Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 13

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 13

Tập đọc

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO.

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện. Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhở khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

2. Kỹ năng: Đọc trơn toàn bài, giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện, phù hợp với lời từng nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục H tính kiên trì.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

- HS : SGK

 

doc 50 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 29 tháng 11 năm 2004
Tập đọc
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện. Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhở khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
Kỹ năng: Đọc trơn toàn bài, giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện, phù hợp với lời từng nhân vật.
Thái độ: Giáo dục H tính kiên trì.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Vẽ trứng.
GV kiểm tra đọc.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài :
GV ghi tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
34’
10’
10’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Luyện đọc
MT: Giúp H đọc trơn toàn bài, hiểu nghĩa từ khó.
PP: Thực hành, vấn đáp, giảng giải.
GV đọc diễn cảm bài văn.
Chia đoạn: 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ nhỏ  bay được.
Đoạn 2: Để tìm  vì sao.
Đoạn 3: Phần còn lại.
GV hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
GV uốn nắn những H đọc sai.
GV giải nghĩa thêm 1 số từ khó khi H nêu.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp H hiểu nội dung bài.
PP: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải.
GV chia 4 nhóm – giao cho việc và thời gian thảo luận.
Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào.
® GV liên hệ giáo dục.
 + Điều gì đã giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công?
® GV nhận xét và giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki : Khi còn là sinh viên, ông được mọi người gọi là nhà tu khổ hạnh vì ông ăn uống rất đạm bạc. Bước ngoặc của đời ông xảy ra khi ông tìm thấy cuốn sách về lí thuyết bay trong 1 hiệu sách cũ. Ông đã vét đồng rúp cuối cùng trong túi để mua quyển sách này, ngày đêm miệt mài đọc, vẽ, làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác. Sau khi CMT10 Nga thành công, tài năng của ông mới được phát huy.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
PP: Thực hành.
GV lưu ý: Giọng đọc trang trọng, câu kết vang lên như 1 lời khẳng định.
 Hoạt động cá nhân, nhóm.
H nghe.
H tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn. (2 lượt _ nhóm đôi)
1, 2 H đọc toàn bài.
H đọc thầm phần chú giải các từkhó và giải nghĩa từ: thí nghiệm, thiết kế, khí cầu, Nga Hoàng, tâm niệm, tôn thờ.
 Hoạt động lớp, nhóm.
H đọc thầm từng đoạn, trao đổi các câu hỏi trong SGK.
H trình bày _ Lớp nhận xét.
Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời.
Ngày nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki dại dột nhảy qua cửa sổ bay theo chim nên bị ngã gãy chân.
· Lớn lên, ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Nga Hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí, kiên trì nghiên cứu tìm tòi cách bay lên bầu trời bằng tên lửa nhiều tầng. Là phương tiện bay tới các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki thành công vì ông có ước mơ lớn là chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H đánh dấu ngắt nghỉ hơi 1 số câu dài.
 Nhiều H luyện đọc.
 Hoạt động 4: Củng cố
Thi đọc diễn cảm.
Đặt tên khác cho truyện.
5.Hoạt động nối tiếp :
– Dặn dò :
Luyện đọc thêm.
Chuẩn bị: Bài “Văn hay chữ tốt”
Đọc bài và trả lời các câu hỏi.
Đọc giải nghĩa từ.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm :	
Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (tt). 
I. Mục tiêu : 	
1.	Kiến thức: Biết đặt tính (đang rút gọn) và tính khi nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục bằng 0.
2. 	Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm.
3. 	Thái độ: Giáo dục H tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
H : SGK , bảng con.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Nhân với số có 3 chữ số.
Áp dụng: 	135 ´ 213
® GV nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài :
	Nhân với số có 3 chữ số (tt).
 ® Ghi bảng tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
10’
20’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Giới thiệu cách đặt tính (dạng rút gọn)
MT: H biết đặt tính dưới dạng rút gọn.
PP: vấn đáp, thực hành, giảng giải.
GV đọc đề bài ® H làm bảng con + 1 H làm bảng lớp.
	258 ´ 203
® GV nhận xét kết quả bài toán + H nêu cách tính.
Quan sát bài tính và nêu nhận xét về các tích riêng?
® GV chốt: Ta có thể bỏ bớt tích riêng thứ hai, không cần viết tích riêng này, mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng các tích riêng.
GV hướng dẫn H đặt tính và các tích riêng vào nháp.
+ Viết thừa số thứ hai dưới thừa số thứ nhất sao cho các hàng thẳng cột.
+ Tính tích riêng thứ nhất là 774.
+ Vì bỏ bớt tích riêng thứ hai nên khi viết tích riêng thứ ba là 516 phải thụt vào 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
GV cho H làm bài áp dụng.
	178 ´ 105
	316 ´ 403
® GV nhận xét 
Hoạt động 2: Thực hành.
MT: H biết đặt tính và tính dưới dạng rút gọn, xác định đúng vị trí viết tích riêng thứ hai.
PP: Thực hành, luyện tập.
Bài 1: Đặt tính và tính.
GV đọc từng bài.
® GV nhận xét 
 Bài 2: Đúng ghi Đ , sai ghi S vào ô trống 
H tự làm vào vở.
® GV nhận xét 
 Bài 3: Điểm các chữ số thích hợp vào chỗ chấm.
® GV nhận xét
	Bài 4: Toán đố.
H tựlàm vào vở.
® GV chấm 1 số vở.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H làm bảng con + 1 H lên bảng thực hiện tính.
H giơ bảng.
H nêu cách tính.
H quan sát + trả lời : trong 3 tích riêng, tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0.
H nêu.
 -H thực hành theo.
® H đọc thầm: viết tích riêng thứ ba phải lùi vào 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
H làm bảng con.
 Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm.
Bài 1: H thực hiện trên bảng con.
 Bài 2: H đọc đề.
H làm bài.
 Bài 3: H đọc đề.
 - H thảo luận.
 - H nêu kết quả + giải thích.
 Bài 4: H đọc đề.
H làm bài.
2 H đổi vở kiểm tra chéo nhau.
Hoạt động 3: Củng cố.
MT: Khắc sâu kiến thức.
PP: Vấn đáp, thực hành.
Thi đua: 	1998 ´ 709 = ?
® GV nhận xét + tuyên dương.
5. Hoạt động nối tiếp : - Dặn dò :
Học bài “Cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số”
Chuẩn bị: Luyện tập.
Rút kinh nghiệm :----------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI ( 1075 – 1077 ). 
Mục tiêu : 
Kiến thức: H nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 dưới thời Lý.
Kỹ năng: Mô tả sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
Thái độ: Tự hào lịch sử dân tộc vì ta thắng Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân, anh hùng của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
Chuẩn bị :
GV : Phiếu học tập, bài thơ nguyên văn chữ hán ( phóng to ).
HS : SGK.
Các hoạt động :
Khởi động :
Bài cũ : Chùa thời Lý
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : 
 Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
 1’
7’
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: Lý Thường Kiệt đánh sang đất Tống.
MT: Nắm được nguyên nhân, diễn biến và kết quả của việc Lý Thường Kiệt đánh sang đất Tống.
PP : Đàm thoại, giảng giải.
Vì sao nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta?
Ai được triều đình giao trọng trách chống giặc?
Lý Thường Kiệt đã nói và làm gì?
Theo em, Lý Thường Kiệt đánh sang Tống là đúng hay sai?
® GV chốt: Lý Thường Kiệt đánh sang đất Tống là đúng vì quân Tống lợi dụng vua còn nhỏ muống đánh nước ta nên Lý Thường Kiệt đã đánh trước nhằm chận mũi nhọn của giặc.
Hoạt động 2: Diễn biến và kết quả trận chiến trên sông Cầu.
MT: Nắm và mô tả được diễn biến, kết quả của trận chiến sông Cầu.
PP:, Giảng giải, đàm thoại, thảo luận.
 GV phát phiếu.
 Hoạt động lớp
1072 vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông lên ngôi lúc 7 tuổi ® đây là thời cơ thuận lợi cho việc chuẩn bị xâm lược nước của nhà Tống.
Lý Thường Kiệt.
Ông nói “ ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chận mũi nhọn giặc”. Và Lý Thường Kiệt đã bất ngờ đánh sang nơi tập trung quân lương của Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về.
H nêu.
Hoạt động nhóm đôi, lớp
H nhận phiếu, thảo luận nhóm đôi và điền phiếu.
 Lực lượng
Thời
gian
 Ta
 Địch
 Lực lượng
Thời
gian
 Ta
 Địch
- Trước khi nghe bài thơ
- Sau khi nghe bài thơ.
 - - - - -
- - - - - - -
- Trước khi nghe bài thơ
- Sau khi nghe bài thơ.
- Các phòng tuyến bị 
phá vở.
- Phòng tuyến sông Cầu sắp vỡ.
- Quân ta phản c ông.
- Quân ta đại thắng.
- Ào ạt kéo vào nước ta.
- Sắp phá được phòng tuyến sông Cầu.
- Giặc khiếp đảm.
- Thua hoàn toàn.
 Hoạt động 3: Củng cố.
Tại sao nói bài thơ thần của Lý Thường Kiệt góp phần vào thắng lợi?
5. Hoạt động nối tiếp : - Dặn dò :
Xem lại bài học.
Chuẩn bị: Nhà Trần thành lập.
Rút kinh nghiệm :	
Thứ ba, ngày 30 tháng 11 năm 2004
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: H kể được câu chuyện các em đã chứng kiến hay tham gia đúng đề tài ( thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó) có nhân vật, sự việc, cốt truyện,
Kỹ năng: Hiểu được ý nghĩa ca ... hân vật là tấm gương cho người noi theo.
Hoạt động 2: Luyện tập.
¥ MT: Kể được 1 câu chuyện theo đề tài cho trước.
¥ PP: Thảo luận, thực hành.
Bài 2:
Đề tài:
1. Đoàn kết, thương yêu bạn bè.
2. Giúp đỡ người tàn tật.
3. Thật thà, trung thực trong đời sống.
4. Quyết tâm vượt khó trong học tập.
Bài 3:
Hoạt động 3: Phần luyện tập.
¥ MT: Hệ thống KT.
¥ PP: Tổng hợp.
Tóm tắt.
1. Văn
kể chuyện
- Kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay nhiều nhân vật, có ý nghĩa.
2. Nhân vật
- Là người, vật, con vật ( được nhân hoá ) có hình dáng, hành động, lời nói, ý nghĩ thể hiện được tính cách.
3. Bố cục
- Có MB, TB, KB.
- MB trực tiếp hay gián tiếp.
- KB tự nhiên hay mở rộng.
 Hoạt động lớp.
1 H đọc yêu cầu.
Lớp đọc thầm, suy nghĩ.
+ Đề 1: Thuộc loại văn viết thư.
+ Đề 2: Thuộc loại văn kể chuyện: vì khi làm, phải klể 1 câu chuyện có nhân vật, diễn biến của sự việc gắn với nhân vật, cốt truyện, ý nghĩa
+ Đề 3: Thuộc loại văn miêu tả.
 Hoạt động nhóm, lớp.
1 H đọc yêu cầu.
Lớp đọc thầm.
Mỗi H tự chọn đề tài cho mình, viết dàn ý câu chuyện.
H kể trong nhóm.
Đại diện nhóm thi kể trước lớp.
Đại diện nhóm tiếp nối nhau thi kể chuyện.
Sau khi kể, trao đổi với bạn về:
+ Nhân vật.
+ Tính cách nhân vật.
+ Ý nghĩa câu chuyện.
+ Kiểu NB, KB của chuyện.
® Có thể ra câu hỏi cho cả lớp trả lời.
Hoạt động lớp.
2 H đọc bảng tóm tắt.
Lớp đọc thầm, ghi nhớ.
5. Hoạt động nối tiếp : - Dặn dò :
Nhận xét viết. 
Dặn dò: + Học bài, viết lại bảng 
 tóm tắt.
 + Phát động thi viết báo kể những câu chuyện xảy ra ở trường, lớp để chào mừng 22/ 12
Rút kinh nghiệm :----------------------------------------------------------------------------------
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Giúp H rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có một chữ số.
Kỹ năng: Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia.
Thái độ: Giáo dục H tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK Toán 4.
HS : SGK Toán, SBT Toán, bảng con.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : 
1 H sửa bài 3/ 77
3. Giới thiệu bài : 
	Chia cho số có một chữ số.
® GV ghi tựa bài lên bảng.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
7’
7’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Trường hợp chia hết.
MT: Rèn kĩnăng thựchiện phép chia hết.
PP: Giảng giải, hỏi đáp, thực hành.
GV giới thiệu phép tính:
	128472 : 6 = ?
Hướng dẫn H thực hiện phép chia. Mỗi lần chia đều tính nhẩm: chia, nhân trừ nhẩm.
Lần 1:	12 chia 6 được 2 viết 2
	2 nhân 6 bằng 12
	12 trừ 12 bằng 0
Lần 2:	Hạ 8 ; 8 chia 6 được 1 viết 1
	1 nhân 6 bằng 6
	8 trừ 6 bằng 2
Lần 3:	Hạ 4 ; 24 chia 6 được 4 viết 4
	4 nhân 6 bằng 24
	24 trừ 24 bằng 0
Lần 4:	Hạ 7 ; 7 chia 6 được 1 viết 1
	1 nhân 6 bằng 6
	7 trừ 6 bằng 1
Lần 5:	Hạ 2 ; 12 chia 6 được 2 viết 2
	2 nhân 6 bằng 12
	12 trừ 12 bằng 0
Hướng dẫn H thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.
GV nhận xét, kết luận: phép chia mà số dư bằng 0 gọi là phép chia hết.
Hoạt động 2: Trường hợp chia có dư.
MT: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia có dư.
PP: Giảng giải, thực hành.
GV giới thiêu phép chia có dư.
	230859 : 5 = ?
GV hướng dẫn H tiến hành tương tự trường hợp phép chia hết.
GV nhận xét: 4 gọi là số dư.
Hướng dẫn H thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
Hoạt động 3: Thực hành.
MT: Củng cố kĩ năng chia cho số có 1 chữ số.
PP: Thực hành.
Bài 1: Giới thiệu phép chia hết.
GV yêu cầu H đọc đề.
GV hướng dẫn H đặt tính và tính, không yêu cầu thử lại.
GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Giới thiệu các phép chia có dư
Gọi H đọc đề.
Hướng dẫn tương tự phép chia hết.
Hướng dẫn H thử lại.
GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Giải toán đố.
Gọi H đọc đề.
GV nhận xét.
Bài 4: Tìm thừa số chưa biết.
GV gọi H nhắc lại cách tìm 1 thừa số chưa biết.
GV nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động cá nhân.
H quan sát, đọc phép tính.
H thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
H làm:
	21412 ´ 6 = 128472
 Hoạt động cá nhân, lớp.
H đọc phép tính.
 làm vào bảng con.
 H thử lại:
	46171 ´ 5 + 4 = 230859
Hoạt động cá nhân.
H đọc đề.
H đặt tính và tính vào vở bài tập.
Tương tự thực hiện các bài tập còn lại.
H đọc đề và làm bài.
Chia số thóc trong kho cho 8
H đọc đề.
H làm vào vở.
Sửa bài.
Hoạt động 4: Củng cố. 
MT: Rèn tính chính xác, cẩn thận.
PP: Trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Chia lớp thành 2 nhóm.
GV cho bài toán:
	60620 : (2 + 3)
và cho 4 đáp án viết trên thẻ từ. Sau 3 phút nhóm nào chọn đúng kết quả của bài toán đính vào bài toán nhóm đó sẽ thắng.
5. Hoạt động nối tiếp : - Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Hướng dẫn về nhà làm bài 1, 2, 3/ 81
Chuẩn bị: Luyện tập
.Rút kinh nghiệm :----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Khoa học
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: 
H biết một số cách làm sạch nước.
Kỹ năng: 
Kể ra một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
Kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
Thái độ: 
Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ trong SGK trang 54, 55.
	 Phiếu học tập (đủ dùng cho H trong lớp).
	 Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản (nếu có điều kiện).
HS : SGK.
III. Các hoạt động :
Khởi động :
Bài cũ: Nước trong _ Nước đục.
Nhận xét, chấm điểm.
Giới thiệu bài :
 	 “Một số cách làm sạch nước”.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
10
14’
Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Trình bày.
MT: Kể ra một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
PP : Đàm thoại, giảng giải.
Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn đã sử dụng?
GV giảng: Thông thường có 3 cách làm sạch nước: 
a) Lọc nước
Bằng giấy lọc, bông  lót ở phễu.
Bằng sỏi, cát, than củi  đối với bể lọc.
· Tác dụng: Tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước.
b) Khử trùng nước
· Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước gia-ven. Tuy nhiên, chất này thường làm nước có mùi hắc.
c) Đun sôi
· Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khủ trùng cũng hết.
Kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
MT: Kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch.
PP: Luyện tập, giảng giải.
GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK trang 54 và trả lời vào phiếu học tập.
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
GV gọi một số H lên trình bày.
Câu 1:
a) Lá tạo nhớt hoặc phèn chua có tác dụng gì?
b) Than củi có tác dụng gì?
c) Cát, sỏi có tác dụng gì?
H trình bày tóm tắt các bước tiến hành lọc nước đơn giản.
Câu 2: 
H nào làm phiếu xong GV cho H bốc thăm số thứ tự ứng với nội dung cần điền. Sau đó H phát biểu- GV lật thẻ.
Lớp nhận xét
Sau khi chữa xong câu 2. GV yêu cầu H đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch và nhắc lại dây chuyền này theo đúng thứ tự.
Hoạt động 3: Thảo luận.
MT: Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
PP: Đàm thoại, giảng giải. 
Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao?
Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?
Kết luận:
	Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo 3 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại các chất không tan trong nước và khử trùng. Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ mới loại được các chất không tan trong nước, chưa loại được các vi khuẩn, chất sắt và chất độc khác. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
 Hoạt động lớp.
H phát biểu.
H dựa vào lời giảng của GV để trả lời.
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.
H quan sát hình vẽ và đọc thầm thông tin trong SGK trả lời.
H nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập.
Tạo keo cuốn theo các chất lơ lửng trong nước và lắng xuống đáy.
Hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước.
Có tác dụng lọc những chất không hoà tan lắng xuống đáy bể.
Quy trình lọc nước đơn giản:
a) Loại bỏ chất không tan lơ lửng trong nước bằng lá tạo nhớt hoặc phèn.
b) Khử mùi và màu bằng than củi.
c) Tiếp tục loại các chất không tan trong nước bằng cát, sỏi.
Hãy quan sát sơ đồ “Sản xuất nước sạch của nhà máy nước” và đọc thông tin trong mục “Bạn có biết” trang 55 để hoàn thành bảng sau:
H nêu dây chuyền sản xuất nước sạch
Hoạt động lớp.
Chưa _ Vì chưa diệt hết vi khuẩn và loại bỏ chất độc.
Phải đun sôi nước trước khi uống.
Hoạt động 4: Củng cố.
Nêu cách lọc nước?
Tại sao chúng ta cần đun sôi nước trước khi uống?
Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp:
 – Dặn dò :
Xem lại bài học.
Chuẩn bị: “ Tiết kiện nước”.
Rút kinh nghiệm :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan13.doc