Giáo án Khối 4 - Tuần 32 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 32 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Toán ÔN TẬP VỀ PHÉP TÍNH CÁC SỐ TỰ NHIÊN (TT)

I. Mục tiêu;

- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số).

- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.

- Biết so sánh số tự nhiên.

II. Chuẩn bị: bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 32 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 32
Thứ ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Sáu 
24/4
Tập đọc
Toán
Khoa học
Kể chuyện
63
156
63
32
Vương quốc vắng nụ cười
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tt)
Động vật ăn gì để sống?
Khát vọng sống
Bảy
25/4
Đạo đức
Chính tả
Toán 
LTV câu
Thể dục
32
32
157
63
63
Ôn tập
Vương quốc vắng nụ cười
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tt)
Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
Môn thể thao tự chọn. TC: Dẫn bóng
Hai 
27/4
Tập đọc
Toán 
Địa lí 
TLVăn 
Kĩ thuật
64
158
32
63
32
Ngắm trăng – không đề
Ôn tập về biểu đồ
Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
Lắp ôtô tải (t2)
 Ba 
 28/4
LTVCâu
Lịch sử
Toán 
Mĩ Thuật
Thể dục
64
32
159
32
64
Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
Kinh thành Huế
Ôn tập về phân số
Vẽ trang trí: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh
Môn TT tự chọn: Nhảy dây
Tư 
29/4
Âm nhạc
TLVăn
Toán 
Khoa học
Sinh hoạt lớp
32
64
160
64
Học bài hát tự chọn
LTXD mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật
Ôn tập về các phép tính với phân số
Trao đổi chất ở động vật
Tổng kết tuần 31
Thứ sáu, ngày 24 tháng 4 năm 2009
Tập đọc 	VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
- Hiểu nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, bùn chán. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị: bảng phụ ghi đoạn văn đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS đọc bài “Con chuồn chuồn nước”, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài thuộc chủ điểm :Tình yêu và cuộc sống, bài học“ Vương quốc vắng nụ cười”
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và giới thiệu về tranh 
HĐ1:Hướng dẫn luyện đọc:
- GV cho HS chia đoạn.
- GV cho HS nối tiếp luyện đọc đoạn, kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa; giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài. 
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng rõ ràng, chậm rãi (như phần mục tiêu đã nêu).
HĐ 2 Tìm hiểu bài
GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi:
- Tìm những chi tiết cho thấy ở vương quốc này rất buồn.?
- Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
- Kết quả ra sao?
- Nêu nội dung của đoạn văn?
+ Điều gì bất ngờ sảy ra ở phần cuối đoạn này? Thái độ của vua như thế nào? Ta sẽ học ở tuần sau.
HĐ3 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn một tốp HS đọc truyện theo cách phân vai, giúp các em biết đọc 
đúng, đọc diễn cảm lời các nhân vật.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đọan theo cách phân vai .
C. Củng cố dặn dò:
- GV củng cố nội dung bài học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Học sinh đọc tiếp nối 3 đoạn của bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS quan sát và nêu nội dung tranh.
- Hs nêu các đoạn.
-HS đọc tiếp nối 3 đoạn: luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa một số từ ngữ phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1-2 HS đọc cả bài.
- HS theo dõi.. 
- HS trả lời 
- TB-Y trả lời 1 đến 3 chi tiết
- Vì cư dân ở đó không sai biết cười.
- Vua cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài, chuyên về môn cười.
- Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội. 
- HS nêu như mục I.
-HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn trước lớp
 - HS theo dõi.
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. 
- HS đọc phân vài và thi đọc trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi, chuẩn bị bài sau.
Toán 	ÔN TẬP VỀ PHÉP TÍNH CÁC SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. Mục tiêu;
- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số).
- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.
- Biết so sánh số tự nhiên.
II. Chuẩn bị: bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ 
- Chữa bài tập 2 VBTT 
- GV cho nhận xét , GV nhận xét.
2 Bài mới 
GTB : GV giới thiệu nội dung tiết học. 
HĐ1 Củng cố về đặt tính và tính(phép nhân, phép chia)
Bài 1 :Đặt tính 
- GV yêu cầu HS làm bài và chữa 
- GV nhận xét đúng, sai.
- GV cho 2 HS nêu lại cách đặt tính, cách tính của phép nhân, phép chia. 
HĐ2: Củng cố về tìm thành phần chưa biết.
Bài 2 : Tìm x 
- GV yêu cầu làm bài và chữa. 
- GV nhận xét và chữa. 
- Tìm thừa số(số bị chia) chưa biết, ta làm thế nào? 
HĐ3:Củng cố về phép nhân, phép chia.
- GV quan tâm tới đối tượng HS học chưa tốt.
Bài 4 : GV yêu cầu HS điền dấu , = vào ô trống 
- GV nhận xét Củng cố về nhân chia nhẩm với 10, 100 , nhân nhẩm với 11
3. Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Về học bài chuẩn bị bài sau.
- 2HS làm và chữa , lớp nhận xét 
- HS chuẩn bị sách và vở 
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tìm hiểu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS chữa bài. 
- 2 HS nêu.
Lớp nhận xét 
- HS làm và 2 HS chữa bài. 
a,40 x X =1400 b, X : 13 = 205
 X =1400 : 40 X = 205 x13
 X=35 X = 2665
- Lớp nhận xét 
- HS nêu, lớp theo dõi, nhận xét. 
- Hs làm bài và chữa vào bảng phụ. 
- Lớp nhận xét.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
Khoa học 	 ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số động vật và thức ăn của chúng.
II. Chuẩn bị: tranh, ảnh sưu tầm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: 
- Điều kiện để động vật có thể sống và tồn tại. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
HĐ1: Nhu cầu về thức ăn của các loài động vật khác nhau. 
- GV cầu học sinh làm việc theo nhóm:
+ Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh của những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau mà các thành viên trong nhóm đã sưu tầm.
+ Sau đó phân chúng thành các nhóm:
 Nhóm ăn thịt.
 Nhóm ăn cỏ cây.
 Nhóm ăn hạt.
 Nhóm ăn sâu bọ.
 Nhóm ăn tạp...
- HS nêu: Động vật sống được cần có không khí, nước, thức ăn và ánh sáng; lớp nhận xét.
- Làm việc theo nhóm
- Một số học sinh kể trước lớp.
- HS xung phong xếp các con vật thành các nhóm: ăn thịt, ăn cỏ cây, ăn hạt, ăn sâu bọ và ăn tạp.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Kết luận : Phần lớn thời gian sống của động vật dành thời gian cho việc kiếm ăn. Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có các loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, ăn sâu bọ, ăn tạp.
HĐ2. Trò chơi "Đố bạn con gì"?
- HS đeo hình vễ bất kì con vật nào trong số những con vật đã sưu tầm mang đến lớp.
- HS đeo hình vẽ và đặt câu hỏi đúng sai đoán xem là con gì?
B. Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học.
- HS chơi theo dự hướng dẫn của GV.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc phần bạn cần biết.
Kể chuyện 	KHÁT VỌNG SỐNG
I. Mục tiêu:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (bt1); bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).
II. Chuẩn bị:tranh minh họa
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: 1-2 HS kể lại một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
B. Bài mới :
Giới thiệu bài “Khát vọng sống”.
HĐ1 .GV kể chuyện:
- GV kể lần 1 (kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện)
- GV kể lần 2 (có tranh minh hoạ)
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a) KC trong nhóm
Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ. 
- HS kể từng đoạn cuả câu chuyện theo nhóm 2,3 em. 
- Cá nhân kể lại toàn câu chuyện
- Cả nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện mỗi em kể tòan bộ câu chuyện. 
b) Thi KC trước lớp.
- 1 vài tốp HS thi kể từng đoạn câu chuyện 
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
- Mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều phải trả lời các câu hỏi 
- Cả lớp và GV nhận xét tính điểm.
3. Củng cố - dặn dò:(lồng ghép GDMT)
- GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện trên cho người thân
- Dặn HS đọc trước yêu cầu và gợi ý bài KC tiếp theo
2 hs lần lượt kể lại- Lớp theo dõi
- HS mở sgk.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe + quan sát tranh
- HS kể từng đoạn cuả câu chuyện theo nhóm 2 hoặc 4 em
- Từng HS kể. Cả nhóm cùng trao đổi về nội dung câu chuyện
- HS kể cá nhân từng đoạn
- HS kể cá nhân toàn bộ câu chuyện
- HS kể + Trả lời câu hỏi 
- Cả lớp bình chọn bạn KC hay nhất
- 1 HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện
- HS đọc trước yêu cầu và gợi ý bài KC tiếp theo.
Thứ bảy, ngày 25 tháng 4 năm 2009
Đạo đức 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
Chính tả 	 VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
- Nghe – viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ, hoặc bài tập do GV soạn.
II. Chuẩn bị: phiếu viết nội dung bài tập 2b
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/KTBC: 5’
- GV cho 2 HS đọc mẫu tin Sa mạc đen), nhớ và viết lại tin đó trên bảng lớp đúng chính tả.
 B/Bài mới : 30’
* GTB: GV giới thệu bài học .
HĐ1 HD nghe - viết chính tả .
- GV đọc đoạn văn viết trong bài “Vương quốc vắng nụ cười”.
- Trong đoạn viết có những từ ngữ nào khó viết?
+ Lưu ý HS cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ dễ viết sai.
- Đọc cho HS viết bài .
- Đọc lại bài .
- GV chấm chữa bài .
HĐ2: HD HS làm bài tập chính tả .
Bài2b: 
- Gv cho HS đọc yêu cầu đề.
- GV dán lên bảng 2 tờ phiếu cho 2 nhóm lên thi tiếp sức. 
- GV cho HS nhận xét hai nhóm chơi, chọn nhóm thắng cuộc.
+ GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
- Gv cho 2 HS đọc lại câu chuyện
C/Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại và kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Lớp chuẩn bị bài sau.
- 1 HS viết bài.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS mở SGK,theo dõi vào bài .
- HS theo dõi và đọc thầm đoạn viết.
- 2 HS đọc lại đoạn viết.
+ HS nêu: kinh khủng, rầu rĩ, lạo xạo, .. 
+ HS theo dõi.
+ HS viết bài vào vở ,
+ HS soát bài .
- HS đọc thầm câu chuyện vui, làm vào VBT.
+ Mỗi dãy cử 4 bạn lên tham gia chơi trò chơi thi tiếp sức.
b, (Người không biết cười): nói chuyện, dí dỏm, hóm hỉnh, công chúng, nói chuyện, nổi tiếng
- 2 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS theo dõi.
Toán 	 ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. Mục tiêu:
- Tính được giá trị biểu thức có chứa hai chữ.
- Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên.
- Biết giải các bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.
II. Chuẩn bị: bảng phụ viết sẵn bài 4
III. C ...  hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng bên bờ sông Hương, đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.
- Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra, vào, nằm giữa kinh thành là Hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
II. Chuẩn bị: phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
2. Bài mới: 
HĐ1: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “Nhà Nguyễn  các công trình kiến trúc.”
- Yêu cầu HS mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế.
HĐ2: Thảo luận nhóm
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu HS xem tranh, ảnh SGK. Nhận xét về những nét đẹp của các công trình đó.
- GV hệ thống lại sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện, lăng tẩm ở kinh thành Huế.
- GV kết luận: Kinh thành Huế là một công trình sáng tạp của nhân dân ta. Ngày 11/12/1993, UNESCO đã công nhận Huế là một Di sản Văn hóa thế giới.
3. Củng cố - dặn dò:( lồng ghép GDMT)
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị ôn tập
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn
- 1 HS trả lời
- Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả làm việc.
- Rút ra bài học – HS đọc ghi nhớ
Toán 	ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Thực hiện so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ ; Chữa bài tập 3 VBTT 
- Gv nhận xét và ghi điểm 
B. Bài mới 
HĐ1 Củng cố khái niệm về phân số: 
Bài 1:Gv yc hs làm bài và chữa 
- Gv yc hs làm bài và chữa bài 
- Gv nhận xét 
HĐ2. Củng cố về quy đồng mẫu số các phân số và rút gọn phân số 
Bài 3 :Rút gọn các phân số 
- Gv yc hs làm và chữa bài 
- GV nhận xét 
Bài 4:Quy đồng mẫu số các phân số 
- GV yc hs làm bài và chữa 
- Gv :muốn quy đồng mẫu số các phân số ta làm thế nào 
- Bài 5: Sắp xếp các phân số theo TT tăng dần 
- GV yc hslàm bài và chữa 
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Về làm bài ở nhà
3 HS chữa –Lớp nhận xét 
- HS theo dõi và mở sgk.
- Hs đọc yc ,làm bài và chữa 
- Khoanh vào H3 
- Lớp nhận xét 
Lớp nhận xét 
- 2 HS chữa bài
Lớp nhận xét
Bài 4
- 2 HS chữa bài và ; và 
- Lớp nhận xét
- Hs đọc yc ,làm bài và chữa 
- 1 HS chữa bài:
- 1 HS nêu cách quy đồng mẫu số
- Học bài ở nhà.
Mĩ thuật 	VẼ TRANG TRÍ: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH
I. Mục tiêu:
- Hiểu được hình dáng, cách trang trí của chậu cảnh.
- Biết cách tạo dáng và trang trí một chậu cảnh.
- Tạo dáng và trang trí được chậu cảnh theo ý thích.
II. Chuẩn bị: ảnh một số loại chậu cảnh đẹp, hình gợi ý cách vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét.
B Bài mới :
*Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học
HĐ1: Quan sát nhận xét.
- GV đưa ra các tranh ảnh yêu cầu HS và trả lời câu hỏi:
+ Chậu cảnh có những loại chậu nào?
+ Nêu đặc điểm của từng loại chậu?
HĐ2 Hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
- GV đưa hình gọi ý YC HS quan sát và nắm cách tạo dáng trang trí.
- GV hướng dẫn theo hình gợi ý.
HĐ3 Thực hành
 - GV cho HS làm việc cá nhân.
- GV quan sát giúp đỡ một số HS còn lúng túng
HĐ4: Nhận xét đánh giá
- YC hs trình bày sản phẩm.
- GV cùng hs nhận xết một số bài về:
+ Hình dáng ,cách trang trí.
- GV bổ xung chọn các bài đẹp làm tư liệu
3 Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
- GV nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện theo y/c.
- Mở SGK.
- HS quan sát tranh ảnh và trả lới câu hỏi:
+Có chậu HCN, H- trụ , H – cầu.....
+ Có loại chậu miệng rộng đáy thu lại các chậu khác nhau thì có cách trang trí khác nhau...
- HS quan sát hình gợi ý và nhận ra cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh
+ Phác khung hình của chậu: chiều cao, ngang cân đối với tờ giấy.
+ vẽ trục đối xứng, tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu: miệng ,thân, đế.
+ phác nét thẳng để tìm nét chung của chậu cảnh.
+ Vẽ nét chi tiết rạo dáng chậu, vẽ hình mảng trang trívix hoạ tiết vào các hình mảng,vẽ màu.
- HS lấy vở thực hành .
- HS hoàn thành ngay tại lớp .
- HS trình bày sản phẩm 
- HS đánh giá xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
- 1hs nhắc lại
- Chuẩn bị bài ở nhà.
Thể dục 	 	MÔN TỰ CHỌN – NHẢY DÂY
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi.
- Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích – ném bóng (không có bóng và có bóng).
- Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
II. Chuẩn bị: sân trường, còi, dây nhảy, cầu, bóng
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Phần mở đầu:( 6 -> 10 phút ) 
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài tập.
- Cho HS chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Tập 1 số động tác của bài TD phát triển chung
B. Phần cơ bản:( 18 -> 22 phút ).
* HĐ1: môn tự chọn
- GV hướng dẫn HS chơi 2 môn: đá cầu và ném bóng
 + Đá cầu: ôn tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu theo nhóm 2 người.
 + Ném bóng: ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị, ngắm đích, ném đích
* HĐ2:nhảy dây
- Ôn kiểu chân trước chân sau.
- Thi vô địch tổ tập luyện
C. Phần kết thúc:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Hướng dẫn HS tập một số động tác thể dục hồi tĩnh .
- Dặn HS về nhà tập lại các động tác thể dục vừa học.
- HS tập hợp theo đội hình bốn hàng ngang .
- Lớp trưởng điều khiển
- GV chia khu vực tập luyện và tổ trưởng điều khiển cho HS trong tổ tập.
- HS tập đồng loạt theo đội hình bốn hàng ngang theo sự hướng dẫn của GV.
- HS thi tập theo tổ .
- HS theo dõi .
- HS tìm hiểu luật chơi và tiến hành chơi theo sự hướng dẫn của GV
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV theo đội hình vòng tròn.	
- Về nhà ôn lại theo nội dung GV dặn.
TLV 	 LTXD MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập.
- Bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật yêu thích.
II. Chuẩn bị: vài tờ giấy khổ rộng
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: GV yêu cầu 2 HS đọc đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật đã quan sát (BT2) tiết TLV trước.
2.Bài mới:
HĐ1: Củng cố kiến thức về đoạn văn 
Bài tập1:Đọc bài văn và trả lời câu hỏi 
- 1 HS đọc nội dung BT1
- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu mở bài: trực tiếp, gián tiếp; các kiểu kết bài: mở rộng, không mở rộng.
a) Tìm đoạn mở bài và kết bài 
b) Các đoạn giống những cách mở bài và kết bài nào mà em đã được học ?
Em có thể chọn những câu nào trong bài văn trên để 
-Mở bài theo cách trực tiếp ?
-Kết bài theo cách không mở rộng 
- GV kết luận câu trả lời đúng
HĐ2 :Củng cố cách viết đoạn văn 
Bài tập 2:
- GV phát phiếu cho một số HS
- GV nhận xét
- GV mời những HS làm bài trên giấy dàn bài lên bảng lớp
- GV cho điểm những HS có đoạn mở bài tốt
Bài tập 3:Viết đoạn kết bài tả con vật 
3: Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà sửa chữa, viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau làm bài viết tại lớp.
- 1 HS đọc – Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS cả lớp đọc thầm 
- HS phát biểu – Cả lớp nhận xét
Đoạn mở bài 2 câu đầu- 
Mùa xuân trăm hoa đua nở ...Là mùa công chúa (mở bài gián tiếp )
- Đoạn kết bài :câu cuối :Quả không ngoa ...rừng xanh (Kết bài mở rộng )
- Mở bài kiểu trực tiếp : mùa xuân là mùa công chúa 
Kết bài theo kiểu không mở rộng : Chiếc ô màu sắc đẹp ...ấm áp 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2
- HS viết đoạn văn vào vở 
- HS đọc tiếp nối đoạn mở bài của mình. 
- Lớp nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu. HS làm bài và đọc bài 
- Lớp nhận xét 
- Về ôn lại bài 
Toán 	ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được cộng, trừ phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Chữa bài 2 VBT 
- GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới:
HĐ1 Củng cố kĩ năng thực hiện các phép cộng và trừ phân số.
- Bài 1,2 sgk
- YC hs làm bài vào vở
- Gọi hs lên bảng chữa
- GV nhận xét ghi điểm.
- YC HS nêu cách quy đồng mẫu số 2 phân số
HĐ2 Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng ,trừ 
Bài 3 
- YC hs làm bài vào vở
- Gọi hs lên bảng chữa
- GV nhận xét ghi điểm
- GV hs nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng ,trừ ,tính diện tích
3 Củng cố dặn dò :
Nhận xét giờ học 
 Dặn làm VBT
- 2 HS lên bảng chữa bài – Lớp nhận xét
- HS mở sgk.
- HS làm bài và chữa 
Bài 1:2hs lên bảng chữa 
a); b) 
Bài 2:a)-
Bài 3
b) 
x = 1- ; x = ;x =
- Về làm bài tập ở VBT
Khoa học 	TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ôxi và thải ra các chất cặn bã, khí các – bô – níc, nước tiểu,
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ.
II. Chuẩn bị: giấy, but vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Phân loại một số động vật theo thức ăn của chúng?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới: 
HĐ1. Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật
 Bước1:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 128 SGK và trả lời câu hỏi :
+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình?
+ Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật (ánh sáng, nước, thức ăn) có trong hình.
+ Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung (không khí) .
Bước2.
- GV gọi một số HS lên trả lời câu hỏi :
+ Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
+ Qúa trình trên được gọi là gì?
 HĐ2. Thực hành về sơ đồ trao đổi chất ở động vật. 
Bước 1.
- GV chia nhóm, phát giấy vẽ cho các nhóm. 
Bước 2.
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành vẽ.
Bước 3.
 - Gọi các nhóm trình bày. 
C: Củng cố dặn - dò:( lồng ghép GDMT) 
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
Nhận xét tiết học.
- 2 hs trả lời.
Lớp nhận xét
- Hs lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm.
- Một số học sinh nêu kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ.
- Các nhóm tiến hành vẽ quá trình trao đổi chất của động vật.
- Các nhóm trình bày sản phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_32_chuan_kien_thuc_ki_nang_2_cot.doc