Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 1 đến tuần 4 - Trường Tiểu học số 1 xã Mường Tè

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 1 đến tuần 4 - Trường Tiểu học số 1 xã Mường Tè

MÔN: TOÁN

 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I/MỤC TIÊU:

 Giúp HS ôn tập về :

 - Cách đọc, viết các số đến 100.000

 - Phân tích cấu tạo số

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV : bảng phụ

 - HS : phấn, bảng con

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 1/ Bài cũ :

 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh

 2. Bài mới :

 a/ Giới thiệu bài : Ở lớp 3 các em đã được đọc, viết, so sánh các số đến 100.000. tiết toán đầu tiên ở lớp 4 hôm nay các em sẽ được ôn lại các số đến 100.000.

 

doc 94 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 1 đến tuần 4 - Trường Tiểu học số 1 xã Mường Tè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
	 Thứ hai ngày 20 thang 8 năm 2012
Tiết 1
	CHÀO CỜ TUẦN 1
Tiêt 2 
	MÔN: TOÁN 
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I/MỤC TIÊU:
	Giúp HS ôn tập về :
	- Cách đọc, viết các số đến 100.000
	- Phân tích cấu tạo số
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- GV : bảng phụ 
	- HS : phấn, bảng con
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	1/ Bài cũ :
	- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
	2. Bài mới :
	a/ Giới thiệu bài : Ở lớp 3 các em đã được đọc, viết, so sánh các số đến 100.000. tiết toán đầu tiên ở lớp 4 hôm nay các em sẽ được ôn lại các số đến 100.000.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
a) GV viết số 83251 yêu cầu HS đọc và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn.
b) Tương tự như trên với số :
83001, 80201, 80001
c) GV cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề
d) GV cho vài HS nêu
- Các số tròn chục 
- Các số tròn trăm
- Các số tròn nghìn 
- Các số tròn chục nghìn
2. Thực hành :
Bài 1 : Gọi HS đọc đề
- Cho HS nhận xét, tìm ra qui luật viết các số trong dãy số này
- Số cần viết tiếp theo 10000 là số nào ? và sau đó nữa là số nào ? tiếp theo cả lớp làm phần còn lại.
b) HS tự tìm ra qui luật viết các số và viết tiếp
- Gv theo dõi
- Cho HS nêu qui luật viết, và đọc kết quả.
Bài 2 : GV kẻ sẵn vào bảng lớn gọi HS phân tích mẫu.
- Gọi 1 HS làm bảng lớn
- GV nhận xét
Bài 3 : GV ghi bảng lớn, gọi HS phân tích cách làm
- GV hướng dẫn bài mẫu
a) 8732 = 8000 + 700 + 20 + 3
b) 9000 + 200 + 30 + 2 =
- Gọi HS lên bảng làm các bài còn lại
- Gv theo dõi hướng dẫn 1 số em 
- Chấm bài 1 số em
- Nhận xét bài làm củamC

- Nhận xét HS làm bài trên bảng, cho HS đối chiếu kết quả và chấm bài.
Bài 4 : Hỏi HS cách tính chu vi các hình : hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Bài về nhà : 4/4
Bài sau : Ôn tập các số đến 100.000 (tt)
- 1, 2 HS đọc số và nêu .
- HS cả lớp đọc thầm.
- 1 chục = 10 đơn vị
- 1 trăm = 10 chục
- Vài HS nêu được
+ 10, 20, 30,40,50,60,70,80,90
+100,200,300,400,500,600,700,800,900
+1000, 2000,3000,4000,5000,6000,..
+10000.20000, 30000,40000,50000,
60000,70000,80000,90000
- HS trả lời : 20000,30000
36000,37000,38000,39000, 40000,41000
- HS nghe và đối chiếu kết quả
- HS nhìn bài 2 SGK đọc thầm
- HS dùng bút chì làm vào SGK
- HS tự đối chiếu kết quả, sửa bài
- HS phân tích
- 1 HS giải bảng lớn
- Cả lớp làm vào vở
a) Viết thành dạng tổng
8732, 9171, 3082, 7006
b) Viết theo mẫu b
7000 + 300 + 50 + 1 =
6000 + 200 + 30 =
6000 + 200 + 3 =
5000 + 2 =
- HS tự chấm bài bằng bút chì
- HS trả lời miệng
 IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY  
Tiêt 3 
 	MÔN: TẬ P ĐỌC
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺYẾU 	
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Đọc lưu loát toàn bài
	- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
	- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
	2. Hiểu các từ ngữ trong bài 
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
	3.Giáo dục HS: Biết bênh vực những bạn yếu đuối, phê phán những hành vi bắt nạt kẻ yếu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Tranh minh hoạ trong SGK,	
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Mở đầu
- GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4 tập một. Yêu cầu HS mở mục lục SGK.
- gọi HS đọc tên 5 chủ điểm, GV nói sơ qua 5 nội dung từng chủ điểm .
B. Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học :
Chủ điểm : Thương người như thể thương thân là một truyền thống tốt đẹp của cha ông ta . Các bài học môn TV tuân 1,2,3 giúp chúng ta hiểu rõ hơn về truyền thống tốt đẹp đó.
GT bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là một trích đoạn trong tập truyện Dế Mèn phưu lưu ký của nhà văn Tô Hoài .
- Cho hs xem tập truyện và tranh bài đọc.
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Luyện đọc
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn 3 lần.
Đoạn 1 : 2 dòng đầu
Đoạn 2 : 5 dòng tiếp theo
Đoạn 3 : 5 dòng tiếp theo
Đoạn 4 : Phần còn lại
- GV khen những HS đọc đúng, kết hợp sửa sai những HS phát âm sai, ngắt ngỉ chưa đúng, giọng đọc chưa phù hợp. Hướng dẫn những từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS đọc thầm phần chú thích
- Luyện đọc theo cặp : Gọi HS đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
- Gọi 1,2 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b.Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào ?
Ý 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp nhà trò.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
Ý 2: Hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Nhà Trò bị nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào ?
Ý 3: Hoàn cảnh của chị Nhà Trò
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi : Những lời nói, cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
Ý 4: Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
- Cho HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó ?
Qua câu chuyện em thấy dê mèn là ngườI như thế nào?
-GV ghi bảng đạI ý
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài.
- Gọi HS khác nhận xét
 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài (đoạn 3,4).
- Gv đọc diễn cảm 1 đoạn để làm mẫu
- Luyện HS đọc diễn cảm theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp ( mỗi tổ 1 em)
- GV theo dõi, uốn nắn, nhận xét bình chon cá nhân đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò
- GV giúp HS liên hệ bản thân 
- Em học được điều gì ở nhân vật Dế Mèn 
- Gv nhận xét tiết học. Tuyên dương HS đọc tốt.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn
- Tìm đọc tác phẩm : Dế Mèn phiêu lưu kí.
HS mở sgk
- Một HS đọc tên 5 chủ điểm.
Hs lắng nghe
- HS quan sát tập truyện và quan sát tranh.
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp.
- Học sinh đọc thầm
- 1,2 HS đọc lại toàn bài
- HS đọc thầm cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, tìm hiểu câu hỏi và trả lời câu hỏi.
+ Dế Mèn đi qua vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò đang gục đầu bên tảng đá khóc.
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời 
+ Thân hình chị nhỏ bé, gầy yếu người bụ những phấn như mới lột, cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu chị kiếm bữa ăn củng chẳng đủ, nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời.
+ Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận, lần này chúng giăng tơ chặng đờng, đe bắt chị ăn thịt.
- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời :
+ Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. ( Lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm)
+ Xoè cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
- HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá có trong bài :
+ Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn 
-> thích vì hình ảnh này tả Nhà Trò như một cô gái yếu đuối, đáng thương.
-hs trả lời
4 HS đọc nối tiếp 
- HS nhận xét
- HS đọc diễn cảm .
- HS lắng nghe GV đọc.
- 1 HS đọc lời của Dế Mèn
- 1 HS đọc lời của Nhà Trò.
- Mỗi tổ cử 1 em thị đọc diễn cảm.
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
Tiết 4 : 	 
	 MÔN: TẬP LÀM VĂN
 	THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Hiểu được những đặc điẻm cơ bản của văn kể chuyện . Phân biệt được văn kể chuyện với các loại văn khác.
2. Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
II/ ĐỒ DUNG DẠY – HỌC
-Bảng phụ ghi sẵn ND của BT1(phần N X)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Trong các giờ tập đọc, kể chuyện các em đã thấy được vẻ đẹp của con người thiên nhiên qua các bài văn, câu chuyện.
Trong giờ tập làm văn các em sẽ được thực hành viết đoạn văn, bài văn để thể hiện các mối quan hệ với con người thiên nhiên xung quanh mình.
B - Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
GV ghi dầu bài lên bảng.
a) Phần nhận xét:
Bài tập 1:
- Gọi hs đọc y/c
- Gọi 1 hs khá giỏi kể lại câu chuyện: Sự tích hồ Ba Bể.
- Chia hs thành các nhóm nhỏ phát giấy và bút dạ cho hs.
- Y/c các nhóm thảo luận và thực hiện y/c ở bài tập.
- Gọi các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng.
- Y/c các nhóm nxét, bổ xung kết quả làm việc để có kết quả đúng.
- GV ghi các câu hỏi trả lời và thống nhất vào một bên bảng
Bài tập 2:
Y/c 1 hs đọc toàn văn y/c của bài: Hồ Ba Bể.
+ Bài văn có nhân vật không?
+ Bài văn có kể các sự việc xảy ra đổi với nhân vật không?
+ Bài Hồ Ba Bể với bài sự tích hồ Ba Bể. Bài nào là văn kể chuyện? Vì sao?
+ Theo em, thế nào là kể chuyện?
-GV kết luận chung 
b) Phần ghi nhớ:
Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ.
Lấy thêm 1 số câu chuyện đã học để minh hoạ.
- Y/c hs lấy ví dụ minh hoạ.
2) Luyện tập:
Bài tập 1:
Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs suy nghĩ và tự làm bài.
GV nhắc hs cách làm bài
- Y/c từng cặp hs kể.
- Một số hs thi kể trước lớp.
Cả lớp và GV nxét, góp ý.
Bài tập 2:
- Gọi hs đọc y/c.
- Gọ hs trả lời câu hỏi.
+ Câu chuyện của em có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể về điều gì?
+ Sự giúp đỡ đó của em có tác dụng gì?
3. Củng cố - dặn dò:
- Thế nào là kể chuyện?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
vở bài tập.
Hs lắng nghe.
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 hs đọc y/c.
- HS kể vắn tắt, cả lớp theo dõi.
- Chia nhóm, nhận đồ dùng học tập
- Thảo luận nhóm, ghi kết quả thảo luận lên phiếu.
- Dán kết quả thảo luận.
- Nxét bổ sung.
a) Các nhân vật:
+ Bà cụ ăn xin.
+ Mẹ con bà nông dân.
+ Những người dự lễ hội.
b) Các sự việc xảy ra và kết quả:
+ Bà cụ xin ăn trong ngày hội cúng phật nhưng không ai cho.
+ Hai mẹ con bà nông dân cho bà cụ xin ăn và ngủ trong nhà.
+ Đêm khuya, bà già hiện hình một con Giao Long lớn.
+ Sáng sớm, bà già cho hai mẹ con gói tro và 2 mảnh vỏ trấu, rồi ra đi.
+ Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân chèo thuyền, cứu người.
c) Ý nghĩa: Ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ, cứu giúp đồng loại; khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể.
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm lại suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Bài văn kông có nhân vật nào.
- Không, chỉ có những chi tiết giới thiệu vẽ hồ Ba Bể như: Vị trí, độ cao chiều dài, đặc điểm địa hình, khung cảnh thi vị gợi cảm xúc thơ ca...
- Bài sự tích hồ Ba Bể là văn kể chuyện vì có nhân vật, có cốt truyện, có ý ng ... xa....
- Hs ghi đầu bài vào vở.
-1 , 2 Hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Hs thảo luận, phát biểu ý kiến.
- Từ “trái bánh” có nghĩa tổng hợp.
- Từ “bánh rán” có nghĩa phân loại.
- 2 Hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Hs lắng nghe.
- Các nhóm trao đổi và làm bài.
- Dán phiếu, nxét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai).
- Vì tàu hoả chỉ phương tiện giao thông đường sắt, có nhiều toa, chở được nhiều hàng, phân biệt với tàu thuỷ, tàu bay.
- Vì núi non chỉ chung lọai địa hình nổi lên cao hơn so với mặt đất.
- 2 hs đọc to, cả lớp theo dõi.
Hs lắng nghe.
- Hs trao đổi, thảo luận trong nhóm.
- Trình bày, nxét, bổ sung.
- Hs chữa bài (nếu sai).
- Nhút nhát
- Lạt xạt, lao xao.
- rào rào.
Ví dụ: 
Nhút nhát: lặp lại âm đầu nh.
Rào rào: lăp lại cả âm đầu và vần r và ao.
Hs nêu lại.
Hs Ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY  
 Thứ năm ngày 13 tháng 09 năm 2012
Tiết 1
 MÔN: TOÁN
 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG 
I. MỤC TIÊU
	- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của dag, hg và mối quan hệ của dag, hg và gam với nhau.
	-Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng .Biết thực hiện phép tính với đo khối lượng
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn trên bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu các đơn vị đo khối lượng đã học ?
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu đề-ca-gam; héc-tô- gam: 
a. Giới thiệu đề-ca-gam:
- Giới thiệu: - 1 đề-ca-gam cân nặng bằng 10 gam.
- Đề-ca-gam viết tắt là dag
- Giỏo viờn viết lờn bảng: 10g=1dag
? Mỗi qủa cõn nặng 10 g hỏi bao nhiờu quả cõn thỡ nặng 1 dag ?
b. Giới thiệu hộc-tụ-gam 
- 1 hộc-tụ-gam cõn nặng bằng 10 dag = 100 g.
- Hộc-tụ-gam viết tắt là hg. 
- Giỏo viờn viết lờn bảng 1hg = 10 dag = 100g.
? Mỗi quả cân nặng 1 dag, hỏi bao nhiêu quả như thế sẽ cân nặng 1 hg ? 
3. Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng: 
- Yêu cầu học sinh kể tên các đơn vị đo khối lượng đó học.
- Học sinh nêu thứ tự từ bé đến lớn, giáo viên ghi vào bảng đơn vị đo khối lượng.
? Trong các đơn vị trên đơn vị nào nhỏ hơn kg ?
? Những đơn vị nào lớn hơn kg ?
? Bao nhiờu g thỡ bằng một dag ?
- Giỏo viờn viết vào cột dag: 1 dag = 10 g
? Bao nhiờu dag thỡ bằng 1 hg ?
- Viết vào cột hg: 1 hg = 10 dag 
? Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị đo nhỏ hơn liền trước nó ?
? Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền kề với nó ?
? Hóy nờu một vớ dụ để làm sáng tỏ nhận xét trên ?
4. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: 
- Viết lên bảng: 7kg =  g và yêu cầu cả lớp thực hiện đổi.
- Cho học sinh nhận xột và nờu cỏch làm.
- hướng dẫn lại cho học sinh cả lớp cách đổi.
+ Vậy 7kg = 7000 g
- Giáo viên viết lên bảng 3 kg 300 g =  g và yêu cầu học sinh đổi.
- Cho học sinh tự làm tiếp phần cũn lại. 
Bài 2: 
- Thực hiện phép tính sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
-H/s hát 
- Gam, ki- lô-gam
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc 10 g = 1 dag.
- 10 quả
- Đọc 1 hg = 10 dag = 100 g
- 10 quả.
- 2-3 học sinh kể.
- Học sinh nờu theo thứ tự.
- Là g, đề-ca-gam, héc-tô-gam.
- Là: yến, tạ, tấn
- 10 g = 1 dag.
- 10 dag = 1 hg 
- Gấp 10 lần.- Kộm 10 lần.
- Kg hơn hg 10 lần và kộm yến 10 lần.
- Học sinh nờu kết quả.
- Học sinh theo dừi.
- Đổi và giải thích: 3 kg = 3000 g, 3000g + 300 g = 3300 g, vậy 3 kg 300 g = 3300 g.
- 2 học sinh lờn bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. 
- 1 học sinh lờn bảng, cả lớp làm vào vở.
4. Củng cố, dặn dò
	- Tổng kết giờ học, dặn dũ học sinh.
	- Làm bài tập trong vở bài tập trang 
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY  
Tiết 2
	MÔN: TẬP LÀM VĂN
	LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 	 - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng cốt truyện có yếu tố trưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
 	- HSKG: Làm được các bài tập.
	- HS yếu; làm được 1 BT.
B. ĐỒ DÙNG
 	 - Giáo viên: Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý, giấy khổ to, bút dạ.
 	 - Học sinh: Sách vở, vở bài tập, đồ dùng học tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Tìm hiểu bài:
a. HD xây dựng cốt truyện:
*Xác định y/c của đề bài:
- Gọi 1 hs đọc y/c của đề bài.
- Phân tích đề bài, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng: Tưởng tượng kể lại vắn tắt, ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
Hỏi: + Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
*Lựa chọn chủ đề của câu chuyện:
- Y/c hs chọn chủ đề.
- Gọi hs đọc gợi ý.
+ Người mẹ ốm như thế nào?
+ Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
+ Người con đã quyết định vượt qua khó khăn như thế nào?
+ Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào?
- Gọi hs đọc gợi ý 2.
HS trả lời các câu hỏi:
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
+ Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con?
+ Cậu bé đã làm gì?
3. Thực hành kể chuyện:
- Từng cặp hs thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn.
- Cả lớp và gv nxét đánh giá lời kể của bạn.
- Nxét cho điểm hs.
4. Củng cố - dặn dò: 
Gọi 2 em nói vẽ cách xây dựng cốt truyện.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Hs đọc y/c đề bài.
Hs lắng nghe.
- Cần chú ý đến lý do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
Hs lắng nghe.
TCTV
- Người mẹ ốm rất nặng, ốm bệt giường ốm khó mà qua khỏi...
- Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm.
- Phải tìm một lọai thuốc rất hiếm, phải đi tìm tận rừng sâu.
- Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đòi ăn, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý.
- Bà tiên cảm động về tình thương yêu, lòng hiếu thảo của người con đã hiện ra giúp.
- HS đọc theo y/c.
HS trả lời
- Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc. Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả. Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu.
- Bà tiên biến thành bà cụ già đi .. cuộc sống sung sướng.
- Cậu thấy phía trước có mọt bà cụ già... mình đến chỗ có loại thuốc quý.
- Hs thi kể trước lớp.
Tìm ra bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
- Hs viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
- Để xây dựng một cốt truyện cần hình dung được: Các nhân vật của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện, diễn biến này cần hợp lý, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa.
Hs ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY  
 Tiết 3 
 MÔN: KHOA HỌC
 (Đ/C Sửu soạn soạn dạy)
Tiết 4 	 MÔN: ĐỊA LÍ
 (Đ/C Sửu soạn soạn dạy)
 Thứ sáu ngày 14 tháng 09 năm 2012
Tiết 1: 
 MÔN: THỂ DỤC
 (GV chuyên soạn dạy)
Tiết 2 : MÔN: TOÁN
 GIÂY THẾ KỶ 
I. MỤC TIÊU 
	- Biệt đơn vị giây thế kỷ 
	-Biết được mối quan hệ giữa phỳt giõy và thế kỷ ,năm 
	-Biết xác định 1 năm cho trước thuộc thế kỷ 
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Một chiếc đồng hồ thật loại có cả ba kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút.
Giáo viên vẽ sẵn trục thời gian như SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ
C. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu giây và thế kỷ: 
a. Giây: 
- Cho học sinh quan sát đồng hồ thật, yêu cầu học sinh chỉ kim giờ và kim phút
? Khoảng thời gian kim giờ đi từ số 1 đến số 2 là bao nhiêu giờ ?
? Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút 
? Một giờ bằng bao nhiêu phút ?
? Bạn nào biết kim thứ ba này là kim gì ?
? Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến vạch liền sau nó trên mặt đồng hồ là bao nhiêu giây ?
- Cho học sinh quan sát kim phút đi từ vạch này sang vạch kia thì kim giây đi từ đâu đến đâu ?
- Vậy kim phút chạy được một phút thì kim giây chạy được 60 giây.
- GV viết lờn bảng: 1 phút = 60 giây.
b. Giới thiệu thế kỷ:
- Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỷ. 1 thế kỷ dài đến 100 năm. 
- Treo hình vẽ trục thời gian và giới thiệu đây là trục thời gian:
+ Người ta tính các mốc thế kỷ như sau:
Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ thứ nhất.
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ hai
Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỷ thứ ba
Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỷ thứ hai mươi
- Giỏo viờn chỉ trờn trục thời gian:
? Em sinh vào năm nào ? năm đó thuộc thế kỷ thứ bao nhiêu ?
? Năm 2006 ở thế kỉ nào ? Thế kỷ này được tính từ năm nào đến năm nào ?
- Để ghi thế kỷ thứ mấy ngời ta hay dùng chữ số La Mó vớ dụ: Thế kỷ XX
3. Luyện tập, thực hành: 
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc bài và tự làm.
? Em làm thế nào để biết 1/3 phút = 20 giây ?
? Làm thế nào để tính được 1 phút 8 giây = 68 giây ?
? Hóy nờu cỏch đổi 1/2 thế kỷ ra năm?
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
- Hướng dẫn xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỷ nào và ghi vào vở.
Bài 4:
? Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, thuộc thế kỉ thứ mấy ?
? Năm nay là năm nào ?
? Tính từ khi vua Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay là bao nhiêu năm ?
- Nhắc học sinh cách tính.
- Yêu cầu học sinh làm tiếp phần b.
- Chữa bài và cho điểm. 
4. Củng cố - dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- Dặn dò học sinh.
- Làm bài tập tiết 20. 
 - Học sinh quan sỏt và chỉ theo yờu cầu.
- Là 1 giờ.
- Là 1 phút.
- 1 giờ bằng 60 phut.
- Là kim giây
- Là 1 giây
- Kim giây chạy được đúng một vũng.
- GV viết bảng: 1 phút bằng 60 giõy.
- 1 học sinh đọc: 1 phút = 60 giây.
- Học sinh nghe và nhắc lại: 1 thế kỷ = 100 năm.
- Học sinh trả lời
- Thế kỷ 21. Tính từ 2001 đến 2100
- Học sinh ghi một số thế kỷ = chữ số La Mó: XIX, XX, XXI,
- 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập rồi đổi chéo vở để kiểm tra.
- Vỡ 1 phỳt = 60 giây, nên 1/3 phỳt = 60 : 3 = 20 giây.
- 1 phỳt = 60 giây nên 1 phút 8 giây = 68 giõy.
- 1 thế kỷ = 100 năm, vậy ẵ thế kỉ = 100 năm : 2 = 50 năm.
a. Bác Hồ sinh năm 1890, thế kỷ XIX, Bác ra đi tỡm đường cứu nước 1911, thuộc thế kỷ XX
b. Cách mạng tháng 8 thành công năm 1945 thuộc thế kỷ 20.
c. Bà Triệu lónh đạo khởi nghĩa chống quan Đông Ngô năm 248 thuộc thế kỷ thứ III.
- Năm đó thuộc thế kỷ thứ XI
- Năm 2009.
- 2009 – 1010 = 999 (năm)
- Học sinh làm bài rồi đổi chéo vở kiểm tra. 
 IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY  
Tiết 3 
 MÔN: TIẾNG ANH
 (GV chuyên soạn dạy)
Tiết 4 
 MÔN: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 (Đ/C Tú soạn dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docthao tuan 14.doc