Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 9 đến tuần 12

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 9 đến tuần 12

KỂ CHUYỆN

 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - HS biết nội dung của câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè.

2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nói: Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện hợp lí và trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện.

 - Kể tự nhiên; chân thực; kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ

 - Rèn kỹ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ: - HS tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài

 - HS:

 

doc 53 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 9 đến tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 
 Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tiết 1 : KỂ CHUYỆN 
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: - HS biết nội dung của câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè. 
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nói: Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện hợp lí và trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện.
	- Kể tự nhiên; chân thực; kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ
	- Rèn kỹ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. Thái độ: - HS tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài
	- HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện đã nghe; đã đọc về những ước mơ đẹp, nói lên ý nghĩa câu chuyện.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu đề bài:
Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè; người thân
- Gọi 1 HS đọc to đề bài, hướng dẫn HS xác định trọng tâm đề.
c) Gợi ý kể chuyện:
* Hướng dẫn xây dựng cốt truyện
- Gọi 3 HS nối tiếp đọc gợi ý 
- Cho HS nói về đề tài và hướng xây dựng cốt truyện
* Đặt tên cho câu chuyện
- Cho 1 HS đọc gợi ý 3
- Yêu cầu HS suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện nói về ước mơ của mình.
d) Thực hành kể chuyện
- Tổ chức cho HS tập kể
- Theo dõi, hướng dẫn 
- Ghi lên bảng tiêu chuẩn đánh giá:
 + Nội dung (có phù hợp không?)
 + Cách kể (có mạch lạc không?)
 + Cách dùng từ, đặt câu và giọng kể
- Tuyên dương HS kể hay
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về kể lại chuyện, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 1 HS trả lời
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp theo dõi
- Nghe hướng dẫn, xác định trọng tâm đề
- Đọc gợi ý 2 SGK 
- HS nêu
- 1 HS đọc
- Nêu trước lớp
- Kể theo nhóm 2
- Thi kể trước lớp
- Theo dõi, đánh giá
- 3 – 4 HS thi kể trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét 
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
Tiết 2
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: - Mở rộng và củng cố vốn từ thuộc chủ điểm: “Trên đôi cánh ước mơ”
	- Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ “Ước mơ”, tìm ví dụ minh hoạ.
	- Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm.
	2. Kĩ năng: - HS biết sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm ước mơ.
	3. Thái độ: - HS hứng thú học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: 
	- HS: Vở bài tập Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu lại ghi nhớ của bài “Dấu ngoặc kép”
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Ghi lại những từ trong bài tập đọc “Trung thu độc lập” cùng nghĩa với từ “ước mơ”
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho cả lớp đọc thầm bài “Trung thu độc lập”; tìm từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”
- Gọi HS phát biểu, kết hợp giải nghĩa từ
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
+ Mơ tưởng
+ Mong ước
Bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ “mơ ước”
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập và mẫu
- Cho HS làm bài vào VBT
- Thi giữa hai nhóm (làm bài trên bảng lớp – mỗi nhóm 3 HS)
- Cả lớp nhận xét
- Chốt kết quả đúng:
a) Bắt đầu bằng tiếng ước: ước mơ, ước muốn, 
ước ao, ước mong, ước vọng.
b) Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ tưởng, mơ mộng
Bài tập 3;)
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài theo nhóm 3
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Đánh giá cao: Ước mơ đẹp đẽ; ước mơ cao cả; ước mơ lớn; ước mơ chính đáng.
+ Đánh giá không cao: Ước mơ nho nhỏ
+ Đánh giá thấp: Ước mơ viển vông; ước mơ kỳ quặc; ước mơ dại dột.
Bài tập 4: Nêu ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ trên
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Nhắc nhở HS tham khảo gợi ý 1 trong tiết kể chuyện (trang 80 SGK) để tìm ví dụ
- Tổ chức cho HS trao đổi
- Cho HS trình bày trước lớp
Bài tập 5: Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào?
- Nêu yêu cầu 
- Cho HS trao đổi theo cặp
- Gọi 1 số HS trình bày cách hiểu các câu thành ngữ
- Bổ sung cho hoàn chỉnh
Đáp án:
a) Cầu được ước thấy: đạt được điều mình mơ ước
b) Ước sao được vậy: Đồng nghĩa với cầu được ước thấy
c) Ước của trái mùa: Muốn những điều trái với lẽ thường
d) Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái hiện đang có lại mơ tưởng cái khác chưa phải của mình.
3. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
4. Dặn dò:
- Dặn học sinh về xem lại các bài tập.
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Lớp đọc thầm, tìm từ
- Phát biểu, lắng nghe
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào VBT
- 2 nhóm làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ
 - Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi, nhóm khác nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Trao đổi theo nhóm 2
- 2 HS trình bày trước lớp
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Trao đổi theo nhóm 2
- 1 số HS trình bày theo ý hiểu
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
Tiết 3 
MÔN : CHÍNH TẢ(Nghe – viết)
THỢ RÈN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Viết bài thơ : Thợ rèn
	- Làm bài tập chính tả phân biệt l/n.
2. Kĩ năng: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Thợ rèn.
	- Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn (l/n)
3. Thái độ: - HS có ý thức rèn chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Chép sẵn nội dung bài tập 2a
	- HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết các từ BT2 (T8).
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả:
- Đọc bài “Thợ rèn”
- Tóm tắt nội dung: “Sự vất vả và niềm vui của người thợ rèn”
- Cho HS đọc thầm bài phát hiện từ viết khó
- Đọc cho HS viết từ khó vào bảng con (thợ rèn, quệt, nực, quai, nghịch).
- Nhắc nhở HS cách trình bày
- GV đọc từng câu 
- GV đọc lại bài
- Chấm 5 – 6 bài; nhận xét từng bài
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống l/n?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập rồi làm bài
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, chốt lại đáp án đúng: 
+ Các từ được điền lần lượt theo thứ tự như sau: Năm; le; lập loè; lưng; làn; lóng lánh; loe.
- Cho HS đọc lại bài thơ hoàn chỉnh
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, xem lại các bài tập.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi
- Nêu từ khó
- Nghe, viết vào bảng con
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- Nghe, soát lỗi chính tả
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào VBT
- 1 HS làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- HS đọc bài đã làm
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
 Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2012
Tiết 1
	 MÔN: KHOA HỌC
 (Đ/C Sửu soạn dạy)
Tiết 2 
 MÔN: TIẾNG ANH
 (GV chuyên soạn dạy)
Tiết 3 
MÔN: ÂM NHẠC
(GV chuyên soạn dạy)
 Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2012
Tiết 1
	 MÔN: ÔN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Đọc trích đoạn kịch “Yết Kiêu”
- Cho HS đọc văn bản kịch và phần chú giải
- Đọc diễn cảm văn bản kịch
+ Cảnh 1 có những nhân vật nào? (người cha và Yết Kiêu)
+ Cảnh 2 có những nhân vật nào? (nhà vua và Yết Kiêu)
+ Cha con Yết Kiêu là người như thế nào? (yêu nước, căm thù giặc)
+ Những sự việc diễn ra trong 2 cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào? (trình tự thời gian).
Bài tập 2: Dựa vào đoạn trích kể lại câu chuyện theo gợi ý (SGK)
- Cho HS đọc yêu cầu BT2
- Cho HS đọc tiêu đề 3 đoạn câu chuyện “Yết Kiêu” dựa theo gợi ý BT2 được kể theo trình tự nào? (trình tự không gian)
- Cho HS kể mẫu
- Nhận xét
- Cho HS đọc lại mẫu ví dụ ở bảng. Tổ chức cho HS thực hành kể chuyện
- Yêu cầu HS kể theo nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- Tuyên dương bạn kể hay
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
* Dặn dò:
- Dặn HS về chuyển đoạn kịch kể chuyện viết vào vở. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc nối tiếp
- Theo dõi
- Trả lời các câu hỏi
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Trả lời
- HS kể
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
- Kể theo nhóm 2
- 4 HS thi kể, lớp theo dõi nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
 Tiết 2 MÔN: TIẾNG ANH
 (GV chuyên soạn dạy)
 Tiết 3: MÔN: KĨ THUẬT
 (Đ/c Nguyễn Hằng soạn dạy)
 Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2012
Tiết 1 	 
MÔN: RÈN CHÍNH TẢ
 THỢ RÈN	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả:
- Đọc bài “Thợ rèn”
- Tóm tắt nội dung: “Sự vất vả và niềm vui của người thợ rèn”
- Cho HS đọc thầm bài phát hiện từ viết khó
- Đọc cho HS viết từ khó vào bảng con (thợ rèn, quệt, nực, quai, nghịch).
- Nhắc nhở HS cách trình bày
- GV đọc từng câu 
- GV đọc lại bài
- Chấm 5 – 6 bài; nhận xét từng bài
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống l/n?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập rồi làm bài
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, chốt lại đáp án đúng: 
+ Các từ được điền lần lượt theo thứ tự như sau: Năm; le; lập loè; lưng; làn; lóng lánh; loe.
- Cho HS đọc lại bài thơ hoàn chỉnh
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
* Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, xem lại các bài tập.
- Theo dõi
- Nêu từ khó
- Nghe, viết vào bảng con
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- Nghe, soát lỗi chính tả
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào VBT
- 1 HS làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- HS đọc bài đã làm
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
 Tiết 2
MÔN: ÔN TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CỘNG
 HDHS làm bài tập
* Bài 1: ( bài 52 – trang 13 sách bài tập toán 4)
 -Y/ c HS đọc đề bài 
 - Y/c HS tự làm bài
 - Cho HS chữa bài, nhận xét.
 Củng cố cho HS về cách thực hiện phép cộng
- 1 HS đọc
- Làm bài vào nháp- 1 HS lên bảng chữa bài.
+
+
+
a) 467218 150278 6792
 546728 4995 240854
 1013946 155282 247646
* Bài 2: ( bài 53 – trang 13 sách bài tập toán 4)
- Nêu Y/c và cho HS tự làm.
- Cho HS chữa bài, nhận xét.
- Làm vở – 1 HS lên bảng làm bài.
a) 5 670 284 + 482 971= 6 153 255
b) Số lớn nhất có 6 chữ số là 999 999
 Số lớn nhất có 5 chữ số là 99 999
Tổng của chúng là :
999 999 + 99 999 = 1 099 998
*Bài 3: ( bài 54- trang 13 sách bài tập toán 4)
- Cho HS đọc và tự làm
- Cho HS chữa bài, nhận xét.
Củng cố cho ...  biểu.
- Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng.
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS làm bài. GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS. Cho điểm những HS viết tốt.
-H: Có những cách kết bài nào?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết bằng cách xem trước bài trang 124/ SGK.
- 5 Em nối tiếp nhau đọc. 2 em trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi.
Cách a) là bài kết không mở rộng vì chỉ nêu kết thúc câu chuyện Thỏ và Rùa.
Cách b, c, d, e)là kết bài mở rộng vì đưa thêm ra những lời bình luận, nhận xté xung quanh kết cục của truyện.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Thảo luận nhóm đôi, dùng bút chì đánh dấu kết bài của từng truyện.
- HS vừa đọc đoạn kết, vừa nói kết bài theo cách nào.
- Lắng nghe.
- 1 Em đọc yêu cầu.
- Viết bài vào vở.
- 5 – 7 Em đọc bài làm trước lớp.
HS trả lời
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
 Tiết 2 MÔN: TIẾNG ANH
 (GV chuyên soạn dạy)
 Tiết 3: MÔN: KĨ THUẬT
 (Đ/c Nguyễn Hằng soạn dạy)
 Thứ năm ngày 8 tháng 11 năm 2012
Tiết 1 	 
MÔN: RÈN CHÍNH TẢ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*.Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết bảng con – bảng lớp.
*.Viết chính tả.
*. Soát lỗi và chấm bài:
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
*GV có thể lựa chọn phần a/ hoặc b/. hoặc các bài tập do GV lựa chọn để chữa lỗi chính tả cho địa phương.
 Bài 2:
a. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu các tổ lên thi tiếp sức, mỗi HS chỉ điền vào một chỗ trống.
- GV cùng HS làm trọng tài chỉ từng chữ cho HS nhóm khác, nhận xét đúng/ sai.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại truyện Ngu Công dời núi.
b. Tiến hành tương tự a.
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện Ngu công dời núi. Cho gia đình nghe và chuẩn bị bài sau: ( nghe- viết ) Người tìm đường lên các vì sao.
- Các từ ngữ: Sài Gòn, tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng, 30 triển lãm, 5 giải thưởng
- HS chú ý nghe viết.
- HS đọc thành tiếng.
- Các nhóm lên thi tiếp sức.
- Chữa bài.
- Chữa bài (nếu sai).
Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi, chắn ngang, chê cười, chết, cháu chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lời giải: Vươn lên, chán chường, thương trường, khai trương, đường thuỷ, thịnh vượng.
- HS lắng nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
 Tiết 2
MÔN: ÔN TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ 
 HDHS làm bài tập
* Bài 1: ( bài 1 – trang 15 sách luyện giải toán 4)
 -Y/ c HS đọc đề bài 
 - Y/c HS tự làm bài
 - Cho HS chữa bài, nhận xét.
 Củng cố cho HS về cách thực hiện phép cộng, phép trừ.
- 1 HS đọc
- Làm bài vào nháp- 1 HS lên bảng chữa bài.
-
+
+
a) 5389 1 66842 9805
 4055 1359 5967
 9444 8201 3838
* Bài 2: ( bài 2 – trang 15 sách luyện giải toán 4)
- Nêu Y/c và cho HS tự làm.
- Cho HS chữa bài, nhận xét.
- Làm vở – 1 HS lên bảng làm bài
a) 325 + 1268 + 332 + 675 =
 ( 325 + 675 ) + ( 1268 + 332 ) =
 1000 + 1600 = 2600
b) 2547 + 1456 + 6923 – 456 =
 ( 2547 + 6923 ) + ( 1456 – 456 ) =
 9470 + 1000 = 10470
*Bài 3: ( bài 1- trang 16 sách luyện giải toán 4)
- Cho HS đọc và tự làm
- Cho HS chữa bài, nhận xét.
Củng cố cho HS cách tính giá trị của biểu thức
- GV chấm, chữa bài , nhận xét.
*Bài 4: ( bài 4 - trang 17 sách ôn tập và tự KTtoán 4)
- GV nêu bài toán, y/c HS đọc và phân tích bài toán.
- Y/c HS làm bài vào vở.
- GV chấm, chữa bài, nhận xét- cho HS nêu lại cách tính.
*Bài 5 : ( bài 64 - trang 14 sách BT toán 4)
- Y/c HS đọc y/c của bài toán.
- HD HS xét từng hàng để tính
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Cho HS chữa bài,nhận xét 
C.Củng cố, dặn dò :
Hệ thống kiến thức
Nhận xét giờ
- 1 HS đọc & nêu.
-Làm bài vào vở – 1 HS làm bảng phụ.
a) 3242 + 2326 + 192 = 5568 + 192 
 = 5760
b) 52410 + 27429 – 13965 
= 79830 – 13965 = 65865
- 1 HS đọc và nêu
- Làm bài vào vở – 1 HS làm bảng phụ.
Giải :
 14672 345
+
 +35189 543
 43267 708
 93128 647
 2243
- 1 HS đọc 
- Làm bài
+
 5 * 37 Xét từ hàng đơn vị ta có :
 * 3 *7 - 7 + 7 = 14, viết 4 nhớ 1
 6 9 2* - 3 + 1 + * = 12 nên * = 8
 ta có : 3 + 1 + 8 = 12 viết 2 nhớ 1.
- * + 3 + 1 = 9 nên * = 5
- 5 + * = 6 nên * = 1
+
Ta có phép tính : 5537 
 1387
 6924
Tương tự với phần b
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
Tiết 3
MÔN: ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ NGHỊ LỰC
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
Hướng dẫn HS làm bài tập
HTĐB: Các thẻ từ, phiếu bài tập, từ điển giải nghĩa những từ có trong bài.
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV treo bảng phụ. Phát phiếu học tập cho HS 
-Yêu cầu HS tự làm 
-Nhận xét, sửa bài theo đáp án : 
Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất)
(Chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công). 
Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp. 
(ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.) 
Bài 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của từ nghị lực? 
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2. 
Nhận xét, sửa sai. 
H: Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ nào? 
H: Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ gì? 
H: Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc là nghĩa của từ gì? 
Bài 3: GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đề. 
GVsửa bài theo đáp án. 
Từ cần điền theo thứ tự là: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng. 
Bài 4 : Yêu cầu HS đọc bài. Tự trao đổi và trả lời.
GV nhận xét, giải nghĩa đen cho HS. 
A/. Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hay vàng giả. -Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực, biết tài năng. 
B/. Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. 
Từ nước lã mà vã nên hồ, từ tay không mà dựng nổi cơ đồ mới thật là tài ba, giỏi giang. 
C/. Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. 
Phải vất vả lao động mới gặt hái được thành công. Không thể tự dưng mà thành đạt, được kính trọng có người hầu hạ, cầm tàn, cầm lọng che cho. 
GV nhận xét, bổ sung cho HS. 
-GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS về làm lại BT. Chuẩn bị bài sau. 
-1Em đọc. 
- HS làm vào phiếu. 2 em lên bảng làm vào. 
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn. 
Đổi bài, sửa sai nếu có. 
2 HS đọc yêu cầu, đọc thầm. 
-HS thảo luận theo nhóm 2trả lời: 
Dòng b: (sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn). 
kiên trì. 
kiên cố. 
chí tình, chí nghĩa. 
-1 em đọc, lớp làm vào vở, 1 em lên bảng. 
Đổi bài chấm chéo.Sửa bài nếu sai. 
-Nhóm 2 em thảo luận và trả lời trước lớp. 
-HS nêu ý nghĩa của từng câu tục ngữ. 
khuyên người ta đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn. 
khuyên người ta đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục. 
khuyên người ta vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt. 
Lắng nghe. 
Ghi nhận, chuyển tiết. 
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
 Thứ sáu ngày 02 tháng 11 năm 2012
Tiết 1 ÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TÍNH TỪ (TT)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ2: Thực hành.
Bài 1: Gọi HS làm bài.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-GV sửa bài.
Bài 2: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
Đỏ:
Cách 1: (Tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ): đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ chét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hon hỏn
Cách 2: (Thêm các từ rất, quá, lắm vào trước hoạc sau tính từ): rất đỏ , đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ cực, đỏ vô cùng.
Cao.
-Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vơiø vợi, cao vòi vọi
-Cao hơn , cao nhất, cao như núi, cao hơn núi.
Vui.
-Vui vui, vui vẻ, vui sướng, sung sướng, mừng vui, vui mừng,
- Rất vui, vui lắm, vui quá
-Vui hơn, vui nhất, vui như Tết, vui hơn Tết
Bài 3: Đặt câu-yêu cầu HS đặt câu và đọc câu mình đặt –lớp nhận xét.
Nhận xét tiết học.
VN làm hết bài tập
-HS đọc yêu cầu bài.
-Làm việc theo sự chỉ dẫn của nhóm trưởng.
Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách:
+Thêm từ rất vào trước tính từ trắng = rất trắng.
+Tạo ra từ ghép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất với tính từ trắng= trắng hơn, trắng nhất.
-tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá, cao nhất, cao hơn, to hơn.
-HS làm bài vào vở.
-1 HS lên bảng thực hiện –lớp nhâïn xét.
+Những từ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất: Thơm đậm, ngọt, rất xa, thơm lắm, trắng ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn.
-Thực hiện theo nhóm.
-Các nhóm trình bày bài làm của mình lên bảng- lớp nhận xét.
-HS đặt câu.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
Tiết 2	 ÔN: TOÁN 
LUYỆN TẬP VỀ BIỂU THỨC CHỨA HAI, BA CHỮ
I. MỤC TIÊU: GIÚP HS :
Củng cố về kĩ năng thực hiện biểu thức có chứa hai, ba chữ.
Vận dụng làm bài tập nhanh ,đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách bài tập toán 4 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A.Kiểm tra:
B.Bài mới
 HDHS làm bài tập
* Bài 1: ( bài 65 – trang 14 sách bài tập toán 4)
 -Y/ c HS đọc đề bài 
 - Y/c HS tự làm bài
 - Cho HS chữa bài, nhận xét.
 Củng cố cho HS về cách tính giá trị của BT có chứa 2 chữ.
- 1 HS đọc
- Làm bài vào nháp- 2 HS lên bảng chữa bài.
a )
a
48
395
4263
b
4
5
3
a x b
192
1975
12789
a : b
12
79
1421
* Bài 2: ( bài 66 – trang 15 sách bài tập toán 4)
- Nêu Y/c và cho HS tự làm.
- Cho HS chữa bài, nhận xét.
Cho HS rút ra nhận xét về từng biểu thức và giá trị của từng biểu thức để rút ra KL :
m x 2 + n x 2 + p x 2 = ( m + n + p ) x 2
a – ( b + c ) = a – b - c
- Tương tự với phần b
- Làm vở – 1 HS lên bảng làm bài.
a) A = m x 2 + n x 2 + p x 2
 = 50 x 2 + 30 x 2 + 20 x 2
 = 100 + 60 + 40 = 200
 B = ( m + n +p ) x 2 
 = ( 50 + 30 + 20 ) x 2 
 = 100 x 2 = 200
b) M = a – ( b + c ) = 2000 – ( 500 + 200 ) 
 = 2000 – 700 = 1300
 N = a – b – c = 2000 – 500 – 200
 = 1500 – 200 = 1300 
*Bài 3: ( bài 67 - trang 15 sách bài tập toán 4)
- Cho HS đọc và tự làm
- Cho HS chữa bài, nhận xét.
Củng cố cho HS cách tính chu vi, diện tích một số hình
3. Củng cố, dặn dò : 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ
- 1 HS đọc & nêu.
-Làm bài vào vở – 1 HS làm bảng phụ.
a) P = ( a + b ) x 2
 S = a x b
- Với a = 15 cm ; a = 6 cm ta có :
P = ( 15 + 6 ) x 2 = 42 ( cm ) 
S = 12 x 6 = 72 ( cm )
Tương tự với phần b, c, d
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY 
Tiết 3 TIẾNG ANH
(GV chuyên soạn dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docthao tuan 912.doc