Giáo án các môn học khối 4 - Tuần lễ 12 năm 2011

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần lễ 12 năm 2011

I.Mục đích yêu cầu:

 - Đọc đúng : nản chí, diễn thuyết, sửa chữa, quẩy gánh hàng, Đọc diễn cảm : Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ nói về nghị lực, tài chí của Bạch Thái Bưởi.

- Hiểu: Độc chiếm, diễn thuyết. Học sinh cảm thụ nội dung: Ca ngợi Bách Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

 - Giáo dục học sinh cần có chí quyết tâm thì sẽ làm được những điều mình mong muốn.

Hỗ trợ: Giải nghĩa thêm một số từ ngữ. Rèn kĩ năng đọc cho HS.

*KNS: - Xác định giá trị. – Tự nhận thức bản thân. – Đặt mục tiêu.

 

doc 53 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần lễ 12 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
TËp ®äc
“Vua tµu thủ” B¹ch th¸I b­ëi
I.Mục đích yêu cầu:
 - Đọc đúng : nản chí, diễn thuyết, sửa chữa, quẩy gánh hàng, Đọc diễn cảm : Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ nói về nghị lực, tài chí của Bạch Thái Bưởi.
- Hiểu: Độc chiếm, diễn thuyết. Học sinh cảm thụ nội dung: Ca ngợi Bách Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
 - Giáo dục học sinh cần có chí quyết tâm thì sẽ làm được những điều mình mong muốn.
Hỗ trợ: Giải nghĩa thêm một số từ ngữ. Rèn kĩ năng đọc cho HS.
*KNS: - Xác định giá trị. – Tự nhận thức bản thân. – Đặt mục tiêu.
II.Chuẩn bị: 
Giáo viên: Chuẩn bị tranh minh hoạ bài dạy. Bảng phụ ghi sẵn các câu cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Gọi 5 học sinh đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trong bài “ Có chí thì nên”.
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề.
HĐ1: Luyện đọc:
HTĐB: Giúp HS yếu đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Gọi 1 em đọc bài cho lớp nghe.
+Yêu cầu HS đọc phần chú thích.
+Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 3 lượt)
+Theo dõi, sửa khi HS phát âm sai, ngắt nhịp các câu văn chưa đúng.
+Yêu cầu từng cặp đọc bài.
+ Gọi một em đọc khá đọc toàn bài.
+ Giáo viên đọc bài cho HS nghe.	
HĐ2: Tìm hiểu nội dung:
HTĐB: Giúp HS yếu hiểu nội dung của từng đoạn văn.
Đoạn 1: Gọi 1 em đọc, nêu câu hỏi, nghe HS trả lời và chốt ý của đoạn.
H. Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? ( mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học).
H: Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? (ông làm thư kí cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in khai thác mỏ,).
H: Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí ? (có lúc mất trắng tay nhưng Buởi không nản chí).
+ Yêu cầu HS nêu ý đoạn 1 của bài.
Ý 1: Bạch Thái Bưởi là người có chí.
Đoạn 2: Gọi 1 em đọc, nêu câu hỏi, nghe HS trả lời và chốt ý của đoạn.
H. Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu nước ngoài như thế nào?(ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt : cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “ Người ta phải đi tàu ta”. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom.)
 H. Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế?
( Là bậc anh hùng nhưng không phải trên chiến trường mà là trên thương trường; là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh).
*Tự nhận thức bản thân 
H. Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? ( nhờ ý chí vươn lên thất bại không ngã lòng, biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người Việt).
+ Yêu cầu HS nêu ý đoạn 2 của bài.
Ý 2: Nói về sự thành công của Bạch Thái Bưởi.
+ Yêu cầu 1 em khá đọc toàn bài, lớp theo dõi và nêu đại ý của bài.
w Nội dung: Ca ngợi Bách Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
HĐ3: Đọc diễn cảm.
*Đặt mục tiêu:
+ Yêu cầu học sinh nêu cách đọc diễn cảm bài văn.
- Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, đoạn 1,2 thể hiện hoàn cảnh và ý chí của Bạch Thái Bưởi, đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi.
+ Yêu cầu 3-4 em thể hiện cách đọc.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo từng cặp.
+ Gọi 2 - 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
C.Củng cố – dặn dò: 
*Xác định giá trị 
- Yêu cầu học sinh đọc bài – Nêu nội dung.
-Liên hệ giáo dục
-Nhận xét tiết học và dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới: “Vẽ trứng”.
- 5 HS lên bảng
Lắng nghe.
Nhắc lại đề.
-Cả lớp lắng nghe, đọc thầm.
-Theo dõi vào sách.
-4 Em đọc nối tiếp nhau đến hết bài.
-Đọc theo cặp.
-1 Em đọc, lớp lắng nghe.
- Nghe và đọc thầm theo.
1 Em đọc, lớp theo dõi vào sách.
2-3 Em đại diện lớp lần lượt trả lời, mời bạn nhận xét và bổ sung thêm ý kiến.
- 2-3 Em nêu ý kiến.
-1 Em đọc, lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Nghe câu hỏi và 2-3 em đại diện trả lời từng câu hỏi, mời bạn nhận xét và bổ sung thêm ý kiến.
- 2-3 Em nêu ý kiến.
-Theo dõi và 2-3 em nêu trước lớp.
- Lần lượt nhắc lại nội dung của bài.
2-3 Em nêu cách đọc.
Theo dõi, lắng nghe.
3-4 Em thực hiện, lớp theo dõi.
Từng cặp luyện đọc diễn cảm.
Lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 Học sinh 
 Nghe và ghi bài.
Khoa häc
S¬ ®å vßng tuÇn hoµn cđa n­íc trong thiªn nhiªn
I. Mục tiêu
- Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
-Có ý thức hành động và bảo vệ nguồn nước.
**GDMT: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị : 
 Giáo viên : hình trang 48,49 SGK. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 Học sinh : Chuẩn bị giấy A4, bút chì đen và màu.,
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ : 
H. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
H. Nêu ghi nhớ của bài.
B.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng. 
HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
**GDMT: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Yêu cầu cả lớp quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (quan sát từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
- GV giới thiệu :
	+ Các đám mây : mây trắng và mây đen.
	+ Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống.
	+ Dãy núi, từ một quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra, dưới chân núi phía xa là xóm làng với những ngôi nhà và cây cối.
	+ Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.
	+ Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.
	+ Các mũi tên.
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Yêu cầu nhóm 6 em quan sát và trả lời câu hỏi :
H. Chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên?
- Yêu cầu các nhóm trình bày nhận xét.
- GV chốt: Nước đọng ở ao hồ, sông, biển không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đất, tạo thành mưa.
HĐ2 : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Yêu cầu học sinh đọc và quan sát hình 49 SGK và thực hiện vẽ vào khổ giấy A4 theo nhóm hai.
 Mây đen mây trắng 
 Mưa Hơi nước
 Nước
- Yêu cầu các nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay.
- Gọi 2 học sinh lên ghép các tấm thẻ có ghi chữ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trên bảng.
C. Củng cố : 
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ “sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.”
D. Dặn dò :
 Dặn về nhà và chuẩn bị bài mới.	
4 HS trả lời
Nhận xét
-Học sinh nhắc lại đề
- Thực hiện quan sát và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
- Quan sát và trả lời câu hỏi theo nhóm.
- Nhóm 6 em quan sát và cử thư ký ghi kết quả. 
- 3-4 Nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét ổ sung.
- Quan sát, theo dõi.
- 2-3 Học sinh nhắc lại.
- Quan sát hình minh hoạ và thảo luận, vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 Học sinh thực hiện.
1 Em đọc, lớp theo dõi.
Nghe và ghi bài.
To¸n
Nh©n mét sè víi mét tỉng
I. Mục tiêu :
	- HS biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
	- Vận dụng dạng toán vừa học vào tính nhẩm tính nhanh.
	- Hình thành phát triển tư duy óc sáng tạo.
Hỗ trợ: Giúp HS nắm kiến thức, cách trình bày bài toán dạng: Nhân với số có một chữ số.
II. Chuẩn bị : - GV và HS xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ: Nhận xét bài thi của hs, chữa bài 
B Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1: Hình thành kiến thức;
HTĐB: Giúp HS yếu hiểu và nắm được cách làm 
- Yêu cầu mỗi cá nhân thực hiện nội dung sau :
 Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức.
 Gọi 2 em lên bảng thực hiện: 
 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
 4 x ( 3 + 5) 4 x 3 + 4 x 5
 = 4 x 8 = 12 + 20
 = 32 = 32 
H: So sánh giá trị của mỗi biểu thức? (giá trị của 2 biểu thức đều bằng 32).
Kết luận: 4 x ( 3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
 Thay giá trị của các số bởi chữ.
 a x (b + c ) = a x b + a x c
H: Nêu kết luận về cách nhân 1 số với 1 tổng?
- GV chốt ý và ghi kết luận lên bảng.
Kết luận: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại với nhau.
HĐ2: Luyện tập.
HTĐB: Giúp HS yếu làm được các bài toán.
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học đọc đề, tìm hiểu yêu cầu của đề để hoàn thành bài tập1, 2, 3 và 4.
- Gọi lần lượt từn ...  thực hành..
III. Các hoạt động dạy – học :
A. Bài cũ: 
- Yêu cầu HS nêu lại các bước thực hiện gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy của Gv 
Hoạt động học của Hs
HĐ3 : Thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau.
MT: Củng cố cho Hs các kiến thức về cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình và thực hiện các thao tác gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau.
- GV nhận xét và củng cố thêm kĩ thuật cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau theo ba bước sau:
+ Gấp mép vải theo đường dấu.
+ Khâu lược đường gấp mép vải.
+ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
H . Khi thực hiện khâu, ta cần lưu ý điều gì?
khâu lược đường gấp mép vải được thực hiện ở mặt trái của vải.
- Yêu cầu Hs tiếp tục thực hành cá nhân trên vải.
- Gv nêu thời gian và yêu cầu thực hành
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng và chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
HĐ4 : Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
MT: HS yêu thích sản phẩm do mình tao ra.
- GV kiểm tra các sản phẩm.
- Yêu cầu các HS thực hành xong trước trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá kết quả làm việc lẫn nhau.
-GV hướng dẫn Hs đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí	+ Đường gấp mép thẳng,đúng kĩ thuật.
	+ Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
	+ Đường khâu tương đối thẳng, không bị dúm.
	+ Các mũi khâu tương đối đều , không bị dúm.
	+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- HS tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 
C-Củng cố:
GV nhận xét sự chuẩn bị ,tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS .
-Chuẩn bị bài “Cắt khâu túi rút dây”.
- Nhắc lại quy trình thực hiện khâu mũi đột mau.
- HS nhắc lại những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột mau.
-Từng cá nhân thực hành trên vải.
- Cả lớp thực hiện.
- Từng HS trưng bày sản phẩm của mình đã hoàn thành.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Thực hiện đánh giá sản phẩm của nhau (đánh giá trong nhóm) theo các tiêu chí GV đưa ra.
-HS tự đánh giá sản phẩm của mình 
- Quan sát, theo dõi, thực hiện đánh giá.
Ngày soạn:20/11/2006
Ngày dạy:Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2006
THỂ DỤC
HỌC ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG
TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”
I-Mục tiêu
_ Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”.Yêu cấu HS nắm được luật chơi , chơi tự giác , tich cực và chủ động .
_ Học động tác thăng bằng . HS nắm được kĩ thuật động tácvà thực hiện tương đối đúng .
II- Chuẩn bị 
-Sân tập an toàn sạch sẽ .
-Chuẩn bị 1-2 còi .
III- Nội dung và phương pháp
 Phần 
 Nội dung Phương pháp
TG-ĐL Cách tổ chức
Mở đầu
2 Cơ bản 
3 Kết thúc
GVtập hợp HS ,phổ biến nội dung yêu cầu giờ học .
-Xoay các khớp cổ chân , gối, hông, vai .
Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập .
Trò chơi .GV chọn
a.Bài thể dục phát triển chung
Ôn 5 động tác đã học 2 lần , mỗi động tác 2x8 nhịp.
Lần 1;do GV điều khiển.
Lần 2:Cán sự điều khiển, GV
quan sát sửa sai cho HS.
-Học động tác thăng bằng.
GV nêu tên động tác , làm mẫu, giải thích cho HS bắt chước theo
-Nhịp 1;Đưa chân trái ra sau (mũi chân không chạm đất ), đòng thời đưa 2 tay ra trước lên cao chếch chữ v, lòng bàn tay hướng vào nhau , ngửa đầu
Nhịp 2 :Gập thân về trước , chân trái đưa lên cao về phía sau , hai tay dang ngang ,bàn tay sấp,đầu ngửa thành tư thế thăng bằng .sấp trên chân phải.
Nhịp 3 ; Như nhịp 1 
Nhịp 4 ; Về TTCB
Nhip5,6,7,8. Như nhịp 1,2,3,4.
Tập 6 động tác 
-Thi đua giữa các tổ
b.Trò chơi vận động
Trò chơi “Mèo đuổi chuột ” .
Gvnêu tên trò chơi , cách chơi ,luật chơi , cho chơi thử rồi chơi chính thức.
Đứng vỗ tay hát
Thực hiện các động tác thả lỏng .
GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà. 
1-2 phút x x x x x x x
 x x x x x x x
2-3 phút x x x x x x x 
 x x x x x x x
 GV
1-2 phút 
12-14 phút 
5-6 phút 
 x x x x x x x
 x x x x x x x 
 x x x x x x x 
 x x x x x x x
 GV
4-6 phút 
1phút x x x x x x x
1phút x x x x x x x 
1-2phút x x x x x x x 
1phút x x x x x x x
 GV
THỂ DỤC
HỌC ĐỘNG TÁC NHẢY,TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT “
I- Mục tiêu
_ Trò chơi “Mèo đuổi chuột “.Ôn 6 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung Học động tác nhảy
 -Yêu cầu tham gia chơi đúng luật .Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác và chủ động tập đúng kĩ thuật.Yêu cầu nhớ tên và tập đúng động tác .
 -HS có ý thức tập luyện tốt .Tự giác tham gia vào các hoạt động TDTT.
 II-Chuẩn bị
 -Sân tập an toàn sạch sẽ .
 -Chuẩn bị 1-2 còi
 III- Nội dung và phương pháp lên lớp.
 PHẦN
 NỘI DUNG -PHƯƠNG PHÁP
TG-ĐL Cách tổ chức
Mở đầu
2-Cơ bản 
3-Kết thúc.
GVtập hợp HS, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
Giậm chân tại chỗ theo nhịp và vỗ tay.
 Khởi động các khớp . .
Trò chơi tự chọn
a). Trò chơi vận động ..
Trò chơi “Mèo đuổi chuột “
GV nêu tên trò chơi, ,nhắc cách chơi, sau đó cho HS chơi
b).Bài thể dục phát triển chung.
Ôn 6 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.
GV điều khiển cho HS tập 2 lần, chia nhóm tập ,sau đó thi đua giữa các tổ.
c) Học động tác nhảy
GV nêu tên động tác , làm mẫu, giải thích cho HS bắt chước theo .
GV hô chậm vừa cho HS thực hiện cả động tác.
GV hô tăng dần tốc độ để HS thực hiện .
Gv nhận xét tuyên dương .
Nhịp 1:Bật nhảy đồng thời tách chân , khi rơi xuống đứng hai chân rộng bằng vai , hai tay đưa ra trước chếch thấp và vỗ tay 
Nhịp2 Bật nhảy vềTTCB.
Nhịp 3 ; Như nhịp 1 nhưng hai tay vỗ trên cao , ngửa đầu.
Nhịp 4 ; Như nhịp 2
Nhip5,6,7,8. Như nhịp 1,2,3,4.
Chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân tập .
Thực hiện các động tác thả lỏng .
GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
1-2phút x x x x x x x
 x x x x x x x
1phút x x x x x x x
1 phút x x x x x x x
1 phút GV
5-6 phút .
12-14 phút
 x x x x x x x
 x x x x x x x
 x x x x x x x
 x x x x x x x
 GV
1 phút
1-2 phút
1-2 phút
Kĩ thuật
Thêu móc xích hình quả cam
I . Mục tiêu:
 - HS biết cách sang mẫu lên vải và vận dụng kĩ thuật thêu móc xích để thêu hình quả cam.
 - Thêu được hình quả cam bằng mũi móc xích.
 - Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học
 - Mẫõu thêu hoàn chỉnh có kích thước đủ lớn để HS quan sát
 - Vâït liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải trắng kích thước 30cm x 30cm, 1 tờ giấy than, mẫu vẽ hình quả cam.
 + Len chỉ thêu các màu, kim khâu, kim thêu.
 + Khung thêu cầm tay có đường kính 20cm 	
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
* GV kiểm tra dụng cụ, vật liệu chuẩn bị của HS
2. Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
* GV giới thiệu mẫu thêu hình quả cam, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp quan sát hình 5 /SGK để nêu nhận xét về đặc điểm, hình dạng, màu sắc của quả cam.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a).GV hướng dẫn sang (in) mẫu thêu lên vải
- GV nêu: Quan sát các hình thêu trên áo, vỏ gối, khăn tay, váycác em sẽ thấy có rất nhiều hình thêu khác nhau. Các hình thêu này được sang hoặc in từ các mẫu thêu có sẵn trên vải.
H: Làm thế nào để sang được mẫu thêu trên vải? 
* GV hướng dẫn HS quan sát hình 1b(SGK) để nêu cách sang (in) mẫu thêu trên vải
* GV lưu ý cho HS: 
+ Phân biệt được mặt trái và mặt phải của giấy than sao cho mặt in được áp vào mặt vải.
+ Dùng bút chì để tô màu mẫu thêu. Thêu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, không bỏ sót nét
+ Tô xong, nhấc mẫu thêu và giấy than ra. 
b).GV hướng dẫn thêu móc xích hình quả cam
+ GV yêu cầu HS nhắc lại cách căng vải lên khung.
+Yêu cầu 1HS lên bảng thực hiện các thao tác căng vải lên khung 
+ Hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4,(SGK) để nêu các cách thêu hình quả cam bằng các mũi thêu móc xích 
* GV lưu ý cho HS : 
+ Có thể dùng bút chì đánh dấu các điểm cách đều nhau trên quả, cuống, lá để thêu cho đều.
+ Quả thêu từ phải sang trái, xoay khung theo đường cong. Vị trí lên kim, xuống kim cách đều nhau. Khâu đến mũi cuối kéo chỉ ra mặt sau để nút chỉ và cắt chỉ.
+ Thêu phần cuống, phần lá nên xoay khung để các hình thêu nằm ngang và thêu từ phải sang trái.
 3. Củng cố – dặn dò:
H: Nêu cách in mẫu thêu lên vải?
H: Nêu cách thêu móc xích?
* GV nhận xét tiết học.
- Dặn tiết sau thực hành.
- HS đưa dụng cụ lên để kiểm tra
- HS lắng nghe
- Cả lớp quan sát và nhận xét:
+ Hình quả cam được thêu bằng mũi móc xích. Quả cam có hai phần: phần cuống lá và phần quả. Phần cuống hơi cong, màu nâu. Trên cuống có lá màu xanh .Hình quả hơi tròn, có màu vàng da cam
- HS lắng nghe và trả lời: 
- Dùng giấy than để sang mẫu thêu trên vải.
- HS quan sát và nêu 
- HS lắng nghe và nhắc lại cách in mẫu thêu trên vải.
- Vài HS nhắc lại.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Lớp quan sát sau đó vài em nêu
- HS lắng nghe và nhắc lại vài lần để nhơ.ù
 - 2HS nêu lại.
- HS lắng nghe và nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12 LOP 4(1).doc