Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hảo

Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hảo

I. MỤC TIÊU :

 - Rèn luyện kỹ năng viết chữ đúng, đều và đẹp.

 - Rèn tính cẩn thận cho HS.

 -Giáo dục HS yêu thích chữ đẹp ,có tính kiên trì .

II. ĐỒ DÙNG :

 - HS :vở luyện viết chữ đẹp.

 -GV chuẩn bị mẫu chữ in hoa.

III. CÁC HĐ DAY VÀ HỌC :

 1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài viết chữ đẹp số 20. Nêu mục đích yêu cầu giờ học.

 2.GV lần lượt giới thiệu từng chữ, các nét chữ .để HS quan sát.

 - HS viết từng chữ vào vở nháp:R , Cam Ranh ,.

 -GV phân tích độ cao,khoảng cách các chữ ,.kiểu chữ đứng.

 -HS lần lượt viết trên vở nháp.

 3.GV cho HS lần lượt viết vở từng dòng theo chữ mẫu:r,rạng rỡ ,rạo rực ,R,Cam Ranh,Rộng bụng hơn rộng nhà ,.

 -GV hướng dẫn khoảng cách chữ ,độ cao,cách viết từ.

 - HS lần lượt viết vở từng dòng .

 -GV theo dõi giúp đỡ HS viết còn xấu.

 4. GV thu vở chấm .Nhận xét.

 -GV tổ chức cho HS bình chọn bài viết đẹp nhất.

 5.Củng cố dặn dò :

 -Tuyên dương HS viết đúng,đều và đẹp.

 -Về nhà luyện viết vở nháp kiểu chữ đứng.

 

doc 10 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ tư, ngày 13 tháng 1 năm 2010
Mĩ thuật
Vẽ tranh:Đề tài Ngày hội quê em
 (Giáo viên bộ môn soạn - Dạy )
Tiếng việt
Luyện viết chữ đẹp bài 20
I. Mục tiêu :
 - Rèn luyện kỹ năng viết chữ đúng, đều và đẹp.
 - Rèn tính cẩn thận cho HS.
 -Giáo dục HS yêu thích chữ đẹp ,có tính kiên trì .
II. Đồ dùng :
 - HS :vở luyện viết chữ đẹp.
 -GV chuẩn bị mẫu chữ in hoa.
III. Các HĐ day và học :
 1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài viết chữ đẹp số 20. Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
 2.GV lần lượt giới thiệu từng chữ, các nét chữ ...để HS quan sát.
 - HS viết từng chữ vào vở nháp:R , Cam Ranh ,....
 -GV phân tích độ cao,khoảng cách các chữ ,....kiểu chữ đứng.
 -HS lần lượt viết trên vở nháp.
 3.GV cho HS lần lượt viết vở từng dòng theo chữ mẫu:r,rạng rỡ ,rạo rực ,R,Cam Ranh,Rộng bụng hơn rộng nhà ,........
 -GV hướng dẫn khoảng cách chữ ,độ cao,cách viết từ.
 - HS lần lượt viết vở từng dòng .
 -GV theo dõi giúp đỡ HS viết còn xấu.
 4. GV thu vở chấm .Nhận xét.
 -GV tổ chức cho HS bình chọn bài viết đẹp nhất.
 5.Củng cố dặn dò :
 -Tuyên dương HS viết đúng,đều và đẹp.
 -Về nhà luyện viết vở nháp kiểu chữ đứng.
 Toán 
Ôn về các dấu hiệu chia hết
I.Mục tiêu:Giúp HS :
-Củng cố lại các dấu hiệu chia hết đã học 
-Vận dụng tốt các dấu hiệu chia hết vào làm toán.
II.Đồ dùng dạy học :
 vở luyện toán tập 2.
III.Các hoạt động dạy học :
 1.Giới thiệu bài :
 2 .Hướng dẫn làm và chữa các bài tập trong vở luyện toán .
 Bài 1 :Trong các số 265 ;840 ;358 ;143 ;3000; 2895 ;1010 ;721.
 a,Số nào vừa chia hết cho 2vừa chia hết cho 5? 
 b,Số nào chia hết cho 2nhưng không chia hết cho 5?
 c,Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2?
 d,Số nào không chia hết cho cả 2 và 5?
 - HS đọc yêu cầu của bài .
 - HS tự làm bài . 
 -Dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo cho nhau.
 -GV cùng cả lớp nhận xét .
Bài 2 :Viết hai số,mỗi số có ba chữ số và :
a,Chia hết cho 2; b,Chia hết cho 5;
 c,Chia hết cho 9; d,Chia hết cho 3; 
e,Chia hết cho cả 2 và 5; g,Chia hết cho cả 2 và 3;
h,Chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3; 
-HS tự viết .Gọi một số HS đọc các số của mình .
-NHận xét . 
Bài 3 :Tìm chữ số thích hợp để điền vào ô trống sao cho:
a,...32 chia hết cho 3 ;
b,8...1 chia hết cho 9 ;
c,69... chia hết cho cả 2 và 5;
d,43.. chia hết cho cả 5 và3 ;
e,43.. chia hết cho cả 2 và 9 ;
Cách thực hiện như bài 1.
IV. Củng cố - dặn dò:
GV chấm và nhận xét bài.
Dặn dò HS ôn lại các bài tập.
Thứ năm, ngày 14 tháng 1 năm 2010
Thể dục
Di chuyển hướng phải ,trái .
Trò chơi :Thăng bằng
 ( Đã soạn ở giáo án buổi 1 )	
 Toán 
Ôn về các dấu hiệu chia hết
I.Mục tiêu:Giúp HS :
-Củng cố lại các dấu hiệu chia hết đã học cho2,5,3,9.
-Vận dụng tốt các dấu hiệu chia hết vào làm toán.
II.Đồ dùng dạy học :
 vở luyện toán tập 2.
III.Các hoạt động dạy học :
 1.Giới thiệu bài :
 2 .Hướng dẫn làm và chữa các bài tập trong vở luyện toán .
 Bài 1 :Với ba chữ số 2; 0 ;5.
a,Hãy viết các số có ba chữ số (khác nhau)và chia hết cho 2.
b,Hãy viết các số có ba chữ số (khác nhau) và chia hết cho 5.
 - HS nêu yêu cầu của bài .
 - HS tự làm bài . 
 -Gọi HS lên bảng chữa.
 -GV cùng cả lớp nhận xét .
Bài 2 :Câu nào đúng ,câu nào sai?
a,Số có chữ số tận cùng là 4 thì chia hết cho 2.
b,Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng là 4.
c,Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 0.
d,Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 5.
a,Số có chữ số tận cùng là 5 thì chia hết cho 5.
-HS tự viết .Gọi một số HS đọc các số của mình .
-NHận xét . 
Bài 3 :Mai có một số kẹo ít hơn 55 cái và nhiều hơn 40 cái .Nếu Mai đem số kẹo đó chia đều cho 5 bạn hoặc chia đều cho 3 bạn thì cũng vừa hết .Hỏi Mai có bao nhiêu cái kẹo?
-HS đọc bài toán ,tự giải vào vở .
-1 Hs chữa bài .Nhận xét kết quả đúng .
IV. Củng cố - dặn dò:
GV chấm và nhận xét bài.
Dặn dò HS ôn lại các bài tập.
luyện tập Tiếng Việt
Luyện tập về câu kể “ Ai làm gì ?”
I, Mục tiêu:
-Củng cố kiến thức về kiểu câu kể” Ai làm gì?”
- Biết cách tìm câu kể Ai làm gì? Trong các đoạn văn.
II, Các hoạt động dạy học:
1 .Giới thiệu bài :
2.Luyện tập:
 *Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết
Ghi dấu + vào câu nêu ý đúng, ghi dấu - vào ô trống có câu nêu ý sai
 Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật ( người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được vị ngữ biểu hiện
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì / Thường do danh từ hay cụm danh từ tạo thành.
 Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? cũng có thể là động từ hay tính từ tạo thành.
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì / Thường do động từ hay cụm động từ tạo thành.
*Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài 1:Ghi dấu + vào ô trống trước câu kể Ai làm gì ?
- HS làm bài vào vở.
 - HS đọc bài làm của mình.
Nhận xét, chữa bài.
-HS tìm được câu 1, 2, 3, 4, 5.
Bài 2 :Tìm bộ phận CN và VN trong các kiểu câu kể Ai làm gì ? trong bài tập 1 .
-HS xác định câu 1, 2, 3, 4, 5.
-Gọi nhiều Hs đọc câu văn đã xác định .
-GV nhận xét chữa chung .
Bài 3 :Hãy đặt 5 câu kể Ai làm gì ?Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ và 2 gạch dưới VN.
-HS tự đặt câu và xác định .
-Gọi Hs trình bày kết quả .
Bài 4 :Viết đoạn văn dài khoảng 5 ,6 câu nói về việc học tập trong giờ học của lớp em trong đó có dùng kiểu câu kể Ai làm gì ?
-HS làm bài ,GV nhận xét chữa câu.
* Củng cố, dặn dò
-? Muốn tìm kiểu câu kể Ai làm gì ta đặt câu hỏi như thế nào ?
- Về xem lại bài.
Thứ bảy , ngày 9 tháng 1 năm 2010
Khoa học 
 Bảo vệ bầu không khí trong sạch
(Đề bài đã soạn ở giáo án buổi 1)
Luyện tập toán
Luyện tập về đổi các số đo diện tích.
Tính diện tích HCN
I, Mục tiêu:
 - HS nắm chắc cách đổi các số đo diện tích đã học.
 - Biêt cách tính diện tích HCN.
II, Các hoạt động dạy học:
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
a, 36 m2= ..... dm2	
 10 km2=..... m2
b, 120 dm2=........cm2
 9 m2 53 dm2 =.......... dm2
c, 3 km2 =.......m2
 1 km2 325 m2 =.....m2
* 1HS làm mẫu cách trình bày dòng đầu phần a 
a, 36m2=3600 dm2
 10 km2=10 000 000 m2
? Muốn điền dấu đúng vào chỗ chấm ta làm thế nào?
Bài 2: Một khu rừng dạng hình bình hành có chiều cao là 500 m,độ dài đáy gấp đôi chiều cao.Tính diện tích của khu rừng đó ? 
- Gợi ý: 
? Muốn tính diện tích hình bình hành ta phải biết gì? ( độ dài đáy và chiều cao)
Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
 - Độ dài dáy x chiều cao (cùng đơn vị đo)
- Cho HS tự làm bài
- Đổi chéo bài kiểm tra
* Chữa bài
Bài 3 :Bạn Thu nói :Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng số đo của hai cạnh liền nhau(cùng đơn vị đo )nhân với 2.
-HS lần lượt trả lời :Bạn Thu nói đúng vì tổng hai cạnh liền nhau gồm một cạnh xiên và đáy .
* Dặn dò: Về xem lại bài
Hoạt động ngoài giờ 
Tìm hiểu các trò chơi dân tộc
I, Mục tiêu:
HS nắm được 1 số trò chơi tiêu biểu của 1 số vùng trên đất nước từ Bắc vào Nam.
- Giúp HS thấy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
II, Các hoạt động dạy học:
Trò chơi mà HS thích
Cho 1 nhóm xung phong chơi
? Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi ?
Cho HS thấy được tác dụng của trò chơi.
Tìm hiểu các trò chơi các vùng miền của dân tộc.
a, Trò chơi ở một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
Thi hát, múa sạp, ném còn.
b, Trung du Bắc Bộ:
? Vùng trung du Bắc Bộ có những trò chơi nào tiêu biểu?
c, Đồng bằng Bắc Bộ:
? Các con đang sống ở vùng nào trên đất nước ta ?
? Vùng đồng bằng Bắc Bộ quê ta có những trò chơi nào ?
Cho HS nêu:
Cờ tớng, cờ người, thi nấu cơm , chọi trâu, bơi tải...
? kể lại trò chơi đấu vật mà em được chứng kiến? 
cho học sinh nêu các trò chơi của trẻ em
d.tây nguyên:
? kể tên một số nhạc cụ độc đáo ở tây nguyên để chơi các trò chơi?
đàn -tơ -rưng, đàn krông- pút,cồng,chiêng
- tên một số trò chơi: hội đua voi,hội đâm trâu...
e.đồng bằng nam bộ :
trò chơi: bơi tải là tiêu biểu nhất .
* dặn dò: về tìm hiểu tiếp các trò chơi ở các dân tộc trên đất nước ta.
 Thứ bảy, ngày 9 tháng 1 năm 2010
Bài tập toán
Phân số và phép chia số tự nhiên
i.mục tiêu:
luyện tập về phân số và phép chia số tự nhiên
nắm chắc phân số nhỏ hơn 1, lớn hơn 1, bằng 1
có ý thức tự giác học tập
II.các hoạt động dạy học:
A,ôn lý thuyết 
1, phân số như thế nào là phân số lớn hơn 1?
2,phân số như thế nào là phân số bé hơn 1?
3,phân số bằng 1 có đặc điểm gì?
B,Luyện tập:
1,hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số 
Số bị chia
Số chia
Thương
 9
6
10
4
Số bị chia
Số chia
Thương
7
5
8
3
 bài2: cho các phân số 
a,các phân số bé hơn 1: ...
b,các phân số bằng 1:...
c,các phân số lơn hơn 1:...
-học sinh suy nghĩ làm bài vào vở
-gọi 1 em lên bảng chữa
- cả lớp và GV nhận xét và chữa
Bài 3:cho bốn số 2,3,4,5.từ đó hãy viết:
a,các phân số bé hơn 1 là:...
b,các phân số bằng 1 là:...
c,các phân sốlớn hơn 1 là:...
 bài 4: đoạn thẳng AB được chia thành 4 phần có độ dài bằng nhau .hãy viết vào chỗ chấm.
2,học sinh làm bài rồi chữa,giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
Làm văn 
tả đồ vật
 Đề bài: Hãy tả hộp bút màu của em( hoặc của bạn em ).
I, Mục tiêu:
 - HS viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật .
 -Bài viết có đủ ba phần ,đúng với yêu cầu của đề ,diễn đạt thành câu ,lời văn sinh động ,tự nhiên.
II, Chuẩn bị:
 - Một số đoạn văn viết sẵn
III, Các hoạt động dạy- học:
 1. Giới thiệu bài:GV nêu mục đích yêu cầu tiết học .
 2. GV ghi đề bài lên bảng .
 - Gọi HS đọc đề bài.
 - GV gạch chân những từ quan trọng.
 -GV hỏi :+Có mấy cách mở bài ?
 + Nêu các kiểu kết bài ?
 -GV có thể hướng dẫn HS tùy chọn cách mở bài và kết bài để làm .
 -HS lần lượt tìm các từ ngữ gợi tả và miêu tả bằng so sánh.
3. HS suy nghĩ làm bài vào vở.
 -GV hỏi bài văn miêu tả gồm mấy phần? Là những phần nào ?
 Nội dung từng phần nói gì ?
 -HS làm bài vào vở.
 - Một số em đọc bài làm của mình.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
 - GV chấm 1 số bài hay
VI. Củng cố, dặn dò:
 - GV dặn các em quan sát các đồ vật khác.
 sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần
I. Mục tiêu :Giúp HS
- Nhận biết được ưu khuyết điểm trong tuần.
- Kế hoạch tuần sau.
- Giáo dục HS ý thức tự quản, thực hiện tốt các nề nếp của trường lớp và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
II. Chuẩn bị :
- GV chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
- HS chuẩn bị tổng hợp các mặt hoạt động trong tuần.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Nhận xét các hoạt động trong tuần 20.
 -GV nhận xét kết quả kiểm tra định lì lần 2. 
 - Cán sự lớp nhận xét các hoạt động trong tuần.
 - GV nhận xét bổ sung.
- HS tổng hợp điểm các hoạt động của các tổ.
- GV xếp thi đua giữa các tổ nhóm.
- Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thực hiện tốt.
- Phê bình tổ, cá nhân còn nhiều tồn tại.
2. Kế hoạch hoạt động tuần 21
 - Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp.
- Phát huy ưu điểm tuần trước, khắc phục một số tồn tại tuần qua.
 - Nhắc nhở các em chấp hành tốt mọi nội quy của trường, lớp: đeo khăn quàng đỏ, vệ sinh thân thể sạch sẽ, xếp hàng ra vào lớp nhanh, đều...
 - Chú ý an toàn giao thông khi đến trường.
3, Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn các em về học bài cũ để chuẩn bị tốt cho tuần học mới.
 kí xác nhận của ban giám hiệu
................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4(42).doc