Giáo án Buổi 02 - Lớp 4 - Tuần 22

Giáo án Buổi 02 - Lớp 4 - Tuần 22

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU:

- Giúp HS biết quy đồng mẫu số 3 phân số và rút gọn phân số .

- Gây hứng thú học toán cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

-Bảng phụ ghi sẵn các bài tập thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Giới thiệu bài , ghi bảng.

2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Bài tập 1. Quy đồng mẫu số các phân số.

 - GV viết đề bài lên bảng.

- HS nêu yêu cầu bài tập

- GV hướng dẫn học sinh quy đồng mẫu số 3 phân số.

- GV quan sát, giúp đỡ học sinh yếu.

- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.

- HS khác nhận xét.

- GV chữa bài.

 

doc 8 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi 02 - Lớp 4 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết quy đồng mẫu số 3 phân số và rút gọn phân số .
- Gây hứng thú học toán cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-Bảng phụ ghi sẵn các bài tập thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài , ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1. Quy đồng mẫu số các phân số.
 - GV viết đề bài lên bảng.
HS nêu yêu cầu bài tập 
 GV hướng dẫn học sinh quy đồng mẫu số 3 phân số.
GV quan sát, giúp đỡ học sinh yếu.
Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
HS khác nhận xét.
GV chữa bài. 
 a) ; và 
 = = ; = = ; = = 
 Vậy quy đồng mẫu số của ; và được ; ; 
 b) ; và 
 = = ; = = ; = = 
 Vậy quy đồng mẫu số của ; và được ; ; 
Bài tập 2 : Rút gọn phân số.
 a) = b) = 
HS nêu yêu cầu bài tập.
GV cùng HS làm phần a)
GV giúp HS nhận ra tử số và mẫu số đều là số có 2 nhóm chữ số giống nhau được lặp lại. HS thực hiện phép chia tử số cho 14 và mẫu số cho 15 để được thương bằng 101. Vận dụng tính chất cơ bản của phân số chia cả tử số và mẫu số cho 101 được 
GV yêu cầu HS tự làm phần b) vào vở. 
Một HS lên bảng làm. 
Lớp nhận xét, GV chữa chung. 
 = = 
Bài tập 3 : Chophân số tìm một số tự nhiên sao cho khi tử số cộng với số đó và giữ nguyên mẫu số thì được phân số mới bằng 
GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
HS nêu yêu cầu bài tập.
Cho HS trao đổi nhóm đôi làm bài.
Đại diện một số nhóm phát biểu.
HS nhận xét, GV chữa bài.
Bài giải
 Ta có : = = 
Vậy số tự nhiên phải tìm là : 25 – 17 = 8
 Đáp số : 8
Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS làm bài tốt.
Dặn HS về xem lại bài. 
**********************************************************************
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: BÀN TAY MẸ
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh thuộc lời bài hát “ Bàn tay mẹ”
- Tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa.
- Học sinh mạnh dạn ca hát và tham gia biểu diễn trước lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Bảng phụ viết sẵn lời bài hát“Bàn tay mẹ”.
Một số động tác phụ họa hai bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Giới thiệu bài, ghi bảng.
 2.Hướng dẫn học sinh ôn tập từng bài hát.
Hoạt động 1.
-Giáo viên cho cả lớp hát bài “ Bàn tay mẹ” và vỗ tay theo nhịp.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh.
- Học sinh hát và thực hiện sửa sai.
Hoạt động 2.
- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp động tác phụ họa.
-Một số học sinh xung phong lên bảng hát và thực hiện các động tác phụ họa.
-Giáo viên nhận xét, góp ý thêm cho học sinh thực hiện động tác phù hợp nội dung bài. 
 3.Củng cố, dặn dò:
Học sinh xung phong lên bảng hát và tập biểu diễn bài hát.
Giáo viên nhận xét,tuyên dương học sinh có ý thức học tập tốt.
Dặn học sinh về nhà luyện hát thuần thục bài hát và tập các động tác phụ họa cho nhuần nhuyễn.
*********************************************************************
Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2010
Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm chắc cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể ai thế nào?
- Cách xác định chủ ngữ của loại câu này.
- Biết bổ sung chủ ngữ vào câu để trở thành câu kể ai thế nào?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	A/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu kể ai thế nào? dùng để làm gì?
- Chủ ngữ của câu trả lời cho câu hỏi nào?
 (2 HS trả lời, GV nhận xét cho điểm)
	B/ Dạy bài mới:
	1, Giới thiệu bài, ghi bảng:
	2, Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1: Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn trích dưới đây. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của câu vừa tìm được.
	Tay mẹ không trắng đâu. Bàn tay mẹ rám nắng, Các ngón tay gầy gầy, xương xương. Hai bàn tay xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích. Hàng ngày đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc.
	 Nguyễn Thị Xuyến
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS thảo luận nhóm để tìm những câu kể ai thế nào?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Cho 1HS lên bảng xác định chủ ngữ của từng câu.
 Bài 2: Chủ ngữ trong các câu kể Ai thế nào ? tìm được ở bài tập 1 biểu thị nội dung gì?Chúng do danh từ hay cụm danh từ tạo thành?
- GV nêu lần lượt từng câu hỏi, HS trả lời.
- GV ghi nhanh lên bảng những ý đúng.
 Bài 3: Đặt 3 câu kể ai thế nào? tả cảnh vật trong tranh minh họa của chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu”. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của từng câu?
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh. 
- Dành thời gian cho HS suy nghĩ để đặt câu.
- HS nêu miệng, GV nhận xét, khuyến khích những em đặt câu hay, phù hợp nội dung tranh.
	3, Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại những bài vừa làm miệng.
******************************************
Hoạt dộng ngoài giờ
Giới thiệu phòng ngừa thảm họa
BÀI 6 : CÁC HIỂM HỌA KHÁC
I.MỤC TIÊU:
- GV giới thiệu với HS một số hiểm họa khác ảnh hưởng tới nước ta.
- HS nắm được khái niệm, nguyên nhân, tác hại của giông và sét, lốc, mưa đá, hỏa hoạn.
- HS biết được những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi xảy ra các hiểm họa trên.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên và HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan tới các loại hiểm họa trên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Giới thiệu bài.
Tổ chức hoạt động :
Hoạt động 1: Giông và sét
GV nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về giông và sét.
Đại diện nhóm phát biểu, GV nhận xét, kết luận.
Gọi HS nêu tác hại của giông và sét.
HS nhận xét, bổ sung. GV nêu kết luận.
HS quan sát các tranh ảnh có liên quan đến giông và sét
Giới thiệu cho HS những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi có giông và sét.
 Hoạt động 2 : Lốc
GV nêu khái niệm, nguyên nhân, tác hại của lốc cho HS nắm được.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để nêu những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình.
HS phát biểu, GV nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 3 : Mưa đá
GV cho HS quan sát tranh ảnh về mưa đá.
GV giới thiệu cho HS hiểu về mưa đá, nguyên nhân, tác hại và cách đề phòng.
 Hoạt động 4 : Hỏa hoạn
 - GV cho HS biết hỏa hoạn là những đám cháy mà con người không kiểm soát được. Hỏa hoạn có thể xảy ra ở khu dân cư, trên vùng đất trồng trọt hoặc trong rừng.
 - GV cho HS thảo luận nhóm bàn về nguyên nhân, tác hại của hỏa hoạn.
 - HS các nhóm phát biểu, GV nhận xét, kết luận.
 Hỏi :+ Các em làm gì để ngăn ngừa hỏa hoạn ?
 + Khi xảy ra hỏa hoạn, cần làm gì để bảo vệ gia đình và bản thân.
GV cho HS quan sát tranh ảnh minh họa.
Nhấn mạnh để HS nắm được những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình .
Củng cố, dặn dò :
GV tóm tắt bài.
Dặn HS về vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng chống thảm họa.
********************************************************************
Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2010
Toán
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS củng cố về so sánh hai phân số khác mẫu số.
- Gây hứng thú học toán cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1. So sánh hai phân số
a) và b) và c) và 
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
GV cho HS làm bài tập 1 vào vở.
Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
HS khác nhận xét, GV chữa bài. 
 Kết quả: a) c) < 
Bài 2. Rút gọn rồi so sánh hai phân số
 a) và b) và 
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- GV giúp đỡ HS yếu. 
- 2 HS lên bảng chữa, HS khác nhận xét.
- GV chữa chung.
 a) và Ta có: = = ; = = 
 Vì > nên > 
 b) và Ta có: = = ; = = 
 Vì < nên < 
3.Củng cố , dặn dò:
 - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại các bài tập.
**********************************
Hướng dẫn thực hành
Tập làm văn:LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách quan sát cây cối theo trình tự.
- Sử dụng từ ngữ để nhận xét thật chính xác.
- Ghi lại những điều quan sát được thành một dàn bài .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	A/ Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là miêu tả?
- Khi miêu tả cây cối ta thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
 (2 HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm)
	B/ Dạy bài mới:
	1, Giới thệu bài, ghi bảng:
	2, Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1: Hãy đọc đoạn văn tả hoa giấy sau và trả lời câu hỏi:
Hoa giấy
	Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bẫng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời... Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Môic cách hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.
	Trần Hoài Dương
	a, Tác giả quan sát theo trình tự nào?
	b, Những câu văn nào tả màu sắc của hoa giấy?
	c, Những câu văn nào phải dùng liên tưởng, tưởng tượng để tả? Chúng tả cái gì?
	d, Em thích những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn? vì sao?
- HS khá đọc bài.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm trước khi trả lời.
- Đại diện nhóm nêu kêt quả thảo luận, GV nhận xét chốt lại ý đúng.
 Bài 2: 
	a, Trước cổng nhà em hay khu nhà nơi em ở, trên đường em đi học hay giữa sân trường, có một cái cây cho bóng mát. Em hãy tả lại cây đó.
	b, Đọc lại bài văn em vừa viết và trả lời câu hỏi sau:
	?Bài văn em viết có mấy đoạn, mỗi đoạn nói gì?
	?Em đã quan sát cây theo trình tự nào?
	?Em đã quan sát bằng những giác quan nào?
	?Em có sử dụng hình ảnh so sánh, nhận hóa không? 
- HS đọc đề bài và phân tích yêu cầu của bài.
- HS lần lượt giới thiệu cái cây mà mình định tả.
- Hướng dẫn HS lập dàn ý, làm bài.
- Chọn vài bài hay đọc trước lớp để nhận xét.
	3, Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa hoàn thành bài 2 về nhà làm tiếp cho xong.
*********************************************************************
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu : VẼ CÁI CA VÀ QUẢ
I,MỤC TIÊU:
- HS biết cách vẽ theo mẫu cái ca và quả.
- HS vẽ được hình cái ca và quả theo mẫu.
- Sắp xếp hình vẽ cân đối , hình vẽ gần với mẫu.
II.CHUẨN BỊ:
GV : Mẫu vẽ, hình gợi ý cách vẽ.
HS : Giấy vẽ, chì, màu, tẩy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Bài mới :
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
GV giới thiệu mẫu , gợi ý để HS nhận xét về hình dáng, vị trí của mẫu, màu sắc, độ đậm nhạt của mẫu.
Một số HS nêu nhận xét.
GV kết luận.
Hoạt động 2 : Cách vẽ cái ca và quả.
GV cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ.
Nhắc HS nhớ lại trình tự bài vẽ theo mẫu đã học.
Lưu ý HS các nét vẽ cần có độ đậm nhạt thay đổi. Vẽ xong hình có thể vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
Hoạt động 3 : Thực hành
HS thực hành vẽ theo mẫu.
GV quan sát chung, hướng dẫn HS còn lúng túng.
 Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ của HS dính lên bảng.
HS nhận xét, xếp loại bài vẽ về bố cục, tỉ lệ, hình vẽ.
GV nhận xét, tuyên dương những HS có bài vẽ đẹp.
 3. Dặn dò :
 Chuẩn bị bài sau :Tập nặn tạo dáng.
Ban giám hiệu kí duyệt
	 Ngày/ ./ 2010	
.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 BUOI 2 TUAN 22.doc