Giáo án buổi 2 - Tuần 2 - Lớp 4 - Năm học 2011 - 2012

Giáo án buổi 2 - Tuần 2 - Lớp 4 - Năm học 2011 - 2012

Giáo án buổi 2 Tuần 2 - Lớp 4A - Năm học 2011-2012

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

I. MỤC TIÊU

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm: thương người như thể thường thân. Năm được cách dùng các từ ngữ đó.

- Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.

II. LÊN LỚP.

Bài 1. Những từ nào dưới đây nói về lòng thương người?

A. Nhân ái.

B. thông cảm

C. hiền lành

D. giúp đỡ

- HS đọc yêu cầu của đề. Làm việc cá nhân

- HS phát biểu, nhận xét. GV hỏi HS lý do chọn từ.

Bài 2. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ "đoàn kết"?

A. Chia tay

B. trầm lặng

C. chia rẽ

D. xa cách

- HS đọc yêu cầu của đề. Làm việc cá nhân

- HS phát biểu, nhận xét. GV hỏi HS lý do chọn từ.

 

doc 10 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi 2 - Tuần 2 - Lớp 4 - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 (từ ngày 12-16/09/2011)
Thứ ba ngày 13 tháng 09 năm 2011
Luyện từ và câu
I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm: thương người như thể thường thân. Năm được cách dùng các từ ngữ đó.
- Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
II. Lên lớp.
Bài 1. Những từ nào dưới đây nói về lòng thương người?
A. Nhân ái.
B. thông cảm
C. hiền lành
D. giúp đỡ
- HS đọc yêu cầu của đề. Làm việc cá nhân
- HS phát biểu, nhận xét. GV hỏi HS lý do chọn từ.
Bài 2. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ "đoàn kết"?
A. Chia tay
B. trầm lặng
C. chia rẽ
D. xa cách
- HS đọc yêu cầu của đề. Làm việc cá nhân
- HS phát biểu, nhận xét. GV hỏi HS lý do chọn từ.
Bài 3. Từ nào dưới đây không gần nghĩa với 3 từ còn lại?
A. vị tha
B. ích kỷ
C. độ lượng
D. bao dung 
- HS đọc yêu cầu của đề. Làm việc cá nhân
- HS phát biểu, nhận xét. GV hỏi HS lý do chọn từ.
Bài 4. Những câu tục ngữ nào sau đây khuyên người ta sống nhân hậu?
A. ở hiền gặp lành.
B. Người làm ra của, của không làm ra người.
C. Thương người như thể thương thân
D. Lá lành đùm lá rách.
- HS đọc yêu cầu của đề. Làm việc cá nhân
- HS phát biểu, nhận xét. GV hỏi HS lý do chọn từ.
Bài 5. Từ nào dưới đây điền vào chỗ trống trong câu là phù hợp nhất?
Bà cụ bán hàng nước có tấm lòng...
A. nhân đạo
B. nhân hậu
C. nhân ái.
- HS đọc yêu cầu của đề. Làm việc cá nhân
- HS phát biểu, nhận xét. GV hỏi HS lý do chọn từ.
Luyện Toán.
Các số có 6 chữ số
I. Mục tiêu.
- Củng cố về cấu tạo số, các hàng lớp của các số có 6 chữ số.
- Ôn tập các dạng toán cơ bản liên quan.
II. Lên lớp.
 Bài 1. Trang 8.
- HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu đầu bài.
- Các em suy nghĩ và đọc, viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- 2-3 em nhắc lại.
Bài 2 trang 8 - VBT.
- HS quan sát bảng kẻ sẵn trong vở bài tập
- HS tự nhận biết yêu cầu đầu bài và diễn đạt ý hiểu cho cả lớp nghe.
- Tự thực hiện vào vở BT.
- Một số em lên chữa trên bảng lớp.
Bài 3. Trang 8 - VBT.
- Bài tập này nhằm củng cố cho các em kiến thức gì.
- HS thực hiện nối
Bài 4. Trang 8. VBT.
- HS đọc đầu bài, nêu yêu cầu đề toán
- Cho học sinh làm vào vở bài tập và lên bảng chữa.
Bài 5. (bài 1 trang 9-VBT)
- Đọc và nêu yêu cầu bài toán.
- Bài toán yêu cầu gì? Em có nhận xét gì về các số ở từng dòng? 
- HS nhận ra ở từng dòng là các dãy số cách đều và cách đều bao nhiêu.
- HS thực hiện làm.
Bài 6. (bài 2 trang 9 VBT)
- HS đọc yêu cầu, quan sát bảng rồi tiến hành phân tích số, đọc số và viết số tùy theo dòng
- Cho các em làm vào vở bài tập.
Bài 7. (bài 3 trang 10 VBT): tiến hành tương tự bài 3 trên.
Luyện Thể dục
quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng-Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh
I. Mục tiêu
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu nhanh, trật tự, động tác quay đều, đẹp, theo đúng khẩu lệnh.
 - Trò chơi "Thi xếp hàng nhanh". Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động, hào hứng.
II. hoạt động dạy - học.
 A. Phần mở đầu: (6 phút)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
 - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
 - Trò chơi "Tìm người chỉ huy".
 B. Phần cơ bản (20 phút)
 1. Ôn tập đội hình đội ngũ:Ôn quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.
 - Lần 1 + 2: GV điều khiển cả lớp tập, nhận xét sửa chữa động tác cho HS.
 - GV chia tổ luyện tập 3 - 4 lần do tổ trưởng điều khiển.
 - Từng tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét từng tổ.
 - Tập cả lớp 1 lần để củng cố, GV điều khiển.
 2. Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh” (8 phút)
	- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
	- Cho HS một tổ chơi thử sau đó cả lớp chơi thử.
	- HS chơi chính thức có thi đua. GV theo dõi, đánh giá, biểu dương tổ thắng cuộc.
 C. Phần kết thúc (5 phút).
	- Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát.
 - Đứng tại chỗ thực hiện động tác thả lỏng.
	- GV cùng HS hệ thống bài.
	- GV nhận xét đánh giá và dặn HS ôn tập.
Thứ tư ngày 14 tháng 09 năm 2011
Luyện Toán.
Hàng và lớp
I. Mục tiêu.
- Củng cố về cấu tạo số, các hàng lớp của các số đến 6 chữ số
- Ôn tập các dạng toán cơ bản liên quan.
II. Lên lớp.
Bài 1. Trang 10.
- HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu đầu bài.
- HS điền vào trong VBT.
- 2-3 em thực hiện trên bảng lớp. Cả lớp chữa bài.
Bài 2 trang 10 - VBT.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- Tự thực hiện vào vở BT.
- Một số em lên chữa trên bảng lớp.
- Vài em nhắc lại toàn bài
Bài 3. Trang 5 - VBT.
- HS đọc đầu bài.
- Quan sát bảng và mẫu
- HS thực hiện vào trong VBT
- Một số em nên bảng lớp thực hiện.
Bài 4. Trang 10. VBT.
- HS đọc đầu bài, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài: phân tích mẫu (Viết số thành tổng).
- HS tự làm giấy nháp
- Nhận xét và chữa bài
Luyện Tiếng Việt
Chính tả: phân biệt s/x, ăn/ăng.
I. Mục tiêu:
Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x; ăng/ăn.
II. Lên lớp.
Bài 1. (bài 5-BTTN): Điền s/x vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Những ...óm làng trên cù lao sông Tiền có từ bao đời nay không hề biến động. Những rãnh nước được ...ẻ từ ... ông vào tưới tắm cho các gốc cây bốn mùa ẩm ướt. Cóc, mận, mãng cầu, chôm chôm, vũ ...ữa, ... oài tượng, ... oài cát mọc chen nhau. Đứng trên mui vững chắc của chiếc ... uồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu ... xuống từ hai phía cù lao.
Bài 2. Nối tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành từ đúng chính tả.
A	B	A	B
Xôn
Sát
Xứ
Xa 
Sao
Xao
Sở
Xứ
Sơ
Xơ
Sản
Sửa
Suất
Xác
Soạn
Xuất
Bài 3. (bài 7-BTTN trang 8)
Điền vào chỗ trống ăng hoặc ăn:
ánh tr...
Con tr...
Quà t...
Ch... màn
s... sóc
tin nh...
Hoạt động ngoài giờ-An toàn giao thông
Bài 2 - tìm hiểu đường phố
 A/ Mục tiêu 1. Kiến thức :
ê Học sinh kể tên mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc đường mà em biết (rộng, hẹp, biển báo, vỉa hè,...). Biết được sự khác nhau đường phố, ngõ hẻm, ngã ba, ngã tư 
2. Kĩ năng: - Nhớ tên và nêu được đặc điểm của đường nơi em ở. Nhận biết được một số đặc điểm về đường an toàn và không an toàn của đường phố . 
3. Thái độ: - Thực hiện đúng các qui đinh khi đi trên đường. 
B/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A ) Hoạt động 1: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Khi đi trên đường phố em thường đi ở đâu để được an toàn ?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 
 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về 
 “Con đường nơi em ở “. 
b)Hoạt động 2 : - Tìm hiểu về đặc điẻm con đường nhà em 
a/ Mục tiêu : HS Mô tả được đặc điểm chính của đường phố nơi em ở. Kể tên mô tả được một số con đường em thường đi qua . 
b / Tiến hành : 
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ ( Các em ở cùng xóm hoặc đi chung đường thành một nhóm ) 
- Phát phiếu đến các nhóm. 
- Yêu cầu thảo luận hoàn thành các câu hỏi đã ghi sẵn trong phiếu. 
- Hàng ngày đến trường em đi qua những con đường nào ?
- Trường của chúng ta năm trên con đường nào ?
Đặc điểm của những con đường đó ?
Có mấy đường một chiều ?
Có giải phân cách ở giữa đường hai chiều không ?
- Mấy đường có vỉa hè ?
- Khi đi trên đường đó em đi như thế nào ? 
* Kết luận : Các em cần nhớ tên đường nơi em ở và những đặc điểm của đường em đi học. Khi đi trên đường phải cẩn thận : Đi trên vỉa hè. Quan sát cẩn thận khi đi trên đường . 
 Hoạt động 3: - Tìm hiểu đường an toàn và chưa an toàn : 
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm quan sát tranh và chỉ ra tranh nào chụp về con đường an toàn,tranh nào chụp con đường không an toàn ? Giải thích
- GV mời lần lượt từng nhóm lên gắn từng bức tranh và trình bày ý kiến . 
- Giáo viên kết luận như trong sách giáo khoa . 
c/Hoạt động 4 : - Trò chơi : Nhớ tên đường 
- a/ Mục tiêu : - Kể tên và mô tả một số con đường các em thường đi qua. 
b/ Tiến hành : - Tổ chức cho 3 đội chơi. Thi ghi tên những con đường mà em biết. 
- Yêu cầu 3 đội mỗi lần 1 em lên viết tên đường mà em biết. 
- Giáo viên theo dõi nhận xét bình chọn đội thắng cuộc là đội viết đước nhiều tên đường và đúng. 
 d)củng cố –Dặn dò :
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Yêu cầu nêu lại các hành vi an toàn và nguy hiểm. 
- Dặn về nhà học bài và áp dụng và thực tế. 
- Ta phải đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải để đảm bảo an toàn. 
- Lớp theo dõi giới thiệu 
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài 
- Lớp tiến hành chia thành các nhóm theo yêu cầu của giáo viên. 
- Thảo luận trả lời vào phiếu sau khi hết thời gian các nhóm cử đại diện lên trả lời. 
- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung nếu có. 
- Lớp chia thành các nhóm nhỏ nhận tranh của mỗi nhóm. 
- Quan sát và rút ra nhận xét sau đó cử đại diện lên trình bày. 
+ Tranh 1 : Đường an toàn vì 2 chiều có giải phân cách có vỉa hè rộng có vạch kẻ đường. 
+ Tranh 2 : Đường an toàn vì 1 chiều lòng đường rộng có đèn tín hiệu, có biển báo hiệu giao thông . 
+ Tranh 3 : Đường chưa an toàn vì ngõ hẹp, vỉa hè không có, người và xe cộ đi chen lấn nhau . 
+ Tranh 4: Đường chưa an toàn vì 2 chiều lòng đường hẹp, vỉa hè bị lấn chiếm . 
- Lớp cử ra 3 đội mỗi đội 4 em. 
- Lần lượt mỗi em lên viết một tên đường rồi chạy xuống đến lượt em khác. 
- Lớp nhận xét bình chọn đội chiến thắng
- Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường . 
Thứ sáu ngày 16 tháng 09 năm 2011
Luyện tiếng Việt
Tập làm văn: kể lại hành động của nhân vật và tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- Hành động của nhân vật thể hiện tính cách. Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể
- Tả ngoại hình nhân vật là cần thiết trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện
II. Lên lớp.
Bài 1 (16-trang 9. STN)
Đọc câu chuyện "Người ăn xin" và ghi lại hành động:
- của ông lão ăn xin:.....
- của cậu bé:....
Bài 2. (bài 17-STN)
Chi tiết sau đây cho biết điều gì?
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
A. Ông lão ăn xin thông cảm với cậu bé.
B. Ông lão ăn xin đã nhận được quà từ cậu bé.
C. Ông cảm ơn tấm lòng nhân hậu của cậu bé.
Bài 3. (bài 21-STN)
Từ tính cách "hiệp sĩ" của Dế Mèn, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) tả ngoại hình của nhân vật Dế Mèn.
...........................................................................................................................
Luyện tập Địa lý
I. Mục tiêu
- Định nghĩa cơ bản về bản đồ.
- Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu, bản đồ,...
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ.
II. Lên lớp.
Bài 1. Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng.
Bản đồ là:
o ảnh chụp thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất.
o Hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
Bài 2. Hãy nêu một số yếu tố của bản đồ.
................................................................................................................................
Bài 3. Quan sát hình 2, 3 trong SGK rồi hoàn thành bảng sau:
Thứ tự
Tên bản đồ
Phạm vi thể hiện (khu vực)
Tỉ lệ bản đồ
Một số thông tin được thể hiện trên bản đồ
Hình 1
Hình 2
Bài 4. Nối các ô chữ ở cột A với các ô chữ ở cột B sao cho phù hợp với quy định về phương hướng trên bản đồ.
Phía dưới bản đồ
phía trên bản đồ
Bên phải bản đồ
Bên trái bản đồ
Hướng Đông
Hướng Tây
Hướng Bắc
Hướng Nam
A	 B
Bài 5. Hãy vẽ lại một số ký hiệu bản đồ sau:
 Biên giới quốc gia, thủ đô, thành phố, sống, mỏ than.
Sinh hoạt lớp
I. Kiểm danh.
II. Giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm
III. Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động, nề nếp, việc học tập của các bạn trong tuần 2; thông báo kết quả xếp loại thi đua giữa các tổ.
 * Kết quả xếp loại thi đua tổ:
Tổ
Xếp thứ
1
2
3
4
 + Lớp trưởng nhắc nhở công việc tuần tới.
IV. GV phát biểu ý kiến:
 1. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS; tuyên dương những em thực hiện tốt, tiến bộ: ..........................; nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt: ................... 
 2. Nhắc nhở nề nếp và thông báo công việc tuần 3:
	+ Duy trì tốt nề nếp lớp.
	+ Thi đua học tập tốt.
	+ Hưởng ứng phong trào rèn chữ, giữ vở.
	V. Văn nghệ – trò chơi HS yêu thích.
Ngày 05 tháng 09 năm 2011
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc