TIẾT 1: LUYỆN TẬP TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố lại khái niệm từ ghép và từ láy.
- Nhận biết từ ghép và tưqf láy trong đoạn văn, thơ. Tìm được các từ láy âm, láy vần, láy cả âm cả vần. đặt câu được với từ ghép và từ láy.
- Có ý thức giũ gìn sự trong sáng của Tiếg Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: hệ thống bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra: Chữa bài về cho HS
2. Bài mới:
* Hướng dẫn học sinh ôn tập.
- Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép?
- Thế nào là từ láy? Có mấyloại từ láy?
*Bài tập vận dụng
Tuần 5 (từ ngày 03-07/10/2011) Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2011 Tiết 1: Luyện tập từ ghép và từ láy I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố lại khái niệm từ ghép và từ láy. - Nhận biết từ ghép và tưqf láy trong đoạn văn, thơ. Tìm được các từ láy âm, láy vần, láy cả âm cả vần. đặt câu được với từ ghép và từ láy. - Có ý thức giũ gìn sự trong sáng của Tiếg Việt. II. Đồ dùng dạy học: hệ thống bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Chữa bài về cho HS 2. Bài mới: * Hướng dẫn học sinh ôn tập. - Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép? - Thế nào là từ láy? Có mấyloại từ láy? *Bài tập vận dụng Bài 1: Dùng gạch chéo tách các từ trong 2 câu sau và xếp vào bảng phân loại “Mưa/ mùa/ xuân /xôn xao/ phơi phới/Những/ hạt mưa/ bé nhỏ /mềm mại/ rơi/ mà/ như/ nhảy nhót”/ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Bài 2: Gạch bỏ từ không cùng nhóm cấu tạo với các từ còn lại trong những dãy từ sau: a) nắng nôi, nóng nảy, nứt nẻ, nồng nàn, nơm nớp. b) lạnh lẽo, lạnh lùng,lành lạnh, lạnh tanh, lành lặn. c) đi đứng, mặt mũi, tóc tai, đúng đắn, rổ rá. d) lạnh toát, lạnh giá, lạnh nhạt, lạnh lẽo. e) ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật, chân thật. g) thật lòng,thật thà,thành thật, chân thật. *Đọc đề, làm miệng nêu lí do vì sao từ đó khác với các từ còn lại. - Nhận xét, chốt ý đúng:a. nhóm từ láy từ “nứt nẻ” là từ ghép.. Bài 3: Thay các từ đơn hoặc tổ hợp từ trong đoạn văn sau thành từ láy để các câu văn trở nên sinh động hơn. Chép lại đoạn văn sau khi đã thay từ. a) Gió thỏi mạnh, lá cây rơi nhiều; từng đàn cò bay nhanh theo mây. b) Mưa rất to suốt đêm ngày, mưa làm ttối mặt mũi. c) Trên nền trời có những cánh cánh cò đang bay. * Đọc đề , tìm từ thay và viết lại vào vở. + Chấm bài và nhận xét, chốt bài đúng (các từ có thể thay thế) a) ào ào, lả tả, vun vút. b) ồ ồ (xỗi xả) tói tăm. c) rập rờn (chấp chới) Tiết 2: Luyện tập đổi đơn vị đo đại lượng I. Mục tiêu: Giúp học sinh: -Nhớ lại các đơn vị đo đại lượng đã học và mối quan hệ của các đơn vị đo đại lượng đó. -vận dụng các mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng để làm tính, giải toán có liên quan. -Phát triển tư duy cho Hs. II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học. * Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau; - Em đã học những đơn vị đo đại lượn nào? (Đo thời gian, khối lượng, độ dài) - Hãy nêu tên các đơn vị đo thời gian, khối lượng, độ dài mà em đã học. - Hãy nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng trong cùng bảng đơn vị đo. * Yêu cầu học sinh nêu, GV viết các đơn vị đo đó lên bảng. * Bài tập vận dụng. Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) 8 yến =.kg 7yến 3kg = 15 yến 6kg =. 5 tạ =. 4 tạ 3 yến= 7tạ 7 kg=. 4yến=..hg 6tấn 5 tạ=kg 8tấn 55 kg=.. b) 8 phút=.giây 4 thế kỉ=.năm 1/5 phút =.giây 5 phút 12 giây-giây 7 thế kỉ=năm 1/3 giờ=.phút 9giờ 5 phút=.phút 5 thé kỉ =.năm 1/4 thế kỉ=năm 4ngày 4giờ=.giờ 7thế kỉ 5 năm=.năm 1/2thế kỉ=.năm c)5m3mm=mm 1/4km=m 534m =damm 7km 4m =m 1/5hm =.m 7405m=.km.m 8dm 5cm=.cm 1/2dam =dm 2005m =kmm * Yêu cầu học sinh làm vào vở + bảng lớp. * GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài 2: điền số thích hợp vào chỗ chấm. 375kg =.tạ.dag 145 giây =.phút.giây 3005 dag =.yếng 253 năm =.thế kỉnăm 55020 kg=tấn.kg 3 thế kỉ 3 năm=.năm * Tiến hành tương tự bài trên. Bài 3: Điền dấu >, < = thích hợp vào chỗ chấm. 7phút 10 giây420giây 1/6phút ..1/5phút 2 tạ30kg ..20yến 30kg 5m 15mm..515mm 5tấn 6kg40tạ 20 kg 7dm 5cm..6dm 200mm Bài 4: năm nay nhà An thu được 2 tạ 16 kg đỗ và lạc. Trong đó số kg đỗ gấp 3 lần só kg lạc. Hỏi năm nay nhà An thu được mỗi loại bao nhiêu kg/ Bài 5: Bao thứ nhất hơn bao thứ hai 40kg, biết bao thứ hai có số gạo bằng 1/3bao thứ nhất. Hỏi mỗi bao có bao nhiêu ki lô gam gạo? Bài 6: An đi từ nhà đén trường qua 2 đoạn đường, doạn thứ nhất An đi mất 3 phút 40 giây; đoạn thứ hai thời gian An đi lâu hơn đoạn thứ nhất 100giây. Hỏi An đã đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút/ * Yêu cầu Hs làm vở. GV thu chấm. Chữa bài. IV. Hoạt động nối tiếp Bài 3: So sánh hai số tự nhiên a và b, biết: 1) a là số lớn nhất gồm 3 chữ số, b là số nhỏ nhất gồm 4 chữ số. 2) a gồm 3 nghìn, bảy trăm và năm mươi ba đơn vị, b gồm hai nghìn, mười bảy trăm, bốn chục và mười ba đơn vị. 3) a là số liền sau số 100, b là số liền trước số 101. Bài 4: Cho số abc với a-b=1, b-c=2. Số abc và số cba hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? Bài 5: Số tự nhiên X gồm bao nhiêu chữ số? Biết: a. X đứng liền sau số có 5 chữ số . b. X đứng liền trước một số có bảy chữ số Bài 6: So sánh hai số tự nhiên X và y biết X là số liền sau số 5000 và Y là liền trước của số 5001. Bài 7: So sánh hai số X và y biết Y là số lớn nhất có bốn chữ số và Y là số bé nhất có 5 chữ số. Bài 8: Tìm chữ số thích hợp thay vào a biết 4a285 56879 Bài 9: Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào ô trống: 6a + a7 . aa + 68 8a + a8..(a + 8) x 11 * Yêu cầu học sinh làm các bài tập trên. * Lần lượt học sinh lên bảng làm. * Gv và HS nhận xét, chốt kết quả đúng. IV. Hoạt động nối tiếp: - Chốt lại liến thức bài học. - Nhận xét tiết học. Tiết 3: Luyện Thể dục đổi chân khi đi đều sai nhịp-Bịt mắt bắt dê I. Mục tiêu - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số,đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, theo đúng khẩu lệnh. - Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu HS biết cách bước đệm khi đổi chân. - Trò chơi "Bịt mắt bắt dê". Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động, hào hứng. II. Chuẩn bị - Địa điểm: Sân trường. - Phương tiện: 1 còi, 2 khăn sạch. III. hoạt động dạy - học. A. Phần mở đầu: (6 phút) - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Trò chơi "Tìm người chỉ huy". B. Phần cơ bản (20 phút) 1. Ôn tập đội hình đội ngũ: 14 phút + Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái: - Lần 1+2 do GV điều khiển, có sửa chữa sai sót cho HS. - Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển. - Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố. + Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp. - GV làm mẫu động tác, giảng giải cách bước theo nhịp hô. - Cho HS tập bước đệm tại chỗ và bước đệm trong bước đi. 2. Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” (6 phút) - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn lại cách chơi, luật chơi. - Cả lớp cùng chơi. GV theo dõi, đánh giá, biểu dương những HS hoàn thành vai chơi của mình. C. Phần kết thúc (5 phút). - Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát. - Đứng tại chỗ thực hiện động tác thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá và dặn HS ôn tập. Thứ tư ngày 04 tháng 10 năm 2011 Tiết 1: Luyện Toán. I . MỤC TIấU : - So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên đúng, nhanh, chính xác. - Vận dụng về so sánh để làm các bài tập về só tự nhiên. - Phát triển tư duy cho HS. II . CÁC BÀI TẬP : Bài 1: So sánh hai số tự nhiên a và b, biết: 1)a là số lớn nhất gồm 3 chữ số, b là số nhỏ nhất gồm 4 chữ số. 2)a gồm 3 nghìn, bảy trăm và năm mươi ba đơn vị, b gồm hai nghìn, mười bảy trăm, bốn chục và mười ba đơn vị. 3)a là số liền sau số 100, b là số liền trước số 101. Bài 2:Cho số abc với a-b=1, b-c=2. Số abc và số cba hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? Bài 3: Số tự nhiên X gồm bao nhiêu chữ số? Biết: a.X đứng liền sau số có 5 chữ số . b.X đứng liền trước một số có bảy chữ số Bài 4:So sánh hai số tự nhiên X và y biết X là số liền sau số 5000 và Y là liền trước của số 5001. Bài 5: So sánh hai số X và y biết Y là số lớn nhất có bốn chữ số và Y là số bé nhất có 5 chữ số. Bài 6: Tìm chữ số thích hợp thay vào a biết 4a285 56879 Bài 7:Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào ô trống: 6a + a7 . aa + 68 8a + a8..(a + 8) x 11 *Yêu cầu học sinh làm các bài tập trên. *Lần lượt học sinh lên bảng làm. *Gv và HS nhận xét, chốt kết quả đúng. IV.Hoạt động nối tiếp: - Chốt lại liến thức bài học. - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và làm bài tập. Tiết 2: Luyện Tiếng Việt Luyện tập về đoạn văn trong bài văn kể chuyện. I. Mục đích yêu cầu; - Củng cố khái niệm đoạn văn trong bài văn kể chuyện. - Xây dựng và viết lại hoàn chỉnh 1 đoạn văn trong bài văn kể chuyện. - Có ý thức sử dụng từ và câu đúng, chú ý diễn đạt trôi chảy. II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập. III. Hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: * Hướng dẫn học sinh luyện tập. + Nhắc lại khái niệm về đoạn văn: + Luyện tập: * Đề bài 1: Cho nội dung của hai đoạn văn kể chuyện sau: 1. Chôm hết lòng chăm sóc mà hạt không nảy mầm. 2. Những suy ngfhĩ của Chôm khi đến ngày hẹn mà thóc vẫn không nảy mầm. đặt mình vào vai Chôm, em hãy tưởng tượng ra và kể lại một trong hai đoạn truyện “Những hạt thóc giống” có nội dung trên. * yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu của đề. - HS nêu nội dung mình chọn cho lớp nghe. - Vài em kể miệng. * GV và HS nhận xét, bổ sung. Đề 2: Em hãy kể lại một câu chuyện có nhân vật chính nhờ có lòng tự tin hoặc nhờ giữ được lòng tin vào cuộc sống mà đã chiến thắng. * HS đọc yêu cầu đè. + Kể miệng. + Nhận xét đánh giá. IV. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài. Tiết 4: HĐNG-An toàn giao thông bài 5 phương tiện giao thông đường bộ I/ Mục tiêu 1. Kiến thức : HS biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ. HS phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại PTGT. 2. Kĩ năng : - Biết tên các loại xe thường thấy. Nhận biết được các tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm. 3. Thái độ : - Không đi bộ dưới lòng đường. Không chạy theo hoặc bám vào xe ô tô, xe máy đang chạy. II / Nội dung : - Phương tiện GTđường bộ gồm : - PTTS : Là các loại xe không di chuyển bằng động cơ như : - Xe đạp, xe ba gác,, xe xíh lô, xe do súc vật kéo. - PTcơ giới : Các loại xe ô tô, máy kéo, mô tô hai bánh, xe gắn máy... - Các điều luật liên quan : Điều 3 - Khoản 12, 13 ( Luật GTĐB) III / Chuẩn bị : - 5 Tranh trong SGK phóng to. Phiếu học tập ghi các tình huống của hoạt động 3 IV / Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A ) Hoạt động 1: 1. Kiểm tra bài cũ: - Khi đi bộ qua đường em cần chú ý điều gì ? - Hãy nêu đặc điểm con đường từ nhà em đến trường ? - Đi trên đường đó em đã thực hiện điều gì để được an toàn ? - Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cách “Phương tiện giao thông đường bộ “. b)Hoạt động 2 : - Nhận diện các phương tiện giao thông a/ Mục tiêu : HS biết được một số PTGT đường bộ. - Phân biệt được một số xe thô sơ và xe cơ giới . b / Tiến hành : - Treo tranh Hình 1 và 2 lên bảng. - Yêu cầu quan sát so sánh nhận diện để phân biệt hai loại phương tiện giao thông đường bộ. - Vậy loại xe nào đi nhanh hơn ? - Xe nào phát ra tiếng động lớn hơn ? - Xe nào dễ gây nguy hiểm hơn ? * Kết luận : - Xe thô sơ là các loại xe như xe đạp, xích lô, xe bò, xe ngựa,... Xe cơ giới như : Ô tô, xe máy, - Xe thô sơ đi chậm ít gây nguy hiểm hơn xe cơ giới. - GV giới thiệu thêm một số loại xe ưu tiên : - Xe cứu thương, xe cảnh sát chữa cháy. - Khi gặp các loại xe này mọi người phải nhường đường để các loại xe này đi trước. Hoạt động 3: - Thực hành theo nhóm a/ Mục tiêu : - Giúp HS kể tên một số loại phương tiện thô sơ . a/ Tiến hành : - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm - Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu thảo luận và ghi vào phiếu. - GV mời lần lượt từng nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình. - Giáo viên kết luận và viết lên bảng : - Xe xích lô, xe đạp, xe đạp lôi, xe bò kéo là các phương tiện thô sơ d) củng cố –Dặn dò : - Nhận xét đánh giá tiết học. - Yêu cầu nêu lại nội dung bài học . - Dặn về nhà học bài và áp dụng và thực tế. - 2 em lên bảng trả lời. - HS1 nêu những điều cần chú ý khi đi bộ qua đường. - HS2 trả lời về đặc điểm và việc thực hiện đi bộ an toàn từ nhà đến trường. - Lớp theo dõi giới thiệu - Hai học sinh nhắc lại tựa bài - Quan sát tranh thảo luận theo nhóm đôi chỉ ra sự khác nhau giữa hai loại phương tiện trong hình 1 và hình 2. ( H1 : Xe cơ giới ) ( H2 : Xe thô sơ ) - Xe cơ giới chạy nhanh hơn. - Xe cơ giới phát ra tiếng động lớn hơn. - Xe cơ giới dễ gây nguy hiểm hơn. - Lớp tiến hành chia thành các nhóm theo yêu cầu của giáo viên. - Cử đại diện lên dán tờ giấy lên bảng và trình bày trước lớp. - Xe xích lô, xe đạp, xe đạp lôi, xe bò kéo - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường . Thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2011 Tiết 1: Luyện tập: Tìm số trung bình cộng I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố kiến thức tìm số trung bình cộng của nhiều số. - Vận dụng đẻ giải các bài tập có liên quan. - Phát triển tư duy. II. Đồ dùng dạy học:Hệ thống bài tập. III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Chữa bài tập về nhà. 2. Bài mới: * Hướng dẫn học sinh luyện tập. + Nhắc lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số. * Vận dụng làm các bài tập sau: Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau: a) 32, 47, 68, 53, 45. b) 57, 42, 78, 63, 55. *Yêu cầu học sinh làm nháp và bảng lớp. Bài 2: lớp 4A quyên góp được 3 quyển vở, lớp 4 B quyên góp được 28 quyển vở. Lớp 4C quyên góp được nhiều hơn 4B là 7 vở. Hỏi trung bình mỗi lớp góp được bao nhiêu quyển vở? * HS đọc đề và làm bài vào vở. * HS báo cáo kết quả. Gv chốt kq đúng: 32 quyển vở Bài 3: Một ô tô trong 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 48 km, trong hai giờ sau mỗi giờ đi được 43km. Hỏi TB mỗi giờ xe ô tô đi được bao nhiêu km? * Tiến hành tương tự bài trên. đáp số :46 km Bài 4: Lớp 4A và lớp 4B trung bình mỗi lớp có 22học sinh tiên tiến. Hỏi 4B có bao nhiêu học sinh tiến tiến, biết 4A có 24 học sinh tiên tiến? Bài 5: Trung bình cộng của hai số là 50. Tìm hai số đó biết số này gấp 3 lần số kia. Bài 6: Ba đội trồng rừng, đội 1 trồng được 1356 cây, đội 2 trồng được ít hơn đội 1 là 246 cây. đội ba trồng được bằng 1/3số cây của đội một và đội hai. Hỏi trung bình mỗi đội trồng được bao nhiêu cây? * Yêu cầu học sinh làm vở và bảng lớp. * Nhận xét , chốt kết quả đúng. IV. Hoạt động nối tiếp. - Nhận xét tiết học. - Bài tập về nhà: * Trung bình cộng của ba số là 91, tìm ba số đó, biết số thứ nhất gấp đôi số thứ hai, số thứ hai gấp đôi số thứ ba. Tiết 2: Luyện tập Lịch sử Nước ta dưới ách đô hộ của phong kiến phương bắc I. Mục tiêu - Củng cố kiến thức về thời kỳ lịch sử nội thuộc Tàu. - Làm bài tập trong vở BT Lịch sử. II. Lên lớp. Bài 1. Để thống trị nhân dân ta các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Bài 2. Điền các từ ngữ: phong tục truyền thống, khuất phục, tiếp thu, trang sức vào chỗ trống trong câu sau cho thích hợp. Không chịu...., nhân dân ta vẫn gìn giữ được các .... vốn có như ăn trầu, nhuộm răng, mở các lễ hội mùa xuân với những trò đua thuyền, đánh vật và hát những điệu dân ca. Đồng thời dân ta cũng biết.... nghề làm giấy, làm đồ thủy tinh, làm đồ.... bằng vàng, bạc... của người dân phương Bắc. Bài 3. Dựa vào SGK, hãy hoàn thành bảng sau: Năm xảy ra sự kiện Người lãnh đạo khởi nghĩa Hai Bà Trưng Lý Bí 550 Mai Thúc Loan 766 Khúc Thừa Dụ 931 938 Tiết 3: Sinh hoạt lớp I. Kiểm danh. II. Giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm III. Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động, nề nếp, việc học tập của các bạn trong tuần 5; thông báo kết quả xếp loại thi đua giữa các tổ. * Kết quả xếp loại thi đua tổ: Tổ Xếp thứ 1 2 3 4 + Lớp trưởng nhắc nhở công việc tuần tới. IV. GV phát biểu ý kiến: 1. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS; tuyên dương những em thực hiện tốt, tiến bộ: ..........................; nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt: ................... 2. Nhắc nhở nề nếp và thông báo công việc tuần 6: + Duy trì tốt nề nếp lớp. + Thi đua học tập tốt. + Tiếp tục rèn chữ, giữ vở. + Tham gia các hoạt động nhân đạo: Mua tăm ủng hộ Hội người mù; ủng hộ HS vùng gặp khó khăn. V. Văn nghệ – trò chơi HS yêu thích. Ngày 03 tháng 10 năm 2011 BGH Ký duyệt
Tài liệu đính kèm: