Giáo án Buổi 02 - Lớp 4 - Tuần 17

Giáo án Buổi 02 - Lớp 4 - Tuần 17

Toán

Luyện kiến thức toán

I. Mục tiêu:

- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính nhân và chia.

- Giải bài toán có lời văn.

- Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đồ.

II. Đồ dùng:

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

A. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện tập:

+ Bài 1:

- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.

+ Bài 2:

- GV cùng cả lớp chữa bài.

+ Bài 3:

GV hướng dẫn các bước.

- Tìm số đồ dùng học toán sở đó đã nhận.

- Tìm số đồ dùng học toán của mỗi trường.

 

doc 13 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi 02 - Lớp 4 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Thứ 2 ngày tháng năm 
 Toán
Luyện kiến thức toán
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính nhân và chia.
- Giải bài toán có lời văn.
- Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đồ.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2:
HS: Đặt tính rồi thực hiện tính ra nháp.
- 3 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
+ Bài 3: 
GV hướng dẫn các bước.
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt suy nghĩ tìm phép tính giải.
- Tìm số đồ dùng học toán sở đó đã nhận.
- Tìm số đồ dùng học toán của mỗi trường.
- 1 em lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
Giải:
Sở đó đã nhận được số bộ đồ dùng là:
40 x 468 = 18 720 (bộ)
Mỗi trường đã nhận được số bộ đồ dùng học toán là:
18720 : 156 = 120 (bộ)
Đáp số: 120 bộ.
+ Bài 4: GV hỏi HS về nội dung ghi nhớ ở biểu đồ.
HS: Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi.
a) Tuần 1 bán được ? cuốn sách
HS: Bán được 4500 cuốn.
Tuần 4 bán được ? cuốn
Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 bao nhiêu cuốn?
Bán được 5500 cuốn.
Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 là:
5500 – 4500 = 1000 (cuốn).
b) Tuần 2 bán được ? cuốn sách
HS: Bán được 6250 cuốn.
Tuần 3 bán được ? cuốn
Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 bao nhiêu cuốn?
Bán được 5750 cuốn.
Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 là:
6250 – 5750 = 500 (cuốn).
c) Tính tổng số sách bán trong 4 tuần.
- Tổng số sách bán trong 4 tuần là:
4500+5500+6250+5750 = 22 000 (cuốn)
Trung bình mỗi tuần bán được là:
22000 : 4 = 5500 (cuốn)
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm các bài tập ở vở bài tập.
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng. (T1)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Kim hoàn, Đại thần, Chú hề.
- Hiểu nội dung bài: Suy nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài giờ trước. 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.
- GV nghe sửa sai, giải nghĩa từ, hướng dẫn ngắt nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Công chúa nhỏ có nguyện vọng gì
- Muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
? Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì
- Cho mời tất cả các vị đại thần các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
? Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa
- Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được. 
? Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được 
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học
- Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã! Chú cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn.
? Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách suy nghĩ của người lớn
- Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa.
- Mặt trăng treo ngang ngọn cây.
- Mặt trăng được làm bằng vàng.
? Sau khi biết rõ công chúa muốn có 1 “Mặt trăng” theo ý nàng chú hề đã làm gì
- Chú tức tốc chạy đến gặp thợ kim hoàn đặt ngay 1 mặt trăng bằng vàng  vào cổ.
? Thái độ của công chúa thế nào
- Vui sướng chạy tung tăng khắp vườn.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 3 em đọc phân vai.
- Thi đọc phân vai
- GV và cả lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
 Luyện viết bài: 
 Năm điều Bác Hồ dạy.
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS viết đúng, viết đẹp như mẫu chữ đứng nét đều trong bài: Năm điều Bác Hồ dạy.
- Hiểu được nội dung bài viết.
II/ Chuẩn bị:
- Vở thực hành luyện viết.
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoat động của GV
Hoat động của HS
A. Bài cũ: 
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- Gv nhận xét .
B. Bài mới: 
1. GTB : Nêu mục đích, Y/C tiết học.
2. Hướng dẫn luyện viết:
? Y/c HS nhận xét câu, chữ viết hoa trong bài.
? Y/c HS nhận xét khoảng cách giữa các con chữ trong tiếng và giữa các tiếng trong câu.
? Y/c HS nêu nội dung bài viết.
- Gv viết mẫu lên bảng.
- Gv theo dõi, nhắc nhở, uốn nắn cho một số HS còn lúng túng.
- Gv thu chấm, nhận xét.
C: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện viết thêm.
- HS kiểm tra trong tổ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài viết.
- HS nêu nhận xét.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- Hs nêu ý kiến .
- HS quan sát GV viết mẫu.
- Hs luyện viết vở nháp.
- Hs viết bài vào vở.
- HS lắng nghe, thực hiện.
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
+ Bài 2:
HS: Đọc đầu bài, nêu lại quy tắc tìm 1 thừa số chưa biết? Tìm số chia chưa biết.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
a) 	x 405 = 86265
x	 = 86265 : 405
x	 = 213
- 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
b) 89658 : x	= 293
x	= 89658 : 293
 x	= 306
+ Bài 3: Tóm tắt
305 ngày: 49410 sản phẩm.
1 ngày: .. sản phẩm.
 Giải:
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất là:
49410 : 305 = 162 (SP)
Đáp số: 162 sản phẩm.
- GV chấm bài cho HS.
2. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Về nhà học và làm bài tập.
Thứ 4 ngày tháng 12 năm 2009
Luyện từ và câu
Luyện tập: Câu kể: Ai làm gì?
I. mục tiêu
- Củng cố kiến thức về mẫu câu kể: Ai làm gì?
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS
II. Các hoạt động dạy học
1. HDHS làm 1 số bài tập sau
* Bài 1: Ghi dấu + vào ô trống trước câu nêu đúng ý, dấu - vào ô trống trước câu nêu sai ý
* Câu kể Ai làm gì? thường có 2 bộ phận là chủ ngữ và vị ngữ
* Bộ phận chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai(con gì, cáigì)?
* Bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi:Làm gì?
* Bộ phận chủ ngữ thờng đứng trớc bộ phận vị ngữ
* Bộ phận vị ngữ có tác dụng làm cho chủ nghĩa rõ nghĩa hơn
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
* Bài 2: Ghi dấu + vào ô trống trớc câu kể Ai làm gì.
* Trong giờ học, bạn Hoà chăm chú nghe cô giáo giảng bài. 
* Trên bầu trời thu trong xanh, từng đám mây trắng nhởn nhơ bay.
* Trong vườn hoa, những bông cúc đủ màu thi nhau khoe sắc.
* Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
* Trong vườn hoa, những bông cúc vàng rực, những bông hồng đỏ thắm, những bông huệ trắng muốt ngát hương.
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở luyện
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- GV chấm 1 số bài, nhận xét
- GV nhận xét , chữa bài trên bảng
* Bài 3: Hãy tìm chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể Ai làm gì? trong bài tập 2
- Gọi HS nêu yc
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét, trả bài
* Bài 4: Víêt 1 đoạn văn kể về những hoạt động của các bạn HS trong giờ ra chơi.
- GV nêu yc
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu
- Gọi 1 số HS đọc bài
- GV nhận xét, cho điểm
2. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ
- Dặn HS về hoàn thành bài.
Thứ 6 ngày tháng năm
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 2 và Dấu hiệu chia hết cho 5
I. Mục tiêu:
	- HS biết dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và không chia hết cho 2 và 5.
	- Nhận biết số chẵn và số lẻ.	
	- Vận dụng các dấu hiệu để giải bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và 5.
II. Đồ dùng: 
Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:	
Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
? Tìm vài số chia hết cho 2
? Tìm vài số không chia hết cho 2
HS: 2, 4, 6, 8, 10
HS: 3, 5, 7, 9, 11
- Một số HS lên bảng viết kết quả vào 2 cột.
- HS quan sát, đối chiếu, so sánh để rút ra kết luận.
? Những số chia hết cho 2 là những số như thế nào?
HS:  là những số chẵn (các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8).
? Những số không chia hết cho 2 là những số như thế nào
HS:  là những số lẻ (các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9).
- GV: Vậy chúng ta muốn biết 1 số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
3. Giới thiệu cho HS số chẵn và số lẻ:
+ Các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn.
Gọi HS nêu ví dụ về số chẵn:
VD: 0, 2, 4, 6, 8
+ Các số không chia hết cho 2 gọi là các số lẻ.
VD: 1, 3, 5, 7, 9
4. GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 (tương tự):
- GV cho HS tìm vài số chia hết cho 5, vài số không chia hết cho 5.
HS: 10, 15, 20, 25, 30, 
9, 11, 12, 13, 24, 26
? Vậy những số chia hết cho 5 là những số như thế nào
-  có tận cùng là 0 hoặc 5.
=> Kết luận: Ghi bảng.
HS: Đọc.
5. Thực hành:
+ Bài 1: 
- GV gọi 1 số HS trả lời miệng.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 1 số em trả lời miệng.
+ Bài 2: 
- GV và cả lớp nhận xét.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm vào vở sau đó GV cho 1 vài HS lên bảng viết kết quả, cả lớp bổ sung.
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 1 vài em lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) 340 ; 342 ; 344 ; 346 ; 348 ; 350.
b) 8347 ; 8349 ; 8351 ; 8353 ; 8355 ; 8357
6. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, làm bài tập.
Tập làm văn
Luyện tập Miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu
- HS được củng cố kiến thức về miêu tả đồ vật
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý
II. Các hoạt động dạy học
1. Đề bài: Hãy tả một đồ chơi em thích nhất
- Gọi HS đọc đề bài
- HDHS phân tích đề
 + Bài văn thuộc thể loại gì?
 + Bài yêu cầu tả cái gì?
 + Hãy nêu bố cục của 1 bài văn miêu tả?
 + Đồ vật em chọn để miêu tả là gì?
- Tổ chức cho cả lớp tìm ý và lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu đồ vật mà em tả
* Thân bài
- Tả bao quát: Hình dáng, kích thước
- Tả những đặc điểm nổi bật
* Kết bài: Nêu tình cảm của em với đồ vật đó
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV thu chấm 1 số bài, nhận xét
2. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ
- Dặn HS về hoàn thành bài
Tập làm văn 
Luyện tập miêu tả đồ vật 
I. Mục tiêu:
- Củng cố giúp HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận.
II. Đồ dùng:
Dàn ý đã chuẩn bị sẵn.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài:
a. Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu:
- GV viết đề bài lên bảng.
HS: 1 em đọc đề bài.
- 4 em đọc 4 gợi ý trong SGK.
- Đọc thầm dàn ý đã chuẩn bị.
- 1 – 2 em đọc dàn ý đã chuẩn bị.
b. Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài:
- Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp.
+ Đọc thầm lại M.
+ Một HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết (kiểu trực tiếp).
+ Một HS nói mở bài (kiểu gián tiếp).
- Một em đọc thầm mẫu trong SGK.
- Một HS giỏi dựa theo dàn ý nói thân bài của mình.
- Chọn cách kết bài:
- Một em trình bày mẫu cách kết bài không mở rộng.
- Một em trình bày mẫu cách kết bài mở rộng.
VD: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi.
3. HS viết bài:
HS: Cả lớp viết bài.
GV tạo không khí yên tĩnh cho HS viết.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
 - Về nhà tập viết cho hay.
Luyện từ và câu
 luyện kiến thức tiếng việt
I. Mục tiêu:
	Củng cố:
- Trong câu kể “Ai làm gì?”, vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật.
	- Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gì?” thường do động từ và cụm động từ tạo thành.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy – học:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
.2 luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc thành tiếng yêu cầu của bài làm bài cá nhân vào vở.
- GV cùng cả lớp chữa bài, chốt lời giải:
- Một số em làm vào phiếu lên dán bảng.
Câu 1: Cha tôi làm  quét sân.
Câu 2: Mẹ đựng  mùa sau.
Câu 3: Chị tôi  xuất khẩu.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và trao đổi theo cặp để làm vào phiếu.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
- Các nhóm nộp phiếu.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự viết đoạn văn có dùng câu kể ai làm gì.
- GV gọi 1 số em đọc đoạn văn của mình và nói rõ câu nào là câu kể “Ai làm gì?”.
VD: Hàng ngày, em thường dậy sớm. Em ra sân tập thể dục. Sau đó em đánh răng rửa mặt. Mẹ đã chuẩn bị cho em bữa sáng thật ngon lành. Em cùng cả nhà ngồi vào bàn ăn sáng. Bố chải đầu, mặc quần áo rồi đưa em đến trường.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học, khen 1 số bạn học tốt.
	- Yêu cầu về nhà học thuộc nội dung câng ghi nhớ.
Sinh hoạt 
sơ kết tuần
 I- Mục tiêu:
 - HS thấy được ưu, khuyết điểm của minh trong tuần qua.
 - Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê; ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện. 
 II – Nội dung sinh hoạt:
 - Lớp vui văn nghệ.
 - Lớp trưởng nhận xét mọi hoạt động của lớp trong tuần qua.
 - Lớp phát biểu ý kiến 
 * GV nhận xét:
 - Về nề nếp :
 Nhìn chung các em đã đi vào nề nếp.Như xếp hàng ra vào lớp, đi học đúng giờ, nghỉ học có giấy phép, truy bài đầu giờ..
 - Về đạo đức:
Nhìn chung trong tuần qua các em đã có tiến bộ rất nhiều. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng chêu đùa nhau quá trớn khóc, cần các em chấm dứt việc đùa như vậy ..
 - Về học tập:
 Một số ban có thái độ học tập rất tốt 
 Một số em chưa chăm học 
 - TD – VS:
 Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp nhìn chung sạch. 
 - Lao động: Các em đều có ý thức tự giác làm tốt nhiệm vụ được giao.
các em đều tích cực không ỉ lại lẫn nhau. Cần phát huy.
 Phương hướng tuần tới: Phát huy những mặt đã làm được khắc phục những tồn tại đã nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi 2 lop 4 tuan 17.doc