Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Tuần 24

Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Tuần 24

Bài 2: Điền dấu nhân vào ô trống trước ý đúng:

Về mặt cấu tạo vị ngữ trong câu kể Ai là gì? thường do:

a. Động từ hoặc cụm động từ tạo thành.

b. Tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

c. Danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.

d. Động từ hoặc cụm động từ tạo thành.Tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

Bài 3: Gạch dưới câu kể Ai là gì? trong những câu thơ sau:

a. Đêm nay con ngủ giấc tròn

 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

b. Quê hương là con diều biếc

 Tuổi thơ con thả trên đồng.

c. Em là con gái Bắc Giang

Rét thì mặc rét nước làng em lo.

 

doc 5 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1749Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Luyện tập về câu kể Ai là gì?
I- Mục tiêu:
- Củng cố về kiểu câu kể Ai là gì? nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn.
- Vận dụng để viết đoạn văn ngắn trong đó có dùng kiểu câu kể đó Ai là gì.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn lại kiểu câu kể Ai là gì.
- Nêu đặc điểm của kiểu câu kể Ai là gì? lấy ví dụ.
- HS trả lời GV chốt nội dung.
Hoạt động 2: HS làm bài tập.
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
	Câu kể Ai là gì được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó. Đúng hay sai.
a. Đúng
b. Sai
Bài 2: Gạch dưới câu kể Ai là gì? trong các đoạn trích dưới đây.
a. Đác-uyn là nhà sinh vật nổi tiếng người Anh. Khi đã trở thành nhà bác học, ông vẫn không ngừng học.
b. Bà tôi chăm sóc tôi từng li, từng tý. Bà là cả một kho cổ tích. Chuyện của bà nghe mãi không bao giờ biết chán.
 c.Dạ hương quanh năm thức khuya
 Giống người chịu thương, chịu khó
 Dạ hương là nhạc không lời
 Cây viết trên khuông của gió
 d . Diều như buồm căng gió
 Trời xanh màu đại dương
 Em là người thuyền trưởng
 Kéo buồm đi mênh mông
Bài 3: Chép lại các câu kể Ai là gì tìm được ở bài tập 3 vào cột bên trái, nêu tác dụng của từng câu ở cột bên phải trong bảng sau:
Câu kể Ai là gì?
Tác dụng
Bài 4: Viết một vài câu giới thiệu từng người trong gia đình em với một người khách. Trong đó có sử dụng kiểu câu Ai là gì? viết xong gạch dưới các câu Ai là gì
Hoạt động 3: HS chữa bài tập.
- HS lần lượt chữa từng bài.
- GV chốt nội dung.
Bài 3: Các câu kể Ai là gì: Đác-uyn là nhà sunh vât.........(nêu nhận định, bao hàm cả ý giới thiệu).
Bà là cả một kho cổ tích (nêu nhận định).
Dạ hương ................ (nêu nhận định). Luyện từ và câu
Luyện từ và câu
Luyện tập vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
I- Mục tiêu:
- Củng cố vị ngữ trong kiểu câu kể Ai là gì? nhận biết được vị ngữ trong câu kể Ai là gì.
- Vận dụng điền vị ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì? 
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn lại vị ngữ t rong kiểu câu kể Ai là gì.
- Nêu đặc điểm của vị ngữ trong kiểu câu kể Ai là gì? lấy ví dụ.
- HS trả lời GV chốt nội dung.
Hoạt động 2: HS làm bài tập.
Bài 1: Điền vào chỗ trống nội dung thích hợp để phân biệt vị ngữ trong 3 kiểu câu đã học.
Kiểu câu
Vị ngữ trả lời cho câu hỏi
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai là gì?
Bài 2: Điền dấu nhân vào ô trống trước ý đúng:
Về mặt cấu tạo vị ngữ trong câu kể Ai là gì? thường do: 
a. Động từ hoặc cụm động từ tạo thành.
b. Tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
c. Danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
d. Động từ hoặc cụm động từ tạo thành.Tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
Bài 3: Gạch dưới câu kể Ai là gì? trong những câu thơ sau:
a. Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
b. Quê hương là con diều biếc
 Tuổi thơ con thả trên đồng.
Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét nước làng em lo.
 Bài 4: Điền vào chỗ trống vị ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu kể Ai là gì:
 a. Hà Nội.....................................................................................................................
 b. Hải Phòng................................................................................................................
 c. Thị xã Hội An..........................................................................................................
 d. Vịnh Hạ long...........................................................................................................
 Hoạt động 3: HS chữa bài tập.
- HS lần lượt chữa từng bài.
- GV chốt nội dung.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.
I.Mục tiêu:
-Củng cố cách xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.
-Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cây tre, cây hoa sen, bãi dâu hoặc bãi ngô.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: HS làm bài tập.
Bài 1: Em hãy đọc đoạn trích tham khảo dưới đây rồi sau đó tự mình viết một đoạn văn tả cây tre mà em đã được tận mắt nhìn hoặc được xem trên truyền hình hay trên sách báo.
Đoạn trích tham khảo.
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
Bài 2: Dựa vào những nội dung gợi ý trong đoạn văn tham khảo dưới đây, em hãy viết một đoạn văn tả hoa sen mà em đã có dịp trông thấy.
Đoạn trích tham khảo.
Hoa sen nở về mùa hạ. Sắc hoa không sặc sỡ, chỉ một màu thanh bạch mà đủ làm tôn cái vẻ đẹp của hoa lên khác thường. Lúc hoa còn búp thì hình tròn mà nhọn trôg như ngòi bút lông. Đến lúc hoa nở thì mới thật đẹp làm sao. Cánh hoa trăng trắng nằm trên tấm lá xanh xanh, trên một cái cọng mảnh mảnh trong làn nước biêng biếc, he hé nở vừa thấy một cái nhuỵ vàng lấm tấm. Thật là “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Hoa sở dĩ quý là bởi tính chất đạm bạc, màu không sặc sỡ chỉ lại mà giữ bền, mùi không nồng nàn, chỉ thoang thoảng mà thơm lâu.
Hoạt động 2: HS chữa bài tập.
- HS lần lượt đọc từng bài.
- GV gọi HS nhận xét. GV kết luận.
Tuần 24
Thứ ba ngày 4 tháng 3 năm 2011
Hướng dẫn toán
Luyện tập phép trừ phân số.
I.Mục tiêu:
- Củng cố về cách trừ hai phân số cùng mẫu số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số hai phân số.
- Rèn kĩ năng tính và trình bày bài.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: HS hoàn chỉnh bài buổi sáng.
HS hoàn chỉnh bài.
GV gọi HS chữa bài, GV chốt kiến thức.
Hoạt động 2: HS làm bài tập.
 Bài 1: Tính.
a. b. c. d. 
 Bài 2: Tính.
a) b) c) 
 Bài 3:Rút gọn rồi tính.
 Bài 4: Tính nhanh.
a) b) 
Hoạt động 3: Chữa bài tập.
HS lần lượt chữa từng bài tập.
Sau mỗi bài cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
Bài 1: Chốt về cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
Bài 2: Chốt lại cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Chốt về cách rút gọn, cách trình bày bài.
Bài 4: Chốt về cách tính nhanh.
Hướng dẫn
a) TS = 2000 2001 -1 b) TS = 0
 = (1999 + 1) 2001 - 1
 = 1999 2001 +2001 - 1
 = 1999 2001 + 2000
MS = 2001 1999 + 2000
Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2011
Hướng dẫn toán.
Luyện tập chung.
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách cộng trừ hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Rèn kĩ năng nhẩm.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: HS hoàn chỉnh bài buổi sáng.
HS hoàn chỉnh bài.
GV gọi HS chữa bài, GV chốt kiến thức.
Hoạt động 2: HS làm bài tập.
 Bài 1: Rút gọn rồi tính.
a) b) c) 
Bài 2: , =
Bài 3: Có hai vòi nước cùng chảy vào bể, vòi thứ nhất mỗi giờ chảy được bể nước, vòi thứ hai mỗi giờ chảy được bể nước. Hỏi mỗi giờ vòi thứ nhất chảy được nhiều hơn vòi thứ hai bao nhiêu phần bể nước?
Bài 4: Tính nhanh.
a) b) 
Hoạt động 3: Chữa bài tập.
HS lần lượt chữa từng bài tập.
Sau mỗi bài cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
Bài 1: Chốt về cách rút gọn rồi trừ hai phân số 
Bài 2: Chốt lại cách so sánh giá trị của biểu thức với phân số cho trước.
Bài 3: Chốt về cách giải toán lời văn và cách trình bày bài.
Bài 4: Chốt về cách tính nhanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an buoi 2 lop 4 tuan 24(1).doc