánh giá chung.
4. Củng cố: HS đọc ghi nhớ SGK
5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
Cắt vải theo đường vạch dấu
1. Vạch dấu trên vải:
 a) Vạch dấu đường thẳng.
 b) Vạch dấu đường cong.
2. Cắt vải theo đường vạch dấu:
 a) Cắt vải theo đường thẳng.
 b) Cắt vải theo đường cong.
* Ghi nhớ: SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an l4 tuan 3.doc