Giáo án Bồi dưỡng Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2012-2013 - Đoàn Thị Phương Dung

Giáo án Bồi dưỡng Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2012-2013 - Đoàn Thị Phương Dung

1.Ổn định:

2.KTBC:

 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 5 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông.

 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3.Bài mới :

 a.Giới thiệu bài:

 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học.

 b.Hướng dẫn luyện tập :

 Bài 1

 -GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình (SGK)

-GV có thể hỏi thêm:

 +So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?

 +1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?

 Bài 2 (Làm việc cá nhân – Phiếu bài tập)

 -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.

 A

 B H C

 -GV kết luận: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.

 Bài 3

 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.

 -GV nhận xét và cho điểm HS.

 Bài 4

Câu a: (Làm việc nhóm 4)

 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.

 -GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình.

 -GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD

.

 A B

 D C

4.Củng cố- Dặn dò:

 -GV tổng kết giờ học.

 -Dặn HS về nhà làm bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.

 

docx 27 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2012-2013 - Đoàn Thị Phương Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/2012	PPCT: 46
Ngày dạy: 22/10/2012	 Tiết: 1
Toán 
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 - Nhận biết góc tù , góc nhọn , góc bẹt , góc vuông , đường cao của hình tam giác.
 - Vẽ được hình chữ nhật , hình vuông . Làm được các BT 1, 2, 3, 4a.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 5 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học. 
 b.Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1
 -GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình (SGK) 
-GV có thể hỏi thêm:
 +So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?
 +1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
 Bài 2 (Làm việc cá nhân – Phiếu bài tập)
 -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
 A
 B H C
 -GV kết luận: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4 
Câu a: (Làm việc nhóm 4)
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.
 -GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình.
 -GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD
.
 A B
 D C
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- 1 em vẽ bài 3 và trả lời 
“Hai đường chéo của hình vuông ABCD bằng nhau và vuông góc với nhau”.
-HS nghe.
- 1 em đọc yêu cầu bài.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào phiếu bài tập.
 A
 M
 B C
a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC ; góc bẹt AMC.
b) Góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC.
+Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.
+1 góc bẹt bằng hai góc vuông.
-AH là đường cao của hình tam gic ABC ( sai)
-AB là đường cao của tam giác ABC ( đúng )
 A 3cm B
 A B
C D
-1 HS lên bảng vẽ (theo kích thước 6 dm và 4 dm), HS cả lớp vẽ hình vào phiếu bài tập.
-HS vừa vẽ trên bảng nêu.
-1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
PPCT: 19	 Tập đọc
Tiết: 4 ÔN TẬP TIẾT 1
I. Mục tiêu: 
 - Đọc rành mạch , trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ đã quy định giữa học kì I ( khoảng 75 tiếng / phút ); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn , đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc .
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung cả bài ; nhận biết được được một số hình ảnh , chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự .
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
 -Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục dích tiết học và cách bốc thăm bài đọc.
2. Kiểm tra tập đọc:
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
-Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm trực tiếp từng HS .
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau kiểm tra tốt hơn. GV không nên cho điểm xấu. Tuỳ theo số lượng và chất lượng của HS trong lớp mà GV quyết định số lượng HS được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1,3,5 của tuần 10.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu Hs trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (nói rõ số trang).
-GV ghi nhanh lên bảng.
-Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai).
-Kết luận về lời giải đúng.
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị: cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
+Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện điều nói lên một điều có ý nghĩa.
+Các truyện kể.
ØDế mèn bênh vực kẻ yếu: phần 1 trang 4,5 , phần 2 trang 15.
ØNgười ăn xin trang 30, 31.
-Hoạt động trong nhóm.
-Sửa bài 
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế mèn bênh vực kẻ yếu 
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn Nhện.
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
Tôi (chú bé), ông lão ăn xin.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tìm các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu.
-Gọi HS phát biểu ý kiến.
-Nhận xét, kết luận đọc văn đúng.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
-Nhận xét khen thưởng những HS đọc tốt.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.
-Đọc đoạn văn mình tìm được.
-Chữa bài 
-Mỗi đoạn 3 HS thi đọc .
a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha:
Là đoạn văn cuối truyện người ăn xin:
Từ tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia đến khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
b. Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết:
Là đoạn nhà Trò (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 1) kể nỗi khổ của mình:
Từ năm trước , gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện đến Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em , vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
a. Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe:
Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò Trò (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 2):
Từ tôi thét:
-Các người có của ăn của để, béo múp, béo míp đến có phá hết các vòng vây đi không?
4. Củng cố – dặn dò:
-Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
-Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
____________________________________________________________
Chiều
PPCT: 10 Đạo đức
Tiết 1 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ( T2)
(Đã soạn tuần 9) 
________________________________
PPCT: 10 Địa lí
Tiết: 2 THÀNH PHỐ ĐÀ ĐẠT
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố của Đà Lạt.
+ Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước, .... 
+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.
- Chỉ được thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
- Học sinh khá, giỏi:
+ Giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, rau, quả xứ lạnh
+ Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.Tranh ảnh về Đà Lạt. Câu hỏi thảo luận
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định: Hát 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
1. Mô tả hai loại rừng: rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên?
2. Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?
- GV nhận xét và chấm điểm.
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 4 
- GV chia nhóm và giao việc 
- GV nêu câu hỏi gợi ý: 
Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu?
Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
Quan sát hình 1, 2 rồi đánh dấu bằng bút chì địa điểm ghi ở hình vào lược đồ hình 3.
Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV giải thích thêm:
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 6
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo gợi ý sau:
Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
Đà Lạt có những công trình kiến trúc nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái và rau xanh?
Kể tên các loại hoa, trái và rau xanh ở Đà Lạt?
Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, trái và rau xanh xứ lạnh?
Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Củng cố Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài: Ôn tập
- HS trung bình trả lời câu 1
- Câu 2 giành cho HS khà, giỏi
- HS nhận xét 
- HS làm việc nhóm dựa vào lược đồ Tây Nguyên, tranh ảnh, mục 1 trang 93 và kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình kết quả
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS làm việc theo nhóm
Dựa vào vốn hiểu biết, hình 3 và mục 2, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp
HS nhận xét và bổ sung
- HS trao đổi và phát biểu 
- Giành cho HS khá, giỏi
- HS nhận xét và bổ sung
---------------------------------
Ngày soạn: 20/10/2012	PPCT: 19
Ngày dạy: 23/10/2012	 Tiết: 2
Tập làm văn
ÔN TẬP TIẾT 2
I. Mục tiêu: 
 - Nghe - viết đúng bài CT ( tốc độ viết khoảng 75 chữ / 15 phút ) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại . Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả .
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng ( Viết Nam và nước ngoài ); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết . 
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT3 và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học.
2. Viết chính tả:
-GV đọc bài Lời hứa. Sau đó 1 HS đọc lại.
-Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ.
-Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
-Hỏi HS về cách trình bày khi viết: dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
-Đọc chính tả cho HS viết.
-Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả.
 3. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. -GV nhận xét v ... o, rung rinh, thung thăng,
 + 3 từ ghép:bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra,
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm trả lời:
 + DT là những từ chỉ sự vật.
 + ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- HS trao đổi và tìm từ:
 + 3 DT: tầm, cánh, chú, chuồn chuôn, tre, gió, bờ,
 + 3 ĐT: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi,
Chiều
PPCT: 10 Kĩ thuật
Tiết 3 KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI 
 BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (2 tiết )
I/ Mục tiêu:
 -Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
 -Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 -Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và đường khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải).
 -GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV cho HS quan sát H1,2,3,4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện.
 +Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2.
 +Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải.
 -GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải. 
 -GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
 -GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK
 * Lưu ý:
 Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
 -Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H.3, H.4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác.
 -Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải( HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).
 -GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS quan sát và trả lời.
-HS quan sát và trả lời.
-HS đọc và trả lời.
-HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
-HS lắng nghe.
-HS đọc nội dung và trả lời và thực hiện thao tác.
-Cả lớp nhận xét.
-HS thực hiện thao tác. 
Ngày soạn: 23/10/2012	PPCT: 50
Ngày dạy: 26/10/2012	 Tiết: 2
Toán
 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN.
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.	
- bảng lớp kẻ như phần b trong SGK, để tróng dòng 2, 3, 4 ở cột 3 và 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC: Phép nhân.
- Gọi HS lên sửa bài 4 trong SGK.
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới.
* GTB và ghi tựa bài.
* Hoạt động 1:So sánh giá trị của 2 biểu thức.
- Gọi HS tính và so sánh kết quả các phép tính trong bảng. GV ghi vào cột 3 và 4 trong bảng.
- Yêu cầu HS so sánh các tích có trong bảng. Sau đó cho HS nhận xét về giá trị của a x b và b x a.
- Cho HS phát biểu thành lời. GV chốt lại và ghi bảng.
* Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1.
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS làm bài vào SGK. Sau đó cho HS nêu. Cả lớp nhận xét và chốt lại.
Bài 2.
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để chuyển những phép tính đã cho thành những phép tính đã học. Sau đó đặt tính rồi tính. GV chấm bài và sửa bài.
* Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Nhân với 10, 100, 
1000,Chia cho 10, 100, 1000,
- 1 HS thực hiện trên bảng, cả lớp nhận xét.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
- 3 HS thực hiện 3 phép tính, cả lớp nhận xé.
- HS so sánh và nhận xét: Các tích đều bằng nhau.
Sau đó nhận xét: a x b = b x a
- Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích không thay đổi.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS điền các số thích hợp vào ô trống. Sau đó thống nhất kết quả.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS chuyển dổi và đặt tính cho thích hợp, sau đó tính vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. Cả lớp nhận xét và sửa bài.
PPCT: 20 Tập làm văn
TIẾT 2 KIỂM TRA GIỮA KÌ I (ĐỌC)
PPCT: 10 Kể chuyện
TIẾT 3 KIỂM TRA GK I (VIẾT)
________________________________
PPCT: 20 Khoa học
Tiết : 4 NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ( MTLH )
I-MỤC TIÊU:
- Nêu được một số tính chất của nước:nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
-Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà cho dốc chảy xuống , làm áo mư a để mặc không bị ướt, .. 
- Giáo dục học sinh tính tự giác tích cực bảo vệ môi trường nước.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị theo nhóm:
 +2 li thuỷ tinh giống nhau 1 li đựng nước ,1 li đựng sữa.
+ Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong có thể nhìn thấy nước đựng ở trong.
+ Một tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước.
+ Một miếng vải, bông, giấy thấm, bọt biển (mút),túi ni lông
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định: Hát 
Bài cũ: Ổn tập
- Yêu cầu nhắc lại cách chuẩn bị nấu cháo muối?
- GV nhận xét và chấm điểm.
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước
-Yêu cầu HS mang cốc đựng nước và cốc đựng sữa ra quan sát (có thể thay cốc sữa bằng chất khác) theo nhóm 4.
- Cốc nào đựng nước cốc nào đựng sữa?
-Vì sao em biết? Hãy dùng các giác quan để phân tích.
- GV kết luận 
Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước 
-Yêu cầu các nhóm mang vật đựng nước theo. Yêu cầu mỗi nhóm chứa nước trong 1 vật và thay đổi chiều theo các hướng khác nhau.
-Khi ta thay đổi vị trí của vật đựng thì hình dạng chúng có thay đổi không? 
-Vậy nước có hình dạng nhất định không?
- GV kết luận 
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy thế nào?
-Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm như SGK.
- Ghi nhanh kết quả quan sát được .
- Mời đại diện nhóm trình bày
- GV kết luận 
Hoạt động 4:Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật.
-Cho hs làm thí nghiệm như SGK và rút ra nhận xét.
-Dựa vào tính thấm của các vật liệu trên người ta ứng dụng để làm gì?
- GV kết luận 
Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà ta một số chất
- Cho các nhóm làm thí nghiệm lần lượt bỏ cát, muối, đường vào 3 cất nước khác nhau và nêu kết quả làm thí nghiệm.
- GV kết luận 
ØGDBVMT: Nước có thể hoà tan một số chất , do vậy những chất thải trong sinh hoạt của con người, vật nuôi, các loại thuốc độc hại cũng có thể hoà tan vào trong nước . Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường nước bằng các biện pháp tích cực.
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ba thể của nước
- HS trả lời 
- HS nhận xét 
- HS mang cốc đựng nước và cốc đựng sữa ra quan sát thí nghiệm làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm 3, nêu kết quả và nhận xét bổ sung
- Các nhóm làm thí nghiệm và rút ra nhận xét.
-Đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
- Các nhóm làm thí nghiệm và rút ra nhận xét.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS phát biểu 
- Các nhóm làm thí nghiệm và rút ra nhận xét.
-Đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS nêu các biện pháp giữ gìn và bảo vệ nguồn nước 
Chiều
Toán
Tiết 2 Ôn tập Tiết 2
I.MỤC TIÊU
HS tiếp tục ôn tập về cách thực hiện phép tính nhân,nắm được tên gọi từng số trong phép tính.
.II,CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ:
Bài mới:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a.251262 x 3 b.305132 x4
Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống:
Thừa số
2010
42152
130414
Thứa số
9
6
5
Tích 
Bài 3: Nối hai phép nhân có kết quả bằng nhau:
2010*3
123456* 9
7 *4508
9*123456
4508*7
3*2010
Bài 4: Tính đố: hs đọc đề toán và giải vào vở
Bài 5: Đố vui: hs giải theo nhóm
Dặn dò:
Hs lên làm bảng lớp.
Hs làm bài vào vở
 Lên bảng sửa bài .
Hs làm bài vào vở
Hs làm bài vào tập
 Số lít nước mắm xưởng đó làm trong ba tuần:112560 *3=
Hs thi đua làm theo dãy bàn xem dãy nào nhanh đúng là thắng cuộc.
SINH HOẠT TẬP THỂ
I.MỤCTIÊU:
- Thông qua tiết sinh hoạt, HS nhận ra những sai sót cũng như những tiến bộ của bản thân , để từ đó tự sửa chữa, vươn lên trong học tập và một số mặt khác.
- HS sinh hoạt, vui chơi.
- HS nắm phương hướng tuần 11
II. CHUẨN BỊ
Lớp trưởng lập báo cáo
GV:phương hướng tuần 11
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định: Hát
2. Nội dung
- GV giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt
a. Lớp trưởng báo cáo các mặt: học tập, đạo đức, chuyên cần,vệ sinh.
- HS có ý kiến bổ sung
- GV giải đáp thắc mắc
- GV tuyên dương những em có cố gắng đạt kết quả tốt trong tuần và nhắc nhở những em chưa ngoan.
b. Phương hướng tuần 11
- Công bố kết quả sau khi thi
- Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có lí do chính đáng.
- Biết giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, đảm bảo đồng phục.
- Thực hiện ATGT khi đi trên đường
- Thi đua học tốt 
- Tham gia tốt các phong trào
- Tiếp tục thu các khoản đóng góp.
- Tiếp tục rèn chữ viết.
- Cho học sinh chơi trò chơi.
	GVCN
	Đoàn Thị Phương Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docxKHBD lop 4 tuan 10.docx