Giáo án buổi 2 Tuần 1 - Lớp 4 - Năm học 2011 - 2012

Giáo án buổi 2 Tuần 1 - Lớp 4 - Năm học 2011 - 2012

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

I. MỤC TIÊU

- Phân biệt: l/n; an/ang

- Thực hành một số bài tập.

II. LÊN LỚP.

Bài 1. Nối mỗi tiếng ở cột bên trái với tiếng ở cột bên phải để tạo thành từ ngữ.

 sống

nối dõi

lối đuôi

 thoát

 lớp

nên làm

lên người

 núi

Đáp án:

 sống

nối dõi

lối đuôi

 thoát

 lớp

nên làm

lên người

 núi

Bài 2. Viết tiếp các từ ngữ có tiếng chứa vần ang hoặc an.

a) ang: nhẹ nhàng,.

b) an: hạn hán,.

Gợi ý:

a) nhẹ nhàng, làng xóm, tang hoang, đầu hàng, khang trang

b) hạn hán, lan man, chán chường, tản mạn, tan ca

 

doc 10 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi 2 Tuần 1 - Lớp 4 - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 (từ ngày 05-09 đến 09-09-2011)
Thứ ba ngày 06 tháng 09 năm 2011
Luyện từ và câu
I. Mục tiêu
- Phân biệt: l/n; an/ang
- Thực hành một số bài tập.
II. Lên lớp.
Bài 1. Nối mỗi tiếng ở cột bên trái với tiếng ở cột bên phải để tạo thành từ ngữ.
sống 
nối
dõi
lối
đuôi 
thoát
lớp 
nên
làm
lên
người 
núi
Đáp án:
sống 
nối
dõi
lối
đuôi 
thoát
lớp 
nên
làm
lên
người 
núi
Bài 2. Viết tiếp các từ ngữ có tiếng chứa vần ang hoặc an.
a) ang: nhẹ nhàng,...
b) an: hạn hán,...
Gợi ý: 
a) nhẹ nhàng, làng xóm, tang hoang, đầu hàng, khang trang
b) hạn hán, lan man, chán chường, tản mạn, tan ca
Bài 3. Điền vào chỗ trống l hoặc n để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ.
a) ...ên thác xuống ghềnh.
b) Ăn ...ên ...àm ra.
c) Qua sông ...ụy đò.
d) Một ...ắng hai sương.
Gợi ý: 
a) Lên thác xuống ghềnh
b) Ăn nên làm ra
c) Qua sông lụy đò
d) Một nắng hai sương.
Luyện Toán.
Ôn tập các số đến 100.000
I. Mục tiêu.
- Củng cố về cấu tạo số, các hàng lớp của các số đến 100.000
- Ôn tập các dạng toán cơ bản liên quan.
II. Lên lớp.
 Bài 1. Trang 3.
- HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu đầu bài.
- Các em suy nghĩ và viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- 2-3 em nhắc lại các số đã điền.
Bài 2 trang 3 - VBT.
- HS quan sát bảng kẻ sẵn trong vở bài tập
- HS tự nhận biết yêu cầu đầu bài và diễn đạt ý hiểu cho cả lớp nghe.
- Tự thực hiện vào vở BT.
- Một số em lên chữa trên bảng lớp.
Bài 3. Trang 3 - VBT.
- Bài tập này nhằm củng cố cho các em kiến thức gì.
- HS thực hiện nối
- Một số em yếu nên cho các em giải thích vì sao lại nối như thế.
- Khái quát hóa cho các em học khá nắm được số dạng
Abcd = a000 + b00 + c0 + d.
Bài 4. Trang 3. VBT.
- HS đọc đầu bài, nêu yêu cầu đề toán
- Cho biết: muốn tìm chu vi của một hình bất kỳ thì em làm thế nào?
- Để cho dễ các em cần đặt tên cho hình vẽ. Trong hình vẽ các em vừa đặt tên có những cạnh nào chưa biết cần phải tính ?
- Sau khi học sinh tính nốt độ dài của hai cạnh cho các em tính chu vi.
Giải
Độ dài cạnh MN là: 18 - 12 = 6 (cm)
Độ dài cạnh NP là: 18- 9 = 9 (cm)
Chu vi của hình là : 18 + 18 + 12 + 9 + 6 + 9 = 72 (cm)
Luyện Thể dục
 giới thiệu chương trình môn thể dục-Chuyển bóng tiếp sức
I. Mục tiêu
 - Giới thiệu chương trình Thể dục 4. Yêu cầu HS biết đợc một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.
 - Nêu một số quy định về nội quy, yêu cầu luyện tập. Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện.
 - Trò chơi "Chuyển bóng tiếp sức". Yêu cầu HS nắm được cách chơi để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn và tham gia chơi tương đối chủ động.
III. hoạt động dạy - học.
 A. Phần mở đầu: (6 phút)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
 - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
 - Trò chơi "Tìm người chỉ huy".
 B. Phần cơ bản (20 phút):
 1. Giới thiệu chương trình Thể dục 4:
 - HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
 - GV giới thiệu tóm tắt chương trình:
 + Thời lượng: 2 tiết/tuần, cả năm 35 tuần = 70 tiết.
 + Nội dung: ĐHĐN, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động, môn tự chọn, ...
 2. Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện: quần áo gọn gàng, không đi dép lê,...
 3. Biên chế tổ tập luyện: 
 4. Trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức” (8 phút)
	- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
 - GV làm mẫu cách chuyển bóng cho nhau.
	- Cho HS cả lớp chơi thử cả 2 cách chuyển bóng.
	- HS chơi chính thức có phân thắng thua. GV theo dõi, đánh giá.
 C. Phần kết thúc (5 phút).
	- Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát.
 - Đứng tại chỗ thực hiện động tác thả lỏng.
	- GV cùng HS hệ thống bài.
	- GV nhận xét đánh giá và dặn HS ôn cách chuyển bóng.
Thứ tư ngày 07 tháng 09 năm 2011
Luyện Toán.
Ôn tập các số đến 100.000 (tiếp theo)
I. Mục tiêu.
- Củng cố về cấu tạo số, các hàng lớp của các số đến 100.000
- Ôn tập các dạng toán cơ bản liên quan.
II. Lên lớp.
Bài 1. Trang 5.
- HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu đầu bài.
- HS thực hiện tính vào trong VBT.
- 2-3 em thực hiện trên bảng lớp. Cả lớp chữa bài.
Bài 2 trang 5 - VBT.
- HS quan sát nêu yêu cầu bài tập
- HS tự nhận biết yêu cầu đầu bài và diễn đạt ý hiểu cho cả lớp nghe.
- Tự thực hiện vào vở BT.
- Một số em lên chữa trên bảng lớp.
Bài 3. Trang 5 - VBT.
- HS đọc đầu bài.
- Với từng câu tìm x, GV đặt các câu hỏi sau để các em xác định đúng cách giải: 
Trong phép tìm x này, x có tên gọi là gì? Tìm nó làm như thế nào?
- HS thực hiện vào trong VBT
- Một số em nên bảng lớp thực hiện.
Bài 4. Trang 3. VBT.
- HS đọc đầu bài, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài: Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?
- Cho các em tóm tắt bài toán vào phần bên trái của lời giải
- Cho học sinh nhận biết bài toán này thuộc loại toán nào đã học ở lớp 3.
Giải
Mỗi hàng có số bàn là: 64 : 4 = 16 (bạn).
6 hàng có số bạn là: 6 x 16 = 96 (bạn)
Luyện Tiếng Việt
LTVC: Cấu tạo của tiếng.
I. Mục tiêu:
- Củng cố các bộ phận của tiếng.
- HS nhận biết các bộ phận, tập phân tích các bộ phận của tiếng.
II. Lên lớp.
Bài 1. Tiếng uyên được cấu tạo như thế nào?
A. chỉ có vần.
B. Chỉ có vần và thanh.
C. Có âm đầu, vần và thanh.
Bài 2. Phân tích cấu tạo các tiếng trong câu tục ngữ dưới đây.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
uống
nước
nhớ
nguồn
Bài 3. Giải câu đố và ghi ra kết quả.
Để nguyên dùng dán đồ chơi
Thêm huyền lại ở tận nơi mái nhà
Thêm nặng ăn ngọt lắm nha
Còn thêm thanh sắc để bà cắt may. (là những chữ gì?)
Bài 4. Nối tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành từ láy vần (giống nhau ở phần vần).
 A
 B
lúp
xao
lao
dưng
tưng
bẩy
dửng
xúp
lẩy
bừng
Bài 5. Khi nào thì hai tiếng bắt vần với nhau? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Hai tiếng có vần và thanh giống nhau hoàn toàn.
B. Hai tiếng có vần và thanh gần giống nhau.
C. Một trong hai điều kiện trên.
Hoạt động ngoài giờ-An toàn giao thông
Bài 1. an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường
 A/ Mục tiêu 1. Kiến thức :
ê Học sinh biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. Biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố. 
2. Kĩ năng : Phân biệt được những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. Biết cách đi trong đường ngõ hẹp và hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư. 
3. Thái độ : Thực hiện đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn 
B/ Chuẩn bị : tranh trong SGK phóng to. 2 bảng chữ An-Nguy hiểm . 
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị về các đồ dùng học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá về chuẩn bị đó. 
 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về “ An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường “. 
b)Hoạt động 1: - Giới thiệu an toàn và nguy hiểm 
a/ Mục tiêu : HS hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đi trên đường. Nhận biết các hành động an toàn và không an toàn trên đường phố. 
b / Tiến hành : Giải thích để HS hiểu thế nào là an toàn, thế nào là nguy hiểm. 
- Đưa ví dụ : - Nếu em đang đứng trên sân trường hai bạn đuổi nhau xô em ngã hoặc có thể cả bạn và em cùng bị ngã. 
- Vì sao em ngã ? Trò chơi của bạn như thế gọi là gì ?
Ví dụ : - Các em đá bóng dưới lòng đường là nguy hiểm. 
- Ngồi sau xe máy, xe đạp không vịn vào người ngồi trước có thể bị ngã đó là nguy hiểm... 
- An toàn : - Khi đi trên đường không để va quẹt bị ngã, bị đau,... đó là an toàn. 
- Nguy hiểm : - Là các hành vi dễ gây ra tai nạn. 
- Chia lớp thành các nhóm. 
 - Giáo viên treo lần lượt từng bức tranh lên bảng hướng dẫn học sinh tên thảo luận để nêu hành vi an toàn và không an toàn ở mỗi bức tranh ?
* Kết luận : Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn. 
- Đi bộ qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông là đảm bảo an toàn. 
- Chạy và chơi bóng dưới lòng đường là nguy hiểm. 
- Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ khác đèo là nguy hiểm. 
 Hoạt động 2: - Phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm : 
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 
- Giáo viên nêu yêu cầu thông qua phiếu học tập :
- N1: - Em và các bạn ôm quả bóng trên tay nhưng quả bóng tuột tay lăn xuống đường em có chạy xuống lấy hay không ? Em làm cách nào để lấy ?
- N2 : Bạn em có một chiếc xe đạp mới bạn muốn chở em ra đường chơi trong khi đường lúc đó rất đông người và xe cộ qua lại. Em sẽ nói gì với bạn ?
- N3 : Em và mẹ đi qua đường nhưng lúc đó cả 2 tay mẹ đang bận xách túi. Em làm thế nào để cùng mẹ qua đường ?
- N4 : Em cùng các bạn đi học về đến chỗ vỉa hè rộng các bạn rủ chơi đá bóng. Em có chơi không ? Em nói với các bạn như thế nào ? ?
- N5 :Các bạn đang đi bên kia đường vẫy em qua đi chơi cùng bạn trong khi xe cộ trên đường còn qua lại rất đông. Em làm thế nào để qua đường cùng các bạn?
- Giáo viên kết luận như trong sách giáo khoa . 
 c/Hoạt động 3 : - An toàn trên đường đến trường 
- Giáo viên đặt ra các tình huống :
 - Em đi đến trường trên con đường nào ? 
- Em đi như thế nào để được an toàn ? 
- Giáo viên theo dõi nhận xét . 
 d)củng cố –Dặn dò :
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Yêu cầu vài học sinh nêu lại các hành vi an toàn và nguy hiểm. 
- Dặn về nhà học bài và áp dụng và thực tế và xem trước bài mới. 
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị các đồ dùng liên quan tiết học của các tổ viên của tổ mình 
- Lớp theo dõi giới thiệu 
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài 
- Lắng nghe, trao đổi phân tích các trường hợp để hiểu khái niệm an toàn và nguy hiểm 
- Trao đổi theo cặp. 
- Do bạn chạy không chú ý va vào em. Trò chơi này là nguy hiểm vì có thể ngã trúng hòn đá, gốc cây sẽ gây thương tích. 
- Tìm các ví dụ về hành vi nguy hiểm. 
- Chia thành các nhóm nhỏ và thảo luận. 
- Lớp theo dõi và nêu nhân xét và nội dung của từng bức tranh 
- Tranh 1 : - Qua đường cùng người lớn, đi trong vạch đi bộ qua đường là an toàn . 
- Tranh 2 : - Đi bộ trên vỉa hè là an toàn . 
- Tranh 3 : - Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy là an toàn 
- Tranh 4 :- Chạy xuống lòng đường nhặt bíng là nguy hiểm. 
- Tranh 5 : - Đi bộ một mình qua đường là không an toàn. 
- Tranh 6: - Đi qua đường trước đầu ô tô là không an toàn . 
- Lớp tiến hành chia thành 5 nhóm theo yêu cầu của giáo viên. 
- Em nhờ người lớn lấy hộ. 
- Không đi và khuyên bạn không nên đi. 
- Nắm vào vạt áo của mẹ. 
- Không chơi và khuyên bạn tìm chỗ khác để chơi 
- Tìm người lớn đưa qua đường. 
–Suy nghĩ và trả lời. 
- Đi bộ và đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải. Chú ý tránh xe đi trên đường. 
- Không đùa nghịch trên đường... 
*Lần lượt từng học sinh nêu lên cách xử lí tình huống của mình 
- Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường . 
Thứ sáu ngày 09 tháng 09 năm 2011
Luyện tiếng Việt
Tập làm văn: Nhân vật trong truyện
I. Mục tiêu:
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với các thể loại văn khác. Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
- Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa... Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giải.
II. Lên lớp.
Bài 1 (16-trang 4. STN)
- HS đọc yêu cầu của bài. Đặc biệt là hai văn bản một bài là văn kể chuyện, một bài là văn tả cảnh.
- HS trả lời và giải thích tại sao bài văn thứ nhất lại là văn kể chuyện (Vì nó có nhân vật và sự việc).
Bài 2. Bài A có những nhân vật nào?
A. Bố, con trai và con gái.
B. Mẹ, con trai và con gái.
C. Bố, mẹ, con trai và con gái.
Bài 3. Những sự việc nào đã xảy ra?
Sự việc 1. Người cha ra vườn thấy quả cam chín. Ông hái về cho cậu con trai.
.................................................................................................................................
HS tự tìm các sự việc khác và điền vào dấu...
Bài 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện?
A. Nhường cam cho người khác.
B. Sự quan tâm của mỗi người trong gia đình.
C. Cuộc sống vui vẻ.
Bài 5. Đọc câu chuyện (trang 5 - Sách trắc nghiệm): các hiệp sĩ nhảy cao.
Sau đó yêu cầu học sinh: 
- ghi tên các nhân vật trong truyện vào nhóm thích hợp
a) Nhân vật là người
b) nhân vật là con vật
...............................................................
...............................................................
- Nhận xét tính cách của nhân vật Cào Cào.
................................................................................................................................
Thực hành Tự nhiên xã hội.
I. Mục tiêu
- Những yếu tố cần cho sự sống của con người.
- Thực hành trả lời bài tập trắc nghiệm.
II. Lên lớp.
Bài 1. Đánh dấu vào các cột tương ứng với những yếu tố cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật.
Những yếu tố cần cho sự sống
Con người
động vật
Thực vật
Không khí
Nước
ánh sáng
Nhiệt độ
Thức ăn
Nhà ở
Tình cảm gia đình
Phương tiện giao thông
Tình cảm bạn bè
Quần áo
Trường học
Sách báo
Đồ chơi
Bài 2. Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất.
a) Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
o Không khí 
o Thức ăn 
o Nước uống
o ánh sáng
o Nhiệt độ thích hợp
o Tất cả những yếu tố trên
b) Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người cần những gì?
o Những nhu cầu về vật chất.
o Những yêu cầu về tinh thần, văn hóa, xã hội.
o Tất cả những yêu cầu trên.
Bài 3. Viết vào chỗ ... những từ phù hợp với các câu sau:
 a) Trong quá trình sống, con người lấy.......... từ.... và thải ra..... những chất..... Quá trình đó gọi là quá trình....
 b) con người, động vật và thực vật có.... với..... thì mới sống được.
Sinh hoạt lớp
I. Kiểm danh:
	- Tổng số: 26 HS
	- Vắng: ...........
II. Giới thiệu đại biểu: 
 	- GV chủ nhiệm lớp.
III. Nhận xét đánh tuần vừa qua: 
- Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động, nề nếp, việc học tập của các bạn trong tuần 1; thông báo kết quả xếp loại thi đua giữa các tổ.
	Tổ 1: Xếp thứ.....	Tổ 2: Xếp thứ....
	Tổ 3: Xếp thứ....	Tổ 4: Xếp thứ ....
 	- Lớp trưởng triển khai công việc tuần tới.
IV. GV phát biểu ý kiến:
 1. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS; tuyên dương những em thực hiện tốt, tiến bộ; nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt.
 2. Nhắc nhở, quy định nề nếp của lớp của trường và thông báo công việc tuần 2. 
V. Văn nghệ với chủ đề “Mùa thu tới trường”.
Ngày 05 tháng 09 năm 2011
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc