Giáo án bồi dưỡng môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 25

Giáo án bồi dưỡng môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 25

. Mục tiêu:

 - Củng cố cách tóm tắt tin tức.

 - Qua mẩu chuyện cho sẵn HS biết tóm tắt ngắn gọn bằng một hai câu.

 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 Hoạt động 1:Ôn lại cách tóm tắt tin tức.

 Hoạt động 2: HS làm bài tập

 Bài 1: Em hãy tóm tắt những tin tức dưới đây thành 1 hoặc 2 câu:

 a). Thí sinh thi đại học 81 tuổi.

 Đó là ông Jiang đến từ tỉnh Hồ Nam. Ông quyết định theo đuổi tham vọng của mình là có được một tấm bằng đại học. Ông nói: “Được nghỉ hưu, tôi có rất nhiều thời gian chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học. Học tập tại các trường đại học là giấc mơ suốt đời của tôi”. Năm 1989, ông Jiang, một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu vẫn quyết tâm theo đuổi giấc mơ của mình. Ông muốn làm một tấm gương cho cháu mình noi theo. Ông là người rất ghét thói nghiện ti vi và máy tính.

(Theo báo Giáo dục và Thời đại - số 54 ngày 5. 5 năm 2005)

 

doc 16 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện Toỏn
Ôn tập về phân số
I. Mục tiêu:
- Biết giải các bài toán về phân số.
- Rèn kĩ năng tư duy, trình bày bài giải.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn lại cách cộng trừ phân số.
- HS nhắc lại cách cộng trừ hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Cách cộng trừ số tự nhiên với phân số.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Một người bán trứng, lần đầu bán được số trứng. Lần 2 bán được số trứng.
Hỏi cả 2 lần bán được mấy phần số trứng.
Còn lại mấy phần số trứng.
Hướng dẫn: Tính số trứng cả hai lần.
 Tính số trứng còn lại.
Bài 2: Cô Tâm và cô Cúc có 2 tấm vải như nhau. Cô Tâm bán được tấm vải, cô Cúc bán được tấm vải. Hỏi cô nào bán được nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu phần tấm vải?
Bài 3: Một cửa hàng buổi sáng bán được tấm vải, buổi chiều bán được tấm vải. Số vải buổi sáng bán được ít hơn buổi chiều 8m. Hỏi mỗi buổi bán được bao nhiêu mét vải?
Hướng dẫn: Phân số chỉ 8m vải là: (tấm vải)
 Độ dài của tấm vải là: 8: 8 45 = 45 (m)
 Số mét vvải buổi sáng bán được là: 45 = 10 (m)
 Số mét vải buổi chiều bán được là: 45 : 5 2 = 18 (m)
Bài 4: Người ta lấy ra ở một kho chứa đầy tghóc, lần đầu lấy đi số thóc, lần thứ hai lấy đi ít hơn lần đầu số thóc thì trong kho còn lại 24 tấn. Hỏi kho đó chứa tất cả bao nhiêu tấn thóc?
Giải: Lần thứ hai người ta lấy đi là - = (số thóc)
 Cả 2 lần lấy đi là: += (số thóc)
 Phân số ứng với 24 tấn là: 1 - = (số thóc)
 Kho đó chứa số thóc là:
 24 : 2 35 = 420 (tấn)
Bài 5: Một cửa hàng bán vải lần thứ nhất bán tấm vải, lần thứ hai bán tấm vải thì còn lại 7m. Hỏi tấm vải dài bao nhiêu mét?
Giải: Cả hai lần bán được là: += (tấm vải)
Phân số chỉ 7m vải là: 1-= (tấm vải)
Tấm vải đó dài là: 7 : 1 6 = 42 (m)
Tuần 25
Luyện tập phép nhân phân số
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách nhân phân số, cách cộng trừ phân số.
- Rèn kĩ năng tính toán.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 1: Ôn lại cách nhân, cộng trừ phân số.
- GV nêu ví dụ , HS thực hiện tính kết quả.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách cộng, trừ, nhân phân số.
 Hoạt động 2: HS làm bài tập.
Bài 1: Tính.
a) 
b) 
Bài 2: Tính.
a) 
b) 
Bài 3: Tìm x
 x - = x + = x + = 
Bài 4: Một hình chữ nhật có chiều dài m, chiều rộng m. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 5: Một đội công nhân chuyển hàng vào kho, ngày đầu chuyển được số hàng, ngày thứ hai chuyển được hơn ngày đầu số hàng, ngày thứ ba chuyển được kém ngày thứ hai số hàng. Hỏi ngày thứ ba đội công nhân đó chuyển được bao nhiêu phần số hàng?
Hoạt động 3: Chữa bài tập.
HS lần lượt chữa từng bài tập.
Sau mỗi bài GV chốt kiến thức.
Tập làm văn
Luyện tập tóm tắt tin tức
 I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách tóm tắt tin tức.
 - Qua mẩu chuyện cho sẵn HS biết tóm tắt ngắn gọn bằng một hai câu.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 1:Ôn lại cách tóm tắt tin tức.
 Hoạt động 2: HS làm bài tập
 Bài 1: Em hãy tóm tắt những tin tức dưới đây thành 1 hoặc 2 câu:
 a). Thí sinh thi đại học 81 tuổi.
	Đó là ông Jiang đến từ tỉnh Hồ Nam. Ông quyết định theo đuổi tham vọng của mình là có được một tấm bằng đại học. Ông nói: “Được nghỉ hưu, tôi có rất nhiều thời gian chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học. Học tập tại các trường đại học là giấc mơ suốt đời của tôi”. Năm 1989, ông Jiang, một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu vẫn quyết tâm theo đuổi giấc mơ của mình. Ông muốn làm một tấm gương cho cháu mình noi theo. Ông là người rất ghét thói nghiện ti vi và máy tính.
(Theo báo Giáo dục và Thời đại - số 54 ngày 5. 5 năm 2005)
 b). Triển lãm sách báo về chiến thắng 30/4.
	Thư viện quốc gia Việt Nam phối hợp với thư viện Trung ương quân đội tổ chức triển lãm sách, báo với chủ đề “Đại thắng mùa xuân 1975 - 30 năm nhìn lại”.
	Triển lãm giới thiệu hơn 500 tư liệu, trong đó có những tư liệu lần đầu tiên đưa ra trưng bày với những tài liệu phản ánh các chỉ thị, nghị quyết về cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975. Triển lãm còn giới thiệu các tác phẩm của những người bên kia cuộc chiến. Đó là hồi kí của các tổng thống, tướng lĩnh, sỹ quan Mĩ trực tiếp tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam và các học giả phương Tây bày tỏ sự cảm phục đối với các nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam anh hùng.
(Theo báo Giáo dục và Thời đại - số 52 ngày 30. 4 năm 2005).
 Bài 2: Em hãy viết một tin tức về tình hình học tập, văn nghệ, thể thao và lao động ở lớp em trong đợt thi đua lấy thành tích chào mừng nhân ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 30/4. Sau đó em hãy tự mình tóm tắt lại tin tức đã viết ấy.
Hoạt động 3: HS chữa bài.
-HS lần lượt chữa bài.
- HS nhận xét, GV chốt kiến thức ở từng bài
Bài 1: Có thể tóm tắt bằng một đến hai câu:
Ông Jiang 81 tuổi một GV tiểu học đã nghỉ hưu muốn theo đuổi giấc mơ của mình là có một tấm bằng đại học.
Hơn 500 tư liệu về chiến thắng 30 tháng 4 được trưng bày tại triển lãm báo.
Ngoài ra triển lãm còn giới thiệu các tác phẩm của những người bên kia cuộc chiến.
Bài 2: GV nhận xét về cách viết tin và tóm tắt tin tức của HS.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài
Trong bài văn miêu tả cây cối
 I. Mục tiêu:
 - 
 - 
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 1:
 Bài 1: Đọc câu 1 trong tác phần Tập làm văn ở SGK trang 75 và hãy đánh dấu nhân vào ô trống trước những câu trả lời em cho là đúng.
 a) Hai cách mở bài (a) và (b) khác nhau vì.
	Ê cách mở bài (a) ngắn hơn cách mở bài (b).
	Ê cách mở bài (a) là trực tiếp cách mở bài (b) là gián tiếp.
Ê cách mở bài (a) chỉ có một câu, cách mở bài (b) có 3 câu.
 b) Hai cách mở bài (a) và (b) giới thiệu đối tượng miêu tả là gì?
Ê là khu vườn trồng hoa nhà em.
Ê Là cây hồng nhung.
Ê Là cây hoa mà em thích nhất.
 Bài 2: Em hãy chuyển cách mở bài của các đoạn mở bài dưới đây sang cách mở bài khác,
 a.Có những cây mùa nào cũng đep như cây bàng.
 b.Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.
 c.Khi những con sếu từ thượng nguồn bay dọc lòng sông xuôi về nam, đồng cà chua đã chí rộ.
 Bài 3: Em hãy viết đoạn mở bài cho các bài văn tả:
Cây dừa.
Cây cau.
Vườn vải.
Cây hoa phượng.
Luyện từ và câu
Luyện tập Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
 I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách xác định chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
 - Rèn kĩ năng xác định kiểu câu kể Ai là gì?
 II. Các hoạt động dạy học chủ yêu:
 Hoạt động 1: Ôn lại kiểu câu Ai là gì?
HS lần lượt đặt câu theo mẫu Ai là gì?
HS nhận xét. GV yêu cầu HS xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu đó.
GV chốt lại cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
 Hoạt động 2: HS làm bài tập.
 Bài 1: Điền vào chỗ trống nội dung thích hợp, để phân biệt chủ ngữ trong ba kiểu câu đã học.
Nội dung của chủ ngữ
Kiểu câu
1). Chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
a) 
2).Chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ.
b) 
3).Chỉ sự vật được giới thiệu nhận định ở vị ngữ.
c) 
 Bài 2: Gạch hai gạch dưới chủ ngữ, gạch một gạch dưới vị ngữ trong từng câu kể Ai là gì?
 Đầu lòng hai ả tố nga
 Thúy Kiều là chị, em là Thuý Vân. 
 Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim
 Hồn tôi là một vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
 Bác là non nước trời mây
 Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn.
 Bài 3: Chủ ngữ trong từng câu Ai là gì? ở trên (bài tập 2) là danh từ hay cụm danh từ. 
Câu kể Ai là gì
Cấu tạo của chủ ngữ (danh từ hay cụm danh từ)
Trong phần a
Trong phần b
Trong phần c
 Bài 4: Điền vào chỗ trống chủ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì?
 	a)............................................... là cố đô cổ kính và thơ mộng.
	b)............................................... là hòn ngọc của Viễn Đông.
	c)............................................... là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
	d).............................................. là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
 Hoạt động 3: HS chữa bài tập.
 - HS lần lượt chữa từng bài trên bảng lớp.
 - GV nhận xét chốt kiến thức ở mỗi bài.
Luyện từ và câu
Luyện tập về câu kể Ai là gì?
 I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách xác định chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
 - Rèn kĩ năng xác định kiểu câu kể Ai là gì?
 II. Các hoạt động dạy học chủ yêu:
 Hoạt động 1: Ôn lại kiểu câu Ai là gì?
HS lần lượt đặt câu theo mẫu Ai là gì?
HS nhận xét. GV yêu cầu HS xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu đó.
GV chốt lại cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
 Hoạt động 2: HS làm bài tập.
Bài 1: Gạch dưới câu kể Ai là gì? trong các đoạn trích sau:
a.Thành Viên (nước áo) là cái nôi nuôi dưỡng của nhiều thiên tài âm nhạc thế giới. Mô-da - thần đồng âm nhạc đã sinh ra và trưởng thành từ cái nôi ấy.
	b. Ê-đi-xơn là nhà phát minh vĩ đại người Mĩ. ông là thiên tài hiếm có trong lịch sử khoa học nhân loại. Tuy vậy, nhà phát minh vĩ đại này chưa được học qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào.
	c.An-phơ-ret Nô ben là nhà bác học vĩ đại người Thuỵ Điển. Ông cũng là kĩ sư kiêm nhà kinh doanh. Ông đã để lại một phần tài sản của ông làm giải thưởng cho những người có thành tích kiệt xuất trong các lĩnh vực: Vật lí, Y học, Văn học..
	d.Trong chúng ta, có thể nói không ai không biết đến nhà bác học Anh-xtanh. Anh-xtanh là nhà vật lí học và toán học nổi tiếng gốc Thuỵ Điển, quốc tịch Mĩ. ông là giáo sư của các trường đại học danh tiếng như Đuy-rích, Béc-lin.
 Bài 2: Chép lại các câu kể Ai là gì? (ở bài tập 1) vào chỗ trống dưới đây, rồi gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong từng câu.
 Bài 3: Gạch dưới các câu kể Ai là gì? trong bài thơ dưới đây. Dùng gạch chéo đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu.
Nắng
	Bông cúc là nắng làm hoa
	Bướm vàng là nắng bay ra, lượn vòng
	Lúa chín là nắng của đồng
	Trái thị, trái hồng ... là nắng của cây.
	(Lê Hồng Thiện)
 Bài 4: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu với chị phụ trách Đội từng bạn trong tổ học tập của em. Trong đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì?. Viết xong, gạch dưới từng câu trong đoạn văn.
 Hoạt động 3: HS chữa bài tập.
 - HS lần lượt chữa từng bài trên bảng lớp.
 - GV nhận xét chốt kiến thức ở mỗi bài.
Tập đọc
ôn hai bài tập đọc 
Khuất phục tên cướp biển; bài thơ về tiểu đội xe không kính
 I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng, đọc diễn cảm hai bài tập đọc trên và trả lời câu hỏi ở mỗi bài.
 - Rèn cho HS trả lời rõ ràng, gãy gọn.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yêu:
 Hoạt động 1: Đọc đúng, đọc diễn cảm hai bài tập đọc trên.
 Hoạt động 2: HS trả lời câu hỏi.
 A- Khuất phục tên cướp biển.
 1- Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy tên chúa tàu rất hung hãn.
 a. Trên má có một vết sẹo dài chém dọc xuống, trắng bệch.
 b. Uống lắm rượu đến nỗi nhiều đêm như lên cơn loạn óc, ngồi hát những bài ca man rợ.
 c. Hát xong, quen lệ đập tay xuống bàn bắt mọi người im.
 d. Trừng mắt nhìn bác sỹ quát: “Có câm mồm đi không?”
 e. Đứng phắt dậy, rút soạt dao ra lăm lăm chực đâm.
 g. Trông nanh ác và hung hăng như một con thú dữ.
 h.Cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống làu bàu trong cổ họng.
 i. Im như thóc.
 2- Viết vào chỗ trống ba câu nói của bác sỹ Ly với tên chúa tàu cho thấy bác sỹ là người điềm tĩnh và dũng cảm.
 3- Viết lại những câu văn nêu hình ảnh trái ngược nhau giữa bác sỹ Ly và tên chúa tàu.
 4- Bác sỹ Ly đã khuất phục tên chúa tàu bằng cách gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.
 a. Bằng sức khoẻ mạnh hơn sức của tên chúa tàu.
 b. Bằng lẽ phải và lòng dũng cảm.
 c. Bằng sự mưu trí đưa ra lời doạ nạt khiến tên chúa tàu sợ hãi.
 B- Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
 1. Khổ thơ nào nói về tình đồng chí, đồng đội của những chiến sỹ lái xe?
 	a. Khổ thơ thứ nhất 	 b. Khổ thơ thứ hai 
 	c. Khổ thơ thứ ba 	 d. Khổ thơ thứ tư
 2. Em có cảm nghĩ như thế nào về hình ảnh những chiếc xe không kính ra trận dưới bom đạn nguy hiểm.
 a. Khâm phục lòng dũng cảm của các chiến sỹ lái xe.
 b. Thương những chiến sỹ lái xe làm nhiệm vụ trong gian khổ và nguy hiểm.
 c. Cả hai ý kiến đã nêu.
 Hoạt động 3: HS chữa bài tập
 - GV lưu ý cách làm bài.
Chính tả: Nghe viết
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 I. Mục tiêu:
 - Viết đúng chính tả ba khổ thơ đầu của bài thơ.
 - Vận dụng làm bài tập, phân biệt d/r/gi, ên/ênh.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yêu:
 Hoạt động 1: HS viết chính tả.
 - GV đọc cho HS viết.
 Hoạt động 2: HS làm bài tập.
1- Điền d hoặc gi,r vào từng chỗ trống để có từ ngữ viết đúng.
	a.không ..... an	b......ãi dầu	c.núi........ ừng
	d......... ai đoạn	e.... ai..ẳng	g.....ỗi.......ãi
 2- Điền tiếng mở đầu bằng r hoặc d vào chỗ trống.
	Con Nâu(1)......... lại, cả đàn (2)............ theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu nổi lên (3) ............. như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi cái mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Con Hoa ở gần đấy cũng hùng hục ăn không kém. Mẹ con chị Vàng ăn.......(4) một chỗ. Cu Tũn (5)........ hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ. Chị Vàng lại (6)..........dàng nhường cho nó và đi kiếm một chỗ khác.
 3- Điền vần ên hoặc vần ênh vào chỗ trống để hoàn chỉnh từ ngữ.
	 a.con ...........	b.mũi t.....	c.b....... vững
	d.l........ kh.....	e.cồng k...	g.ngã k........
 4- Điền tiếng có vần ên hoặc vần ênh vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau.
	a.	................. non mới biết non cao
	Lội sông mới biết lạch nào cạn sâu
	b.	 Một cây chẳng ................... non
	Ba cây chụm lại.......... hòn núi cao.
 Hoạt động 3: HS chữa bài tập.
- HS lần lượt chữa từng bài tập.
- Cả lớp nhận xét, GV kết hợp giải nghĩa các từ ngữ để phân biệt chính tả.
Tập làm văn
Luyện tập văn miêu tả cây cối
 I. Mục tiêu:
 - Củng cố về cách mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả cây cối. Vận dụng tả một cây cảnh mà em yêu thích.
 - Rèn kỹ năng viết văn.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yêu:
 Hoạt động 1: Ôn lại cách mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
 - Có mấy cách mở bài, kết bài là những cách nào?
 - ở những cách đó em cần phải nêu những gì?
 Hoạt động 2: HS làm bài tập.
 Bài 1: Em hãy viết đoạn mở bài cho các bài văn tả:
 a. Cây cau
 b. Cây hoa phượng
 Bài 2: Có các đoạn mở bài dưới đây, em hãy viết tiếp đoạn kết bài sao cho phù hợp với đoạn mở bài.
 a. Trong vườn nhà em có rất nhiều loại cây. Nào nhãn, nào ổi, nào dong riềng, nhưng sao em ưa thích nhất vẫn là cây chuối.
 b. Mùa thu về mang theo bao nhiêu trái chín đến tất cả các khu vườn. Trong khoảng sân nhỏ của em, cây cam cũng đã trĩu vàng bao nhiêu trái chín.
 Bài 3: Hãy tả một cây cảnh mà em thích.
 Gợi ý: 
 1- Mở bài: Giới thiệu tên cây cảnh mà em thích, cây cảnh đó được trồng ở đâu, do ai trồng?
 2- Thân bài:
 	Tả những nét độc đáo của cây.
 + Dáng đẹp, thế đẹp.
 + Cành lá đẹp.
 + Màu sắc độc đáo quyến rũ.
 + Hương, hoa thơm dễ chịu.
 + Cốt cách của cây: Cứng cỏi thanh cao.
 + Sự chăm sóc của người trồng cây.
 3- Kết luận: Cảm nghĩ về ích lợi của cây đem lại cho con người.
 Hoạt động 3: HS chữa bài tập.
 - GV lưu ý sửa từ ngữ, câu văn không phù hợp. Động viên, khen ngợi những em có câu văn hay.
Toán
Luyện tập tìm phân số của một số.
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách cộng, trừ, nhân phân số. Củng cố về tìm phân số của một số.
- Rèn kĩ năng tính toán.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn lại cách tìm phân số của một số.
GV nêu VD, HS thực hiện .
GV gọi HS nêu cách tính
Hoạt động 2: HS làm bài tập:
Bài 1: Tìm 
 a) của 28m b) của 40kg
 c) của 54 km2 d) của 77 tấn
Bài 2: Tính:
 a) b) 
 c) d) 
Bài 3: Tìm x
Bài 4: Một hình chữ nhật có chiều rộng m, chiều dài gấp đôi chiều rộng.
Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Hoạt động 3: HS chữa bài tập
HS lần lượt chữa từng bài trên bảng lớp.
Sau mỗi bài GV gọi HS nhận xét, chốt kiến thức từng bài.
Bài 1: Chốt lại cách tìm phân số của một số.
Bài 2: Chốt về cách thực hiện dãy tính.
Bài 3: Chốt về cách tìm thành phần chưa biết.
Bài 4: Chốt về cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Toán
Luyện tập phép chia phân số.
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách chia phân số. 
- Rèn kĩ năng tính toán.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn lại cáchchia phân số.
GV nêu VD, HS thực hiện .
GV gọi HS nêu cách tính
Hoạt động 2: HS làm bài tập:
Bài 1: Tính 
 5: 7
Bài 2: ,=
Bài 3: Tính bằng hai cách:
 a) b) 
Bài 4: Đội văn nghệ của trường có 20 học sinh nữ. Tính ra số học sinh nữ đó chiếm số học sinh của cả đội văn nghệ. Hỏi đội văn nghệ đó có bao nhiêu học sinh nam?
Hoạt động 3: HS chữa bài tập
HS lần lượt chữa từng bài trên bảng lớp.
Sau mỗi bài GV gọi HS nhận xét, chốt kiến thức từng bài.
Bài 1: Chốt lại cách chia phân số.
Bài 2: Chốt về cách so sánh hai phân số.
Bài 3: Chốt về cách tính bằng hai cách.
Bài 4: Chốt về cách tìm phân số của một số.
Tuần 26
Thứ ba ngày 18 tháng 3 năm 2011
Toán
Luyện tập chung.
I. I.Mục tiêu:
- Củng cố cách cộng, trừ, nhân , chia phân số. Củng cố về tìm phân số của một số.
- Rèn kĩ năng tính toán.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn lại cách cộng, trừ, nhân, chia phân số của một số.
GV nêu VD, HS thực hiện .
GV gọi HS nêu cách tính
Hoạt động 2: HS làm bài tập:
Bài 1: Tính
 a) b) c) 
 d) e) g) 
Bài 2: Tìm
 của 81m của 98 km của 90 km2
 của 36 rồi chia cho của 50 rồi nhân với 
Bài 3: Tìm biết.
 =
Bài 4: Một đội công nhân phải đào 120m đường để đặt ống thoát nước, ngày thứ nhất đào được đoạn đường, ngày thứ hai đào được bằng đoạn đường đào được trong ngày thứ nhất. Hỏi:
Mỗi ngày đội công nhân đó đào được bao nhiêu mét đường?
Sau hai ngày làm việc, còn lại bao nhiêu mét đường chưa đào?
Hoạt động 3: HS chữa bài tập
HS lần lượt chữa từng bài trên bảng lớp.
Sau mỗi bài GV gọi HS nhận xét, chốt kiến thức từng bài.
Bài 1: Chốt lại cách thực hiện dãy tính.
Bài 2: Chốt về cách tìm phân số của một số.
Bài 3: Chốt về cách tìm thành phần chưa biết.
Bài 4: Chốt về cách tìm phân số của một số, cách tìm đoạn đường chưa đào.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 thi tìm hiểu về đoàn
1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh:
Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 –3.Những mốc lịnh sử lớn của Đoàn,những gương đoàn viên tiêu biểu.Tự hào và yêu mến Đoàn
Học tập, rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn.
2. Nội dung và hình thức hoạt động 
a ).Nội dung
Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26-3.
Các mốc truyền thống vẻ vang của Đoàn.
Các gương sáng Đoàn viên tiêu biểu.
Những bài thơ,bài hát về Đoàn.
b) Hình thức hoạt động
Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn giữa các đội(mỗi tổ cử một đội thi).
3. Tiến hành hoạt động
a .Khởi động
Hát tập thể Cùng nhau ta đi lên(Nhạc và lời:Phong Nhã).
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo.
Các đội thi giới thiệu.
b) Cuộc thi
Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố hoặc tranh ảnh...cho các đội thi, Thời gian suy nghĩ là 10 giây. Hết 10 giây,đội nào có tín hiệu(cắm cờ, lắc chuông, đánh trống...)sẽ được trả lời trước.
Nếu có đội trả lời không đúng hoặc không trả lời được thì cổ động viên đội nhà có quyền trả lời,sau đố mới đến lượt cổ động viên các đội khác. Điểm của cổ động viên sẽ được cộng vào điểm của đội nhà.
Sau mỗi câu trả lời đúng, người dẫn chương trinh xin ý kiến đánh giá của ban giám khảo. Điểm được viết công khai trên bảng cho mỗi đội.
Trong quá trình cuộc thi, có các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
4.Kết thúc hoạt động:Người dẫn chương trình:
Công bố kết quả cuộc thi. Nhận xét kết quả hoạt động.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 rèn luyện theo gương sáng đoàn viên
1.Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu rõ những phẩm chất, năng lực tốt đẹp của những gương sáng đoàn viên tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất và trong học tập mà em cần phải noi theo.
Cảm phục và yêu mến các gương sáng đoàn viên. 
Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo gương sáng đoàn viên. 
2. Nội dung và hình thức hoạt động 
a ).Nội dung 
Tên tuổi các gương sáng đoàn viên tiêu biểu.
Các phẩm chất, năng lực của họ trong thực tiễn.
Kế hoạch học tập, rèn luyện theo gương sáng đoàn viên.
b)Hình thức hoạt động
Trao đổi, thảo luận, xây dựng kế hoạch rèn luyện.
3. Tiến hành hoạt động 
a .Khởi động
Hát tập thể bài Tiến lên đoàn viên(Nhạc và lời: Phạm Tuyên).
Người điếu khiển tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình hoạt động.
b.Thảo luận xây dựng kế hoạh
Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận.
Cá nhân phát biểu ý kiến và trình bày kế hoạch của mình rèn luyện theo gương sáng đoàn viên.
Các tổ trình bày kế hoạch rèn luyện của tổ theo gương sáng đoàn viên.
Người điều khiển tóm tắt kế hoạch rèn luyện của lớp.
c.Văn nghệ 
Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp.
4.Kết thúc hoạt động 
Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động.
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an buoi 2 lop 4 tuan 25.doc